Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về sống với đam mê (2 Dàn ý + 16 mẫu) Nghị luận về đam mê
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về đam mê trong cuộc sống tổng hợp 16 mẫu khác nhau cực hay kèm theo 2 gợi ý cách viết chi tiết. Qua bài văn mẫu này các em có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo, biết cách lựa chọn ngôn từ để hoàn thiện bài văn của riêng mình.
TOP 16 bài nghị luận về đam mê trong cuộc sống không chỉ giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để viết văn mà còn hiểu rõ được vai trò ý nghĩa của niềm đam mê đối với mỗi người. Từ đó biết cách liên hệ bản thân mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: nghị luận về sự đồng cảm và sẻ chia trong xã hội, nghị luận về vai trò của gia đình, nghị luận xã hội về thái độ sống tích cực.
Nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống hay nhất
- Dàn ý nghị luận về sống với đam mê
- Nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống - Mẫu 1
- Nghị luận về niềm đam mê ngắn gọn - Mẫu 2
- Viết bài văn nghị luận về niềm đam mê - Mẫu 3
- Nghị luận về đam mê - Mẫu 4
- Nghị luận xã hội về đam mê - Mẫu 5
- Bài luận về đam mê của bản thân - Mẫu 6
- Nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống - Mẫu 7
- Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 8
- Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 9
- Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 10
- Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 11
- Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 12
- Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 13
Dàn ý nghị luận về sống với đam mê
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về việc về đam mê
II. Thân bài:
- Giải thích
Đam mê là sự yêu thích, hăng say theo đuổi 1 sở thích nào đó.
- Phản bội: phụ lại niềm tin, tấm lòng của ta, khiến ta đau khổ, muộn phiền mang lại những hậu quả xấu
- Câu nói: đam mê hỏi sẽ không bao giờ mang lại những hậu quả xấu
- Lập luận, chứng minh: khẳng định niềm đam mê là, chính đáng, bổ ích luôn được tôn trọng, đề cao. Đam mê học hỏi sẽ khiến chúng ta học tập trong trạng thái vui vẻ phấn khích, từ đó học tập có hiệu quả hơn. là động lực để ta học ở mọi lúc mọi nơi tiếp xúc với mọi nguồn kiến thức, từ đó mở rộng vốn hiểu biết của mình. Quá trình học luôn là quá trình lâu dài, vất vả nhưng đối với người có niềm đam mê mãnh liệt thì học sẽ dễ dàng vượt qua, xem khó khăn là cơ hội
- Phản đề: có nhiều người học trong trạng thái ép buộc, dễ cảm thấy nhàm chán, bực tức, dẫn đến mệt mỏi, hiệu quả không cao => cần tìm nguồn vui khi học, tìm ra cách học thấy hứng thú
- Đối với người đã thích học thì cần học hỏi có chọn lọc, nếu không sẽ mang đến tác hại khôn lường, vì sách vở kiến thức lúc nào cũng có chỗ tốt và xấu
- Liên hệ bản thân
III. Kết bài:
- Khái quát chung
Nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống - Mẫu 1
“Hãy cứ đam mê, hãy cứ dại khờ” là một lời kêu gọi không còn quá xa lạ với giới trẻ ngày nay. Sự cổ vũ lớn lao của xã hội đối với việc theo đuổi đam mê đã giúp người trẻ có được động lực không nhỏ trên hành trình phá bỏ những rào cản để khẳng định mình, hiện thực hóa ước mơ. Nhưng liệu có giới hạn nào cho sự “dại khờ” khi theo đuổi đam mê hay không? Nói cách khác: liệu những đam mê chính đáng có thể được xem là lí do để biện minh cho sai lầm?
Trước hết đam mê chính đáng là niềm yêu thích mãnh liệt đối với một lĩnh vực hay một công việc đúng đắn nào đó. Khác với sở thích, đam mê có sức mạnh trở thành lẽ sống, thôi thúc con người ta dùng toàn tâm toàn sức để theo đuổi. Và bởi đam mê thường đi liền với sự quyết tâm, kiên định, say mê, đôi khi là sự đánh đổi trước hoàn cảnh nên nó dễ trở thành lí do để biện minh cho những sai lầm - từ nhỏ nhặt cho đến nghiêm trọng. Trong tâm lí học xã hội, có một xu hướng nhận thức được gọi là hiệu ứng sai lầm. Đó là khi một người có năng lực cao mà mắc sai lầm thì được xem là dễ gần hơn, lỗi lầm của họ rất dễ được tha thứ. Do nhiều người có suy nghĩ theo thiên hướng “bù trừ”, không ai trên đời là hoàn hảo nên một khi ai đó giỏi giang ở một lĩnh vực nhất định thì khi họ thiếu sót, sai lầm ở một vài việc nào đó cũng là điều dễ hiểu, có thể chấp nhận được. Trong khi, sự ưu tú và giỏi giang của một người thường là thành quả khi họ theo đuổi thành công đam mê của mình. Phải chăng vì vậy mà việc theo đuổi đam mê dễ trở thành công cụ để khỏa lấp cho những thiếu sót hay sự chưa hoàn thiện ở mỗi người.
Tuy nhiên, đam mê chính đáng không thể được xem là lí do biện minh cho sai lầm. Bởi dù cho đam mê là chính đáng thì cũng luôn có những quy tắc, khuôn khổ nhất định cần tuân theo. Trong lĩnh vực nghệ thuật, một người nghệ sĩ có thể đam mê sáng tạo nên những thể loại mới mẻ, những tác phẩm độc đáo nhưng người nghệ sĩ ấy không thể lợi dụng lí do đó mà được phép xuyên tạc lịch sử hay sử dụng ngôn ngữ độc hại trong tác phẩm của mình. Trong môi trường giáo dục, một học sinh xuất sắc một môn học nào đó không có nghĩa học sinh ấy được phép vô lễ với thầy cô hay thiếu tôn trọng bạn bè. “Thiên vị” đam mê, vì đam mê mà sẵn sàng phá vỡ quy tắc thậm chí là những quy tắc cơ bản, thiết yếu, sẵn sàng phạm sai lầm thì xã hội không thể phát triển bền vững, cán cân công bằng của pháp luật sẽ dần bị lung lay. Điều quan trọng ở đây là ta cần có quan niệm rõ ràng về sai lầm khi theo đuổi đam mê. Thước đo để đánh giá một việc làm là đúng hay sai chính là khả năng chịu trách nhiệm của người thực hiện. Nếu ta gây ra những lỗi lầm nằm ngoài khả năng chịu trách nhiệm của bản thân và dùng đam mê như một lời biện minh tối thượng thì chẳng mấy chốc mọi nguyên tắc vận hành cuộc sống sẽ đều bị coi thường. Đam mê không phải “thiên thần tha thứ” để ta “triệu hồi” mỗi khi làm sai. Thật bất công cho những gì gọi là đam mê nếu nó luôn trở thành cái động không đáy chứa chấp những lỗi lầm.
Nếu ta dễ dàng dùng đam mê để biện minh cho sai lầm thì dần dần đam mê sẽ trở thành “méo mó”, “biến dạng”, mất đi ý nghĩa cao đẹp ban đầu. Đam mê là để mỗi chúng ta có mục tiêu mà nỗ lực, phấn đấu, trở thành phiên bản ưu tú hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng nếu dùng đam mê để châm ngòi cho sự thiếu kỉ luật, tính ỷ lại thì dẫu cho bạn có theo đuổi thành công đam mê của mình, con người bạn, nhân cách của bạn cũng đã ít nhiều hoen ố, niềm tự hào khi thành công chắc chắn cũng không còn. Hơn nữa, con người là tổng hòa của các mối quan hệ, của không ít những trách nhiệm đối với gia đình, xã hội trong khi theo đuổi đam mê phần nhiều là việc ta chịu trách nhiệm với niềm yêu thích của chính bản thân. Trách nhiệm với cộng đồng, sự cống hiến cho tập thể sẽ bị đặt để ở đâu khi bạn sẵn sàng vi phạm quy tắc vì đã có đam mê làm lí do biện minh. Nếu cứ như vậy thì đam mê của bạn chỉ là một cách gọi khác của gánh nặng mà gia đình và xã hội phải gánh chịu. Thật nguy hiểm khi đánh đồng đam mê với sự táo bạo vô trách nhiệm. Mà tư tưởng đó chính là một trong những hệ quả của lối suy nghĩ dùng đam mê để bào chữa cho sai lầm.
Không chỉ vậy, nếu mỗi sai lầm đều có lí do biện minh đến từ đam mê thì ranh giới giữa đúng và sai, giữa chính đáng và mù quáng sẽ dần mờ nhạt, nghiêm trọng hơn là thước đo về nhân cách, phẩm chất của con người cũng dần bị thay đổi theo hướng tiêu cực. Thật đáng sợ khi thế giới trở nên vô pháp, cán cân công lí nghiêng hoàn toàn về cảm tính trong khi lí tính bị xem nhẹ, coi thường. Đam mê là đứa con tinh thần. Nếu ta “chiều chuộng” nó quá mức, coi đứa con ấy là liều thuốc bào chữa tất cả những thiếu sót trong lí trí thì sẽ đến lúc ta trở nên tồi tệ, thiếu trung thực, tự kiêu tự đắc, tự dễ dãi với chính mình. Nếu tuyệt đối hóa tầm quan trọng của đam mê thì tiêu chuẩn cho mọi khía cạnh khác đều hạ bị hạ xuống. Quy luật không ai hoàn hảo trên đời chỉ nên là động lực để mỗi chúng ta cố gắng nhiều hơn, “khó tính” hơn trước những kết quả mình đạt được chứ không nên trở thành chỗ ỷ lại cho tâm lí dễ dãi trước những điều chưa tốt của bản thân và của người khác.
