Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố 4 Dàn ý & 18 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố tổng hợp 18 mẫu cực hay kèm gợi ý cách viết chi tiết. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp cho các em học sinh có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận ngày một tiến bộ hơn.

Câu nói Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không được đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời. Vậy sau đây là 18 bài văn mẫu nghị luận Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: nghị luận về vai trò của gia đình, nghị luận xã hội về thái độ sống tích cực.

Dàn ý Nghị luận Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

- Giới thiệu câu nói

II. Thân bài

a. Giải thích các khái niệm

  • Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.
  • Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại

→ Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố.

b. Bàn luận

+ Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm

+ Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện

  • Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,….
  • Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm,…)
  • Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh.

+ Bàn bạc vấn đề:

  • Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức.
  • Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay).
  • Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm.

c. Bài học nhận thức, hành động

- Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình

- Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người

- Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích

III. Kết bài: Suy nghĩ của em về câu nói đó.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

– Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối, chắc chắn ta sẽ thất bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực chắn chắn ta sẽ đạp bằng mọi gian khó để vươn đến thành công. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà chị Đặng Thùy Trâm muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

2. Thân bài

a) Giải thích câu nói

– Giải thích từ ngữ:

+ Giông tố: dùng để chỉ những gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến với chúng ta trong cuộc sống. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh…

+ Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại.

– Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không được đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời.

b) Bàn luận

(1) Biểu hiện

– Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau… Để vượt qua được khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi ta phải biết chấp nhận giông tố, vì một khi ta biết chấp nhận nó, ta sẽ biết cách vượt qua nó bằng chính nghị lực, bản lĩnh, kỹ năng, tri thức của mình.

– Thực tế cuộc sống có biết bao tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh.

(2) Ý nghĩa, tác dụng

– Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. Vượt qua khó khăn thử thách, con người trưởng thành hơn, vững vàng hơn về mọi mặt.

– Vượt qua thử thách, chúng ta có cơ hội đến được với ước mơ của chính mình, được hoàn thiện bản thân.

(3) Mở rộng, phản đề

– Để vượt qua giông tố, con người cần giữ vững niềm tin, tinh thần lạc quan với cuộc sống; biết chấp nhận và đứng lên sau mỗi thất bại.

– Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Trước sóng gió, họ thường bỏ cuộc, buông xuôi, chấp nhận thất bại. Bên cạnh đó, có nhiều bạn trẻ sống ích kỉ, dựa dẫm vào gia thế của mình mà không tự phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; số khác, vì nghèo khó mà sẵn sàng làm những việc trái với đạo đức, lương tâm.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.

– Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?

3. Kết bài

– Khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, hãy suy nghĩ kĩ để đưa ra quyết định sáng suốt. Khi đối mặt với giông tố cuộc đời, hãy vững bước chân, hãy tự nhủ với bản thân “Đời có nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Có như vậy bạn mới có cơ hội được trải nghiệm và tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời.

Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố cực hay

Bài làm mẫu 1

Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên những chùm hoa thật đẹp”. Mọi thứ vẫn tồn tại với một sức mạnh tiềm ẩn bên trong, một sức sống tràn trề dù cuộc sống có khó khăn, khắc nghiệt đến mấy. Con người cũng vậy, “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Cuộc sống bôn ba bộn bề, vất vả nhưng đừng bao giờ chùn bước, ngày mai tươi sáng vẫn chờ đón ta nếu ta có ý chí quyết tâm, nghị lực phấn đấu, vươn lên. Chính vì thế đã có câu nói: “Đời có nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

“Giông tố” là một biến động mạnh mẽ của thiên nhiên, là một trận mưa lớn bão to, là sự nổi giận của trời đất…- đó là cảnh gian nan thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội. “ Giông tố” của đời người là một biến cố lớn không phải là chuyện vui, không phải là hạnh phúc mà là những khó khăn, thất bại, khổ đau khiến con người ta có thể gục ngã như cây khô trước gió bão.

“Người không cúi đầu trước giông tố” là người sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách, vững bước trên mọi chặng đường đời, không nhụt chí mà vẫn kiên cường giương cao cánh buồm tâm hồn mình trước bao sóng gió. Câu nói được trích trong nhật kí Đặng Thùy Trâm, tái hiện chân thực nếp sống tâm hồn của lớp trẻ trong thời kì kháng chiến đầy hiểm nguy, gian khổ nhưng vẫn cất cao tiếng hát vượt trên mọi khói bom, bạo tàn. Câu nói khẳng định lối sống cao đẹp, sống ngẩng cao đầu trước mọi bão tố phong ba, đặt trọn niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Trong ba vạn sáu nghìn ngày của cuộc đời chúng ta không chỉ có những ngày trời quang mây tạnh mà một nửa là mây mù u ám, mưa dầm gió bấc. Thuyền giương buồm căng gió trong hành trình vượt biển làm sao tránh được bão táp mưa sa? Cây non đâm chồi trong quá trình trưởng thành làm sao tránh được sương mặn nắng cháy? Tiếng róc rách của dòng suối tuôn chảy khỏi nguồn thành khe nhỏ trên chặng đường kia là tiếng reo vui hay là tiếng khóc khi va vào đá ghềnh? Cuộc đời là một con đường quanh co và đầy chông gai, không phải lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, cũng suôn sẻ như chúng ta mong muốn. Sẽ có lúc ta cảm thấy mệt mỏi với những lo toan, tất bật của đời thường. Sẽ có lúc ta chán nản với những bon chen đố kị. Sẽ có lúc ta cảm thấy cuộc đời bất công vì những nỗ lực của mình không được ghi nhận, những thành quả của mình bị người khác giành giật. Cũng có lúc ta cảm thấy mất lòng tin nơi những người xung quanh…Đó chính là cuộc sống. Thế nhưng những âm thanh tươi vui, những sắc màu rực rỡ, những tiếng cười rộn rã, những khoảnh khắc bình yên, những phút giây hạnh phúc… cũng được tìm thấy trong cuộc sống đó thôi. Vì vậy hãy lắng nghe tiếng lòng mình như những thanh âm trong trẻo của cuộc sống này. Hãy trân trọng những xúc cảm đang ùa đến. Hãy phát huy những thế mạnh dù là nhỏ nhất mà ta có, những năng lực tiềm tàng của chính ta. Hãy mỉm cười đón nhận cả năng lực lẫn thách thức. Hãy kiên trì nuôi dưỡng hoài bão, khát khao và không ngừng theo đuổi, chinh phục những ước mơ. Và điều quan trọng nhất là phải dung hòa thành công và thất bại. Cuộc đời luôn là một bài toán lớn. Vấp ngã sẽ dẫn đến thành công. Đường đi đến sự hoàn hảo luôn luôn phải trải qua thử thách, khó khăn. Và thành công hôm nay chưa chắc đã trường tồn theo năm tháng. Không bao giờ được phép sống hưởng thụ, nhút nhát, cầu an. Người thu mình luôn là người thất bại. Vì vậy khi gặp giông tố xin đừng nản lòng, buông xuôi.

Cuồng phong có thể cuốn ra bờ biển nhà cửa, làng mạc, cuốn đi tất cả mọi thứ nhưng không thể cuốn đi được niềm tin cứu độ chúng sinh. Giông bão xâm chiếm bờ biển, bến cảng, cuốn trôi đê điều và các công trình kiến trúc nhưng không thể cuốn trôi được nụ cười rạng ngời tràn đầy kiên cường và càng không thể cuốn trôi được sự sống của con người. Mỗi khi đối mặt với những nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn để chiến thắng giông tố. Nỗ lực- đó là thứ cuộc sống không ban phát cho ta nhưng bù vào đó cuộc sống mang cho ta những thử thách để có thể học lấy nỗ lực. Thomas Edison đã nói: “ tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi một nỗ lực không thành công là một bước tiến”. Đúng như vậy, đối mặt với những khó khăn, thử thách, đi qua giông tố, trải qua thất bại sẽ làm trưởng thành thêm mỗi con người. Khó khăn, thử thách sẽ rèn giũa tính cách, tạo dựng nhân phẩm làm nên mỗi con người. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thia khi đầu hàng mà thôi.

