Đoạn văn nghị luận về lòng đố kỵ của con người (Dàn ý + 15 mẫu) Đoạn văn ngắn về tính đố kỵ

Viết đoạn văn 200 chữ về lòng đố kỵ tổng hợp 15 mẫu khác nhau siêu hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó các em sẽ có thêm nhiều tư liệu học tập hay từ đó củng cố rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội tiến bộ hơn.

Viết đoạn văn 200 chữ về tác hại của tính đố kị cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu gồm cả bài làm ngắn gọn và đầy đủ để các em tham khảo. Đồng thời qua đó các em hiểu rõ tác hại của tính đố kị từ đó liên hệ bản thân. Ngoài ra để nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về tình phụ tử, đoạn văn nghị luận về cơ hội trong cuộc sống.

Viết đoạn văn 200 chữ về lòng đố kỵ

1. Dàn ý viết đoạn văn 200 chữ về lòng đố kỵ

I. Mở đoạn

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng đố kị.

II. Thân đoạn

1. Giải thích

  • Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ đối với những thành tựu của người khác.
  • Lòng đố kị thể hiện qua những hành động suy nghĩ tỏ ra khó chịu khi người khác hơn mình.

2. Bàn luận về lòng đố kị và tác hại của đố lòng kị

  • Lòng đố kị biểu hiện qua: cảm giác tức tối khi người khác hơn mình hay ganh ghét với những người giỏi hơn mình. Khi người có lòng đố kị họ có thể đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh của người khác.

3. Nguyên nhân dẫn đến lòng đố kị

  • Thiếu tự tin, mặc cảm hay do tự ti.
  • Lòng đố kị xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của mình và từ đó ghen tị với người khác.

4. Tác hại

  • Phá hoại các mối quan hệ của mình cũng như của người khác.
  • Cuộc sống không thoải mái luôn nghĩ cách hãm hại người khác và cũng làm hại cả bản thân.
  • Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái.

III. Kết đoạn

  • Khẳng định lại tác hại của đố kị và liên hệ bài học cho bản thân.

2. Viết đoạn văn về lòng đố kị (2 Mẫu)

Đoạn văn mẫu 1

Thói ghen ghét, lòng đố kỵ là một trong những thói hư tật xấu, làm hạ thấp giá trị của con người, làm cho mối quan hệ giữa ta với người khác không được tốt đẹp. Lòng ghen ghét, đố kị không nhưng làm cho bản thân khổ sở mà còn gây cho người khác nhiều khó khăn, trở ngại. Bởi thế, nhà văn Edmondo de Amicis đã từng nhắc nhở: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”. Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình. Phải biết rằng những thành công mà người khác có được đâu phải tự nhiên mà có. Nó được đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, công sức lao động khó nhọc mà ra. Nếu ta chăm chỉ làm lụng, chịu khó học hành, trau dồi tài năng trí tuệ của bản thân mình thì ắt hẳn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành tựu, có được những gì mình mong muốn. Thế nên, không nên đố kị, ghen tị người khác. Mỗi một người đều có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Có thể họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và ta cũng vậy. Đừng ghen tị so đo mà tự chuốc lấy phiền não, rồi tỏ ra cau có, bực dọc đối với người khác làm cho mối quan hệ giữa ta với họ trở nên không còn tốt đẹp như trước. Những người như thế thật đáng bị chê trách.

