Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lỗi lầm (Dàn ý + 9 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ suy nghĩ về lỗi lầm

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc tha thứ lỗi lầm trong cuộc sống gồm 9 bài văn mẫu siêu hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về lỗi lầm các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình.

TOP 9 Đoạn văn về điều bản thân cần làm khi gây ra lỗi lầm để ngày một hoàn thiện hơn được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Bên cạnh đó các em xem thêm: đoạn văn nghị luận về chiến thắng bản thân, viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ, đoạn văn nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống.

Dàn ý viết đoạn văn về lỗi lầm

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lỗi lầm.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Xin lỗi: tâm trạng ăn năn, cảm thấy có lỗi với người khác khi mình làm điều gì sai với họ và thừa nhận lỗi lầm đó bằng lời nói và hành động.

→ Xin lỗi là những lời nói, hành động thiết thực của con người, nó đánh giá phẩm hạnh, đạo đức của con người đó.

b. Phân tích

  • Xin lỗi khi ta làm sai và cảm ơn khi ta được giúp đỡ là một phép lịch sự tối thiểu thể hiện đạo đức của con người đồng thời khiến người khác tôn trọng ta hơn.
  • Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và những lúc mình rơi vào hoàn cảnh éo le được người khác giúp đỡ, chính vì thế chúng ta cần thể hiện thái độ hối hận hoặc biết ơn với họ.
  • Nếu xã hội ai cũng biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lỗi lầm, đồng thời rút ra bài học cho bản thân

Điều bản thân cần làm khi gây ra lỗi lầm để ngày một hoàn thiện hơn - Mẫu 1

Trong cuộc sống con người không thể tránh khỏi những sai lầm. Nhưng để hoàn thiện hơn mỗi người cần biết nói lời xin lỗi khi làm sai điều gì đó. Nguyên lý sâu xa nhất trong bản tính con người là luôn khao khát được tán thưởng khen ngợi. Còn đối với những lời chê bai,ta thường có phản ứng né tránh, thậm chí chán ghét và khó chịu. Richard Calson sau khi được chỉ ra lỗi sai của bản thân đã từng nói: “cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai”. Câu nói thể hiện thái độ đúng đắn, tích cực và cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Bởi vì những con người thẳng thắn chỉ ra lỗi sai của người khác là những người muốn ta tốt lên và hoàn thiện bản thân hơn. Như nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung hoa từng nói: “người chê ta mà chê phải là thầy của ta”. Trước một lời chê thẳng thắn và thật lòng ta nên cảm thấy biết ơn và trân trọng vì nó giúp ta rút ra những bài học và kinh nghiệm sau mỗi sai lầm để có thể tiến bộ hơn. Cảm kích trước những lời chê bai giúp ta nhận được sự yêu mến và kính trọng từ mọi người. Bởi vì là người biết lắng nghe, thấu hiểu và tiếp thu nên ai cũng thấy dễ gần và dễ dàng chia sẻ những quan điểm, mong muốn của họ. Từ đó thái độ thái độ chấp nhận cái sai và sẵn sàng sửa đổi của ta là những sợi chỉ đỏ kết nối những trái tim chân thành của những người bạn quanh ta. Lỗ Tấn từng dạy con rằng: “con người ta sống cần có cái đầu lạnh và trái tim nóng”. Cái đầu lạnh để ta luôn tỉnh táo phân biệt đúng và sai, nhận ra ta cần phải chắt lọc, và tiếp thu với những điều mà người khác nói.Còn trái tim nóng đập rạo rực là một trái tim biết lan tỏa tình yêu thương, biết đối nhân xử thế sao cho tinh tế và khéo léo. Hãy trở thành người có trái tim nóng và cái đầu lạnh để biết cảm ơn trước những người dạy ta bằng những lời chê bai chân thành.

Viết đoạn văn ngắn suy nghĩ về lỗi lầm - Mẫu 2

Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời của mình. Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sẵn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng đừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình. Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất. Đừng sợ mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là cách bạn khắc phục và sửa chữa sai lầm ấy như thế nào thôi.