Nếu không có ngày mưa phùn gió bấc lấy đâu ra nắng ấm mùa xuân? Nếu không có phong ba bão táp lấy đâu ra cầu vồng rực rỡ? Không vấp ngã làm sao biết cách đứng dậy? Xã hội là một lò luyện lớn, mỗi người là một thanh kim loại, cần trải qua trăm nghìn lần tôi luyện mới trở thành vật hữu dụng, cứng cáp. Vấp ngã không phải là lỗi của chúng ta mà không đủ sức vươn dậy mới là bi kịch đau thương nhất. Nhút nhát cúi đầu trước khó khăn là hèn nhát, là đầu hàng số phận. Đứng lên hay quỵ ngã chính là hiện thân rõ nhất của ý chí mỗi con người. Học cách vượt qua giải quyết khó khăn là học cách làm người.

Nước Việt Nam có được thành quả như ngày hôm nay đã phải trải qua nhiều năm tháng hi sinh xương máu, có cả những giờ khắc thất bại nhưng vẫn đứng lên, vẫn quật cường hướng tới tương lai.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực phi thường không chịu khuất phục giông tố. Bằng lòng quyết tâm cao độ và ý chí kiên cường, Người đã vượt qua sóng gió, bôn ba khắp năm châu và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc:

“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya”

(Chế Lan Viên- Người đi tìm hình của nước)

Đặng Thùy Trâm đã hy sinh, như thế là chị bị giông tố đánh bại chăng? Không, những gì mà chị để lại, những bài học ý chí và tình thần cùng những anh hùng vô danh khác vẫn sát cánh cùng quân dân ta đi tới ngày thắng lợi vẻ vang nhất.

Khi sắp lên học tiến sĩ, Stephen William Hawking bị chứng bại liệt thần kinh, không vận động nói năng được. Ông mơ thấy mình bị xử tử. Sau khi tỉnh giấc, bỗng nhiên ông ý thức nếu được xá tội ông sẽ làm được rất nhiều điều có ý nghĩa. Từ đó ông sống lại sau khi ngỡ rằng tất cả tương lai của mình đã chết. ông kích hoạt lại đời mình, gấp con thuyền tư tưởng, bay thẳng vào vũ trụ huyền bí, thám hiểm hệ mặt trời, hố đen vũ trụ…Trong khổ nạn giông tố của đời mình, sự thay đổi tư tưởng, cách nghĩ, quan niệm…là phao cứu sinh sẽ cứu lại sự sống, đưa thuyền đời mình đến bến bờ thành công.

Mỗi con người có một hoàn cảnh sống khác nhau nhưng đều giống nhau ở ý chí kiên định và quyết tâm vượt qua giông tố, biến những điều không thể thành có thể. Một lãnh tụ, một chiến sĩ, một nhà khoa học…Họ đều là những con người ở giữa đời thường. họ cũng đã từng nếm trải đau khổ, thất vọng nhưng họ không bao giờ đầu hàng hoàn cảnh, luôn bền gan đi tiếp, vươn lên không ngừng.

Lời trích trong “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại thật bão táp, sống thật đẹp và thật hào hùng. Nó thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan thử thách, phải có nghị lực bản lĩnh vươn lên. Hoa độc vẫn có màu sắc sặc sỡ, rượu độc vẫn có mùi thơm. Muôn vật trong đời thường vẫn khoác lên mình một lớp sương mờ khó có thể định dạng được mọi thứ. Đường đời không phải bao giờ cũng được soi ánh mặt trời, có lúc phải đi trong đêm tối, có khi phải đi dưới sương mù. Những lúc như thế phải thắp đèn sáng trong lòng mới nhận rõ phương hướng định vị cuộc đời, biết đặt chân lên con đường bằng, biết dừng chân trước vực thẳm.

Trong cuộc sống mỗi con người chọn cho mình một bước đi riêng nhưng để đạt đến đích ai cũng phải trải qua nhiều thử thách, khó khăn. Mỗi người có một cách hiểu “ giông tố” khác nhau. Cuộc sống có nhiều cơn gió mạnh, tạo nên lốc, “ giông tố”. Có những người quyết định đầu hàng, lê từng bước chân nặng nhọc trên con đường số phận, quyết tâm chinh phục miền đất hứa trong lòng.Khi đạt đến bến bờ hạnh phúc bằng nghị lực, nỗ lực bản thân cũng là lúc bạn thấy sự mãn nguyện, hài lòng trào dâng sâu thẳm tâm hồn mình. Hãy dành cho cuộc sống nụ cười rạng rỡ đầy kiên cường, bình tĩnh, yên lặng đối mặt để đón nhận, giải quyết khó khăn, trở ngại tạm thời và đón nhận một ngày nắng ấm.

Hành trình khám phá kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại là một con đường dài rộng và không ít chông gai, đòi hỏi học sinh chúng ta nỗ lực không ngừng để giành chiến thắng. Hãy sát cánh bên nhau “ cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi/ để ta khắc tên mình trên đời/ Dù ta biết gian nan đang chờ đón/ Và trái tim vẫn âm thầm”.

Khi đứng giữa những ngã rẽ cuộc đời, hãy suy nghĩ kỹ để đưa ra quyết định sáng suốt. Khi đối mặt với giông tố cuộc đời, hãy vững bước chân. Có như vậy thì đám mây ngũ sắc mới soi rọi cuộc đời bạn để con tim cảm nhận được sự chân thành của tình người và niềm vui bất tận của cuộc sống. Lời khẳng định: “Đời có nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” mãi vang âm trong trái tim mỗi con người như là kim chỉ nam cho một lối sống đẹp không chỉ hôm nay mà mãi mãi mai sau.

Bài làm mẫu 2

Thượng đế đã ban cho chúng ta một sinh mệnh để chúng ta có quyền được sống, được yêu thương và yêu lại người khác. Bên cạnh ấy ngài đã đặt mỗi con người chúng ta vào những hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời. Thế nhưng dù ở bất kì một hoàn cảnh khác nhau đi nữa thì con người ta sẽ luôn phải gặp khó khăn thử thách. Đứng trước những khó khăn thử thách chông gai chúng ta phải biết vượt qua bằng chính nghị lực, sức mạnh với lòng tin tưởng của bản thân, như thế chúng ta mới thành công và hạnh phúc. Trong nhật kí Đặng Thùy Trâm có một câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Cuộc đời của mỗi con người không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng cho chúng ta bước đi. Rồi sẽ có những lúc chúng ta trở nên bế tắc khỏi khó khăn của cuộc sống này. Chúng ta muốn trốn tránh tìm một lối thoát nhưng cứ mãi tìm cũng không ra lối thoát ấy. Chúng ta cứ phải nằm trong bánh xe thử thách của cuộc đời. Vậy tại sao chúng ta không đối mặt với nó? Tự bản thân mình vươn lên dù là trở ngại thế nào thì chúng ta cũng can đảm vượt qua, tôi chắc rằng bạn sẽ thành công bất cứ điều gì. Đúng với câu nói của Đặng Thùy Trâm “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Không phải ai cũng có được thành công và hạnh phúc cho riêng mình đều không làm gì cả. Chính họ những con người nhận thức được bản thân cần phải đối mặt bước tiếp về phía trước nên học mới được như thế. Định mệnh lắm khi buộc ta phải lùi bước, nhưng trước sự kháng cự mãnh liệt của con người chúng cũng sẽ bỏ cuộc. Vì vậy muốn chiến thắng số phận ta phải tấn công nó trước. Nếu chúng ta yếu hèn phó mặc cho số phận thì tôi tin rằng bạn sẽ mãi mãi đắm chìm dưới lòng đại dương bao la của đắng cay, đau khổ và gian nan mãi cũng không vùng lên được, bóng tối đáng sợ ấy sẽ dần dần ăn mòn con người bạn. Rồi đây bạn sẽ không biết cái gì là hạnh phúc, là yêu thương, đồng thời cũng chẳng biết đến cái vẻ đẹp thật sự của cuộc sống. Không chỉ như vậy từ cái hèn nhát không dám đối mặt với chính nó chúng ta sẽ càng hèn nhát hơn nữa. Cho nên câu nói của Đặng Thùy Trâm là một minh chứng khuyên con người chúng ta phải biết can đảm vươn lên đối đầu với giông tố, không được chịu thua nó và làm nô lệ cho nó suốt cuộc đời này. Chúng ta hãy biết làm chủ lấy bản thân, nhận thức về mình từ đó tìm cách giải quyết, không nên trốn tránh.

