Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại là một chủ đề rất hay để viết văn nghị luận xã hội 200 chữ.
Viết đoạn văn về cách giữ gìn văn hóa gia đình mang đến đoạn văn nghị luận 200 chữ siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 12 có nhiều ý mới, ý hay, ý đẹp khi làm văn. Đồng thời giúp cho các bạn có thêm vốn từ phong phú khi diễn đạt. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đoạn văn viết về việc cần làm để tỏa sáng trong vở diễn đời mình của thanh niên, đoạn văn viết về cách vượt qua áp lực trong cuộc sống và rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.
Viết đoạn văn về cách giữ gìn văn hóa gia đình hay nhất
Gợi ý viết về cách giữ gìn văn hóa gia đình
1. Giới thiệu vấn đề
2. Giải thích
- Văn hóa gia đình: Được hiểu là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một gia đình, được gia đình đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. Nó có thể là nếp sống, nếp sinh hoạt, cách cư xử, nói năng,…
- Giữ gìn văn hóa của gia đình là một vấn đề đáng được quan tâm hiện nay.
3. Bàn luận
- Thực trạng vấn đề giữ gìn văn hóa gia đình hiện nay:
- Phần lớn các gia đình Việt vẫn giữ được truyền thống, văn hóa gia đình trong cách cư xử giữa người trong gia đình với nhau và với người ngoài gia đình.
- Ở một số gia đình do chịu tác động từ sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, công nghệ thông tin, cuộc sống bận rộn mà văn hóa gia đình đang đứng trên bờ vực bị bỏ quên khi con cái với cha mẹ có khoảng cách rất lớn, lời ăn tiếng nói, cách nghĩ, cách sống thiên về đời sống thực dụng nhiều hơn.
- Ý nghĩa của việc giữ gìn văn hóa gia đình:
- Tạo cho con người một nhân cách tốt đẹp, cách nghĩ, cách sống phù hợp, đúng đắn.
- Tạo cho con người nề nếp góp phần vào một xã hội văn minh.
- Cách giữ gìn văn hóa gia đình:
- Ngay từ nhỏ đã dạy trẻ những lời ăn tiếng nói, cách cư xử với người lớn tuổi không chỉ trong gia đình mà còn đối với những người ngoài gia đình.
- Bản thân mỗi cha mẹ cần phải sống thật gương mẫu để con cái lấy đó àm tấm gương noi theo.
- Thường xuyên quan tâm, rút gần lại khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình.
- Chỉ ra những lỗi sai, không bao biện, che dấu những sai lầm.
4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
- Tất cả các thành viên phải cùng nhau giữ gìn văn hóa nhưng không theo cách bắt ép, bạo lực.
- Giữ gìn văn hóa gia đình mình nhưng không được ngừng quá trình học hỏi tiếp thu, hội nhập với những nền văn hóa tiếng bộ khác.
Viết đoạn văn về cách giữ gìn văn hóa gia đình hay nhất
Gia đình là tổ chức căn bản nhất của xã hội. Người Việt Nam rất chú trọng đến việc xây dựng và phát huy truyền thống văn hóa gia đình. Ý thức ấy vừa tạo nên sức mạnh cộng đồng to lớn vừa gìn giữ được những truyền thống quý báu của mỗi gia đình, góp phần vào phát triển nền văn hóa chung của dân tộc. Ý thức xây dựng gia đình văn hóa là một trong những phong trào đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân đối với đất nước. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Văn hóa gia đình vững mạnh sẽ là cơ sở sản sinh ra những con người có nhân cách tốt đẹp, là lực lượng lao động giúp xã hội phát triển Gia đình là môi trường trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách góp phần chăm lo xây dựng con người. Chính gia đình là nơi hình thành cho con người lòng yêu nước, ý thức làm chủ đất nước. Gia đình bồi dưỡng và nâng cao trách nhiệm của con người. Từ nền văn hóa gia đình, con người bước vào cuộc sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Xây dựng môi trường sống có văn hóa, an toàn và tiến bộ là mục tiêu của toàn xã hội. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo cho tương lai. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình. Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
- Lượt tải: 02
- Lượt xem: 122
- Dung lượng: 113,2 KB
Link Download chính thức:
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn suy nghĩ về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại Download XemCác phiên bản khác và liên quan:
