Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 9 Đề thi Công nghệ 8 học kì (Có đáp án, ma trận)

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 8 năm 2023 - 2024 bao gồm 9 đề kiểm tra khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8 năm 2023 bao gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 9 đề thi học kì 1 Công nghệ 8 năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 8.

1. Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

1.1 Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8

PHÒNG GD&ĐT.............

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2023 – 2024

MÔN: CÔNG NGHỆ 8

Thời gian làm bài: ... phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tỉ lệ nào dưới đây là tỉ lệ phóng to?

A. 1:10
B. 1:500
C. 20:1
D. 1:1

Câu 2. Khối nào không phải là khối đa diện?

A. Khối lăng trụ đều.
B. Khối lăng trụ đều.
C. Khối trụ.
D. Khối chóp đều.

Câu 3. Bản vẽ lắp bao gồm các nội dung nào?

A. Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
B Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
C. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên.
D. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.

Câu 4. Để hình dung được hình dạng bên ngoài ngôi nhà, em sử dụng bản vẽ nào dưới đây?

A.Bản vẽ chi tiết.
B. Bản vẽ mặt đứng.
C. Bản vẽ mặt bằng.
D. Bản vẽ mặt cắt.

Câu 5. Đường kích thước có đặc điểm:

A. Vuông góc với phần tử cần ghi kích thước
B. Vượt quá phần tử cần ghi kích thước 2 mm
C. Vượt quá phần tử cần ghi kích thước 4 mm
D. Song song với phần tử cần ghi kích thước

Câu 6. Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật?

A. Dựa vào bản vẽ kĩ thuật, người công nhân trao đổi thông tin với nhau.
B. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm.
C. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để lắp ráp sản phẩm.
D. Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung của kĩ thuật nên phải trình bày theo quy tắc thống nhất.

Câu 7. Để biểu diễn đường bao khuất, cạnh khuất, em sử dụng nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm
B. Nét đứt mảnh
C. Nét liền mảnh.
D. Nét đứt đậm.

Câu 8. Cho biết yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết dưới đây là gì?

A. Vật liệu thép.
B. Tỉ lệ 2:1.
C.Làm tù cạnh và mạ kẽm.
D. Đường kính lớn 44 cm.

Câu 9. Em sẽ đọc bản vẽ chi tiết ở câu 8 theo trình tự nào?

A. Khung tên → Hình biểu diễn → Yêu cầu kĩ thuật → Kích thước.
B. Khung tên → Yêu cầu kĩ thuật → Hình biểu diễn → Kích thước.
C. Hình biểu diễn → Khung tên → Yêu cầu kĩ thuật → Kích thước.
D. Khung tên → Hình biểu diễn → Kích thước → Yêu cầu kĩ thuật.

Câu 10. Khối nón được tạo thành như thế nào?

A. Quay một hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông.
B. Quay một hình tam giác đều một vòng quanh một cạnh của tam giác đó.
C. Quay một hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định.
D. Quay một nửa hình tròn một vòng quanh đường kính của nửa đường tròn đó.

Câu 11. Bản vẽ mặt bằng có vai trò như thế nào?

A. Biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà.
B. Thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
C. Thể hiện cách bố trí và diện tích các phòng.
D. Thể hiện vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc...

Câu 12. Hướng chiếu đứng có hướng chiếu

A. Từ trên xuống.
B. Từ trước tới.
C. Từ trái sang.
D. Từ phải sang.

Câu 13. Lõi dây điện có thể được làm từ vật liệu nào sau đây?

A. Sắt
B. Nhôm
C. Cao su
D. Nhựa

Câu 14. Đặc điểm của kim loại đen là:

A. Cứng, chắc, có từ tính và dễ bị gỉ sét.
B. Không bị oxi hóa, ít bị mài mòn.
C. Có tính chống ăn mòn, dễ gia công.
D. Có độ bền cao, chịu được nhiệt độ cao.

Câu 15. Để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau người ta thường sử dụng:

A. Bộ truyền động xích.
B. Bộ truyền động bánh răng.
C. Bộ truyền động ma sát.
D. Bộ truyền động đai.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng về cơ cấu truyền chuyển động?

A. Khi máy móc hoạt động, nguồn chuyển động từ vật dẫn thường được truyền tới các bộ phận khác để thực hiện chức năng của máy.
B. Trong các bộ truyền động ma sát, phổ biến nhất là truyền động đai.
C Truyền động bánh răng, truyền động xích là hai cơ cấu truyền chuyển đông ăn khớp phổ biến.
D. Bánh răng nào có số răng ít hơn thì sẽ quay chậm hơn.