Trong thực tế cũng vậy câu nói của Đặng Thùy Trâm là một câu nói đầy triết lí nhân sinh: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Bạn có biết không? Cuộc sống này là muôn màu muôn vẻ. Khi chúng ta hạnh phúc mọi thứ đều êm đềm như làn nước. Thì bỗng từ đâu đó có một giông bão ùa kéo đến. Lúc ấy bạn không hiểu rằng thượng đế ngài ấy đang thử thách chúng ta. Bạn đường sợ bạn nhé! Hãy dũng cảm đi nào! Bởi vì nếu bạn vượt qua được nó thì có lẽ thượng đế của chúng ta sẽ ban tặng cho mình một món quà từ cuộc sống mà chúng ta không ngờ tới đấy. Chúng ta hãy dùng hết sức lực, sức mạnh trong con người chúng ta để làm hành trang đối đầu với going tố. Bạn hãy nhìn ngoài kia, xã hội của chúng ta đang có nhiều con người đang gặp khốn khổ nhưng họ đã không bỏ cuộc vì họ không muốn phó mặc cho số phận đẩy đưa vào bước đường cùng. Điển hình là những người mẹ, người cha trong cuộc sống. Có những bóng hình của người mẹ phải còng lưng để đi bán hàng rong nuôi con đi học. Những người cha phải đi xa ngoài biển khơi nguy hiểm để kiếm tiền nuôi gia đình. Chắc rằng mỗi một công việc của mẹ hoặc là cha của chúng ta đều có những khó khăn riêng. Thế nhưng học không bao giờ nản lòng. Luôn luôn biết vùng lên đấu tranh với số phận, khó khăn gian nan của mình. Đấy là ý chí kiên cường và nghị lực phi thường khiến cho giông tố đôi khi cũng phải chào thua và nhường bước cho họ đi. Song song cùng đó có những con người mang cho mình bệnh tật. Thế mà học vẫn sống vui vẻ, đối mặt với bất hạnh của mình đấy thôi! Còn chúng ta tại sao lại không được như họ nhỉ? Có phải chăng chúng ta rất hèn nhát và sợ sệt. Đôi khi đi trên đường ta bắt gặp nhiều con người ăn xin. Dù họ có tay chân làm việc nhưng họ trốn tránh chỉ biết nhờ người qua đường cho họ. Những ngời như thế rất đáng để lên án. Gần gũi nhất trong cuộc sống quanh ta là các bạn học sinh. Chỉ gặp chút khó khăn trong cuộc sống luôn sợ sệt, lười biếng trốn tránh, không biết vượt qua. Nhưng bên cạnh những bạn như thế ta lại thấy được những bạn học sinh biết vượt qua khó khăn mặc dù nghèo đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

Mỗi một con người chúng ta nếu muốn có được món quà tuyệt vời của thượng đế ban tặng, chúng ta phải cố gắng vươn lên trong cuộc sống bằng chính sức lực của mình.

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Trong xã hội hiện nay thật đáng chê trách những con người không biết vươn lên, chỉ biết dựa dẫm vào người khác, đôi khi còn ảnh hưởng đến những người xung quanh phải bận tâm. Chúng ta đừng làm như thế bạn nhé! Con người ai cũng phải trải qua những năm tháng khó khăn, thử thách nhưng dù vậy thì sao? Chúng ta phải biết vươn lên, đối mặt với kẻ thù ấy. Như thế chúng ta mới trưởng thành, mới rèn luyện được ý chí và bản thân chúng ta và dẫn đến con đường thành công.

Đừng bao giờ để bóng tối bao trùm lấy bạn. Giống như câu nói của Đặng Thùy Trâm nhắn nhủ chúng ta như một bài học về cuộc sống sâu sắc và triết lí. Chúng ta nên hiểu rằng, chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. Cúi đầu trước giông tố có nghĩa bạn là kẻ thua cuộc và vô dụng.

Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ngắn gọn

Bài làm số 1

Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tố chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tố' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.

Không cúi đầu trước giông tố” là không dậm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía: trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì để cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đối mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sống, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cố gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muốn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và đặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói của Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy, rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.

Bài làm số 2

Cuộc sống là một chuỗi những ngày buồn vui, hạnh phúc và cả khổ đau bởi những cơn “giông tố” cuộc đời mang đến. Trong hoàn cảnh khổ đau, bất hạnh, có người sẽ mạnh mẽ vượt qua nhưng cũng có những người chùn bước, không dám bước qua những cơn giông tố trong đời. Vượt qua được những cơn giông sẽ giúp con người rèn được ý chí, tu dưỡng được những giá trị đạo đức, tinh thần của bản thân, như nữ liệt sĩ – bác sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm đã tự nhủ và luôn sống với lí tưởng, niềm tin của mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố.

Câu nói ngắn gọn nhưng hàm súc và có giá trị hết sức cao cả. Trong đời ai mà không đôi lần trải qua “giông tố”, đó có thể là một lần trượt mất danh hiệu học sinh giỏi của một học sinh ưu tú nhiều năm liền, hay một lần bị mất việc của một nhân viên, một lần phá sản của một công ti mới thành lập… Có người trải qua chỉ một lần, cũng có người bị “vận đen” đeo đuổi suốt một thời gian dài. Nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm cũng từng trải qua giông tố, không chỉ một lần mà là rất nhiều lần trong cả cuộc đời đấu tranh của mình. Nhưng chị đã tự nhủ với bản thân mình rằng “đời phải trải qua giông tố” tức là đã chấp nhận và đối mặt với nó, xem như một lẽ hiển nhiên mà bất cứ ai cũng đều gặp phải trong đời, và chọn cách vượt qua chứ không cúi đầu.

Để vượt qua những khó khăn, va vấp, bão táp trong cuộc đời, mỗi người đều phải tự trang bị cho mình một bản lĩnh nhất định. Có được bản lĩnh, chúng ta sẽ dễ dàng thích nghi được với thực tế khắc nghiệt trong cuộc sống, thậm chí là vượt qua chúng một cách đầy vẻ vang. Khi ấy, chúng ta cảm thấy mình thêm mạnh mẽ, bản lĩnh lại dày thêm sẵn sàng cho những cơn giông khác sẽ kéo đến. Nói như thế không phải là cuộc đời luôn mang lại màu sắc u ám và những buồn đau. Cũng có lúc cuộc đời nở hoa, nhưng dưới sắc hồng rực rỡ có thể ẩn chứa những gai nhọn âm thầm cứa vào da thịt ta nếu không sẵn sàng đối mặt và chịu đựng.

Trước khi thành công với những phát minh vĩ đại của mình, nhà bác học người Mĩ, Thomas Ê-đi-xơn đã thất bại đến 1000 lần thí nghiệm. Nhưng Ê-đi-xơn đã vượt qua cơn giông của sự thất bại bằng bản lĩnh phi thường, sự kiên trì nhẫn nại để rồi sau này cả thế giới tôn vinh. Chúng ta biết Nhật Bản – đất nước hoa Anh Đào xinh đẹp cùng với những con người sống văn minh và một tinh thần thép để vượt qua những thảm họa liên tiếp xảy ra. Người Nhật đã luôn hướng về phía mặt trời, sẵn sàng đương đầu với “giông tố” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Nước Việt Nam chúng ta có được sự phồn vinh, tươi đẹp như ngày hôm nay đã phải trải qua những đêm dài sống trong sự kìm kẹp, những cơn “mưa bom”, “bão đạn” mà giặc thù rải xuống. Đặng Thùy Trâm cùng với những người đồng đội của chị đã cống hiến một thời thanh xuân của mình để đưa đất nước đến ngày vinh quang. Chị và biết bao nhiêu thế hệ người dân Việt Nam đã chứng tỏ sự kiên cường, bất khuất và tinh thần “không cúi đầu trước giông tố”. Lí tưởng sống sâu sắc, cao đẹp đó của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm như một sự nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía dành cho những người yêu nước lúc ấy và cho thế hệ thanh niên hôm nay. Chúng ta ghi nhớ lí tưởng cao đẹp ấy để thêm vững bước hơn trên con đường chông gai đi đến tương lai.