Phản đối việc lấy đam mê làm lí do biện minh cho sai lầm không có nghĩa tôi ủng hộ thái độ sống dụt dè, sợ sai. Cần phân biệt rõ giữa sai lầm và trải nghiệm. Làm sai mà rũ bỏ trách nhiệm khác với làm sai mà không ngừng rút kinh nghiệm, học hỏi từ chính sai lầm của mình. Mỗi chúng ta đều có quyền theo đuổi đam mê chính đáng, lấy đam mê làm kim chỉ nam vững vàng để đưa ra những quyết định đôi khi mạo hiểm và liều lĩnh. Cảm giác khi đạt được thành tựu trên hành trình theo đuổi đam mê quả thực rất mãn nguyện, sung sướng mà nếu không có những trải nghiệm, vấp ngã thì ta sẽ khó lòng được tận hưởng. Bên cạnh đó, không dùng đam mê làm cái cớ cho sai lầm không đồng nghĩa với tư tưởng sống khuôn cứng, tự giới hạn bản thân trong những quy định, thành kiến ngột ngạt. Ta không nên đổ lỗi cho đam mê mỗi khi mình làm sai nhưng cũng không nên biến bản thân thành một “người trong bao” sống sợ sệt, chết vô nghĩa.
Không thể phủ nhận, có vấp ngã mới có trưởng thành, có lầm lỡ rồi mới rạn dày vốn sống, đam mê chỉ thành hình khi con người ta đã phải đánh đổi ít nhiều. Nhưng luôn cần có một giới hạn nhất định để trong khuôn khổ đó, con người có thể tự do theo đuổi đam mê và đủ khả năng chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình. Thiết nghĩ, giới hạn ấy bên cạnh dựa trên quy định của pháp luật thì phần lớn thuộc về nhân cách, đạo đức con người. Một người có đạo đức và nhân cách tốt sẽ có ước mơ chân chính, có đam mê chính đáng và hành trình của họ là hành trình truyền cảm hứng về sự tử tế, theo đuổi khát vọng cá nhân đi liền với việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Nhìn vào hành trình theo đuổi âm nhạc của rapper Đen Vâu, ta sẽ thấu hiểu hơn điều này. Anh từng xin nghỉ việc không lương để mở quán cà phê với mục đích gặp gỡ, giao lưu với những người cùng sở thích rap. Hành động mạo hiểm để theo đuổi đam mê như thế ban đầu là một sai lầm khi anh kinh doanh bị thua lỗ. Tuy nhiên cuộc sống của Đen lúc bấy giờ không trở thành gánh nặng của gia đình hay xã hội bởi anh đã chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình, anh chọn xin đi làm lại để có tiền trang trải chi phí hàng quán và vẫn quyết tâm đi theo con đường âm nhạc. Để rồi những sáng tác của Đen dần trở nên nổi tiếng với chất nhạc riêng, chân thực, gần gũi, giàu chiêm nghiệm và sự tử tế. Bên cạnh đó, trên hành trình theo đuổi đam mê âm nhạc, nam rapper đã dùng tài năng và sức ảnh hưởng của mình để lan tỏa quan niệm sống chân thành, tử tế. “Nấu ăn cho em” là một sản phẩm âm nhạc rất nổi tiếng của Đen Vâu. Ý nghĩa của ca khúc, nội dung của MV đã truyền đi thông điệp về tình yêu thương, sự san sẻ với những em nhỏ vùng cao, nhân rộng hơn mô hình “Nuôi em” giúp nhiều em nhỏ có được nguồn trợ giúp chân thành, ý nghĩa. Có thể thấy, câu chuyện của Đen Vâu là một minh chứng xác đáng cho việc hết mình theo đuổi đam mê nhưng không lấy đó làm lí do để vô trách nhiệm với những quyết định mạo hiểm hay thờ ơ trước bao trách nhiệm xã hội.
Nếu bạn thường xuyên có tâm lí đổ lỗi hay “dựa dẫm” vào đam mê mỗi khi mình mắc sai lầm thì hãy xây dựng một nguyên tắc sống dựa trên những giá trị cốt lõi mà bản thân tin tưởng, xã hội chấp nhận, và không có bất cứ ngoại lệ nào cho nguyên tắc ấy. Giữ đúng nguyên tắc để ngày một ưu tú hơn cũng là một dạng thức theo đuổi đam mê chân chính. Yêu thích vô cùng việc làm những món đồ thủ công, muốn theo đuổi nghiêm túc việc kinh doanh những món đồ mình làm ra nhưng tôi ý thức được mình đang là một học sinh và vì vậy tôi luôn có một nguyên tắc: không dành thời gian cho đam mê cá nhân khi chưa hoàn thành hết bài tập được giao. Đến với đam mê bằng sự chân thành, nhìn nhận đam mê bằng sự trách nhiệm, theo đuổi đam mê bằng sự tử tế, và khi đó dẫu có đôi lần lầm lỡ, bạn vẫn có thể và có quyền bước tiếp, mạnh mẽ tiến về phía trước, tự tin khẳng định chính mình.
Cuộc sống giống như một đường đua mà ở đó, đam mê là vạch xuất phát đầy hứa hẹn, cũng có thể là đích đến cuối cùng, có thể là những tiếng reo hò cổ vũ nhưng tuyệt nhiên không thể là liều doping độc hại khiến ta mù quáng, bất chấp mọi quy định của cuộc chơi và đánh đổi nhân cách của chính mình!
Nghị luận về niềm đam mê ngắn gọn - Mẫu 2
Mỗi chúng ta, những người trẻ may mắn được sinh ra trong một thời đại hòa bình và tự do như hiện nay, nên biết ơn số phận. Nhưng sự may mắn này không đủ để làm cho chúng ta tự mãn và ngừng tiến về phía trước. Dù chúng ta đang sống trong thời kỳ bình yên, thì vẫn cần phải nuôi dưỡng ước mơ và đam mê, hướng tới sự thành công. Lý do đơn giản: khi bạn theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.
Đam mê, đó là tình yêu và đam mê đối với một công việc, một mục tiêu nào đó. Đó là việc bạn học hỏi, phấn đấu, và luôn theo đuổi ước mơ của mình. Khi bạn sống với đam mê, bạn sẽ có động lực để làm việc, học tập và đóng góp cho cộng đồng. Mỗi người trên con đường thực hiện ước mơ của mình cũng đồng thời đang góp phần vào sự phát triển của xã hội và quốc gia.
Trong hành trình thực hiện đam mê, chắc chắn sẽ có những khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, khi vượt qua những khó khăn đó, chúng ta sẽ thu thập những bài học quý báu, từ đó trở nên hoàn thiện hơn. Hơn nữa, những người sống với đam mê thường thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn và truyền tải năng lượng tích cực và thông điệp tốt đẹp ra xã hội, để cho người khác cũng được tiếp lửa và học hỏi.
Tuy nhiên, thực tế xã hội vẫn có nhiều người sống mà không có ước mơ, hoài bão, mất cảm xúc, thờ ơ, và chấp nhận số phận mà họ không thể thay đổi. Còn những người khác, dù có ước mơ và đam mê, nhưng lại không nỗ lực thực hiện chúng, chỉ mơ mộng về cuộc sống tốt đẹp hơn mà không hành động. Những người này thường khó có thể đạt được thành công và có thể bị xã hội loại bỏ.
Với tư cách là người học sinh, chúng ta cần xác định mục tiêu, ước mơ và đam mê của riêng mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta cần nỗ lực học tập, rèn luyện, và phát triển bản thân để chuẩn bị cho việc thực hiện những ước mơ và đam mê đó. Mỗi người có một đam mê và mục tiêu riêng biệt, và điều quan trọng là xác định được chúng. Dù không ai hoàn hảo, nhưng khi ta nỗ lực hoàn thiện bản thân và tiến lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành tựu xứng đáng với sự cố gắng của mình.
Viết bài văn nghị luận về niềm đam mê - Mẫu 3
Đam mê là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người có thể đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Với tôi, đam mê là điều không thể thiếu trong cuộc sống của bản thân.
Từ khi còn nhỏ, tôi đã có niềm đam mê với việc đọc sách và học hỏi kiến thức mới. Tôi luôn muốn tìm hiểu về những điều mới lạ và khám phá thế giới xung quanh mình. Điều này đã giúp tôi có được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống. Ngoài ra, tôi cũng có đam mê với việc viết lách và sáng tác. Viết là cách để tôi thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình. Tôi luôn cố gắng viết những bài viết chất lượng và ý nghĩa để chia sẻ với mọi người. Đam mê còn giúp tôi có động lực để phấn đấu và đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Tôi luôn cố gắng học tập và rèn luyện kỹ năng để trở thành người có ích cho xã hội.