Câu 17. Đĩa xích xe đạp có 45 răng, đĩa líp xe đạp có 15 răng và quay 9 vòng/phút. Tỉ số truyền i là

A. 2
B. 6
C. 0,6
D. 0,2

Câu 18. Cơ cấu tay quay thanh lắc không được ứng dụng trong

A. Máy dệt.
B. Máy khâu đạp chân.
C. Xe tự đẩy.
D. Máy lọc nước.

Câu 19. Nét đứt mảnh dùng để vẽ:

A. Đường bao thấy
B. Đường kích thước
C. Đường bao khuất
D. Đường tâm

Câu 20. Để đo độ dài các chi tiết có kích thước lớn hơn 1 000 mm, em sẽ dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Thước lá
B. Thước cặp
C. Thước cuộn
D. Ê ke

Câu 21. Dụng cụ nào dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu?

A. Đục
B. Dũa
C. Cưa
D. Búa

Câu 22. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi đục?

A. Có thể dùng búa có cán bị vỡ, nứt.
B. Mặc trang phục bảo hộ lao động.
C. Phải có lưới chắn phoi ở phía đối diện người đục.
D. Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.

Câu 23. Ngành nghề nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ khí?

A. Thợ sửa chữa ô tô.
B. Thợ hàn.
C. Kĩ sư cầu đường.
D. Kĩ sư luyện kim.

Câu 24. Người lao động trong lĩnh vực cơ khí đòi hỏi có phẩm chất nào?

A. Ưa sạch sẽ, cận thận, tỉ mỉ.
B. Sáng tạo, có niềm yêu thích với con chữ.
C. Có khả năng thuyết trình tốt.
D. Kiên trì, yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. So sánh về đặc điểm và tính ứng dụng của chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn.

b.Để đảm bảo an toàn khi dũa, em cần lưu ý gì?

Câu 2 (1,0 điểm) Người ta muốn làm một bộ truyền động đai với tổng đường kính của bánh dẫn và bánh dẫn là 270 cm và muốn bánh dẫn quay 60 vòng/phút. Hỏi đường kính của bánh dẫn, bánh bị dẫn và vận tốc của bánh bị dẫn bằng bao nhiêu, biết tỉ số truyền là 0,8?

1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 8

I.TRẮC NGHIỆM

Đáp án trắc nghiệm hiện chưa có. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a

Đặc điểmChất dẻo nhiệtChất dẻo nhiệt rắn
Khi gia nhiệtHóa dẻoHóa rắn
Khả năng tái chếCó khả năng tái chếKhông có khả năng tái chế
Tính cơ họcThấp hơnCao hơn

b.

- Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt

- Vật khoan thẳng góc với mũi khoan

- Không cúi gần mũi khoan

- Không dùng tay hoặc vật khác chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay

Câu 2 (1,0 điểm)

1.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

1

1

1

3

0,75

2. Hình chiếu vuông góc

3

1

4

1,0

3. Bản vẽ kĩ thuật

2

1

2

5

1,25

4. Vật liệu cơ khí

1

1

0,5

2

0,5

2,5

5. Gia công cơ khí

1

1

1

0,5

3

0,5

1,75

6. Truyền và biến đổi chuyển động

3

1

1

1

5

1

2,25

7. Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

1

1

2

0,5

Tổng số câu TN/TL

12

6

0,5

6

0,5

1

24

2

10

Điểm số

3,0

1,5

2,0

1,5

1,0

1,0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

3,0 điểm

30 %

3,5 điểm

35 %

2,5 điểm

25 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

VẼ KĨ THUẬT

12

1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Nhận biết

- Nhận biết tỉ lệ phóng to.

1

C1

Thông hiểu

- Giải thích vì sao phải quy định các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.

1

C6

Vận dụng

- Lựa chọn sử dụng nét vẽ.

1

C7

2. Hình chiếu vuông góc

Nhận biết

- Nhận biết khối đa diện.

- Xác định hình chiếu bằng của vật thể.

- Xác định hướng của hướng chiếu đứng.

3

C2

C5

C12

Thông hiểu

- Hiểu cách tạo khối nón.

1

C10

3. Bản vẽ kĩ thuật

Nhận biết

- Nêu các nội dung của bản vẽ lắp.

- Nêu yêu cầu kĩ thuật.

2

C3

C8

Thông hiểu

- Vai trò của bản vẽ mặt bằng.

1

C11

Vận dụng

- Lựa chọn sử dụng bản vẽ.

- Đọc bản vẽ.