“Đời phải trải qua giông tố” và con người có ý chí sẽ tự ghi nhớ “chớ cúi đầu trước giông tố”, nhưng những người yếu đuối, không có bản lĩnh và ý chí sẽ rụt rè, sợ sệt và luôn dậm chân tại chỗ. Xã hội, cuộc sống ngày càng hiện đại nên con người cũng phải tiến lên, làm quen với cuộc sống mới để hòa nhập với cộng đồng. Nếu vì sợ mà không dám thử thách, nhìn thấy người khác thất bại mà e dè, chắc chắn là bạn sẽ tụt lại phía sau, bị những nỗi sợ hãi chặn đường không cho cất bước.

Cuộc sống chứa đầy những thử thách để chúng ta khám phá và tự hoàn thiện bản thân mình. Thử thách ấy nhỏ thì cũng chỉ là cơn gió xoáy hay mạnh, lớn hơn thì như một cơn giông tố. Hãy chọn cách đối đầu chứ đừng bao giờ cúi đầu bạn nhé!

Bài làm số 3

Cuộc sống là một cuộc hành trình dài vô tận đời gian khó con người sinh ra như để thử thách với cuộc đời. Đứng trước khó khăn bạn sẽ làm gì? Cúi đầu chấp nhận thất bại hay sẽ mạnh mẽ đương đầu với nó để giành lấy sự chiến thắng. Riêng tôi tôi sẽ trả lời các bạn qua câu nói nổi tiếng trong “nhật ký Đặng Thùy Trâm”. “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều bí ẩn con người luôn phải đối diện với những khó khăn, thử thách, sóng gió của cuộc đời. Muốn tồn tại con người cần phải có đủ bản lĩnh để vượt qua bởi “đời phải trải qua giông tố, nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Những giông tố của cuộc đời như để đánh thức con người. Bởi chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh thép cứng rắn. Khó khăn thử thách chính là cơ hội để con người thể hiện bản thân. Hãy biến khó khăn thành cơ hội để chiến thắng. Nhờ vào khó khăn mà con người trở thành những tượng đài vĩnh cửu là cột hướng dẫn cho kẻ khác. Trái với những con người tự tin đầy bản lĩnh, là những người “cúi đầu trước giông tố”. Tức là luôn lo sợ, hèn nhát, chấp nhận thất bại. Đó là những con người thiếu tự tin, bản lĩnh. Như vậy Đứng trước khó khăn chúng ta hãy luôn kiên cường mạnh mẽ để vượt qua chứ đừng nên lo lắng, cúi đầu chấp nhận nó.

Cuộc sống là một khái niệm nào đó phức tạp, thậm chí rối rắm, nhiều thách thức. Vậy nên ta cần phải có sự lựa chọn đúng đắn. Vì sao ta lại phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố? bởi cuộc sống không bao giờ tránh được những khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả trong tích tắc. Vì vậy! Con người cần phải có một tâm thế chủ động, nghị lực, sự tự tin, mạnh mẽ để chiến đấu. Nếu không đối đầu với những thử thách con người sẽ không thể tồn tại được. Nhờ vào khó khăn giông tố mà con người lớn lên trưởng thành và mạnh mẽ hơn, cứng rắn trước những sóng gió của cuộc đời. Khó khăn là cơ hội để rèn luyện, tạo nên sức mạnh cho con người. Không có đường nào trải đầy hoa hồng cho chúng ta đi, vì vậy phải tự mình nỗ lực cố gắng để chạm đến thành công. Không chiến thắng nào đến với ta một cách dễ dàng mà tự mình phải nắm bắt lấy. Gặp khó khăn không hề chùn bước đó là biểu hiện của một con người bản lĩnh, nghị lực. Tại sao lại không được cúi đầu trước giông tố? bởi từ khi sinh ra con người như để thử thách với cuộc đời, với số phận. Cúi đầu trước giông tố là biểu hiện của sự hèn nhát, nhu nhược. Con người phải hiên ngang đánh đổ khó khăn, đạp đổ thách thức mới có thể tồn tại trong cái xã hội này được. Hèn nhát, chấp nhận thất bại là thái độ sống tiêu cực, không bao giờ được dư luận, xã hội đồng tình. Đường đi khó khăn không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông. Đôi khi chúng ta cần chí mạo hiểm để vượt qua khó khăn. Nhiều người chọn cách bỏ cuộc, chịu thất bại, đó thật sự là những hành động ngu ngốc, như thế khó khăn chỉ càng thêm khó khăn. Mọi thứ rồi sẽ được giải quyết Nếu chúng ta mạnh mẽ, đủ bản lĩnh để vượt qua.

Khó khăn là cơ hội cho những con người thực sự. Nhờ vào nó mà ta trở nên cứng rắn hơn, trưởng thành hơn, không vinh quang nào đến một cách dễ dàng. Những con người biết biến khó khăn thành cơ hội là những tượng đài bất diệt. Con người khi chết đi để lại những dấu chân trên mặt cát, thời gian để lại cho đời tiếng ca, những âm thanh trong trẻo. Con người phải vượt qua khó khăn để cảm nhận những dư vị ngọt ngào của cuộc sống. Thử hỏi không có thách thức thì cuộc sống sẽ ra sao? Nó sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo, con đường ta đi sẽ quá dễ dàng. Và như thế ta sẽ không quý trọng. Thành công phải do chính con người tạo ra mới có vinh quang và bền vững. Hãy sống và làm việc để vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao của nhân loại.

Câu nói trên là một quan niệm đúng đắn, một thái độ sống tích cực mà con người nhất là lứa tuổi thanh niên chúng ta cần phải làm theo. Để vượt qua giông tố, con người cần phải đủ tự tin, bản lĩnh. Ngoài ra còn phải trang bị thêm đức tính kiên trì, nhẫn nại, thật bình tĩnh để giải quyết khó khăn. Hèn nhát, lo sợ thì sẽ không bao giờ chiến thắng được bản thân, yếu tố quan trọng để quyết định lòng dũng cảm không phải là dám chết, mà là dám sống. Sống để tồn tại, sống để vươn tới những tầm cao của nhân loại.

Một lần nữa tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng, hãy mạnh mẽ đứng đầu trước khó khăn, đừng nên hèn nhát, nhu nhược với những lo lắng, tủn mủn. Đó là thái độ sống mà giới trẻ chúng ta cần phải có, hãy tự tin bản thân lên nhé, khi đó bạn sẽ đẹp hơn trong mắt mọi người đấy.

Bài làm số 4

Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.

Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.

Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại. Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.

Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.

Bài làm số 5

Cuộc sống luôn có nhiều khó khăn, thử thách để con người tôi luyện ý chí, bản lĩnh cho riêng mình. Có ý kiến cho rằng: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Ý kiến này hoàn toàn đúng đắn và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Giông tố trong câu nói trên được hiểu là những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống mà chúng ta ai cũng gặp phải. Còn cúi đầu mang nghĩa đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại. Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố và lạc quan, mạnh mẽ bước qua những thử thách đó để đến với thành công, đến với quả ngọt, mọi sự cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng.

Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách đón chờ chúng ta, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,… Ta phải trải qua giông tố đó mới có thể trưởng thành, vững vàng về mọi mặt và có kinh nghiệm kinh nghiệm sống cho chính mình.

Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh. Để làm được điều đó, chúng ta cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức qua quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người có lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Lại có những người sống ích kỷ, dựa dẫm vào người khác mà không biết vươn lên, hoàn thiện chính mình để tạo ra những giá trị tốt đẹp,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi cách sống của bản thân. Cuộc đời luôn có những sóng gió ta khó lòng lường trước được, trước sóng gió đó, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình, tôi luyện cho bản thân ý chí, nghị lực để đi đến đích nhanh nhất.

Sẽ thật vẻ vang và thanh thản nếu sau này ta nhìn lại thấy được những giá trị tốt đẹp mà mình đã cống hiến, những đức tính mà mình đã rèn luyện được. Đừng lãng phí thời gian, hãy nỗ lực hơn từng ngày để có được những giá trị tốt đẹp nhất vì bạn xứng đáng nếu bạn cố gắng từng ngày.