Một nhà thơ Đan Mạch đã từng cho rằng: “Không thể tồn tại mà không có đam mê”. Thật vậy, việc ta tìm niềm đam mê thực sự của chính mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Khi có niềm đam mê, chúng ta sẽ có sự nhiệt tình, cháy hết mình trong công việc, học tập do đó có thể phát huy được một cách tốt nhất năng lực của mình để vươn đến thành công. Nhờ có đam mê, chúng ta sẵn sàng dấn thân, vượt qua những khó khăn, trở ngại để thực hiện điều mình theo đuổi. Đam mê còn là điều cần thiết giúp con người vượt lên giới hạn bản thân để làm nên những điều lớn lao, kì diệu. Nhờ có niềm đam mê nghiên cứu khoa học mà Marie Curie, Thomas Edison,.. đã vượt qua những khó khăn, thất bại để đem đến những thành tựu khoa học vĩ đại cho nhân loại. Chắc hẳn ai cũng đã hơn một lần nghe về Bill Gates - nhà đồng sáng lập Microsoft. Nếu trước đây ông không dũng cảm bỏ giảng đường đại học và theo đuổi đam mê công nghệ của mình, liệu có bao nhiêu người sẽ biết về một luật sự Bill Gates? Việc tìm ra đam mê thực sự khiến con người cảm thấy cuộc sống này thật thú vị, ý nghĩa biết bao? Nếu thiếu nhiệt, thiếu niềm đam mê, chúng ta cảm thấy cuộc đời này thật tẻ nhạt và làm việc gì cũng không có sự cố gắng hết mình. Đam mê - ngọn lửa sinh tồn hay ngọn lửa hủy diệt đều do tự tay mình thắp lên. Vậy nên hãy nghiêm túc với chính mình, tìm cho mình ngọn lửa đam mê đúng đắn chứ không mù quáng, tiêu cực. “ Những ước mơ không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng đam mê.”(Nick Vujic)
Tuy nhiên, đam mê cũng có thể trở thành một gánh nặng nếu không được kiểm soát và điều chỉnh đúng cách. Nếu quá chú trọng vào đam mê mà bỏ qua những yếu tố khác trong cuộc sống như gia đình, bạn bè hay sức khỏe, thì đó là một sai lầm lớn.
Tóm lại, đam mê là một yếu tố quan trọng giúp con người có thể phát triển và đạt được thành công trong cuộc sống. Tôi luôn cố gắng kiểm soát và điều chỉnh đam mê của mình để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống.
Nghị luận về đam mê - Mẫu 4
Đố các bạn biết nhà bác học nào từng bị thầy giáo từ chối vào lớp với lý do cậu bị thiểu năng trí tuệ? Đó chính là nhà bác học lừng danh thế giới Thomas Edison. Ngày nay chúng ta nhắc về ông như một nhà phát minh lỗi lạc, một biểu tượng của trí tuệ và thành công. Thế nhưng tuổi thơ của ông lại gắn liền với một chuỗi những thất bại. Các giáo viên trong trường ruồng bỏ và coi Edison là đứa trẻ đần độn “không thể dạy dỗ được”; cha của ông thì cho rằng Edison có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển, mãi tới 4 tuổi mới bắt đầu biết nói; bác sĩ gia đình thì e ngại rằng trí não của Edison bị tổn hại từ thuở lọt lòng; bản thân ông cũng là đứa trẻ yếu ớt và hay đau ốm, đến mức người ta lo sợ rằng Edison sẽ không thể sống tới tuổi trưởng thành… Nhưng rất may mắn là Edison lại có một người mẹ thật tuyệt vời, chính bà ấy đã đánh thức dậy con người tài năng với những niềm đam mê đến cuồng nhiệt của Edison.
Nhà bác học lừng danh ấy là một trong những tấm gương sáng ngời cho những người đang theo đuổi ước mơ và đam mê của cuộc đời mình. Ông là một minh chứng rất xác thực, rất thực tế cho câu nói: Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn. Các bạn nghĩ gì về thầy Thomas Edison nhỉ? Một cậu học trò từng bị thầy giáo đuổi học và kết luận rằng cậu bị đần độn, bị thiểu năng trí tuệ, rằng không thể nào đào tạo, dạy dỗ được. Nhưng điều gì đã làm nên một Thomas Edison vĩ đại của nền văn minh nhân loại với hàng loạt những phát minh tiên tiến, hiện đại? Đó chính là niềm đam mê. Bởi đam mê, nên ông chẳng ngại ngần khi bị thầy giáo đuổi, khi phải nghỉ học và ở nhà học với mẹ. Nhiều người nói rằng, chính mẹ ông là người đã làm nên một Thomas Edison lẫy lừng cho nhân loại.
Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng mặt khác, nếu không vì niềm đam mê của bản thân, liệu rằng Edison có chịu tiếp thu và nghiên cứu những gì mà mẹ ông gợi ý? Và liệu rằng ông có nản chí rất rất nhiều lần thất bại? Khi mẹ qua đời, ông vẫn tiếp tục mọi việc với niềm đam mê của mình. Nếu không có đam mê, chắc chắn ông sẽ chuyển hướng sang một công việc khác, hoặc ông vẫn làm nhưng sẽ không có những phát minh hiện đại, tiên tiến cho nhân loại sử dụng đến tận bây giờ. Một trong số đó chính là chiếc đèn điện – một vật dụng không thể thiếu trong mọi gia đình. Ngày 31/12/1879, một chuyến xe lửa đặc biệt đã xuôi ngược New York – Menlo Park, mang theo hơn 3,000 người hiếu kỳ gồm cả các nhà khoa học, các giáo sư, các nhân viên chính quyền cũng như các nhà kinh tài tới quan sát tận mắt chiếc đèn điện. Đêm hôm đó cả vùng Menlo Park tràn ngập trong ánh sáng chan hòa của một thứ đèn mới. Sự thành công ấy đã trải qua biết bao nhiêu lần thất bại. Nhưng Edison không cho rằng đó là thất bại, mà đó là những bài học vô cùng quý giá để đưa ông đến gần với thành công hơn.
Như vậy, với niềm đam mê và lòng quyết tâm đến cùng, Thomas Edison đã trở thành một nhà bác học lừng danh thế giới. Còn các bạn thì sao? Các bạn cũng đam mê, nhưng tại sao lại không thành công ư? Có bạn nào đặt ra câu hỏi như vậy không nhỉ? Và thực tế đúng là có nhiều bạn trong lòng tràn đầy niềm hăng say đấy, nhưng vẫn không thể nào bước được đến thành công. Hãy bình tĩnh, chúng ta cùng nhìn nhận lại nhé. Thứ nhất, lòng đam mê là gì? Là sự yêu thích một công việc nào đó trong suốt cả một quá trình. Đây mới chính là mấu chốt của vấn đề. Bởi nếu chỉ yêu thích trong chốc lát thôi, chỉ hăng say một chút thôi thì đó chưa phải là đam mê, mà chỉ là sự ngẫu hứng nhất thời. Hết vui, hết thích, bạn cũng chẳng còn hứng thú với nó nữa.
Thứ hai, niềm đam mê phải đi kèm với sự hiểu biết. Nếu chưa hiểu biết, phải chịu khó học hỏi, tìm hiểu. Nếu không, sự đam mê kia sẽ chính là lưỡi dao giết chết bạn ngay trong chốc lát. Như vậy, một khi đã đam mê là phải sáng suốt, phải kiên trì và quyết tâm đi đến tận cùng. Chỉ có như vậy, thành công không những đến với bạn mà còn “đuổi theo” bạn.
Nhưng nói dễ lắm, thực hiện mới khó. Trước hết, bạn hãy xác định mục tiêu của mình. Tôi ví dụ luôn nhé. Sắp tới, bạn chuẩn bị kỳ thi đại học rồi, bạn thích ngành nghề gì, hãy lựa chọn trường có ngành nghề ấy cho phù hợp. Cố gắng học hành, ôn thi thật tốt, luyện làm các dạng đề bài đa dạng, phong phú để mở mang kiến thức, để nâng cao trí não tư duy, sáng tạo. Hãy bỏ qua hết những thú vui, những cuộc chơi điện tử thâu ngày, thâu đêm. Ừ thì đánh thắng trận đế chế vui thật đấy, nhưng bạn phải hiểu rằng nó chỉ là trò chơi, là mạng ảo, là giải trí chứ không giúp ích gì cho tương lai của bạn nên bạn không được sa đà, không được dành niềm đam mê của mình vào những trò vô bổ ấy. Thay vì ngồi cả đêm cày trong quán nét, hãy nghĩ đến những khoản tiền lớn, những lời khen ngợi, những niềm vui hân hoan khi sau này bạn có một công việc tử tế, ổn định và đúng với sở thích của mình, kiếm được một khoản tiền kha khá hàng tháng. Đó mới chính là mục tiêu, là hướng đi mà bạn đang cần phải đi đến.
Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ đang lãng phí niềm đam mê của mình. Đi học về, các bạn quăng cặp sách một xó rồi vùi đầu vào máy tính hoặc điện thoại, bấm bấm, lướt lướt, đến giờ ăn cơm, mẹ gọi ra ăn là ăn, rồi lại chui vào phòng phục dịch chiếc điện thoại. Nói hơi quá nhưng thực sự là chẳng khác nào một con gà công nghiệp chính hãng. Bạn có biết bạn đang vứt đi cả tuổi trẻ và tương lai của mình? Mười tám tuổi, bằng tuổi bạn có biết bao nhiêu người ngoài kia đang lao động vất vả, đang tất tả ngược xuôi vì miếng cơm manh áo. Còn bạn vẫn đang hoàn toàn thụ động và phụ thuộc gia đình. Đến ngay cả bữa ăn cũng phải có người gọi bạn ra ăn. Thử ngẫm nghĩ một lát và nhìn xem bao mảnh đời cơ cực đang khát khao được hưởng một phần rất nhỏ trong cuộc sống sung túc, đủ đầy của bạn. Bạn không có đam mê, cũng chẳng có chí hướng, không mảy may suy nghĩ về tương lai. Tương lai là cái gì đó rất đỗi mơ hồ, thậm chí bạn còn chưa từng nghĩ đến nó. Vậy thì thành công ở đâu? Bố mẹ chẳng thể nào che chở bảo bọc cho bạn mãi được. Đến một ngày nào đó bố mẹ già nua, sức khỏe héo mòn, chính bạn sẽ là người đứng lên nâng đỡ bố mẹ.
Vì vậy, hãy thức tỉnh, hãy đánh thức niềm đam mê trong chính con người mình, xác định mục tiêu và tư tưởng. Có kiên trì, có cố gắng, tôi tin chắc chắn chúng ta sẽ thành công!
Nghị luận xã hội về đam mê - Mẫu 5
Trong cuộc sống của mỗi người ai cũng có một niềm đam mê khát khao cháy bỏng, ai cũng có cho mình một thứ được gọi là đam mê.Với tôi cũng vậy, tôi cũng có một niềm đam mê mạnh mẽ đó là ca hát.
Đam mê là gì? Với tôi đam mê là một thứ khát khao, mong muốn cháy bỏng, bị cuốn hút bởi nó, tôi muốn rực cháy bởi ngọn lửa trong tôi như đang bùng phát.Đam mê là một thứ gì đó nó khiến tôi say mê, khiến tôi không thể rời bỏ.
Trong cuộc sống, đam mê sẽ khơi nguồn cảm hứng và rót sức sống,năng lượng cho mọi điều bạn nghĩ mọi điều bạn làm.Vậy nếu, bạn không có trong mình một thứ gọi là đam mê thì sẽ ra sao? Bạn sẽ không tìm được một niềm đam mê của mình một niềm khát khao thực sự của mình thì lấy đâu ra năng lượng. Và nếu không có năng lượng thì bạn sẽ không làm được bất cứ điều gì.Vậy nếu, bạn có đam mê nhưng bạn có thực sự thích đam mê đó của mình hay không? Rất nhiều người trong số chúng ta sợ hãi phải theo đuổi đam mê, sợ phải theo đuổi những gì bản thân ao ước nhất bởi điều đó có ý nghĩa với việc phải chấp nhận rủi ro, thậm chí là đối mặt với thất bại. Nhưng chỉ riêng việc theo đuổi đam mê bằng cả một con tim đã là thành công rồi.Và thất bại lớn nhất là bạn chưa thực sự cố gắng. Tôi đã thực sự thay đổi khi tôi nhận thấy niềm đam mê của mình.Tôi không bao giờ từ bỏ niềm đam mê đó. Vì nó cho tôi sáng tạo,cho tôi không còn sợ hãi trước đám đông. Niềm đam mê đó của tôi giờ đã thành ước mơ của tôi rồi. Dù biết rất khó khăn và gian nan, nhưng tôi vẫn chấp nhận bước tiếp. Nếu bạn có ước mơ, có hoài bão thì hãy cứ đi. Phải đi mới biết ta thành công hay thất bại vì chúng ta có vấp ngã mới thành công. Nếu không tự mình trải nghiệm, vấp ngã, học hỏi bạn sẽ không bao giờ đến với được ước mơ của mình. Những ước mơ không thể chết nếu bạn nuôi dưỡng nó bằng những đam mê mãnh liệt.
Tôi tin chắc rằng tuổi trẻ được dành để theo đuổi đam mê, không phải một chút nhỏ nhoi, một chút run rẩy, ngập ngừng, mà phải mạnh mẽ quả quyết tới cùng cực, thậm chí là hơn thế. Chính vì thế, hãy cứ mơ một ước mơ lớn lao đến rực rỡ và thử một hoặc hai lần liều lĩnh để ngớ ngẩn vì nó. Và nuôi dưỡng nó bằng những đam mê.
Bài luận về đam mê của bản thân - Mẫu 6
Sống ở trên đời điều quan trọng nhất lại là được sống với đam mê của mình – thứ mà ai cũng có. Đó là cách để họ tự tạo thành công cho chính mình trong cuộc sống, như câu nói: Đuổi theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn.
Đam mê là thứ mà bạn yêu thích, say mê, có thể dành tất thảy cả mọi thứ để hướng đến nó. Còn thành công là cái đích, là kết quả viên mãn mà bạn hướng tới khi làm một điều gì đó. Giữa đam mê và thành công có một mối liên hệ đặc biệt. Dám theo đuổi đam mê của mình, sống hết mình với nó thì khoảng cách đến thành công là không xa và thậm chí thành công sẽ đuổi theo chính bạn.
Thật vậy, khi bạn dám sống với đam mê, bạn đầu tư hết sức lực, thời gian, hoài bão, khát vọng của mình vào việc mình yêu thích, tự khắc đam mê sẽ cho bạn những cơ hội mà bạn không thể ngờ. Hơn thế, có đam mê, không ai khác chính bạn là người thực sự biết được những khó khăn, thuận lợi về việc bạn đang làm, từ đó mà bạn sẽ biết vượt qua những khó khăn, trở ngại. Đam mê còn chính là người dẫn đường cho bạn để bạn chinh phục đỉnh cao của cuộc đời.
Và bạn biết không, chẳng có người nào thành công mà không kiên trì, quyết tâm với đam mê của mình. Bởi vậy mới nói người kiên trì với đam mê đã là người chiến thắng. Điều đó cũng khẳng định rằng người không dám theo đuổi đam mê thì không có thành công nào theo đuổi hãy đến với họ cả. Hoàng Cơ – Hoàng Nghiệp, hai nghệ sĩ xiếc nổi tiếng Việt Nam sẽ chẳng có những danh hiệu trong kỉ lục Guiness thế giới, hay khán giả quốc tế có trầm trồ và biết đến xiếc Việt Nam trong chương trình Bris’s Got Talent mà họ tham gia hay không khi họ không dám theo đuổi đam mê của mình? Khát vọng để chinh phục làng mốt thế giới chưa bao giờ ngừng nghỉ của một “fashionista” bé nhỏ Châu Bùi khi người khác nói rằng cô ấy còn chẳng đủ chiều cao để mặc quần áo. Vậy mà cô gái ấy lại oanh tạc khắp các Fashion week lớn nhỏ trên thế giới. Những cái tên như Quang Hải, Đoàn Văn Hậu, Đình Trọng… trong lứa cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích gần đây liệu có chờ đến khi huấn luyện viên Park Hang Seo xuất hiện họ mới thành công? Hay đó là cả một quá trình theo đuổi đam mê không ngừng nghỉ. Họ và vô vàn những người thành công ngoài kia đã bị chính cái đam mê của mình thử thách, khiến “bầm dập”, thi thoảng suy sụp ý chí… nhưng giờ đây thành công đã theo đuổi họ. Việc của họ là tiếp tục, tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.
Thế mà, nhiều người cả đời chẳng có đam mê nhưng lại luôn ao ước mình sẽ thành công; nhiều bạn trẻ đang sống trong mơ tưởng sẽ có cuộc sống giàu sang, phú quý… mà chẳng cần phải học hành, nỗ lực, trông chờ vào sự may rủi của cuộc đời. Tôi cá là bạn đã từng mơ ước như thế!
Nhưng sẽ phải nhận ra rằng, thành công chỉ được tạo dựng bằng những đam mê của chính bạn và bạn phải theo đuổi đó. Điều đó phải được làm từ những điều nhỏ bé ngay ngày hôm nay, học tập, rèn luyện để bản thân xác định được đam mê, có bản lĩnh theo đuổi đam mê để thành công luôn gọi tên bạn.
Nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống - Mẫu 7
Để trở thành một người thành công chúng ta không thể thiếu đi yếu tố đam mê trong mỗi con người. Vì khi chúng ta có đam mê chúng ta mới có động lực để cố gắng thực hiện đam mê và mới làm được cái mình muốn. Nhà tỉ phú Bill Gates đã chia sẻ biết quyết thành công của mình “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau” từ đây chúng ta thấy được vai trò quan trọng của niềm đam mê quyết định thành công như thế nào. Cùng nói về tầm quan trọng của đam mê có câu “Theo đuổi đam mê thành công sẽ chạy theo bạn”.
Để hiểu hơn về câu nói chúng ta tìm hiểu từng cụm từ. Đầu tiên là nghĩa của từ “đam mê” là động lực có khả năng thôi thúc con người cố gắng thực hiện một điều gì đó mà con người thích. Từ đó con người sẽ có lòng đam mê nhiệt huyết và cố gắng thực hiện. “Thành công” ở đây được hiểu là sự trưởng thành của mỗi người bao gồm địa vị, tài chính, gia đình. Chúng ta thường nói một người đàn ông thành công là một người có công việc ổn định, có gia đình hạnh phúc với những đứa con ngoan.
