Dàn ý tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích Luyện tập tả cây cối - Tiếng Việt 4 Cánh diều

Dàn ý tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích gồm 5 mẫu rất chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 4 nắm được cấu trúc, nhanh chóng triển khai thành bài văn tả cây cối thật hay.

Cây hoa hồng

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 4 dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Viết: Luyện tập tả cây cối  - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 52, 53. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Dàn ý tả một cây hoa mà em yêu thích

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về cây hoa Hồng định tả
  • Nhà em có một khu vườn nhỏ, ba em trồng rất nhiều hoa, trong đó em thích nhất là cây hoa Hồng.

II. Thân bài:

a. Tả bao quát cây hoa Hồng:

  • Cây hoa Hồng được trồng thành bụi
  • Bên cạnh các cây hoa khác như: cúc, huệ,.. và một số cây khác trong vườn.

b. Tả chi tiết về cây hoa Hồng

  • Thân cây hoa: cao chừng 1 mét.
  • Cành cây: cây có nhiều cành, trên cành có nhiều gai.
  • Lá: lá non màu xanh nhạt, là già có màu xanh đậm, cạnh lá hình răng cưa.
  • Nụ hoa Hồng: nụ chúm chím, khi gần nở sẽ có vệt đỏ trên đầu cánh hoa
  • Hoa: Khi hoa nở các cánh hoa xếp thành nhiều tầng, có màu đỏ tươi rất đẹp và nổi bật. Giữa hoa có nhị vàng.
  • Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng.
  • Thu hút rất nhiều ong bướm khi hoa nở rộ.

III. Kết bài:

  • Cảm nghĩ của em về cây hoa Hồng
  • Em rất thích hoa Hồng.
  • Hoa Hồng dùng để trang trí rất đẹp.

>> Xem thêm: Dàn ý tả một loài hoa em thích

Dàn ý tả một cây ăn quả mà em yêu thích

I. Mở bài:

* Giới thiệu miêu tả cây nhãn.

  • Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
  • Những cây nhãn này đã được 11 tuổi.

II. Thân bài:

* Tả cây nhãn theo thời kì

  • Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
  • Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
  • Hè về, từng chùm hoa vàng ươm, li ti đậu kín vòm cây.
  • Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
  • Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành chen kín cả cây.
  • Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
  • Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.

III. Kết bài:

  • Quả nhãn ngọt và thơm.
  • Mỗi khi đến mùa nhãn, em đều nhớ về ngoại.
  • Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.

>> Xem thêm: Dàn ý tả cây ăn quả

Dàn ý tả một cây bóng mát mà em yêu thích

a. Mở bài: Giới thiệu cây muốn tả (Cây phượng)

  • Cây phượng do ai trồng? (Do lớp chị tôi trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này.)
  • Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây phượng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cây phượng đã qua tám mùa hoa nở)

b. Thân bài:

- Tả bao quát cây phượng (Chọn thời điểm phượng đang ra hoa để miêu tả.)

- Tả từng bộ phận:

  • Gốc phượng to bằng chừng nào?
  • Rễ phượng có những đặc điểm gì?
  • Thân phượng (Vỏ cây có màu gì? Trơn hay nhám hoặc xù xì?…)
  • Tán phượng (tả cành, lá….)
  • Tả hoa phượng (Những đặc điểm nổi bật của cánh phượng, nụ hoa, màu sắc….)

c. Kết bài: Cảm nhận của em về cây phượng vĩ ở sân trường.

>> Xem thêm: Dàn ý Tả một cây có bóng mát

Dàn ý tả một cây lương thực mà em yêu thích

1. Mở bài

Giới thiệu về cây lúa: Từ bao đời nay, cây lúa luôn gắn liền với cuộc sống của mỗi người, lúa là cây lương thực chính của người dân Việt Nam. Cây lúa trở thành biểu tượng của người dân Việt Nam. Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi người.

2. Thân bài:

a. Nguồn gốc: Không biết lúa xuất hiện trên Trái đất từ bao giờ, nhưng cha ông kể lại thì đã từ lâu, chúng trở thành loại cây lương thực có vị trí quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu người từ xưa đến nay.

b. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:

  • Lúa là cây ưa nước, sống ở trên đất phù sa.
  • Lúa là cây rễ chùm. Những rễ khi còn non thì có màu trắng sữa, khi trưởng thành sẽ có màu nâu và khi về già thì có màu đen.
  • Phiến là dài, mỏng và lá bao quanh thân.
  • Khi lúa chín, lá cây có màu vàng.
  • Lúa là cây lương thực chủ yếu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

c. Quá trình trưởng thành và phát triển

  • Cây lúa phải trải qua nhiều quá trình để cho ra được hạt thóc.
  • Từ hạt thóc, người nông dân gieo rồi nảy mầm thành cây mạ.
  • Từ những cây mạ, được những bác nông dân cấy xuống đất, trải qua quá trình chăm sóc, bón phân, diệt sâu bọ.
  • Cây lúa khi chín có màu vàng, mỗi vụ lúa chín cả cánh đồng lúa có màu vàng.
  • Người nông dân cắt lúa về tuốt lấy hạt thóc, phơi khô, xay xát thành hạt gạo.
  • Sau khi tuốt lấy hạt thóc, người nông dân lấy rơm cho trâu bò ăn, hoặc có thể nấu bếp.

d. Vai trò của cây lúa đối với đời sống con người

  • Lúa cho hạt, gạo trở thành lương thực, thực phẩm quan trọng trong đời sống con người, xay thành bột dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều loại bánh.
  • Trong nền kinh tế: Lúa trở thành mặt hàng buôn bán và xuất khẩu.

3. Kết bài:

  • Cây lúa vô cùng quan trọng với đời sống con người.
  • Cây lúa trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.
  • Em rất yêu quý cây lúa và luôn trân trọng những người nông dân đã làm ra những hạt gạo .

Dàn ý tả một cây cảnh mà em yêu thích

1. Mở bài

  • Giới thiệu về cây xương rồng mà em định tả.

2. Thân bài

- Miêu tả khái quát về cây xương rồng?

  • Cây xương rồng đó có ở đâu
  • Cảm nhân chung của em về cây xương rồng đó

- Miêu tả chi tiết về cây

  • Gốc cây thế nào?
  • Hoa như thế nào?
  • Gai xương rồng?

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về cây xương rồng.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 02
  • Lượt xem: 1.041
  • Dung lượng: 144,6 KB
Sắp xếp theo