2

C4

C9

CƠ KHÍ

2

12

4. Vật liệu cơ khí

Nhận biết

- Chỉ ra vật liệu thường được sử dụng làm lõi dây điện.

1

C13

Thông hiểu

- Đặc điểm của kim loại đen.

- So sánh về đặc điểm và tính ứng dụng của chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn.

0,5

1

C1a

C14

5. Gia công cơ khí

Nhận biết

- Nhận biết dụng cụ dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu.

1

C21

Thông hiểu

- Hiểu về quy tắc an toàn khi đục.

1

C22

Vận dụng

- Sử dụng công cụ đo.

- Những điều em cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi dũa.

0,5

1

C1b

C20

6. Truyền và biến đổi chuyển động

Nhận biết

- Chỉ ra bộ truyền động thường được sử dụng để quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau.

- Công thức tính tỉ số truyền i trong cơ cấu truyền động đai.

2

C15

C19

Thông hiểu

- Hiểu về cơ cấu truyền chuyển động để tìm phát biểu sai.

- Tính tỉ số truyền i.

2

C16

C17

Vận dụng

- Ứng dụng của cơ cấu tay quay thanh lắc.

- Tính đường kính của bánh dẫn, bánh bị dẫn và vận tốc của bánh bị dẫn.

1

1

C2

C18

7. Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

Nhận biết

- Nêu tên ngành nghề không thuộc lĩnh vực cơ khí.

1

C23

Vận dụng

- Liên hệ thực tiễn về phẩm chất của người lao động.

1

C24

2. Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

2.1 Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 8

PHÒNG GD&ĐT.............

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2023 – 2024

MÔN: CÔNG NGHỆ 8

Thời gian làm bài: ... phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (16 câu - 4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Khổ giấy nào sau đây có kích thước “297 × 210”?

A. A0
B. A4
C. A2
D. A3

Câu 2. Tỉ lệ phóng to có kí hiệu là:

A. 1 : 10
B. 1 : 1
C. 5 : 1
D. 1 : 5

Câu 3. Để vẽ đường bao khuất, người ta sử dụng loại nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch dài – chấm – mảnh

Câu 4. Hình chiếu bằng được xác định theo hướng chiếu nào sau đây?

A. Từ trước vào
B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang
D. Từ dưới lên

Câu 5. “Hình cầu được tạo thành khi quay ..... một vòng quanh một cạnh cố định.”. Ta điền vào dấu chấm:

A. Hình chữ nhật
B. Hình vuông
C. Hình tam giác vuông
D. Một nửa hình tròn

Câu 6. Khi đọc bản vẽ chi tiết, nội dung cần đọc ở phần yêu cầu kĩ thuật là:

A. Tên gọi chi tiết
B. Tên gọi hình chiếu
C. Kích thước chung của chi tiết
D. Xử lí bề mặt

Câu 7. Bước 2 của trình tự đọc bản vẽ chi tiết là gì?

A. Khung tên
B. Hình biểu diễn
C. Kích thước
D. Yêu cầu kĩ thuật

Câu 8. “Đọc bảng kê” thuộc bước mấy của trình tự đọc bản vẽ lắp?

A. 4
B. 5
C. 2
D. 7

Câu 9. Nội dung của bảng kê là:

A. Tên gọi chi tiết
B. Tỉ lệ
C. Kích thước chung của toàn bộ sản phẩm
D. Tên sản phẩm

Câu 10. Mặt cắt là gì?

A. Là hình chiếu vuông góc của mặt ngoài ngôi nhà lên mặt phẳng hình chiếu đứng hoặc mặt phẳng hình chiếu cạnh.
B. Là hình chiếu vuông góc phần còn lại của ngôi nhà sau khi đã tưởng tượng cắt bỏ đi phần trên bằng một mặt phẳng nằm ngang.
C. Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hoặc mặt phẳng hình chiếu cạnh.
D. Đáp án khác

Câu 11. Kí hiệu sau đây có tên gọi là gì?

A. Cửa đi đơn một cánh
B. Cửa đi đơn hai cánh
C. Cửa sổ kép
D. Cầu thang trên mặt cắt

Câu 12. Bước 3 của trình tự đọc bản vẽ nhà là:

A. Khung tên
B. Hình biểu diễn
C. Kích thước
D. Các bộ phận

Câu 13. Vật liệu cơ khí chia làm mấy loại?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 14. Đâu là kim loại đen?

A. Gang
B. Đồng
C. Hợp kim đồng
D. Nhôm

Câu 15. Truyền động ăn khớp có mấy loại phổ biến?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 16. Cấu tạo truyền động xích có:

A. Đĩa dẫn
B. Đĩa bị dẫn
C. Xích
D. Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Chỉ ra các đường gióng, đường kích thước có trong hình sau?