Và thành công là điều mà ai cũng muốn, nhưng không phải trong cuộc sống ai cũng là người thành công. Để đạt được thành công đó là cả một quá trình dài. Trước tiên là chúng ta phải có mục tiêu của cuộc sống sâu đó biến các mục tiêu đó thành đam mê mà ngày ngày muốn thực hiện. Cố gắng hoàn thiện cái đam mê đó hàng ngày để từ đó chúng ta ngày ngày cố gắng vì sự thành công của chính mình. Và không phải ai cũng có được thành công một cách dễ dàng đôi khi họ còn phải trải qua những thất bại trong cuộc sống. Nhưng họ không bao giờ để thất bại lấn áp bản thân mình mà xem đó như một nhược điểm và cố gắng sửa chữa nó vào lần sau để hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh niềm đam mê chúng ta cần phải cố ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ để đạt được mục đích cuối cùng.
Đúng như câu nói “Theo đuổi đam mê thành công sẽ theo bạn”. Nếu bạn có đam mê hãy cố gắng thực hiện chúng dù có khó khăn và vất vả như thế nào cũng không được nản chí rồi thành công sẽ đến với bạn. Khi chúng ta làm việc với lòng đam mê và sự nhiệt huyết của mình thì thời gian hoàn thành công việc sẽ nhanh hơn hiệu quả công việc sẽ tốt hơn và chúng ta cũng không cảm thấy công việc của chúng ta áp lực. Cũng nhờ có đam mê và chỉ có đam mê thì óc sáng tạo của chúng ta mới thăng hoa và làm việc một cách hiệu quả.
Và trên thế giới đã có rất nhiều người thành công nhờ vào đam mê. Họ đam mê và họ cố gắng thực hiện chúng một cách tốt nhất và kết quả họ đã trở thành những con người thành công và được cả thế giới biết đến. Nhưng khi trong xã hội ngày nay, con người hay bằng lòng với những gì mình đang có hoặc ỷ lại vào người khác nên họ luôn cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt. Đi làm luôn cảm thấy công việc áp lực làm việc cho qua loa. Như vậy làm cho hiệu quả làm việc không cao và thường xuyên dẫn đến mệt mỏi.
Để thành công thì đam mê luôn đi song hành cùng nhau trái lại nếu thiếu đi sự nhiệt huyết, lòng đam mê chúng ta sẽ thất bại và không làm được gì cả. Những người sống mà không có đam mê, sống không có ước mơ, mục đích cuộc sống là những người có cuộc sống tẻ nhạt tầm thường. Đam mê như ngọn hải đăng soi đường dẫn lối chúng ta đi trên biển trong đêm tối. Nhưng không phải bất cứ ai cũng nhận ra được chân lý này. Có những người có đam mê nhưng không dám theo đuổi đam mê đến mục đích cuối cùng. Lối sống như vậy đáng thật là chê trách sống kiểu hời hợt, thiếu nhiệt tình và quyết tâm thì thật là đáng buồn.
Câu nói thật hay và có ý nghĩa “Theo đuổi đam mê thành công sẽ theo đuổi bạn”. Chỉ khi chúng ta có đam mê, có ước mơ khát vọng và có lòng nhiệt huyết thì chúng ta mới làm tốt được những việc chúng ta muốn làm và từ đó chúng ta mới trở thành những người thành công. Cũng đừng chỉ biết ngồi một chỗ mà nói về những ước mơ của chính mình mà hãy mở rộng cánh cửa tâm hồn để học hỏi và nhìn nhận mọi thứ xung quanh và hành động cho chính ước mơ của mình vì một tương lai tốt đẹp hơn.
Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 8
Trong cuộc sống, mỗi người đều có riêng cho mình những đam mê để không ngừng theo đuổi. Và cũng chính vì đam mê ấy mà con người luôn luôn cố gắng, nỗ lực để đặt tới cái đích mà họ mong muốn. Vì thế mà có người đã cho rằng: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”.
Đam mê chính là những sở thích, sở trường, là cái đích đến mà bản thân mỗi con người đặt ra cho mình. Đam mê chính là thứ cảm xúc dạt dào, mãnh liệt xuất phát từ bên trong con người, thôi thúc họ làm những công việc mà mình mong muốn. Theo đuổi đam mê chính là dốc toàn tâm, toàn ý của bản thân để thực hiện bằng hết những suy nghĩ, những dự định của bản thân.
Theo đuổi đam mê không chỉ là theo đuổi những mục đích của cá nhân mà nó còn có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân và cả những người xung quanh. Khi chúng ta đã quyết tâm theo đuổi đam mê, tức là bản thân đã định hướng được cho mình những dự định trong tương lai, những công việc và cả những khó khăn thử thách phải vượt qua. Sống hết mình với đam mê, con người cũng trở nên kiên trì và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dù khó khăn đến mấy, dù vất vả đến mấy thì chúng ta cũng có thể vượt đó. Từ đó hình thành một lối sống tích cực, một lối sống không ngừng phấn đấu, không ngừng hoàn thiện bản thân. Và khi bạn vươn tới được cái đích cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết với những cố gắng và nỗ lực của bản thân. Khi đó, bạn sẽ trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì, sự cố gắng không mệt mỏi để vươn tới thành công cho những người xung quanh.
Thực tế cuộc sống của chúng ta có rất nhiều những tấm gương về sự cố gắng theo đuổi đam mê tới thành công. Trong số những người đó, chúng ta không thể không nhắc tới Bill Gates – một trong những người giàu có nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình khá giả tại Hoa Kỳ, lại được trời phú cho thông minh, lanh lợi và đặc biệt rất giỏi toán. Ông từng thi đỗ trường Harvard ngành luật, nhưng vì đam mê với máy tính, công nghệ, ông đã quyết định ngừng việc học để cùng những người bạn của mình lập lên công ty Microsoft. Vượt qua bao khó khăn, thử thách để theo đuổi đam mê, cuối cùng ông cũng có được vị trí như ngày hôm nay.
Không phải con đường nào đến thành công cũng trải đầy hoa hồng và thảm đỏ. Để theo đuổi đam mê tới cùng, bản thân mỗi con người phải đối mặt với không biết bao nhiêu khó khăn, thử thách và cả những cám dỗ phía trước. Có những người vì không bền lòng, không kiên trì mà từ bỏ. Lại có những người mới chớm khó khăn đã rút lui bỏ cuộc… Những người như vậy thì sẽ chẳng bao giờ chạm tay được tới đam mê của chính mình. Chỉ có những người biết cố gắng, biết vượt qua những cám dỗ, biết đứng lên sau vấp ngã mới là những người đi được tới vạch đích của đam mê và sự thành công.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta theo đuổi đam mê, thành công cũng theo đuổi chúng ta. Bởi để dẫn tới thành công mà tất cả mọi người đều mong muốn, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, bên cạnh những cố gắng không ngừng nghỉ thì còn rất nhiều yếu tố bên ngoài chi phối. Chính vì thế, trước khi theo đuổi đam mê, trước khi xác định sẽ sống chết với đam mê của bản thân thì chúng ta cần xác định rõ đam mê của mình là gì? Đam mê ấy có phù hợp với khả năng của bản thân mình hay không? Đam mê ấy có phải là đam mê tốt đẹp và đúng đắn hay không? Không phải lúc nào cố gắng theo đuổi đến cùng cũng là tốt, đôi khi, chúng ta nên học cách buông bỏ để không làm tốn sức và tốn thời gian của chính mình. Hãy chọn cho mình một hướng đi phù hợp với sức của bản thân hơn, khi ấy, thành công cũng sẽ đến dễ dàng hơn.
Hãy xác định cho mình một hướng đi thật đúng đắn. Hãy cháy hết mình, cố gắng và nỗ lực hết mình với những đam mê của bản thân. Đến một ngày nào đó, thành công chắc chắn sẽ thuộc về bạn.
Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 9
Đối với riêng tôi thì có lẽ đam mê bắt nguồn từ sở thích, càng thích nhiều càng đào sâu tìm hiểu, lâu dần sở thích ấy trở nên khác biệt, nổi trội và được yêu thích hơn tất cả các sở thích khác, tạo cho tôi cảm giác muốn phát triển và duy trì sở thích ấy, không thứ gì hay sở thích nào khác thay đổi được. Với tôi, đam mê ấy là Vẽ.
Tôi thích vẽ từ khi còn khá nhỏ, tôi luôn muốn vẽ, vẽ ở khắp mọi nơi, vẽ những người, những thứ mà tôi yêu quý hay tưởng tượng ra, vẽ trên vở tập vẽ, trên tường, trên sân, trên giấy nháp và cả trên sách toán, văn, tập viết hay bất kì thứ gì có thể vẽ lên. Ngay từ khi mới vào lớp 1, môn học mà tôi mong chờ nhất đã luôn là tiết mỹ thuật.