Viết đoạn văn suy nghĩ về lỗi lầm trong cuộc sống - Mẫu 3

Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm. Có sai lầm, có nhận lỗi, có sửa đổi thì bản thân mới rút ra được bài học và hoàn thiện được bản thân. Chính vì vậy, việc nhìn nhận được lỗi lầm và có ý thức sửa đổi nó vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Trước hết, lỗi lầm là những hành vi sai lệch, chưa đúng đắn theo chuẩn mực của con người mà chúng ta gây ra cho người khác để lại hậu quả tiêu cực theo nhiều mức độ khác nhau khiến người đó không vui thậm chí là phẫn nộ. Ai trong cuộc sống cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm nhất định. Lỗi lầm cũng là một phần tất yếu của cuộc sống trên con đường mỗi người hoàn thiện bản thân. Lỗi lầm, mỗi chúng ta đều hiểu và nhận thức được đó là điều tiêu cực của cuộc sống, tuy nhiên, người mắc lỗi lầm và biết sửa đổi lại là hành vi tích cực đáng được khen ngợi. Lỗi lầm chỉ thực sự đáng sợ khi người mắc phải nó nhưng không biết nhận lỗi, hoặc tệ hơn là có những người nhận lỗi nhưng không sửa đổi mà còn tái phạm lại. Hậu quả của việc mắc lỗi lần đầu có thể được tha thứ nhưng nếu con người tái phạm vừa gây hậu quả nặng nề, lại vừa làm mất lòng tin của người khác vào bản thân mình. Suy cho cùng, người thiệt thòi lại chính là người mắc lỗi. Những lỗi lầm tùy mức độ tiêu cực khác nhau, có những lỗi lầm đã trở thành gánh nặng, thành tệ nạn cho xã hội mà chúng ta cần tẩy chay. Cuộc sống của mỗi người do chính chúng ta làm chủ, lựa chọn cách sống, cách nghĩ, hành động như thế nào là do ý thức chủ quan của mỗi cá nhân, hãy trở thành một công dân có ích, mỗi con người được mọi người yêu quý.

Đoạn văn nghị luận suy nghĩ về lỗi lầm - Mẫu 4

Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người. Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những lỗi lầm. Vì cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách; khả năng của con người là có giới hạn; đôi khi chỉ vì quá chủ quan, nhẹ dạ cả tin vào người khác mà con người dễ dàng mắc phải lỗi lầm. Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân người phạm phải, nhưng có khi lỗi lầm của một cá nhân dẫn đến sự an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Vì thế, có những lỗi lầm có thể tha thứ, có những lỗi lầm không thể tha thứ. Người phạm phải lỗi lầm thường sống trong dằn vặt, đau khổ và nhiều khi phải trả giá bằng cả “một kiếp người”, thậm chí là “máu của một dân tộc”. Phê phán những người không có ý thức rèn luyện bản thân, gây ra lỗi lầm đáng tiếc. Cần nhận thức lỗi lầm là một điều tất yếu của cuộc sống, nhưng không vì thế mà liên tiếp phạm lỗi lầm, vì hậu quả của những lầm lỗi nhiều khi rất khó cứu vãn. Khi mắc lỗi cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân. Để hạn chế tối đa những lỗi lầm, con người cần tỉnh táo, rèn cho mình một bản lĩnh, trí tuệ, suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định một vấn đề.

Viết đoạn văn nghị luận về lỗi lầm - Mẫu 5

Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sắn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng dừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình. Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất.

Viết đoạn văn nghị luận về lỗi lầm - Mẫu 6

Trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi người, chắc hẳn không ai có thể tránh hoàn toàn được những lỗi lầm, dù là vô tình. Hãy cùng nhau đi vào bàn luận. Trước hết, ta cần hiểu lỗi lầm là gì? Đơn giản đó chính là sai lầm, tội lỗi của con người mắc phải, để lại những hậu quả đáng tiếc cho con người. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, thử thách, đôi khi ta quá chủ quan, nhẹ dạ, cả tin vào người khác. Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân nhưng cũng có khi làm cho cho an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Ta có thể thấy rằng có những lỗi lầm có thể tha thứ, có lỗi không thể tha thứ. Bởi vậy, người phạm lỗi lầm luôn sống trong dằn vặt, đau khổ, hổ thẹn với lương tâm, thậm chí phải trả giá bằng một kiếp người. Những lỗi lầm có thể mắc phải như đánh nhau, vướng vào những tệ nạn xã hội,… Đa số mọi người trong xã hội ngày nay đều cố gắng tránh mắc phải lỗi lầm, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ những thành phần đi ngược lại với sự phát triển, xu hướng của mọi người; họ vẫn mắc sai lầm liên tục, chưa có ý thức cải thiện. Là một đoàn viên thanh niên, khoác trên mình màu áo xanh đầy tự hào và nhiệt huyết, bản thân em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tốt. Có như thế, xã hội mới ngày càng trở nên văn minh hiện đại.

Viết đoạn văn suy nghĩ về lỗi lầm - Mẫu 7

Mỗi chúng ta muốn trưởng thành cần trải qua nhiều lỗi lầm và thăng trầm của cuộc sống. Lỗi lầm là những hành động sai trái, chưa đúng với chuẩn mực mà chúng ta do vô tình hoặc cố ý gây ra cho người khác để lại hậu quả tiêu cực theo nhiều mức độ khác nhau khiến người đó không vui thậm chí là phẫn nộ. Ai trong cuộc sống cũng sẽ mắc phải lỗi lầm, quan trọng là sau những lỗi lầm ấy ta có rút ra được bài học và khắc phục nó hay không. Người mắc lỗi do vô tình hay cố ý, chúng ta khiến người khác buồn lòng, phiền não vì những lời nói, hành động của ta. Lỗi lầm được chia thành hai loại chính là lỗi cố ý và vô ý. Lỗi vô ý là khi bản thân ta không chủ đích, không lường trước được việc làm của mình gây ra lỗi lầm với người khác, còn cố ý là hành vi con người có chủ đích, biết được hậu quả hành động của mình nhưng vẫn làm. Lỗi cố ý hay vô ý đều gây ra hậu quả, tuy nhiên, ta cần phê phán những người cố ý gây ra lỗi lầm vì mục đích xấu. Lỗi lầm giúp cho bản thân con người hoàn thiện hơn. Sau những lần mắc lỗi, chúng ta biết khắc phục, sửa đổi và rút ra được bài học cho mình, chúng ta sẽ có những kinh nghiệm sống quý báu. Người mắc lỗi biết khắc phục và sửa đổi là người có bản lĩnh, biết phân biệt phải trái đúng sai, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, làm tổn thương cho người khác,… những người này cần xem xét lại bản thân mình để khắc phục. Mỗi chúng ta biết ý thức về lỗi lầm sẽ càng tiến bộ hơn và trở thành một công dân tốt giúp ích cho xã hội nhiều hơn.