Bài làm số 6

Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, bạn đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai. Với ý nghĩa đó, câu nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ” (Đặng Thuỳ Trâm) thực sự đã mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa.

Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến với chúng ta trong cuộc sống. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh. Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.

Bạn thấy đấy, xung quanh chúng ta, cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. Khi gặp khó khăn trở ngại, bạn hãy tự vươn lên bằng chính niềm tin của mình. Thất bại là mẹ thành công, thất bại là môi trường tôi luyện ý chí của con người như Bác Hồ đã từng nói “Gian nan rèn luyện mới thành công” hoặc “không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.

Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền.

Cuộc đời vốn nhiều thử thách, chông gai, chúng ta phải luôn tìm cách vượt qua, chứ đừng thấy cái khó khăn trước mắt thì bỏ cuộc. Câu răn đầu tiên của Đức Phật trong 14 điều răn: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, con người có thể làm được tất cả, chỉ cần lòng người có ý chí quyết tâm, có nghị lực kiên cường thì không gì có thể ngăn cản được họ. Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì.

Xung quanh ta đã có rất nhiều người vượt qua được những khó khăn trong cuộc đời tưởng chừng như là không thể vượt qua được như thầy Nguyễn Ngọc Ký, “vẽ cuộc đời từ chính đôi chân”, cho dù đã bị liệt hai tay nhưng thầy đã dùng chân của mình để viết và giờ thầy đã là một người thầy giáo được nhiều người biết đến và khâm phục. Bill Gates từng bỏ dở giấc mơ đại học và thành lập công ty, nhiều lần thất bại nhưng không nản, cuối cùng trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft. Chung Ju Yung, trước khi là chủ tịch tập đoàn Hyundai hàn quốc từng là một nông dân, rồi công nhân của một kho gạo ở Seoul. Đó chính là những tấm gương vượt khó thành tài đáng khâm phục.

Ngược lại, lại có những con người chỉ vì cái nghèo khó mà đã làm những việc trái với pháp luật đạo lý con người, họ đi cướp bóc, trấn lột để kiếm cái ăn cho mình mà không nghĩ gì đến sự mất mát của người khác. Vì vậy, ngay từ trong ghế nhà trường, chúng ta cần phải rèn luyện ý chí bền bỉ, phải noi theo những gương sáng trong cuộc sống, trong học tập, cần học thật tốt để vững vàng cho mình hành trang vào đời thêm vững bước. Trong xã hội, chúng ta nên san sẻ với những người còn khó khăn, thiếu thốn để giúp họ vượt lên chính mình.

Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên.

Bài làm số 7

Cuộc đời mỗi con người đều có những thăng trầm biến động, chẳng có con đường nào đi đến thành công mà bằng phẳng và trải sẵn hoa hồng. Có trải qua khó khăn, thử thách và biến cố của cuộc đời, con người ta mới thấu hiểu và ngộ ra nhiều thứ, trong cuốn nhật ký của nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm có câu "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Câu nói mang ý nghĩa nhắc nhở con người ta hãy ngẩng cao đầu, đấu tranh hết mình với bão giông cuộc đời.

Nếu những cơn bão, lốc xoáy và giông tố là những mối nguy hiểm về thời tiết đối với con người thì giông tố cuộc đời chính là những khó khăn, thử thách gian nan và biến cố lớn xảy ra trong cuộc sống. Thời tiết không thể mãi một mùa, không thể cứ nhẹ nhàng, dễ chịu cũng như cuộc đời con người không thể cứ yên ổn, phẳng lặng mà luôn thăng trầm ẩn chứa nhiều sự biến hóa khôn lường. Hành động "cúi đầu" thể hiện sự đầu hàng, chấp nhận, không dám đối diện, né tránh, dừng bước hoặc lùi bước. Cúi đầu trước giông bão cuộc đời chính là đầu hàng trước khó khăn, lùi bước và không dám đương đầu với thử thách.

Câu nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" vừa khẳng định ý nghĩa của những giông tố xuất hiện trong cuộc đời, vừa khuyên răn con người ta phải mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn và giải quyết khó khăn trong cuộc sống của mình. Cuộc đời muôn màu muôn vẻ, ngày hôm nay bình yên nhưng ngày mai liệu có còn "biển yên sóng lặng" hay "bão giông cuồn cuộn", chẳng ai biết trước được và cũng chẳng có ai tránh khỏi được bão giông cuộc đời. Giông tố cuộc đời có thể xuất hiện trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời và ở bất cứ đâu trong cuộc sống của bạn. Có thể là thất bại trong công việc, học tập, mất đi niềm tin, gặp nhiều khó khăn trong công việc hay những nỗi đau thương mất mát... Tất cả đều có thể diễn ra trong cuộc đời của bạn, và cuộc đời phải có những giông tố đó mới "đủ vị".

Dù cuộc đời có thử thách bạn đến đâu, bạn cũng phải kiên cường ngẩng cao đầu chấp nhận và nỗ lực hết mình khắc phục, vượt qua thử thách. Để cho bản thân trải qua sương gió của phong ba bão tố cuộc đời mới thực sự có được sự trưởng thành và vững vàng ý chí, khi ấy đứng trước cuộc đời bản thân mới có năng lực, dày dạn kinh nghiệm và giàu sự trải đời. Đó là những bài học đường đời vô giá mà không có cách nào chúng ta mua được nếu chúng ta không đối đầu, nếu cứ mãi lùi bước, không chấp nhận khó khăn thử thách bạn sẽ mãi yếu đuối, "mỏng manh dễ vỡ", dễ bị quật ngã trước giông tố cuộc đời. Để có thể đối đầu trước giông tố tuy không dễ dàng gì, có thể phải đánh đổi đi nhiều thứ, nhưng không vì thế mà chúng ta lùi bước, càng phải trả giá cho giông tố bao nhiêu ta càng nhận được giá trị gấp đôi cái giá đã trả. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải rèn luyện bản lĩnh, nghị lực của mình bao gồm cả tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm. Trước khó khăn không nên né tránh, nao núng mà phải quyết tâm vượt lên hoàn cảnh của chính mình, dựa vào khả năng của chính mình chứ không phải dựa dẫm, ỷ lại, núp dưới bóng người khác.

Quả thực câu nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" muôn đời vẫn chính xác, có thất bại mới có thành công và có đương đầu, đối diện và khắc phục thất bại mới mang lại những điều kiện cần và đủ để tạo dựng nên thành công. Muốn tô đẹp cho thành công của mình càng rực rỡ thì càng phải để bản thân trải qua nhiều giông tố cuộc đời, rèn luyện được bản lĩnh đương đầu khó khăn thì cái đích nào ta cũng có thể vươn đến.

Bài làm số 8

Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều kì diệu, mà đôi khi ta phải đánh đổi bằng chính bản thân mình, dám vượt qua những thử thách khó khăn, dũng cảm đối mặt để dành lại thành công cho chính mình. Đọc xong câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, ta càng thêm cảm phục với câu nói của chị: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố.”

Cuộc sống là một chuỗi những bộn bề lo toan và suy tính. Hôm nay có thể là thành công may mắn, nhưng chắc gì ngày mai niềm vui ấy sẽ còn mãi như vậy. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm, bằng chính sự trải nghiệm của mình trong cuộc sống chiến tranh, đã cho ta thấy tầm quan trọng của lòng dũng cảm, dám vượt qua thử thách cuộc đời.

Câu nói ngắn gọn, nhưng nếu hiểu kĩ sẽ mang nhiều thông điệp ý nghĩa. Từ “đời” được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, ở đây chỉ cuộc đời rộng lớn nói chung, và cũng để ám chỉ cuộc sống của riêng mỗi người. Đời người phải trải qua “giông tố” nhưng không được cúi đầu trước nó. Giông tố vừa mang ý nghĩa của hình ảnh của hiện tượng thiên nhiên dữ dội, vừa để chỉ những hoàn cảnh thử thách, những đau thương mất mát, những khó khăn thách thức nghiệt ngã trong cuộc sống mỗi con người, nếu hiểu rộng ra, đó còn để chỉ cuộc sống chung của cộng đồng, sự sống của dân tộc, nhân loại. Câu nói càng nhấn mạnh hơn, khi sử dụng hai từ “cúi đầu”, cuộc sống dù có phải trải qua muôn trùng khó khăn, thách thức, nhưng chúng ta tuyệt nhiên không được giữ thái độ hèn nhát, sự cam chịu, khuất phục trước thử thách ấy. Một câu nói không chỉ mang nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc, mà còn nổi bật được khí thế, tâm thế của một người con gái gan dạ, quả cảm. Câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, suy cho cùng muốn nhấn mạnh tới cuộc đời con người có thể trải qua nhiều gian nan nhưng con người không được đầu hàng, khuất phục trước thử thách. Con người cần tập cho mình một bản lĩnh sống, có như vậy chúng ta mới có thể đạt được thành công, một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa.