Câu 2 (2 điểm)

Vẽ hình chiếu vuông góc và ghi kích thước cho vật thể sau:

Câu 3 (1 điểm)

Em hãy đọc các bộ phận của bản vẽ nhà sau:

Câu 4 (1 điểm)

Những sản phẩm sau đây: lưỡi kéo cắt giấy, đầu kìm điện vỏ quạt bàn, túi ni lông được làm từ vật liệu gì?

2.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 8

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

C

B

D

D

B

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

C

C

C

B

A

B

D

II. Phần tự luận

Câu 1.

- Đường gióng: là đường có kí hiệu màu nâu

- Đường kích thước: là đường có kí hiệu màu đỏ.

Câu 2.

Hình chiếu vuông góc:

Câu 3.

Các bộ phận:

- 1 phòng khách + phòng bếp, 1 nhà vệ sinh, 2 phòng ngủ

- 1 cửa đi 2 cánh, 3 cửa đi 1 cánh, 2 cửa sổ kép, 3 cửa sổ đơn

Câu 4.

Các sản phẩm được làm từ vật liệu:

- Lưỡi kéo cắt giấy: thép

- Đầu kìm điện: sắt

- Vỏ quạt bàn: chất dẻo nhiệt rắn

- Túi ni lông: chất dẻo nhiệt

3. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 8 Cánh diều

3.1 Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8

A. Trắc nghiệm ( 4,0đ) Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau: (Từ câu 1 đến câu 16)

Câu 1. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu

A. Từ trái sang phải
B. Từ phải sang
C. Từ trên xuống
D. Từ trước tới

Câu 2: Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng có hướng chiếu như thế nào?

A. Hướng chiếu từ trước tới.
B. Hướng chiếu từ phải sang.
C. Hướng chiếu từ trái sang.
D. Hướng chiếu từ trên xuống.

Câu 3: Bản vẽ chi tiết gồm mấy nội dung:

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 4: Trình tự đọc bản vẽ lắp là:

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp
B. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp
C. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, phân tích chi tiết, kích thước, tổng hợp
D. Hình biểu diễn, khung tên, bảng kê, phân tích chi tiết, kích thước, tổng hợp

Câu 5: Vật liệu nào sau đây là vật liệu kim loại màu

A. Gang
B. Chất dẻo nhiệt
C. Thép
D. Đồng và hợp kim của đồng

Câu 6: Thép có tỉ lệ cacbon:

A. < 2,14%
B. ≤ 2,14%
C. > 2,14
D. ≥ 2,14%

Câu 7. Cấu tạo bộ truyền động đai không có bộ phận nào ?

A. Bánh răng
B. Bánh dẫn
C. Bánh bị dẫn
D. Dây đai

Câu 8: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ gia công?

A. Cưa
B. Đục
C. Tua vít
D. Dũa

Câu 9 : Dụng cụ nào dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu ?

A. Đục
B. Dũa
C. Cưa
D. Búa

Câu 10: Gia công cơ khí bằng tay không sử dụng phương pháp nào?

A.Đục
B. Dũa
C. Chặt
D. Cưa

Câu 11. Đâu không phải là ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí

A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
C.Thợ cơ khí và sữa chữa máy móc
D. Kĩ thuật viên nông nghiệp

Câu 12. Yêu cầu của công nhân ngành cơ khí

A. Sức khỏe tốt
B. Cẩn thận
C. Kiên trì
D. Cả A, B, C

Câu 13: Tai nạn điện do chạm trực tiếp vào vật mang điện đó là:

A. Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện
B. Leo trèo cột điện cao áp
C. Chơi đùa dưới đường dây dẫn điện cao áp khi trời dông tố
D. Đến gần đường dây dẫn điện đứt rơi xuống đất

Câu 14: Khi sử dụng và sửa chữa điện cần sử dụng những nguyên tắc an toàn gì ?

A. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.
B. Trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện.
C. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
D. Tất cả đều đúng

Câu 15. Có mấy biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện mà em đã học?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 16. Hãy chọn hành động đúng về an toàn điện trong những hành động dưới đây ?

A. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp
B. Thả diều gần đường dây điện
C. Không buộc trâu bò vào cột điện cao áp
D. Tắm mưa gần đường dây diện cao áp

B. Tự luận (6,0đ)

Câu 17 (3đ). Em hãy cho biết đặc điểm, công dụng của kim loại đen?

Câu 18 (2đ). Để đảm bảo an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện em cần sử dụng các loại dụng cụ bảo vệ an toàn điện nào?