Viết đoạn văn suy nghĩ về lỗi lầm - Mẫu 8

Chúng ta không ai là hoàn hảo. Muốn hoàn thiện bản thân mình phải trải qua nhiều lần mắc lỗi. Lỗi lầm là một phần không thể thiếu của cuộc sống dù nó nặng nề nhưng góp phần giúp con người ta hoàn thiện bản thân nhiều hơn. Lỗi lầm là những hành động sai trái, chưa đúng với chuẩn mực mà chúng ta do vô tình hoặc cố ý gây ra cho người khác để lại hậu quả tiêu cực theo nhiều mức độ khác nhau khiến người đó không vui thậm chí là phẫn nộ. Ai trong cuộc sống cũng sẽ mắc phải lỗi lầm, quan trọng là sau những lỗi lầm ấy ta có rút ra được bài học và khắc phục nó hay không. Xin lỗi khi ta làm sai và cảm ơn khi ta được giúp đỡ là một phép lịch sự tối thiểu thể hiện đạo đức của con người đồng thời khiến người khác tôn trọng ta hơn. Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và những lúc mình rơi vào hoàn cảnh éo le được người khác giúp đỡ, chính vì thế chúng ta cần thể hiện thái độ hối hận hoặc biết ơn với họ; đồng thời rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như sửa đổi và tự đúc rút bài học cho mình. Nếu xã hội ai cũng biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người không biết hoặc không dám thừa nhận lỗi lầm của mình, lại có những người vô cảm, lãnh đạm trước sự giúp đỡ của người khác,… đấy là những con người hèn nhát đáng bị chỉ trích. Là một người trẻ, có nhiều cơ hội đang chờ đón phía trước, chúng ta đừng sợ sai lầm mà hãy cố gắng hết mình trong học tập cũng như rèn luyện bản thân để trở nên hoàn thiện hơn. Ai cũng sẽ mắc lỗi, điều quan trọng là sau những lỗi lầm ấy ta lại rút ra cho bản thân những bài học quý giá để tiến về phía trước. Hãy sống bằng nhiệt huyết và trái tim để thấy cuộc đời luôn ý nghĩa.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc tha thứ lỗi lầm - Mẫu 9

Cuộc sống con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội. Bởi vậy là trong quá trình sinh sống, làm việc và giao tiếp, trước những tác động của những nhân tố xung quanh, con người rất khó có thể tránh được những sai lầm. Gây ra những lỗi lầm là điều không ai mong muốn, thế nhưng biết trước hậu quả và những tổn thương có thể gây ra cho mọi người xung quanh mà vẫn làm thì thực đáng trách. Lỗi lầm là những sai lệch về lời nói, hành vi có thể gây ra những hậu quả xấu. Một lời nói vô tình, một hành động thiếu chuẩn mực không chỉ làm rạn nứt mối quan hệ mà còn có thể làm tổn thương sâu sắc đến niềm tin, tình cảm của người khác. Sai lầm cũng như một con dao hai lưỡi, nó không chỉ làm cho mọi việc thêm tồi tệ, đánh mất đi niềm tin và sự tôn trọng của người khác mà chính bản thân chúng ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách công bằng, không nên quá khắt khe với những lỗi lầm mà bản thân vô tình gây ra. Bởi, cuộc sống luôn tồn tại những bất ngờ mà bản thân chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm. Nếu chúng ra biết nhận ra lỗi và có ý thức sửa chữa, thay đổi thì đó là điều đáng quý, bản thân chúng ta sẽ được hoàn thiện lên từng ngày. Mặt khác, nhìn thấy sự cố gắng thay đổi, cải thiện của bản thân, mọi người sẽ ghi nhận và dành cho chúng ta tình cảm yêu mến, kính trọng. Trong thực tế, có rất nhiều người sau khi gây ra lỗi lầm nhưng không biết hối hận, sửa chữa, cũng có những người vì lợi ích của bản thân mà cố tình gây ra những mất mát, tổn thương cho người khác. Chúng ta cần lên án những con người, hành động đó. Hãy sống trung thực, ngay thẳng và dám nhìn nhận vào những sai lầm của bản thân để sửa chữa và hướng đến những điều tốt đẹp.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 54
  • Lượt xem: 93.318
  • Dung lượng: 176,5 KB
Sắp xếp theo