Thế nhưng, gia đình tôi lại không muốn tôi thích vẽ. Khi tôi mới bắt đầu vẽ, tôi luôn được khuyến khích, nhưng khi tôi bắt đầu yêu vẽ hơn tất cả những môn học còn lại, bố mẹ bắt đầu ngừng khuyến khích và ngăn cấm tôi. Bắt đầu học cấp 2, gần như tôi luôn phải vẽ trong tình trạng dấu giếm, tôi vẫn luôn thích vẽ, nhưng khi ấy, theo định hướng của người lớn, vẽ chỉ để giải trí, chỉ là một môn học phụ, không phải là thứ cần chú trọng như toán hay văn. Tôi thì vẫn luôn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, chỉ dám vẽ khi bố mẹ vắng nhà và cố gắng chăm chỉ học những môn học mà người lớn cho rằng là sau này có ích. Cũng may, khi ấy, ngoài vẽ tôi còn một hứng thú đặc biệt với sinh học, vậy là chuyển qua định hướng vào lớp chuyên sinh trường chuyên của thành phố với mục tiêu cao nhất là thi đại học vào ngành dược. Có lẽ, tương lai cũng đã vẽ sẵn để tôi hướng tới.
Thế nhưng, mọi thứ thay đổi khi tôi trượt lớp chuyên cấp 3 với điểm số suýt soát. Thất vọng và căng thẳng vì thay đổi môi trường mới, không đạt được mục tiêu ban đầu, lại thêm tư duy toán lí hóa khá yếu nên vào lớp 10, điểm số, lực học dù tôi cố gắng bao nhiêu cũng vẫn tụt xuống không phanh. Sự chán nản, căng thẳng, thất vọng về bản thân khiến tôi tìm lại với những trang giấy và chiếc bút chì. Tôi lại vẽ. Không hiểu sao mỗi khi vẽ tôi lại cảm thấy thoải mái mà say mê vô cùng.
Sau khi học gần hết lớp 10, nhờ một hội trại tư vấn tuyển sinh cho các anh chị lớp 12 mà tôi chính thức định hướng lại cho bản thân mình. Tôi muốn thi mỹ thuật ! Tôi nói với bố mẹ tôi về định hướng ấy. Theo lẽ thường tình, như đa số những ông bố bà mẹ khác, bố mẹ tôi phản đối. Lý do của sự phản đối ấy tôi cũng hiểu, bố mẹ tôi chỉ là công nhân, đồng lương khá ít ỏi, nuôi hai chị em tôi ăn học cũng đã chật vật lắm rồi, bố mẹ luôn muốn hai chị em học thật giỏi để sau này không phải khổ như bố mẹ. Mà những môn học bố mẹ cho là có tương lai vẫn luôn là toán, lí, hóa, văn, anh, sinh… Luôn không có chỗ cho vẽ. Hơn nữa, học phí để ôn thi mỹ thuật là một khoản tiền không hề nhỏ và mọi người vẫn luôn nghĩ, học vẽ sau này chỉ có thể làm họa sĩ, sự hiểu biết về ngành này chỉ có vậy, gia đình cũng không có ai làm hay học bất kì thứ gì về nghệ thuật . Sự ngăn cấm của bố mẹ có lẽ là sự lo lắng cho tương lai của tôi thì đúng hơn.
Nhưng khi định hướng thi vào mỹ thuật, tôi thực sự quyết tâm hơn rất nhiều, tìm được một định hướng mà mình thực sự thích, thực sự muốn theo đuổi, không có cảm giác căng thẳng hay chán chường như khi học các môn học văn hóa khác làm tôi kiên quyết hơn rất nhiều. Tôi tìm thêm các thông tin để thuyết phục bố mẹ. sau một thời gian khá dài, kết thúc lớp 10 với kết quả học tập khá bi đát do không chịu học, chỉ toàn vẽ, nghỉ gần hết 2 tháng hè thì mẹ tôi cũng đồng ý cho tôi học vẽ. Bố thì vẫn không hài lòng khi tôi đòi thi mỹ thuật thay vì cố gắng theo đuổi định hướng ban đầu là trường dược. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng được học vẽ. Như được đặt vào đúng chỗ, tôi bị cuốn vào những buổi học chiều và tối, dường như tôi chỉ thực sự sống khi đi học vẽ, còn thời gian học văn hóa trên lớp chỉ như là một điều bắt buộc.
Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 10
Tỉ phú Bill Gates được biết đến là tủ phú giàu nhất hành tinh chia sẻ về bí quyết thành công của mình: Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau. Cùng khẳng định về vai trò của niềm đam mê, trong bộ phim Ba chàng ngốc có câu nói nổi tiếng: Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn. Câu nói đem đến cho chúng những giá trị sâu sắc, nhất là đối với những người muốn chinh phục thành công.
Có thẻ nói, thành công là điều mà ai cũng mong muốn, khao khát trong cuộc sống. Mỗi người trong chúng ta hẳn đều có định nghĩa thành công cho riêng mình. Với tôi, thành công là đạt được mục tiêu mình đặt, gặt hái kết quả rực rỡ, có những chiến thắng vinh quang sau quá trình nỗ lực bền bỉ không ngừng. Còn đam mê là những trạng thái cảm xúc mãnh liệt, vượt lên mức bình thường. Đam mê hiểu là những công việc chính đáng hữu ích với tất cả sự nhiệt tình, say mê. Với cách diễn đạt ngắn gọn, khúc triết, câu nói gửi đến chúng ta một triết lí, một quan niệm nhân sinh tích cực: Thành công chỉ mỉm cười với những ai lao động bằng tất cả sự nhiệt thành, nhiệt tâm, say mê. Nói cách khác, đam mê là một trong yếu tố quyết định thành công của mỗi chúng ta.
Tại sao chúng ta lại khẳng định Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn? Có thể nói, hành trình đến với thành công không hề dễ dàng mà trái lại, vô cùng khó khăn, cay đắng. Nói đòi hỏi người chinh phục phải có năng lực vững vàng, bền gan quyết chí. Đam mê được xem là động lực có khả năng kích thích, truyền cảm hứng và thổi bùng lên nhiệt huyết. Ban dắc đã từng khẳng định “Tất cả tính nhân văn lá sự đam mê, không có đam mê, tôn giáo, tiểu thuyết, lịch sử đề là vô ích”. Khi làm việc với tất cả nhiệt huyết đam mê, con người sẽ khai phá năng lực tiềm ẩn, bất ngờ của mình mà đạt hiệu quả cao hơn trong công việc. Khi đam mê quyết cháy hết mình cho công việc, con người sẽ đủ ý chí, nghị lực để vượt ca hành trình xa thẳm, đầy gian nan để cán đích thành công. Cũng nhờ đam mề và chỉ có đam mê, óc sáng tạo mới được thăng hoa mãnh liệt nhất. Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều người chạm tay đến cánh cửa thành công của mình nhờ vào niềm đam mê. Điển hình như là nhân tài về thế giới
Đam mê song hành với thành công, trái lại, thiếu nhiệt huyết, thiều đam mê, chúng ta sẽ thất bại. Có ai đó đã tửng khẳng định: “Chỉ có đam mê, những đam mê lớn lao mới làm nên những điều vĩ đại”. Không những vậy, thiếu đam mê, không có ước mơ là dấu hiệu của một đời sống tầm thường. Đam mê là con thuyền dẫn ta đến đại dương thành công. Thế nhưng thật đáng tiếc thay, không phải ai cũng nhận thực sâu sắc chân lí muôn đời này. Bên cạnh tấm gương dám cháy hết mình trong đam mê thì còn không ít những kẻ sống không chút đam mê, sống không có lí tưởng. Có những kẻ không dám theo đuổi đam mê đến cùng, lại có những kẻ đam mê hời hợt, làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm. Lối sống thiếu nhiệt thành, nhiệt tâm như vậy thật đáng bài trừ.
Mặc dù biết rằng Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn, nhưng đam mê không phải là yếu tố duy nhất để tạo nên thành công. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu – người đã nhận giải thưởng Fields toán học tùng nói: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ luật, đam mê, quả cảm. Cuộc sống rất cần đam mê, tuy nhiên chúng chỉ có giá trị khi đó là đam mê chân chính, đúng đắn. Chúng ta cần cảnh giác cao độ với đam mê, ham muốn sai lầm, mù quáng. Đó đam mê tội lỗi, đó cũng là ngọn lửa nhưng không phải tỏa sáng mà để thiêu trụi và hủy diệt sự sống.
Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 11
Cô em gái vừa hỏi tôi về việc nên chọn theo học khối nào, xã hội hay tự nhiên? Cô bé vừa chuẩn bị bước sang lớp mười nên có nhiều sự phân vân. Tôi hỏi em rằng em có ước mơ, có đam mê không? Em lắc đầu. Tôi nói em hãy về nhà và suy nghĩ đến đam mê của chính mình. Và bất chợt tôi nghĩ đến những cô cậu học sinh trẻ đang chênh vênh đi tìm con đường cho cuộc đời của mình. Tôi còn nhớ từng đọc được một câu nói "Đuổi theo đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn" - liệu rằng bao nhiêu bạn trẻ có cho mình một đam mê thật sự để bước đi đến đích của thành công?
"Đuổi theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn" - Trước hết ta sẽ cùng giải nghĩa câu nói ấy. "Đam mê" là gì? Đam mê là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Là một quá trình trải nghiệm, khi bạn đã trải qua quá trình thực tiễn với công việc một thời gian, cảm thấy thực sự yêu thích công việc và theo đuổi công việc sở thích đó tới cùng cho dù phải chấp nhận hi sinh nhiều thứ trong cuộc sống. (Theo từ điển) Còn "Thành công"? Đây là khái niệm không đồng nhất, mỗi người có một định nghĩa riêng: là quá trình tạo dựng cuộc sống mà bạn mong muốn; là hoàn thành mọi việc; là sự cống hiến cho công việc; là làm những gì bạn thích; là hành động, được sống trong hiện tại; là sự tự do về tài chính; là sự vươn tới đỉnh cao nhất; là sự tìm kiếm, học hỏi từ thất bại. (Theo từ điển). Như vậy, ý của câu nói ấy là bạn có đam mê đồng nghĩa với bạn có mục tiêu cuộc đời, bạn sẽ có mục đích sống, từ đó cố gắng kiên trì theo đuổi và nhất định sẽ thành công.
