Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn về tác hại của thói quen trì hoãn công việc (Dàn ý + 11 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12

Suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn gồm 11 mẫu khác nhau siêu hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đoạn văn nghị luận 200 chữ về thói quen trì hoãn các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức của mình để hoàn thành đoạn văn nghị luận hay.

Viết đoạn văn về thói quen trì hoãn công việc được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra các bạn xem thêm một số tài liệu như: viết đoạn văn suy nghĩ về Thương người như thể thương thân, đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình, đoạn văn nghị luận về rác thải nhựa, đoạn văn nghị luận về hiện tượng sống ảo.

Dàn ý tác hại của thói quen trì hoãn công việc

1. Mở đoạn

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tác hại của thói quen trì hoãn công việc.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

  • Công việc là những mục tiêu, dự định, hành động đặt ra trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. Còn trì hoãn là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc.
  • Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc. Thói quen này khiến cho công việc không được hoàn thành đúng tiến độ, kết quả công việc không cao và dễ dẫn đến thất bại.

b. Phân tích

  • Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.
  • Thói quen trì hoãn còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Việc trì hoãn còn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.
  • Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về việc trì hoãn công việc gây ra những hậu quả to lớn đối với con người để minh họa cho bài làm văn của mình.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tác hại của thói quen trì hoãn công việc.

Viết đoạn văn về thói quen trì hoãn công việc - Mẫu 1

Thói quen trì hoãn là một vấn đề phổ biến trong công việc và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Khi ta tự cho mình thời gian "để mai", ta đang tự tạo thêm cho mình thói quen trì hoãn, nếu không chấm dứt thói quen này, ta sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó chịu. Trì hoãn có thể làm chậm tiến độ công việc, gây stress, giảm chất lượng công việc và làm mất lòng tín nhiệm của đồng nghiệp và cấp trên. Nếu ta không thực hiện công việc đúng thời hạn, ta có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển bản thân và những người khác sẽ chiếm lấy cơ hội đó. Hơn nữa, thói quen trì hoãn ảnh hưởng đến mối quan hệ trong tập thể làm việc, vì một người làm chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng đến các thành viên khác và gây sự khó chịu trong công việc chung. Để tránh thói quen trì hoãn, hãy tập trung vào việc hoàn thành công việc sớm nhất và tốt nhất có thể. Điều này giúp ta có nhiều thời gian để xem xét và sửa đổi lại công việc nếu cần thiết, giảm stress và đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng tiến độ. Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ, đặt mục tiêu cho bản thân và tập trung vào từng nhiệm vụ nhỏ để hoàn thành công việc. Tận dụng các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian và ưu tiên công việc theo đúng tiến độ. Khi ta hoàn thành công việc đúng hạn, ta sẽ cảm thấy hài lòng và tự tin hơn, từ đó giúp ta loại bỏ thói quen trì hoãn. Hãy bắt đầu hành động ngay lập tức và không để việc hôm nay trở thành việc của ngày mai.

Viết đoạn văn 200 chữ về tác hại của thói quen trì hoãn - Mẫu 2

Trì hoãn là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là trong công việc. Khi bạn có suy nghĩ "để mai", bạn đang tự tạo cho mình thói quen trì hoãn và nếu bạn không từ bỏ nó, thì thói quen này sẽ gây cho bạn không ít phiền toái đâu. Trì hoãn có thể gây ra nhiều hậu quả không tốt, bao gồm làm chậm tiến độ công việc, gây stress cho bản thân, làm giảm chất lượng công việc, và cả việc bạn sẽ khó để có được sự tín nhiệm và tôn trọng của đồng nghiệp và cấp trên. Nếu bạn quá trì hoãn, bạn có thể đánh mất cơ hội phát triển bản thân và người khác sẽ chiếm lấy cơ hội đó. Ngoài ra, trì hoãn còn ảnh hưởng đến mối quan hệ trong tập thể làm việc. Mỗi người là một mắt xích của bộ máy làm việc chung, mắt xích của bạn bị kẹt thì công việc chung cũng chậm theo. Nếu một người làm chậm tiến độ hoặc đến muộn, thì cả nhóm hoặc bộ phận đều phải chờ đợi và công việc sẽ không được hoàn thành đúng tiến độ. Vì vậy, hãy tránh trì hoãn và tập trung vào việc hoàn thành công việc sớm nhất và tốt nhất có thể. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để xem xét và sửa đổi lại công việc nếu cần thiết, đồng thời cũng giúp giảm stress và đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng tiến độ. Nếu bạn muốn loại bỏ thói quen trì hoãn, hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ. Đặt mục tiêu cho bản thân và tập trung vào từng nhiệm vụ nhỏ để hoàn thành công việc. Tận dụng các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian và ưu tiên công việc theo đúng tiến độ. Khi bạn hoàn thành công việc đúng hạn, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và tự tin hơn, từ đó giúp bạn loại bỏ thói quen trì hoãn. Đừng chần chừ nữa, hãy bắt tay vào việc ngay lập tức nhé, "việc hôm nay chớ để ngày mai" bạn nhé!

Suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn - Mẫu 3

Mỗi người có những ước mơ, khát vọng và hoài bão khác nhau. Để thực hiện được ước mơ đó đòi hỏi con người phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều người sống với thói quen trì hoãn công việc của bản thân và của tập thể, điều này mang đến nhiều tác hại to lớn đối với con người. Công việc là những mục tiêu, dự định, hành động đặt ra trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. Còn trì hoãn là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc. Thói quen này khiến cho công việc không được hoàn thành đúng tiến độ, kết quả công việc không cao và dễ dẫn đến thất bại. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Việc trì hoãn còn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Trì hoãn là thói quen không tốt làm chúng ta cần nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, thời gian trôi đi thì không lấy lại được, hãy sống hết mình, làm việc thật chăm chỉ, hoàn thành công việc thật tốt để thu về nhiều thành quả cho bản thân cũng như cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Viết đoạn văn về trì hoãn công việc - Mẫu 4

Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc. Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó có nhiều điều bất thường có thể xảy ra ngoài ý muốn của con người. Những thay đổi đó có thể làm gián đoạn buộc con người phải trì hoãn công việc đang thực hiện để giải quyết những vấn đề trước mắt. Thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lí mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Trì hoãn là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công các bạn nhé!

Viết về tác hại của thói quen trì hoãn công việc - Mẫu 5

Một trong những lối sống có tác hại lớn đối với đời sống con người ấy chính là trì hoãn. Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng. Đây rõ ràng là 1 thái độ dáng phải phê phán. Một lần trì hoãn công việc rồi có người giúp đỡ sẽ làm nảy sinh sự trông chờ vào sự giúp đỡ ở những lần tiếp theo. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Kết quả công việc chắc chắn sẽ không cao nếu như con người chỉ còn 1 ít thời gian để hoàn thành nó. Thêm vào đó, trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Có những cơ hội chỉ đến một lần mà ta không biết nắm giữ thì quả là lãng phí. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lí, khoa học. Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.

Đoạn văn về tác hại của thói quen trì hoãn công việc - Mẫu 6

Trong cuộc sống, khi muốn hoàn thành tốt công việc cần xác định mục tiêu, lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Nếu như chúng ta có thói quen trì hoãn công việc, thì chắc chắn sẽ chỉ đối mặt với sự trì trệ kéo dài để rồi dẫn đến thất bại mà thôi. Trì hoãn là sự kéo dài, làm gián đoạn tiến độ trong công việc. Cuộc sống luôn có những biến động làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Nhưng điều đó buộc con người phải trì hoãn công việc đang làm để giải quyết vấn đề. Điều đó là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu việc trì hoãn được lặp đi lặp lại, trở thành thói quen thì đó lại là điều xấu. Đầu tiên, nó sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng trong suy nghĩ của mỗi người. Tiếp đến, việc trì hoãn sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc. Có đôi khi việc chúng ta không theo kịp tiến độ công việc khiến cho những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. bị bỏ qua. Không chỉ vậy, thói quen này đang làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Con người thường xuyên trì hoãn công việc sẽ trở nên lười biếng cũng như có được kĩ năng giải quyết, xử lí công việc. Qua đây, chúng ta có thể khẳng định rằng trì hoãn công việc là một thói quen xấu, cần phải tránh xa.