Đoạn văn mẫu 2

Đố kị là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu phẩm chất, năng lực tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu mà người khác có và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó. Nếu tôn vinh là một năng lực của trí tuệ thì đố kị lại là biểu hiện sinh động của bản năng. Thi đua và ganh đua, ranh giới thật mong manh. Nếu vì ngưỡng mộ và tôn vinh tài năng của người khác mà phấn đấu vươn lên thì đó là thi đua. Còn nếu vì đố kị, ganh ghét với thành tựu của người khác mà không ngừng khiêu khích, bôi nhọ, phỉ báng họ thì đó là hiếu thắng. Tâm lí đố kị xuất phát từ lòng ích kỉ, không muốn ai hơn mình. Đó chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng mà thôi. Dù xuất phát ở bất kì động cơ nào, đố kị luôn là một biểu hiện của cái xấu. Đó là cảm xúc tiêu cực, cần phải điều chỉnh nếu không có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Đố kị chính là nguyên nhân mạnh mẽ nhất gây ra khổ đau và bất hạnh. Chu Du chỉ vì đố kị với tài trí của Gia Cát Lượng mà tỏ ra ganh ghét, hiếu thắng, không chấp nhận thực tế người khác hơn mình, bản thân chưa thất bại nhưng không mong muốn Gia Cát lượng thành công. Chính điều đó mà khiến cho tâm lực của Chu Du bị tổn thương nặng nề, cuối cùng thổ huyết mà chết. Tính đố kị của Chu Du là bài học sâu sắc, nhắc nhở chúng ta đừng sinh lòng đố kị, đừng trở nên hiếu thắng mà hãy nỗ lực phấn đấu rèn luyện mình, cạnh tranh công bằng, vượt lên người khác bằng tài năng, ý chí và nghị lực của chính mình, bằng sự thi đua chứ không phải là lòng đố kị thấp kém.

3. Viết đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về lòng đố kỵ (4 Mẫu)

Đoạn văn mẫu 1

Con người muốn trở nên tốt hơn thì cần rèn luyện cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp cũng như bài trừ những tính xấu ra khỏi cuộc sống của mình. Một trong những tính xấu cần bài trừ đó là lòng đố kị. Đố kị là việc mỗi người không bằng lòng với những gì bản thân mình đang có, nhòm ngó, có thái độ ghen ghét, muốn chiếm đoạt những thứ tốt đẹp hơn của người khác; không can tâm chấp nhận bản thân mình thua kém người khác. Lòng đố kị là một tính xấu mà chúng ta cần phải bài trừ để xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Người có lòng đố kị luôn mang tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua kém người khác, thậm chí hơn người. Đố kị là động cơ kích thích ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Lòng đố kị lâu dần sẽ khiến con người ta trở nên mù quáng, bất chấp những việc làm, hành động xấu xa để thỏa mãn những tham vọng của mình. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng chân thành, yêu thương rộng mở; biết chấp nhận cuộc sống bản thân và hoàn thiện nó; không tranh đua, ghen ghét, nhòm ngó cuộc sống của người khác,… Những người này sẽ luôn thấy được vẻ đẹp của cuộc đời, ý nghĩa của cuộc sống và là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Là người học sinh, chúng ta cần nhận thức được tác hại của lòng đố kị và rèn luyện cho bản thân một lối sống lành mạnh. Mỗi người hãy sống chan hòa, yêu thương bản thân cũng như yêu thương những người xung quanh mình để thấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Đố kị là một tính xấu làm cho con người trở nên tính toán hơn, ghen ghét hơn, chúng ta không nên học theo tính cách này và cần bài trừ chúng ra khỏi xã hội để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đoạn văn mẫu 2

Mỗi người chúng ta không chỉ được tạo nên từ những phần tươi đẹp, mà còn có những góc tối u ám mà chúng ta luôn phải cố gắng khắc phục. Đối với chúng ta, sự đố kỵ là một điều không mong muốn nhưng lại luôn hiện diện mạnh mẽ. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi đến thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Mặc dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước, lời nhắn gửi của ông vẫn còn giá trị ngày nay. Sự đố kỵ là một thói quen xấu phổ biến trong xã hội, nó là cảm giác ghen tị, hận thù và uất ức trước sự thành công, uy tín hoặc quyền lực của người khác. Để tránh sự đố kỵ, chúng ta cần chung tay loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ những lúc chúng ta thấy xấu hổ vì không thành công hoặc không đạt được những điều mà người khác đã đạt được. Nó cũng xuất hiện khi chúng ta muốn sở hữu thành công, danh tiếng hoặc quyền lực nhưng không cố gắng, không học hỏi. Có rất nhiều câu chuyện về sự đố kỵ, như trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai chị em gái đã ghen tị, đố kỵ em gái của mình vì em đã lấy được Sọ Dừa, kết quả là họ đã chịu những hậu quả nghiêm trọng. Sự đố kỵ cũng có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau, như làm kìm hãm tài năng và phát triển của xã hội. Vì vậy, trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân, chúng ta cần phải dũng cảm và kiên quyết loại bỏ thói quen đố kỵ, để không để cho nó luôn đến và xâm nhập vào tâm trí của chúng ta.