Nhưng liệu rằng có phải cứ theo đuổi đam mê là sẽ có được thành công? Không bỗng dưng người ta đúc kết nên câu nói đó. Như chúng ta đều biết, khi bạn muốn bắt tay vào làm một điều gì đó đa phần đều xuất phát từ bạn thích. Ví dụ như bạn thích đàn bạn sẽ học chơi đàn, bạn thích viết lách bạn sẽ học thật tốt môn văn,... Mọi sự đều bắt nguồn từ đam mê, bản thân bạn không có đam mê chắc chắn sẽ trở nên lạc lõng. Bởi lẽ bạn có đam mê đồng nghĩa với bạn có mục tiêu cuộc đời, có mục đích sống, từ đó cố gắng kiên trì theo đuổi và thành công. Hơn nữa đam mê là cơ sở, nguồn gốc để chúng ta có cách sống, lối suy nghĩ tích cực, rèn luyện bản thân... Mà như chúng ta đều biết, những người thành công luôn là những người có ý chí mãnh liệt, kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đặt ra, có lối sống vô cùng lạc quan, tinh thần thoải mái, không bao giờ từ bỏ khi chưa đến cuối con đường.
Thử hỏi, nếu bạn là một nhà leo núi, động lực nào để bạn lên tới đỉnh núi? Nếu bạn không có đam mê với việc chinh phục những ngọn núi cao thì bạn có quyết tâm để đi hết đỉnh núi này đến đỉnh núi khác hay không? Mọi sự đều được tác động bởi đam mê, chỉ có đam mê mãnh liệt với một thứ gì đó bản thân mới dốc hết lực để hoàn thành thật tốt. Sẽ chẳng khó khăn nếu ta kể cho nhau nghe hàng loạt những người nổi tiếng luôn kiên trì theo đuổi một đam mê và cuối cùng họ đã thành công. Từ lâu chúng ta đã được học về Louis Pasteur (1822-1895 TCN) - một trong những nhà bác học có cống hiến to lớn đối với nhân loại. "Các công trình nghiên cứu về vi sinh vật, vi trùng của ông đã mở đường cho nhiều nhà khoa học khác tìm kiếm các vi trùng tại các phạm vi khác nhau.
Năm 1868, do gặp nhiều biến cố đau thương trong cuộc đời, Pasteur đã bị tai biến mạch máu não. Những tưởng nhà bác học qua đời, nhưng chỉ 3 tháng sau, mặc dù bị liệt một phần thân thể, ông vẫn trở lại với những công trình nghiên cứu mới về bệnh truyền nhiễm. Và ông đã hoàn thành những công trình vĩ đại nhất của đời mình như: tìm ra nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm ở súc vật như: bệnh tằm, bệnh dịch tả gà, bệnh chó dại...Ông đã tìm được vắcxin để chủng ngừa các bệnh bệnh dịch tả gà, đặc biệt là bệnh chó dại. Ngày 6/7/1885, cậu bé Joseph Meister đã trở thành người đầu tiên được chủng ngừa bệnh dại và đã hoàn toàn bình phục sau 10 ngày. Từ thành công ban đầu này, chỉ trong vòng 1 năm, đã có hơn 2.500 người, chiếm khoảng 99,5% bệnh nhân bị chó dại cắn được chủng ngừa và cứu sống." (Nguồn: Việt Báo) Như vậy ta thấy nhờ sự nỗ lực, cống hiến không mệt mỏi, Louis Pasteur đã đem đến cho con người những điều thật bổ ích, chính bản thân ông đã thành công trong con đường theo đuổi đam mê của mình đối với y học.
Không cần nói đến những người nổi tiếng, trong lớp thế hệ trẻ thanh niên chúng ta cũng có rất nhiều tấm gương về việc kiên trì theo đuổi đam mê và đạt được thành công ngoài mong đợi. "Không qua bất kỳ một trường lớp đào tạo về sản xuất cơ khí; sáng chế ra chiếc máy nông nghiệp với 15 công năng; mơ ước cháy bỏng về chiếc máy nông nghiệp "Made in Việt Nam"... đó là những phác thảo ban đầu về nhà sáng chế nông dân Tạ Đình Huy ở thôn An Mỹ, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, Hà Nội." Nhờ sự kiên trì theo đuổi niềm đam mê sáng chế ra chiếc máy nông nghiệp anh đã cố gắng nhiều năm và cuối cùng thành công đã bước đầu mỉm cười với anh.
"Tháng 10-2017, công ty Cổ phần sản xuất máy nông nghiệp đa năng Hòa Phát (AHM) được thành lập như chắp cánh cho ước mơ của anh Tạ Đình Huy vươn xa hơn nữa: "Tôi muốn sáng chế và cung cấp cho bà con nông dân các loại máy móc, công cụ phục vụ nông nghiệp được tạo ra bởi chính bàn tay, khối óc của người Việt, có tính đa năng, kích thước phù hợp, thích ứng với mọi địa hình; đặc biệt là đối với bà con nông dân thiểu số khu vực miền núi, biên giới. Làm thế nào để bà con có những loại máy móc, công cụ nông nghiệp nhỏ gọn, có giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của bà con, góp phần giúp bà con tăng gia sản xuất". (Nguồn: tuyengiao.vn) Nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ, đuổi theo một mục tiêu đến cùng anh đã nhận lại được thành quả rất ngọt ngào. Chúng ta những con người trẻ luôn tràn đầy nhiệt huyết, hãy nuôi dưỡng nó thật tốt, vì đó chính là động lực giúp ta chinh phục niềm đam mê của mình. Thành công chỉ dành cho những người có đam mê, biết cố gắng, không ngừng nỗ lực, kiên trì vượt mọi khó khăn để hướng đến giá trị tốt đẹp nhất.
Bạn cũng giống tôi, đều đang ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta ắt hẳn cũng có những niềm đam mê riêng. Tôi có một niềm đam mê mãnh liệt với phấn trắng, bảng đen, với bục giảng và đang ngày ngày cố gắng không ngừng để bước chân vào cánh cổng đại học để thực hiện ước mơ đó. Còn bạn, đam mê của bạn là gì? Bạn đã và đang làm gì để đuổi theo niềm đam mê ấy?
Ai cũng luôn cho rằng đam mê - thành công là điều gì thật lớn lao. Có đam mê chưa chắc có thành công nhưng họ quên mất bản thân có đam mê nhưng không chịu cố gắng, kiên nhẫn từng bước, từng bước vượt qua mọi khó khăn, không từ bỏ giữa chừng mới có thể đạt được thành công: "Đuổi theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn".
Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 12
Trong cuộc sống, ai cũng muốn thành công, nhưng có những con người dù cố gắng rất nhiều vẫn không thành công. Bạn có biết nguyên nhân vì sao không? Đó chính là vì bạn thiếu “đam mê”. Đam mê là chất xúc tác vô cùng quan trọng trên con đường chinh phục thành công. Cùng khẳng định về vai trò của niềm đam mê, có câu nói nổi tiếng: Hãy đuổi theo đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn. Câu nói đem đến cho chúng ta những giá trị sâu sắc, nhất là đối với những người muốn chinh phục thành công.
Có thể nói, thành công là điều mà chúng ta khao khát đã thực hiện được, là cảm giác chiến thắng sau khi nỗ lực hết mình. Mỗi người trong chúng ta hẳn đều có định nghĩa thành công cho riêng mình. Với tôi, thành công là đạt được mục tiêu mình đặt ra, gặt hái kết quả rực rỡ, có những chiến thắng vinh quang sau quá trình nỗ lực bền bỉ không ngừng. Còn đam mê là những trạng thái hứng thú, thích thú, mãnh liệt. Đam mê hiểu là những công việc chính đáng hữu ích với tất cả sự nhiệt tình. Qua triết lý: Hãy đuổi theo đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn”. Ta khái quát thành một quan niệm nhân sinh tích cực: Chỉ khi bạn lao động bằng tất cả đam mê, nhiệt huyết, nỗ lực thì thành công sẽ mỉm cười với bạn”.
Thành công có nghĩa là bản thân thấy hài lòng về những thành quả mình đạt được sau khi nỗ lực còn nếu cuộc đời đánh giá bạn đã thành công điều đó có nghĩa là bạn đã nhận ra những mục tiêu và mong muốn của riêng mình, cũng có thể bạn đã vượt qua ngưỡng bình thường. Những thành công đạt được là thành tích quan trọng là sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để có được hai chữ thành công. Khi những cảm giác của bạn là hạnh phúc và biểu tượng bên ngoài là thành tựu mà bạn đạt được và lĩnh hội được chính khi đó bạn đã chạm tay đến thành công. Nếu bạn khao khát có được thành công, bạn phải đi trên con đường vẫn còn lưu dấu chân của những người đi trước. Lần theo dấu chân của họ, bạn đã tìm ra được chân lý và có thể lưu lại những dấu chân của mình, để khẳng định và có thể nói với tất cả mọi người rằng bạn đã thành công bằng chính đôi chân của mình.