Đoạn văn tác hại của thói quen trì hoãn công việc - Mẫu 7

Cuộc sống là một hành trình dài mà con người sẽ luôn đặt ra nhiều mục tiêu để thực hiện. Tuy nhiên, thời gian để thực hiện mục tiêu lại khác nhau. Có người hoàn thành nhanh chóng, có người lại mất nhiều thời gian hơn do thói quen trì hoãn của bản thân. Trì hoãn công việc là hành vi cố tình kéo dài thời gian gây gián đoạn công việc mà người đó đang thực hiện. Điều đó dẫn đến công việc không được hoàn thành theo mục tiêu đã đề ra. Đối với nhiều người, hành vi này đang dần trở thành một thói quen. Và có thể khẳng định đây là thói quen xấu bởi những tác hại mà nó để lại cho con người. Thói quen trì hoãn sẽ khiến mỗi người dần trở nên lười biếng, không chịu cố gắng hoàn thành mục tiêu đã được đề ra. Điều đó sẽ khiến công việc của họ không những dậm chân tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến công việc của một tập thể. Đôi khi việc chúng ta trì hoãn còn gây ra tâm lý ỷ lại khi nhận được sự giúp từ người khác. Từ đó, con người dần trở nên thiếu kỉ luật, thiếu trách nhiệm với bản thân và mọi người. Nếu chúng ta vẫn cứ duy trì thói quen xấu này thì sẽ không thể phát triển bản thân, bỏ lỡ đi những cơ hội tốt để thăng tiến trong công việc hay mãi mãi không thể chạm đến đích của thành công. Chúng ta không thể lựa chọn cách mình sinh ra, nhưng lại có thể lựa chọn cách mình đang sống. Chính vì vậy, hãy nói không với thói quen trì hoãn trong công việc.

Đoạn văn về tác hại của thói quen trì hoãn công việc - Mẫu 8

Sự trì hoãn sẽ đem đến những tác hại trong cuộc sống. Nếu như hành vi này được lặp lại nhiều lần sẽ dần trở thành một thói quen xấu. Trì hoãn là sự kéo dài thời gian, gây ra sự gián đoạn trong công việc. Cuộc sống luôn vận động không ngừng đòi hỏi con người phải tiến về phía trước để hoàn thành mục tiêu mà bản thân đã đề ra. Chính vì vậy, thói quen trì hoãn sẽ ảnh hưởng xấu đến mỗi người. Chúng ta sẽ dần trở nên lười biếng, không chịu cố gắng học tập và làm việc để cải thiện bản thân. Cùng với đó, mục tiêu hay dự định của bản thân sẽ chỉ nằm trong tưởng tượng, chứ không thể trở thành hiện thực. Một người trì hoãn công việc sẽ làm ảnh hưởng đến cả một công ty. Đặt biệt, nếu công việc không được giải quyết ngay, dồn lại hết ngày này qua ngày khác, đến hạn chót, con người thường gấp gáp thực hiện mà dẫn đến tình trạng làm qua loa, hay làm cho xong. Thói quen này khiến con người không thể phát triển được điểm mạnh của bản thân, cứ mãi dậm chân tại chỗ. Những người sống như vậy cũng không thể nhận được sự tôn trọng, yêu thương của mọi người. Như vậy, đây là một thói quen xấu. Mỗi người cần phải tránh xa để có thể hoàn thiện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghị luận về thói quen trì hoãn công việc - Mẫu 9

Bạn đang có rất nhiều công việc cần hoàn thành, nhưng thay vì tập trung thực hiện bạn lại “chiều” theo thói quen trì hoãn, để bản thân loay hoay với những việc nhỏ nhặt khác như nhắn tin, lướt mạng xã hội, xem Youtube, ngồi lọc email... Bạn biết bạn nên làm việc, nhưng bạn không cảm thấy thực sự muốn làm, không có động lực hoặc đang không biết bắt đầu từ đâu. Ngoài những trường hợp bạn cần thời gian để đưa ra quyết định tốt hơn, thì trì hoãn vẫn là một thói quen độc hại, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc và cuộc sống của bạn. Trì hoãn là một vòng lặp đi lặp lại, ăn mòn, ngăn cản chúng ta đạt được những thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống. Dù bạn cứ chần chừ, trốn tránh công việc mãi, thì rốt cuộc bạn vẫn phải đối mặt với nó, và đi kèm theo đó còn là một loạt hệ quả không mong muốn. Thói trì hoãn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc và kết quả công việc của bạn. Bạn có thể không hoàn thành KPI tháng, nộp muộn báo cáo, làm việc sơ sài… Và nhất là bạn cứ lặp đi lặp lại lỗi lầm, cứ xin lỗi nhưng rồi lại thất hứa, bởi trì hoãn khi đã ăn vào người thì khó mà dứt được ngay. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn của sếp và đồng nghiệp dành cho bạn, khiến bạn không được tin tưởng, hay thậm chí là mất việc. Một số bạn cứ chần chừ do lo không biết làm, nhưng việc trì hoãn chẳng củng cố tinh thần cho bạn đâu, mà còn làm nó thấp hơn. Thói quen này sẽ từ từ ăn mòn sự tự tin của bạn, khiến bạn liên tục nghi ngờ bản thân vì không hoàn thành được công việc.