Đoạn văn mẫu 3

Ngược lại với tôn vinh là sự đố kị, ganh ghét. Nguyên nhân của thói đố kị chính là do không chấp nhận thực tế người khác hơn mình; không muốn nhìn thấy người khác thành công. Đó rõ ràng là biểu hiện cao nhất thói ích kỉ của con người. Sống mang lòng đố kị làm cho kẻ đố kị không có phút giây thanh thản, trong lòng luôn dằn vặt, đau khổ, căm tức một cách không chính đáng. Điều đó có thể dẫn họ đến mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Tâm lí đố kị xét cho cùng chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng bởi vì người đố kị và người hiếu thắng giống nhau ở chỗ đều muốn chứng tỏ mình không thua kém người khác, thậm chí hơn người. Lòng hiếu thắng và thói đố kị luôn thôi thúc người phải vượt qua người khác không phải bằng chính năng lực của mình mà bằng mưu chước. Đó chẳng qua chỉ là sự khôn lỏi nhất thời, là sự xảo trá chứ không phải trí tuệ chân chính. Người có thói đố kị luôn muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa mãn sự ích kỉ, tham vọng của bản thân nên mang tính chất tiêu cực. Những người như thế thượng bị người đời khinh ghét và xa lánh. Thế nên, đừng vì đố kị, ganh ghét mà mang thù hận vô cớ ở trong lòng. Hãy biết trân trọng và tôn vinh điều người khác hơn mình và lấy đó làm động lực để không ngừng nỗ lực vươn lên cho đến khi đạt được như thế.

Đoạn văn mẫu 4

Xã hội ngày càng phát triển, dường như cách sống thiêng về bản thân đang chiếm khá đông trong xã hội ngày nay. Vì chăm vén cho cuộc sống của bản thân mà có những người sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác. Họ có lối sống ích kỷ, ganh ghét đố kỵ với những người xung quanh. Đố kỵ là lối sống chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn, mà thờ ơ, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc của người khác để đạt được mục đích của mình. Đố kỵ là luôn soi mói, bực tức ganh ghét với những gì mà người khác đạt được. Đây là thói rất xấu làm ảnh hưởng đến nhân cách con người cũng như sự phát triển của xã hội. Vậy mà hiện nay, trong xã hội, dường như tồn tại khá nhiều những người có suy nghĩ lệch lạc như vậy. Họ ích kỷ và ganh ghét với ngay cả chính những người bạn bè thân thiết nhất của mình. Họ không muốn có người hơn mình, xuất sắc hơn mình nên luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người hơn mình hay thậm chí không bằng mình. Những con người như vậy có đáng bị phê phán. Chính lối sống không đúng đắn của một bộ phận con người nên công việc mới không hiệu quả, xã hội mới không phát triển được. Thậm chí còn gây ra sự mất đoàn kết, hại nước. Những người này như những con sâu cần diệt trừ ngay để không ảnh hưởng đến lá xanh. Tóm lại, lối sống đố kỵ của một số người thật đáng lên án và chúng ta phải ra sức để khắc phục lối sống trên.