Cuộc sống con người là như vậy, không phải nơi đâu cũng trải đầy hoa hồng, mà luôn có những thách thức vây hãm xung quanh. Cuộc sống dạy cho ta bài học trưởng thành, và chỉ khi nào ta dám dũng cảm đối mặt với khó khăn, ta mới có thể trưởng thành và thành công như mình mong đợi. Qua đó, dạy cho ta một bài học sống, phải tập cách vượt lên trên chính mình, sống có lý tưởng khát vọng hoài bão. Phê phán những ai có thái độ sống ươn hèn, thụ động, thiếu bản lĩnh và không có ý chí .

Đặng Thùy Trâm là một bác sĩ giỏi thời chiến, câu nói của chị vì thế càng mang nhiều tầm vóc lớn của một nhân cách cao đẹp. Qua đó vừa dạy cho ta bài học nhận thức, vừa giúp ta hiểu được cuộc sống của một thế hệ đã dũng cảm vượt qua bom đạn chiến đấu giữa sự sống và cái chết. Càng cho ta thêm nghị lực và quyết tâm đem lại cuộc sống tươi đẹp cho đất nước, tiếp bước cha anh.

Bài làm số 9

Cuộc đời của mỗi con người không phải ai cũng thuận buồm xuôi gió để bước đến thành công bởi trên con đường đó còn chứa rất nhiều những chông gai và thử thách. Thế nhưng điều quan trọng nhất là việc bạn vượt qua nó để hướng tới thành công như thế nào mà thôi. Trong quyển nhật kí Đặng Thùy Trâm chị từng viết : “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Nó như một lời đúc kết sâu sắc trong những năm tháng vô cùng cực khổ của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, để lại cho thế hệ sau những trăn trở lớn.

Cuộc sống của mỗi người không lúc nào là êm xuôi và bằng phẳng. Cũng như một nhà văn nào đó từng nói rằng “Con đường thành công không phải là con đường trải đầy hoa hồng”. Nếu nó quá bình dị thì sẽ chẳng ai biết được cảm giác của chiến thắng lại ngọt ngào và hạnh phúc đến thế. Để hiểu câu nói của Đặng Thùy Trâm trước hết ta cần phải hiểu thế nào là giông tố. “Giông tố” ở đây chính là những diễn biến thất thường của thời tiết, nó mang đến cho con người rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt. Thế nhưng đặt trong câu nói này giông tố còn được hiểu chính là những thử thách, những biến cố của cuộc sống mà con người sẽ gặp phải trong cuộc đời. “Cúi đầu” tức là việc con người phải thất bại trước nó, và gục ngã trước số phận. Câu nói của Đặng Thùy Trâm có ý nghĩa đó là Cuộc sống của mỗi người sẽ trải qua rất nhiều những khó khăn vất vả nhưng đừng bao giờ chúng ta chịu gục ngã trước nó, hãy đứng dậy và vươn mình bước tiếp về phía trước.

Bất kể chúng ta là ai, bất kể chúng ta đứng trên đỉnh vinh quang nào thì tôi dám cá rằng để chạm tay vào ánh hào quang chúng ta đã phải nỗ lực vượt qua một chặng đường rất dài và gian truân. Vinh quang mà chúng ta đạt được ngày hôm nay không chỉ có những giọt mồ hôi mà còn có cả máu và nước mắt của cá nhân và đồng đội mình. Trên thực tế cuộc sống, sẽ chẳng có gì dễ dàng đạt được nếu con người không chịu đánh đổi.

Thực tế lịch sử cho chúng ta một bài học đầy sâu sắc. Dân tộc ta đã trải qua chiều dài bốn ngàn năm lịch sử trong bốn ngàn năm đó chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu giông tố. Đó là những cuộc xâm chiếm của giặc ngoại xâm của bè lũ bán nước và cướp nước. Thế nhưng cho đến ngày hôm nay khi chúng ta được hít thở một bầu không khí xã hội chủ nghĩa, đất nước không một bóng quân thù ta mới hiểu được giá trị của hai từ hạnh phúc. Đó chính là những năm tháng gian khổ cần lao của những người anh hùng như chị Đặng Thùy Trâm như là anh Nguyễn Văn Thạc cùng với rất nhiều những con người thầm lặng nữa. Và nếu như chúng ta cúi đầu trước những giông tố ấy liệu có được độc lập dân tộc hôm nay?

Trong thực tế đời sống mỗi người ai cũng sẽ phải trải qua những giông tố những khó khăn của cuộc sống. Đơn giản là những thất bại trong việc giải một bài toán, một bài văn là những lần khảo sát điểm thấp thế nhưng điều quan trọng nhất sau đó không phải là điểm số. Mà là chúng ta đã vượt qua nó như thế nào. Đứng lên ra sao và gặt hái thành quả như thế nào. Sẽ chẳng ai quan tâm đến việc chúng ta thất bại cả họ chỉ nhìn vào những gì mà con người đạt được mà thôi. Và nếu bạn không thể vượt lên chính mình thì có nghĩa là bạn đã hoàn toàn thua cuộc.

Có ai đó đã từng nói rằng chiến thắng ngọt ngào nhất không phải là khi ta đánh bại kẻ thù nào mà là ta đã chiến thắng chính bản thân mình. Có lẽ trong cuộc đời mỗi người bạn sẽ vấp phải khó khăn thử thách không chỉ là một lần thậm chí là rất nhiều lần. Nếu bạn chỉ biết ngủ vùi trong thất bại thì có nghĩa là bạn đang tự giam cầm chính cuộc đời mình. Chúng ta chỉ được phép đứng dậy và vượt qua nó một cách mạnh mẽ và bản lĩnh nhất. Như giáo sư Ngô Bảo Châu đã chiến thắng chính mình bằng niềm đam mê toán học, như nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven đã vượt lên hoàn cảnh bằng nghị lực phi thường và rất nhiều những tấm gương sáng ngời cho chúng ta noi theo. Họ đã thất bại nhưng thất bại đó chính là bàn đạp để họ gặt hái được thành công một cách vang dội hơn.

Câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm chứa đựng trong đó là rất nhiều suy ngẫm sâu sắc. Nhắc nhở những thế hệ đi sau hãy vững vàng tư tưởng để vươn đến những thành công. Chúng ta hãy tiếp bước những thế hệ đi trước để xây dựng đất nước ngày một văn minh và giàu đẹp hơn.

Bài làm số 10

Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, con người cần biết vượt qua, kiến kiếng đứng vững mới có thể tồn tại được. Không lùi bước, không khuất phục, dám chấp nhận thử thách, dám kiên cường đối đầu với khó khăn là phẩm chất cần có của con người. Như Đặng Thùy Trâm từng nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Trước hết cần hiểu câu nói có ý nghĩa là gì? “Giông tố” là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm, trong câu nói của Đặng Thùy Trâm, nó biểu tượng cho những khó khăn, thử thách có thể xảy ra với cuộc sống của con người. Còn “Cúi đầu” ám chỉ hành động chấp nhận, đầu hàng trước khó khăn, trước số phận. Cả câu nói của Đặng Thùy Trâm có ý nghĩa khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước khó khăn, thử thách của cuộc đời. mỗi người cần trải qua khó khăn như một lẽ tự nhiên của cuộc sống.

