Viết đoạn văn nêu lí do em thích câu chuyện Tấm Cám Viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện lớp 4

Viết đoạn văn nêu lí do em thích câu chuyện Tấm Cám gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 4 dễ dàng trình bày các lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích thật hay.

Tấm cám

Câu chuyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn để đưa ra những lý do em thích câu chuyện Tấm Cám thuyết phục hơn:

Đoạn văn nêu lí do em thích câu chuyện Tấm Cám - Mẫu 1

Tấm Cám là câu chuyện cổ tích đầu tiên mà em đọc được. Và đó cũng là câu chuyện cổ tích Việt Nam em yêu thích nhất. Chuyện kể về cô Tấm xinh đẹp, hiền lành nhưng cuộc đời lại chịu nhiều vất vả. Cô mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải sống với mụ dì ghẻ và con gái của bà ta là Cám. Tấm suốt ngày phải làm việc vất vả, cực khổ nhưng vẫn bị chửi mắng. Ngày nọ, dì ghẻ treo thưởng chiếc yếm đào mới cho người bắt nhiều tôm tép. Tấm vốn bắt được một giỏ to nhưng bị Cám lừa đi mất, chỉ để lại một con cá bống nhỏ. Theo chỉ dẫn của Bụt, Tấm nuôi cá bống trong giếng, ngày ngày cho bống ăn cơm. Ngờ đâu mẹ con Cám đã phát hiện, liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa rồi ở nhà giết cá ăn thịt, chôn xương ở góc bếp. Biết chuyện Tấm đau khổ òa khóc nức nở, Bụt liền hiện lên chỉ cho cô nhờ gà tìm xương cá bống. Sau đó đem xương cá chôn trong bốn cái bình cất dưới chân giường. Năm đó, vua mở hội tưng bừng, Tấm nhờ có bốn chiếc bình đó mà lấy ra váy áo và giày đẹp để đi trẩy hội. Trước đó, mụ dì ghẻ đã trộn thóc bắt cô ngồi nhặt, nhưng may mắn là đã có ông Bụt gọi chim sẻ nhặt hết giúp cô. Trên đường đi trẩy hội, Tấm làm rớt hài xuống sông khiến voi của nhà vua không chịu đi qua. Vua sai lính nhặt hài lên, ra quyết định, ai đi vừa đôi hài sẽ làm vợ ngài. Thế là Tấm trở thành hoàng hậu.

Đoạn văn nêu lí do em thích câu chuyện Tấm Cám - Mẫu 2

Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Dung lượng: 119,2 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