4. Viết đoạn văn 200 chữ làm thế nào để từ bỏ thói đố kị (3 Mẫu)

Đoạn văn mẫu 1

Trong mỗi người, không phải lúc nào ta cũng có được sự tốt đẹp, thiện lương. Và đố kỵ có thể coi chính là một thói xấu trong mỗi chúng ta. Việc phải dứt khoát từ bỏ thói đố kỵ là vô cùng cần thiết. Đố kỵ là khi lòng ta sinh ra một sự ghen ghét trước thành công của một ai đó. Thật sự, đố kị luôn ở trong mỗi con người, nó đơn giản chỉ là vì thấy người khác hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn ,học giỏi hơn, xinh hơn mà lòng ta thấy bất công, thấy tủi hờn. Phải từ bỏ đố kỵ chính vì bởi nó đang làm hạn hẹp tâm hồn ta. Khi ta chìm mình trong màn đêm đố kỵ, ta chỉ là đứa trẻ mịt mù mà không thể nào lớn lên. Đố kị còn khiến giá trị bản thân con người bị hạ thấp đi. Và dẫu cho chỉ chính ta biết điều đó nhưng mầm mống xấu xa ấy ở trong tâm trí ta và khiến ta không thể sống tốt đẹp. Thêm vào đó, chính sự đố kị còn làm mối quan hệ tình cảm của ta và mọi người xung quanh ta bị đặt trong những nghi ngờ. Với sự đố kị, ta chợt nhận ra, thì ra mình không hề yêu quý, mình không đủ bao dung. Đố kị với sự tiêu cực nó mang lại làm hạt giống của đủ sự xấu xa bị lây lan trong con người. Con người khi đố kỵ, dần dần họ sẽ trở nên ích kỷ, xấu xa và là kẻ cô độc giữa dòng đời vội vã. Dẫu ta biết rằng đố kỵ có thể kích thích ta tốt lên, nhưng có lẽ, đố kỵ khiến con người ta xấu hơn nhiều so với những gì nó giúp ta. Đưa con người ra khỏi những đố kỵ muôn vàn khó khăn nhưng không phải là không thể nếu ta thật sự đủ tin tưởng, đủ bao dung và nhận ra rằng cuộc đời có những điều đẹp đẽ và ý nghĩa hơn thế!

Đoạn văn mẫu 2

Cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào ta cũng có được sự tốt đẹp, thiện lương. Và đố kị có thể coi chính là một thói xấu trong mỗi chúng ta. Việc phải dứt khoát từ bỏ thói đố kị là vô cùng cần thiết. Đố kị là khi lòng ta sinh ra một sự ghen ghét trước thành công của một ai đó. Thật sự, đố kị luôn ở trong mỗi con người, nó đơn giản chỉ là vì thấy người khác hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn ,học giỏi hơn, xinh hơn mà lòng ta thấy bất công, thấy tủi hờn. Phải từ bỏ đố kị chính vì bởi nó đang làm hạn hẹp tâm hồn ta. Khi ta chìm mình trong màn đêm đố kị, ta chỉ là đứa trẻ mịt mù mà không thể nào lớn lên. Đố kị còn khiến giá trị bản thân con người bị hạ thấp đi. Và dẫu cho chỉ chính ta biết điều đó nhưng mầm mống xấu xa ấy ở trong tâm trí ta và khiến ta không thể sống tốt đẹp. Thêm vào đó, chính sự đố kị còn làm mối quan hệ tình cảm của ta và mọi người xung quanh ta bị đặt trong những nghi ngờ. Với sự đố kị, ta chợt nhận ra, thì ra mình không hề yêu quý, mình không đủ bao dung. Đố kị với sự tiêu cực nó mang lại làm hạt giống của đủ sự xấu xa bị lây lan trong con người. Con người khi đố kị, dần dần họ sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa và là kẻ cô độc giữa dòng đời vội vã. Dẫu ta biết rằng đố kị có thể kích thích ta tốt lên, nhưng có lẽ, đố kị khiến con người ta xấu hơn nhiều so với những gì nó giúp ta. Đưa con người ra khỏi những đố kị muôn vàn khó khăn nhưng không phải là không thể nếu ta thật sự đủ tin tưởng, đủ bao dung và nhận ra rằng cuộc đời có những điều đẹp đẽ và ý nghĩa hơn thế!