Quả đúng như vậy, cuộc đời là một chuỗi những khó khăn, thăng trầm. Để có được thành công không ai là không cần vượt qua những khó khăn ấy. Thất bại luôn đi kèm với thành công, sau khổ dau là những hạnh phúc. Nếu cuộc đời quá bình lặng chúng ta cũng không cảm nhận hết ý nghĩa của thành công. Để vượt qua giông tố không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên mỗi người cần dũng cảm đối mặt, không được chấp nhận thất bại, không né tránh vấn đề. Không chỉ có vậy, mỗi người cần có kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm cùng ý chí, nghị lực.

Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều những tấm gương biết cách thích nghi, vượt qua “giông tố” cuộc đời để vươn tới niềm vui hạnh phúc, thành công. Đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, cuộc đời đã không ban cho thầy đôi tay nhưng nhờ thái độ sống tích cực, ý chí, nghị lực phi thường thầy đã học làm mọi thứ bằng đôi chân. Lúc đầu tuy có nhiều đau đớn nhưng thầy cũng vượt qua. Thậm chí vì muốn tìm đến nguồn sáng của tri thức và muốn truyền dạy tri thức thầy còn học viết bằng chân, từ đó trở thành thầy giáo ưu tú, mẫu mực. Hay như Bác Hồ, Bác đã trải qua bao khó khăn hiểm nguy trên con đường tìm ra ánh sáng chân lí, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Bằng ý chí nghị lực phi thường, bằng tình yêu và lòng quả cảm cùng tài năng vượt trội, Bác đã thành công trên con đường ấy, Bác đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giả sử nếu thầy Nguyễn Ngọc Kí hay Bác Hồ không có đủ dũng khí, sức mạnh và lòng tin, để vượt qua nghịch cảnh, liệu chúng ta có thể có được một thầy giáo ưu tú, một con người vĩ đại như Bác khiến cả thế giới nể phục hay không?

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có một số người sống lay lắt, thiếu nghị lực, đứng trước một chút ít khó khăn đã nản lòng, chán nản và đổ lỗi cho số phận… Có một số người khác lại sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác. Có khó khăn là nhờ mọi người giúp đỡ, còn mình thì không làm gì cả. Nếu không được giúp đỡ sinh ra oán hận, chán ghét. Cách sống đó thực sự không tốt, các bạn cần thay đổi để hướng tới lối sống tích cực, đáng nể phục hơn.

Như vậy, muốn thành công con người phải biết cách đương đầu với sóng gió, có bản lĩnh để vượt lên sóng gió. Bản thân tôi cũng có những giây phút chán nản, thiếu sự kiên trì trước mỗi bài toán khó. Hay khi gặp khó khăn tôi chỉ biết than thân trách phận. Đó là những lúc tôi thực sự yếu đuối, hèn nhát. Tôi nhận thấy, gian nan chính là môi trường tốt để thử thách con người. Nếu có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn thì thành công sẽ đến với chúng ta sớm hơn.

Tóm lại, ý kiến của Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” thực sự là bài học ý nghĩa, giản dị mà sâu sắc. Đây là chân lí mà cũng là bài học bổ ích chúng ta có thể coi đó làm phương châm sống và hành động của mình.

Bài làm số 11

Cuộc đời vốn đầy rẫy những khó khăn, thử thách ngăn cản, làm chùn bước chân của ta trên hành trình đến với những mục tiêu, thành công và hạnh phúc. Những giông tố là phần tất yếu của cuộc đời, nó là những thử thách xong cũng là phép thử cho sự quyết tâm và cố gắng của mỗi người, bởi vậy chúng ta có thể gặp muôn vàn những khó khăn, thử thách nhưng đừng bao giờ vì những chướng ngại ấy mà từ bỏ mục tiêu ban đầu của mình. Bàn về vấn đề này, Đặng Thùy Trâm trong nhật kí của mình đã viết “ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

“Giông tố” là một hiện tự nhiên chỉ gió to, mưa lớn nhưng trong câu nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” của Đặng Thùy Trâm nó lại được sử dụng như một ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách dữ dội có thể xảy ra trong cuộc sống của con người. “Cúi đầu” là hành động chấp nhận thất bại. Câu nói của Đặng Thùy Trâm đã khẳng định: cuộc đời dẫu nhiều khó khăn, nghịch cảnh ấy có thể khiến chúng ta chùn bước nhưng không vì vậy mà chúng ta cúi đầu, chấp nhận thất bại trước chúng.

Cuộc sống không phải là hành lang thẳng tắp mà rất nhiều ngã rẽ bất ngờ mà con người không thể lường hết được. Trong hành trình tìm kiếm thành công, hạnh phúc, con người có thể gặp những thuận lợi nhưng cũng sẽ nếm trải không ít khó khăn, thất bại. Để vượt qua được những thách thức ấy không phải điều dễ dàng, chúng ta phải học cách chấp nhận nó, khi biết chấp nhận và nỗ lực, quyết tâm vượt qua chúng ta sẽ chinh phục nó bằng chính nghị lực và bản lĩnh của mình.

Cuộc sống xung quanh ta có rất nhiều tấm gương nghị lực dám đương đầu với nghịch cảnh khốc liệt để chinh phục những mục tiêu, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay nhưng bằng khát vọng, nghị lực mạnh mẽ của mình thầy đã trở thành người thầy giáo đáng kính được nhiều thế hệ học trò yêu quý, hay Nick Vujicic thiếu cả hai chân, hai tay nhưng vượt lên tất cả, ông đã trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho hàng triệu người trên thế giới.

Không ai muốn đối diện với những khó khăn, thách thức thế nhưng nó vẫn xảy ra trong cuộc sống như một quy luật tất yếu. Đã không thể loại bỏ khỏi cuộc sống thì chúng ta hãy học cách đối diện và chinh phục nó. Những gian nan ngày hôm nay sẽ làm cho thành quả ngày mai của chúng ta thêm ý nghĩa, giá trị hơn.

Thử thách, giông tố là môi trường tốt nhất để con người trưởng thành, vững vàng cuộc sống. Vượt qua những thử thách chúng ta sẽ chạm tay vào những ước mơ của mình. Hãy dũng cảm đối diện và biến những khó khăn thành bước đà để chúng ta vươn lên gặt hái thành công các bạn nhé!

Bài làm mẫu 12

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Tuy nhiên chúng ta muốn đến được thành công thì phải trải qua những khó khăn, giông tố ấy, đúng như ý nghĩa câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Câu nói khuyên nhủ con người cần có một bản lĩnh sống để đối mặt với những khó khăn, thử thách. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải.

Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán.

Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố đầy đủ

Bài làm số 1

Cuộc sống luôn có nhiều khó khăn, thử thách để con người tôi luyện ý chí, bản lĩnh cho riêng mình. Có ý kiến cho rằng: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Ý kiến này hoàn toàn đúng đắn và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Giông tố trong câu nói trên được hiểu là những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống mà chúng ta ai cũng gặp phải. Còn cúi đầu mang nghĩa đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại. Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố và lạc quan, mạnh mẽ bước qua những thử thách đó để đến với thành công, đến với quả ngọt, mọi sự cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng.

Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách đón chờ chúng ta, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,… Ta phải trải qua giông tố đó mới có thể trưởng thành, vững vàng về mọi mặt và có kinh nghiệm kinh nghiệm sống cho chính mình. Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh. Để làm được điều đó, chúng ta cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức qua quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người có lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Lại có những người sống ích kỷ, dựa dẫm vào người khác mà không biết vươn lên, hoàn thiện chính mình để tạo ra những giá trị tốt đẹp,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi cách sống của bản thân.

Cuộc đời luôn có những sóng gió ta khó lòng lường trước được, trước sóng gió đó, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình, tôi luyện cho bản thân ý chí, nghị lực để đi đến đích nhanh nhất.

Sẽ thật vẻ vang và thanh thản nếu sau này ta nhìn lại thấy được những giá trị tốt đẹp mà mình đã cống hiến, những đức tính mà mình đã rèn luyện được. Đừng lãng phí thời gian, hãy nỗ lực hơn từng ngày để có được những giá trị tốt đẹp nhất vì bạn xứng đáng nếu bạn cố gắng từng ngày.

Bài làm số 2

Có bao giờ bạn nghĩ xem sự sống tồn tại như thế nào? Phải chăng sự sống chỉ có ở những nơi trù phú, tươi đẹp? Vậy bạn nghĩ gì khi thấy những loài cây vẫn vươn lên trong cái khắc nghiệt của sa mạc; khi biết có những vi sinh vật vẫn tồn tại từ vùng cực băng giá đến miệng núi lửa lên tới vài ngàn độ?