Trì hoãn công việc là thói quen xấu của nhiều người hiện nay - Mẫu 10

Sự trì hoãn có thể đem lại nhiều hậu quả và rắc rối trong công việc, trong đời sống, trì hoãn dẫn đến căng thẳng, cảm giác tội lỗi, nặng nề và khủng hoảng về tâm lý đặc biệt là sự hao hụt mất mát nghiêm trọng trong năng suất lao động cá nhân, sự chỉ trích, phê bình và dày vò của xã hội khi họ không đáp ứng các trách nhiệm, cam kết về thời hạn, tiến độ hoàn thành công việc. Những cảm xúc này kết hợp với nhau và có thể thúc đẩy sự trì hoãn hơn nữa. Nhiều người mắc bệnh trì hoãn thường xuyên than phiền về tâm trạng lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi hạn hoàn thành công việc đã cận kề, cảm thấy cắn dứt và sự hoảng sợ buộc họ phải tăng tốc để hoàn thành vừa kịp hạn. Trì hoãn khiến công việc thêm dồn dập và quá tải, kết quả là thất bại trong bận rộn. Sự trì hoãn sẽ trở thành một rắc rối khi nó cản trở hoạt động bình thường không được diễn ra suôn sẽ, trôi chảy theo ý muốn, nó thường khiến người ta thất bại trong việc thực hiện các cam kết đặt ra. Việc trì hoãn một cách triền miên này sẽ làm cho chủ thể sẽ gặp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự tin cậy, tin tưởng, giao trách nhiệm do sự kỳ thị, đánh giá của xã hội và thành kiến cho rằng những nhiệm vụ trễ nải này do sự lười biếng, thiếu ý chí và nghị lực, không có quyết tâm, thiếu sự chú tâm, tập trung trong công việc hay là người không có tham vọng thiếu chí tiến thủ.

Nghị luận 200 chữ về thói quen trì hoãn công việc - Mẫu 11

Thói quen trì hoãn trong công việc là một vấn đề phổ biến và có tác hại đáng kể đối với sự thành công và hiệu quả làm việc. Trì hoãn không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn gây tổn thương cho tổ chức và xã hội. Trì hoãn là một thói quen tồi, khiến chúng ta lãng phí thời gian và cản trở quá trình hoàn thành công việc. Thay vì tập trung và làm việc hiệu quả, chúng ta dễ bị lạc hướng, dành quá nhiều thời gian cho những việc không quan trọng hoặc trì hoãn việc quan trọng. Điều này dẫn đến việc không hoàn thành công việc đúng hạn, gây áp lực và căng thẳng cho bản thân và đồng nghiệp. Thói quen trì hoãn cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Khi chúng ta để công việc đến phút cuối, chúng ta thường không có đủ thời gian để nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện công việc một cách cẩn thận. Kết quả là công việc thường bị thiếu sót, không đạt được tiêu chuẩn và không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và danh tiếng của cá nhân và tổ chức. Thói quen trì hoãn cũng ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân. Khi chúng ta không thể tự động lập kế hoạch và quản lý thời gian, chúng ta không thể đạt được mục tiêu cá nhân và chuyên môn. Thói quen trì hoãn cản trở sự tiến bộ và làm giảm khả năng phát triển kỹ năng và năng lực của chúng ta. Điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến và sự nghiệp của chúng ta. Vì vậy, để đạt được sự thành công và hiệu quả trong công việc, chúng ta cần chấm dứt thói quen trì hoãn. Chúng ta cần tự kiểm soát và quản lý thời gian một cách hiệu quả, lập kế hoạch và ưu tiên công việc, và tạo ra một môi trường làm việc có kỷ luật và sự tổ chức. Chúng ta cần nhận thức về tác hại của trì hoãn và đặt mục tiêu để thay đổi thói quen này. Bằng cách làm việc chăm chỉ và tổ chức, chúng ta có thể đạt được sự thành công và phát triển cá nhân một cách bền vững.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
59
  • Lượt tải: 132
  • Lượt xem: 158.897
  • Dung lượng: 188,8 KB
Sắp xếp theo