Đoạn văn mẫu 3

Tính đố kí là một tính cách mà chúng ta không nên có,không nên tồn tại vì nó thể hiện tính thù ghét ai đó hơn mình trong khi mình không làm được hơn họ. Từ đó nảy sinh ra thái độ đố kị, khó chịu, ganh ghét khi thấy người khác vượt mặt mình. Khi đi học ghen ghét với người học giỏi hơn mình, tại cơ quan đố kị những người giỏi chuyên môn, được tín nhiệm đạt nhiều danh hiệu cao quý hơn cả mình. Ví dụ trong học tập, nếu chúng ta chỉ biết ghét những người học giỏi hơn mình mà không chịu cố gắng vươn lên thì có dù đố kị đến mấy cũng không thể giúp họ tăng thêm kiến thức phần nào mà chỉ thêm cho họ những thói hư tật xấu, soi mói người khác. Hoặc là nếu chúng ta đố kị với người ngoài xã hội hay là người mà họ không quen biết thì điều đầu tiên họ sẽ làm với người đó là chê bai, vâng tất nhiên là điều đó rồi, thử nghĩ xem bao nhiêu cố gắng mà mình đạt được đến ngày hôm nay mà lại còn có người chê bai, đố kị mình, không chừng họ sẽ còn gọi người đánh cho họ biết tay, vì đó là người ngoài mà, ngay cả người thân cũng không thể bệnh gì được họ hết. Cho nên chúng ta cần lược bỏ thói đố kị để có thêm một cuộc sống tốt hơn bao giờ hết.

5. Viết đoạn văn 200 chữ về lòng đố kỵ (3 Mẫu)

Đoạn văn mẫu 1

Đố kị là một tính xấu mà chúng ta nên tránh xa. Đố kị là gì? Là sự ghen ghét, khó chịu thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ khi thấy người khác có hoặc làm được. Sự đố kị luôn có trong mỗi con người chúng ta, một khi nó bộc phát sẽ khiến con người có những suy nghĩ, việc làm tiêu cực. Có thể nói ''đố kị là bản năng, loại bỏ đố kị mới là bản lĩnh'' là như vậy. Đố kị có những tác hại vô cùng lớn với xã hội. Trong môi trường học tập, đố kị ở học sinh là điều không hề hiếm thấy, nó sẽ dẫn đến những xung đột, tranh cãi không đáng có. Ở lứa tuổi học sinh, khi nhận thức còn nhỏ, nên phải loại bỏ sự đố kị, đó chắc hẳn là lí do khiến tổng thống Lincoln muốn nhà trường dạy cho con mình. Hay như trong chuyện cổ tích Thạch Sanh, vì muốn được nhận thưởng, được lấy công chúa... mà hết lần này đến lần khác Lý Thông bày mưu để lừa gạt Thạch Sanh để rồi cuối cùng lại nhận đắng cay. Trong công việc, khi nhìn thấy đồng nghiệp đạt thành tích, được mọi người yêu mến, chắc hẳn ai cũng có sự ghen tị, nhưng nếu là người tích cực, họ sẽ tìm cách cố gắng, chúc mừng, còn nếu là người tiêu cực, họ sẽ dùng thủ đoạn để chiếm được thành công, hãm hại người khác. Đối với bản thân chúng ta, khi đố kị với người khác, chỉ khiến ta thêm phần suy nghĩ tiêu cực và bị người khác ghét bỏ, bản thân em luôn dặn mình phải cố gắng, dù nhỏ nhưng không bao giờ được đố kị với người khác. Đố kị sẽ khiến cho ta mù quáng, suy nghĩ không tốt để rồi hành động, buông lời không tốt làm tổn thương người khác. Chúng ta hãy lên tiếng tố cáo, ngăn chặn sự đố kị, ngưỡng mộ, học tập theo những người giỏi hơn để lấy đó làm mục tiêu cố gắng cho bản thân.

Đoạn văn mẫu 2

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu? Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Đoạn văn mẫu 3

Lòng đố kỵ như ngọn sóng âm ỉ trong lòng, nếu không chế ngự kịp thời sẽ bùng phát thành con sóng lớn, gây tác hại khó lường. Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có một dinh thự lộng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng…Không chịu được sự "bất công" đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai! Chính lòng đố kỵ đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại. Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, biết dẫu đằng sau lời khen, cái bắt tay chúc mừng chiến thắng chính là những ánh mắt ghen ghét, bực tức. Sự đố kỵ tạo nên cảm giác bực bội, khó chịu khi người khác giỏi hơn, đẹp hơn, hạnh phúc hơn mình… nó có thể xảy ra với tất cả mọi người.