Sự sống là cả quá trình đào thải và thích nghi. Tự nhiên luôn có sự biến đổi, chỉ những sinh vật có khả năng thích nghi cao mới có thể tồn tại được. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy.

Không chỉ có những thành công, có những tiếng cười mà xen lẫn vào đó là những khó khăn, thử thách, những giọt nước mắt của sự mất mát. Điều quan trọng là chúng ta đối diện với nó như thế nào.Với ý nghĩa đó, trong cuốn nhật kí của mình, Đặng Thùy Trâm đã từng viết “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Theo cách nghĩ mộc mạc nhất, giông tố chỉ là một hiện tượng tự nhiên, là những cơn gió, cơn bão sẽ hủy đi những cánh đồng lúa, những ngôi nhà, những công trình, mà con người dày công xây dựng. Còn nói đến giông tố trên đường đời, đó chính là những gian nan, thử thách mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Nó có thể là khó khăn trong học tập, thất bại trong kinh doanh, tan vỡ gia đình, những căn bệnh hiểm nghèo, sự mất mác.

Nhưng dù nói thế nào đi nữa thì giông tố vẫn diễn ra hằng ngày trên thế gian này. Dù chẳng ai muốn nhưng nó vẫn tồn tại như một sự thật hiển nhiên. Đâu có ai muốn có bão lụt, hạn hán nhưng nó vẫn diễn ra hằng năm trên thế giới. Cướp đi bao nhiêu của cải vật chất và cả sinh mạng con người. Ai cũng muốn công việc suôn sẻ, gia đình ấm êm nhưng đâu phải ai cũng có được. Để có được cũng không thật sự đơn giản.

Giông tố luôn tồn tại ngoài ý thức của con người. Chúng ta không thể xóa bỏ nhưng không bao giờ được cúi đầu trước nó. Sự cúi đầu sẽ biến chúng ta thành kẻ thất bại.

Có những con người chỉ biết than trách cho thân phận nghèo của mình, tự đưa mình vào con đường rượu chè, cờ bạc và chỉ biết đổ lỗi cho cái số nghèo bị người ta khinh mạc. Có lắm bạn trẻ muốn học đòi ăn chơi với lí do bị bỏ bê, không được quan tâm. Và không ít những bạn trẻ lầm đường lạc lối, có những bạn kết thúc cuộc đời với án tù chung thân. Dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, phải nhận thức rõ đúng sai, không để bản thân mình sa đà. “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Nếu không tự làm chủ mình thì giông tố cuộc đời sẽ hủy diệt mình. Số phận của chúng ta phải do chính chúng ta nắm giữ.

Bạn có biết Billgate, Chung Ju Yung hay Louis Pasteur. Họ là những con người đã để lại nhiều tiếng vang nhưng đằng sau đó là cả một chặng đường gian khổ và những niềm đau chôn dấu. Bill Gates từng bỏ dở giấc mơ đại học và thành lập công ty, nhiều lần thất bại nhưng không nản, cuối cùng trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft. Chung Ju Yung, trước khi là chủ tịch tập đoàn Hyundai Hàn Quốc từng là một nông dân, rồi công nhân của một kho gạo ở Seoul. Louis Pasteur người đã tìm ra vacxin ngừa bệnh dại và nhiều nghiên cứu của ông đóng góp thiết thực cho nhân loại. Thế nhưng, nhà khoa học này phải cô độc với nỗi đau mất người thân, chứng kiến vợ mình, con mình lần lượt ra đi vĩnh viễn. Sau khi ông mất, người ta phát hiện ra rằng nhà khoa học này chỉ có nửa não so với người bình thường.

Không chỉ có những bậc đại tài, mà xung quanh chúng ta cũng có nhiều rất nhiều người bình thường, cố gắng vượt lên số phận. Trải qua cấp tiểu học, không ai không biết câu chuyện về Nguyễn Ngọc Ký với đôi chân kì diệu. Những khó khăn, thất bại từ những ngày đầu tập viết đã không làm lung lạc tinh thần học hỏi và cuối cùng thầy đã trở thành một nhà giáo, là tấm gương cho bao thế hệ sau này.

Ở thế hệ chúng ta bây giờ cũng không ít bạn trẻ làm được điều đó. Có bao giờ các bạn nghe đến tên Nguyễn Tấn Hiền và những bức tranh của anh không? Người có đủ mười ngón tay, nhưng nếu không có "hoa tay" và sự kiên trì học hỏi thì chưa chắc có thể trở thành họa sĩ.

Thế nhưng chàng thanh niên Nguyễn Tấn Hiền (SN 1978, quê thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk) chỉ có duy nhất một ngón tay còn khả năng cử động được lại chọn nghề vẽ.

Suốt 6 năm kể từ ngày gặp tai nạn khiến anh tàn phế, ngồi trên xe lăn trong Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng, Hiền đã vẽ được hàng trăm bức tranh và tác phẩm của anh được nhiều người tìm mua. Không dừng lại ở đó, Hiền còn tham gia khóa học tâm lí, và trở thành tình nguyện viên, giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ vượt qua khỏi mặc cảm, khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Bạn đã từng nghe đến sự thành công của bài múa “Hand in hand” đã đoạt giải chung kết cuộc thi múa năm 2007 tại Trung Quốc chưa? Hai nghệ sĩ múa tài năng, Mã Lệ - Trạch Hiếu Vỹ đã chinh phục hàng triệu con tim. Khán giả im lặng dõi theo và xúc động đến rơi lệ. Số phận của một nữ diễn viên múa 18 tuổi, chính tai nạn đã lấy đi của cô gái trẻ đẹp này cánh tay phải. Còn bạn diễn của cô là một chàng trai mất chân trái do một tai nạn năm 4 tuổi.

Định mệnh đã cho họ gặp nhau, và 2 con người đầy nghị lực này quyết tâm theo đuổi ước mơ của họ. Ai cũng biết nghề múa đòi hỏi ngoại hình và sự tỉ mỉ trên từng đường nét cơ thể. Thế nhưng, sự khuyết tật đó không đánh gục được niềm tin và sức trẻ trong họ. Họ đã làm được điều tưởng chừng như không thể và họ đã thành công.

Tôi cũng trải qua 20 năm, không đủ dài để hiểu hết sự đời nhưng cũng không quá ngắn để cảm nhận cuộc đời. Tôi vẫn ước mơ trở thành một họa sĩ nhưng con đường hiện tại đưa tôi đi quá xa ước mơ đó. Có những lúc tôi dùng lí lẽ của sự “may rủi” để tự lừa dối bản thân mình.

Hiện tại kết quả học tập của tôi không tốt, và đã có thời gian tôi cho rằng tại số phận đưa tôi đến con đường không thuộc về tôi. Tôi hoàn toàn không hợp với nghề giáo. Nhưng tất cả chỉ là ngụy biện, chính tôi đã không chuyên tâm cho con đường mình đang đi, tôi quá tham lam nên làm mọi thứ dang dở. Không đủ tự tin và tình yêu cho ước mơ của mình. Cho đến hôm nay khi tự mình ngẫm lại, rõ ràng tôi có thể làm tốt hơn, tôi có thể không để xảy ra những cái “rủi” đó nhưng chính tôi đã không đủ khả năng điều khiển việc làm của mình.

Câu nói cửa miệng của chúng ta vẫn là: "trong cái rủi vẫn luôn có cái may". Nhưng không đơn thuần là phó mặc cho “may rủi” mà nói như vậy để thấy rằng :"Không phải tất cả mọi việc đều tệ hại. Nó vẫn chất chứa, ít nhất là một điều tuyệt vời trong đó!".

Hãy luôn cố gắng, đừng bao giờ từ bỏ!

Chỉ cần chúng ta thật vững tin để tiến về phía trước! Tương lai tươi sáng luôn mở cửa chào chúng ta!

.............

Tải file tài liệu để xem thêm bài văn nghị luận xã hội

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
65
  • Lượt tải: 380
  • Lượt xem: 299.746
  • Dung lượng: 569,4 KB
Sắp xếp theo

    Tài liệu tham khảo khác