Vậy tại sao lại nói: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn”? Tỷ phú Bill Gates từng trả lời câu hỏi bí quyết để thành công đó chính là: ”Đam mê”. Có thể nói, con đường đến với thành công không bao giờ là dễ dàng, sẽ có những khó khăn thử thách. Nếu không có đam mê chúng ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Đam mê chính là chất xúc tác của thành công. Có đam mê có nghĩa là có nhiệt huyết để làm việc và có đam mê bản thân sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi làm việc vì đó chính là việc mà chúng ta thích. Cũng nhờ đam mê và chỉ có đam mê, óc sáng tạo mới được thăng hoa mãnh liệt nhất. Khi làm việc với đam mê có nghĩa là chúng ta đang thưởng thức công việc chứ không phải đang lao động vất vả. Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều người chạm tay đến cánh cửa thành công của mình nhờ vào niềm đam mê, tiêu biểu như Bill gates, Ban-dắc...
Đam mê song hành với thành công, hiển nhiên thiếu nhiệt huyết, thiếu đam mê, chúng ta sẽ thất bại. Có ai đó đã từng khẳng định: “Chỉ có đam mê, những đam mê lớn lao mới làm nên những điều vĩ đại”. Không những vậy, thiếu đam mê, không có ước mơ là dấu hiệu của một đời sống tầm thường. Đam mê là con thuyền dẫn ta đến đại dương thành công. Thế nhưng thật đáng tiếc thay, không phải ai cũng nhận thức sâu sắc chân lí muôn đời này. Bên cạnh tấm gương dám cháy hết mình trong đam mê thì còn không ít những kẻ sống không chút đam mê, sống không có lí tưởng. Có những kẻ không dám theo đuổi đam mê đến cùng, lại có những kẻ đam mê hời hợt, làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm. Lối sống thiếu nhiệt thành, nhiệt tâm như vậy thật đáng bài trừ.
Mặc dù biết rằng Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn, nhưng đam mê không phải là yếu tố duy nhất để tạo nên thành công. Có ai đó đã nói rằng,"đam mê bền bỉ = Thành công”. Chỉ có đam mê mà không có sự bền bỉ thì cái đam mê ấy sẽ làm bạn lãng phí thời gian và công sức. Các bạn trẻ hay nói đùa cho những trường hợp ấy là: Hãy đuổi theo đam mê, nợ nần sẽ đuổi theo bạn”. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu – người đã nhận giải thưởng Fields toán học từng nói: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ luật, đam mê, quả cảm. Cuộc sống rất cần đam mê, tuy nhiên chúng chỉ có giá trị khi đó là đam mê chân chính, đúng đắn. Đam mê nhưng phải có kỉ luật để chúng ta làm điều đó một cách bài bản mới dẫn đến thành công, và đôi khi chúng ta cần liều một chút để thử thách bản thân.Chúng ta cũng cần cảnh giác cao độ với đam mê, ham muốn sai lầm, mù quáng. Đó là đam mê tội lỗi, đó cũng là ngọn lửa nhưng không phải tỏa sáng mà để thiêu trụi và hủy diệt sự sống.
Là tuổi trẻ, hãy sống với đam mê, nhiệt huyết, chỉ có đam mê, nhiệt huyết mới khiến chúng ta đủ sức để đến thành công cuối cùng. Đam mê khiến chúng ta sống có ích, không sống hoài, sống phí. Trên con đường nỗ lực giành sự thành công, hãy luôn nhớ câu nói: ”Hãy đuổi theo đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn”.
Nghị luận về sống với đam mê - Mẫu 13
Tỷ phú Bill Gates đã từng nói rằng “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Điều đó chứng tỏ rằng, có đam mê chúng ta sẽ có động lực để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình và rồi ta sẽ thành công. Vậy thì tại sao, bản thân mỗi người lại không thể vẽ ra cho mình một đam mê và ước muốn cống hiến mình vì niềm đam mê đó.
Đam mê là một cái gì đó lớn lao hơn sở thích và niềm vui. Sở thích có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trạng thái nhưng đam mê thì không. Nó bền bỉ và gắn kết với con người một cách keo sơn khó có thể thể tách rời. Đam mê là ước muốn lớn lao, vĩ đại, đôi khi nó còn là mong muốn của cả một đời người không hề thay đổi. Đó có thể là đam mê về một nghề nghiệp mình yêu thích, hay là niềm đam mê với một đội bóng nào đó mà ta không thể bỏ qua bất kì một trận đấu nào của họ. Đam mê có một cái gì đó rất mạnh mẽ và cháy mỏng. Con người nguyện sống một lòng vì đam mê của chính mình.
Cũng giống như ý chí và nghị lực, đam mê là động lực để con người vượt qua mọi khó khăn, rào cản để đến với niềm khát khao của mình. Vì có đam mê, chúng ta sẽ không sợ bất kì thử thách nào cả, dù nó có khó khăn và vất vả đến đâu, ta cũng sẽ cố gắng để vượt qua. Đam mê là đòn bẩy, là động lực để con người vươn xa hơn và cao hơn trời bầu trời mơ ước. Cũng nhờ có đam mê mà con người phát huy được hết những khả năng tiềm tàng của mình. Trên con đường đi đến thành công, ta sẽ gặp biết bao gian nan, thử thách, nó chưa bao giờ là bằng phẳng với bất kì ai. Thành công ngày hôm nay là sự tích tụ của biết bao mồ hôi, nước mắt. Những đắng cay, ngọt bùi ta đều phải trải qua trên con đường chinh phục ước mơ. Chính niềm đam mê đã tạo nên sức mạnh và ý chí quật cường để ta quật ngã tất cả những trắc trở. Mọi rào cản đều có thể vượt qua khi bản thân ta có đủ một niềm đam mê mãnh liệt. Đôi chân ta sẽ không bao giờ chùn bước, nó sẽ hùng mãnh bước về phía trước như một con hổ đang tràn đầy sức sống. Niềm đam mê vẽ ra một con đường đi cho tương lai, và cuộc đời ta sẽ dấn mình và theo đuổi con đường ấy đến khi nào ta chạm đến cuối đường. Chúng ta, với đam mê cháy bỏng, sẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng dù cho đường đi có muôn vàn chông gai, thử thách. Đôi chân như được tiếp thêm sức mạnh, nó không biết mỏi, không biết đau mà chỉ hừng hực khí thế tiến về phía trước. Niềm đam mê quả thật là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời mỗi con người.
Giống như Bác Hồ đã từng nói:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Niềm đam mê sẽ cho ta sức mạnh để vượt qua những gian nan, thử thách. Nó là nguồn động lực để ta không ngừng cố gắng hoàn thiện mình, cố gắng trau dồi kiến thức để thực hiện ước mơ. Có những người, cả cuộc đời chỉ theo đuổi một niềm đam mê duy nhất. Tuy khó khăn nhưng chưa bao giờ họ nản chí. Đam mê như là cái đích của cuộc sống, và theo đuổi đam mê là hành trình mà con người đi tìm ý nghĩa của bản thân đối với cuộc sống này. Nếu một người không có hoài bão, không có ước mơ và đam mê thì họ sống cũng chỉ như không sống. Những con người ấy thật tầm thường và nhỏ bé. Sống mà không ước mơ khác gì đi một con đường mà không có điểm đến. Chúng ta cứ đi mãi, đi một cách vô vị và cuối cùng cũng chẳng biết mình đang đi đâu, đi để làm gì. Thật sự đó đâu phải là một cuộc sống đúng nghĩa, sống cũng chẳng khác gì sự tồn tại của một loài động vật bình thường. Không có đam mê, không có hoài bão cũng chính là một cuộc sống không có tương lai. Dù nhỏ bé hay lớn lao, dám ước mơ và thực hiện ước mơ mới là bản lĩnh của một con người thực thụ. Chưa đi đã sợ không đến đích, chưa làm đã sợ mình không làm được. Nếu cứ suy nghĩ như vậy thì bạn mãi chỉ có thể dậm chân một chỗ, không những không tiến được mà còn thụt lùi. Tất cả những mơ ước cũng chỉ là ước mơ, vẽ ra rồi để đấy.
Niềm đam mê và được hết mình vì đam mê là một ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Có đam mê ắt sẽ có những nỗ lực để đi đến thành công. Chúng ta sẽ không ngừng cố gắng vì đam mê và cũng sẽ không bao giờ hối hận vì bản thân mình đã dám đam mê dù biết rằng đam mê đó có thực hiện được hay không. Nhưng hãy cứ đam mê, hãy làm cho cuộc sống này có một hướng đi đúng đắn. Đam mê sẽ luôn theo bạn đến suốt cuộc đời và nó làm cho cuộc sống của bạn rực rỡ sắc màu hơn.
Như vậy đam mê là nguồn lực cần có ở mỗi người. Có đam mê ắt chúng ta sẽ có được thành công. Cho dù thế nào đi nữa, đam mê vẫn là ngọn lửa rực cháy trong trái tim mỗi người.
...........
Tải file tài liệu để xem thêm bài văn mẫu nghị luận về đam mê
- Lượt tải: 339
- Lượt xem: 411.097
- Dung lượng: 586,8 KB