Xem thêm: Nghị luận xã hội về tính đố kỵ

6. Viết đoạn văn 200 chữ về tác hại của tính đố kị (3 Mẫu)

Đoạn văn mẫu 1

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi người có một khả năng, một sự hiểu biết và một hướng đi cho cuộc đời mình. Mỗi khả năng ấy sẽ mang đến thành công cho cuộc đời bạn nhưng nếu bạn không biết vận dụng khả năng của mình bạn có thể thất bại. Khi thất bại có nghĩa là bạn sẽ kém hơn người khác và khi ấy rất có thể tính đố kỵ sẽ xuất hiện. Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác thành công hơn mình. Tính đố kỵ có nhiều biểu hiện khác nhau như là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. Có thể nói tính đố kỵ xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng khi thể hiện ở bên ngoài lại luôn tự cao tự đại cho rằng mình chỉ là không may mắn mà thôi. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với thành công của người khác. Khi mang trong mình tính đố kị người ấy sẽ luôn cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt và có khi còn cảm thấy đau, không được thanh thản. Người có tính đố kỵ sẽ ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái, không vô tư thanh thân được. Bên cạnh đó đố kỵ còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực của bản thân mình và của người khác. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết nhận thức lòng đố kỵ là một tính xấu cần loại bỏ nó ra trong cuộc sống. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui và san sẻ với thành công của người khác - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy tự xác định cho mình một hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời để từ đó phát huy hết khả năng, sở trường của mình giúp cho việc học tập và thi cử trở nên thuận lợi hơn và thành công hơn về sau này.

Xem thêm: 96 Đoạn văn nghị luận 200 chữ

Đoạn văn mẫu 2

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người - luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta... cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục - hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu? Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng... nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa - khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Đoạn văn mẫu 3

Con người bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì cũng có những điểm hạn chế cần cải thiện khắc phục. Một trong những điều đó chính là thói đố kị. Đố kị là sự ghen ghét, so đo với những gì người khác có. Người đố kị thường rất tính toán thiệt hơn luôn không bằng lòng với những gì mình đang có và cảm thấy khó chịu khi người khác hơn mình. Có thể nói người có tính đố kị là thường xuyên ghen ăn tức ở với những người xung quanh. Chẳng hạn khi ta thấy bạn ta học giỏi hơn ta, thi được giải cao hơn ta thì ta cảm thấy ghét bỏ, không công nhận năng lực của bạn, cho rằng bạn không xứng đáng, ganh ghét với những gì bạn nhận được. Trong công việc, khi bình bầu nhân viên xuất sắc, các cá nhân nhất trí, đồng lòng bình bầu một thành viên duy có một người vì đố kị, so đo với họ mà tìm cách vùi dập, nói xấu tìm ra yếu điểm của người kia. Rồi chẳng hạn thấy nhà bên cạnh cho con đi học thêm lớp này lớp khác, gia đình này cũng về cho con mình đi học để chứng tỏ với người ta con tôi cũng học nhiều học giỏi, thấy gia đình bên cạnh đi du lịch đây đó cũng về cố gắng sắp xếp đi du lịch để sang khoe khoang. Đố kị là một đức tính không tốt đẹp của con người, người có thói đố kị sẽ khó có thể thành công, luôn luôn tìm cách bôi nhọ nói xấu người khác, thấy người khác làm gì cũng không vừa ý. Thói đố kị sẽ khiến cho những đức tính tốt đẹp của con người bị lu mờ, đạo đức và nhân phẩm của con người trở nên xấu xí, đáng chê trách. Vì con người có thói đố kị nên đã kìm hãm sự phát triển của người khác, ảnh hưởng đến sự phát triển chung bởi lẽ khi ta luôn soi mói, để ý tìm tòi những ưu điểm của người kia, những thành tích người khác đạt được thì ta sẽ không thể tập trung làm việc gì. Chưa kể, những người đố kị thường nảy sinh những hành động xấu như bôi nhọ, tìm cách dìm dập, hạ bệ đối phương, điều đó khiến cho con người và tập thể rơi vào một vòng tranh đấu mà không thể tập trung phát triển. Những người đố kị thường bị thành tích và lợi ích làm mờ mắt dẫn đến những hành động không sáng suốt, không thể nhìn xa trông rộng mà chỉ quanh co trong một lối mòn.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