Câu 19 (1đ). Một bộ truyền động đai có tốc độ quay của bánh dẫn là n1 = 4 (vòng/phút); tốc độ quay bánh bị dẫn là n2 = 9 (vòng/phút). Đường kính bánh bị dẫn là D2 = 80mm.

- Tìm đường kính bánh dẫn D1?

- Dựa vào D1 để tìm tỉ số truyền i?

3.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 8

I Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

D

C

A

D

B

A

C

B

C

D

D

D

D

C

C

II Tự luận

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17 (3,0 điểm)

Vật liệu

Đặc điểm

Ứng dụng

Thép

- Thường có màu trắng sáng

- Cứng, dẻo, dễ gia công, dễ bị oxy hóa.

- Khi bị oxy hóa sẽ chuyển sang màu nâu.

Làm chi tiết máy, máy công nghiệp, nông nghiệp, trong xây dựng, cầu đường...các vật dụng trong gia đình như khóa cửa, đinh vít...

Gang

- Thường có màu xám,

- Cứng, giòn, không thể dát mỏng,

- Chịu mài mòn.

Làm vỏ máy như vỏ động cơ, vỏ máy công nghiệp...các vật dụng gia đình như nồi cơm

1,5đ’

1,5đ’

* Mỗi ý đúng phần đặc điểm 0,25 điểm

Câu 18 (2,0 điểm)

- Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và sửa chữa điện cần có:

+ Dụng cụ kiểm tra như bút thử điện.

+ Dụng cụ bảo hộ lao động.

VD: Áo quần bảo hộ, găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện.

+ Dụng cụ bảo vệ an toàn (Như tua vít điện, kìm điện, cờ lê, mỏ lết có chuôi, cán bằng vật liệu cách điện)

0,5đ’

0,5đ’

0,25đ’

0,75đ’

Câu 19 (1,0 điểm)

Đường Kính bánh dẩn D1

=> D1 = (n2 x D2)/ n1 = (9 x 80)/ 4 = 180 (mm)

i=2,25

0,5đ’

0,5đ’

3.3 Ma trận đề thi học kì 1 môn Công nghệ 8

TT

Phần/

Chương/

Chủ đề/

Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

(TN)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TN

TL

1

Chương I

Vẽ kĩ thuật

- Hình chiếu vuông góc, hướng chiếu.

2

2

- Nội dung của bản vẽ chi tiết

1

1

- Các bước đọc bản vẽ lắp đơn giản.

1

1

2

Chương II

Cơ Khí

Kể tên, nhận biết được một số vật liệu thông dụng

2

2

Cấu tạo của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.

1

1

1

1

Một số dụng cụ gia công cơ khí bằng tay.

2

2

Trình bày được một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay.

1

1

- Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí..

2

2

Nhận biết một số vật liệu thông dụng.

1

1

3

Chương III

Kĩ thuật điện

- Một số nguyên nhân gây tai nạn điện.

3

3

- Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

1

1

1

1

Tổng số câu

16

1

1

1

16

3

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

4,0

6,0

Cấu trúc môn Công nghệ : Nhận biết 40% ; Thông hiểu 30%; Vận dụng 20%; Vận dụng cao 10%.

Hình thức: TN: 40% ( 16 câu – 4 điểm) và TL: 60% (6 điểm )

- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 16 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

- Phần tự luận: 6,0 điểm ( Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

1. Vẽ kĩ thuật

- Tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật

- Hình chiếu

vuông góc của

một số khối đa diện, khối tròn xoay

- Hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản

- Bản vẽ chi tiết

Bản vẽ lắp

- Bản vẽ nhà

Nhận biết

- Gọi tên được các loại khổ giấy.

- Nêu được một số loại tỉ lệ.

- Nêu được các loại đường nét dùng trong bản vẽ kĩ thuật.

- Trình bày khái niệm hình chiếu.

- Nhận biết được hình chiếu của một số khối tròn xoay thường gặp.

- Trình bày được các bước vẽ hình chiếu vuông góc một số khối đa diện, tròn xoay thường gặp

- Gọi được tên các hình chiếu vuông góc, hướng chiếu.

2

- Nhận dạng được các khối đa diện.

Nhận biết được hình chiếu của một số khối đa diện thường gặp

- Kể tên được các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

- Nêu được cách xác định các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

- Trình bày được nội dung và công dụng của bản vẽ chi tiết

1

- Kể tên các bước đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.

- Trình bày được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp

Kể tên các bước đọc bản vẽ lắp đơn giản.

1

Nêu được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.

Nhận biết được kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà

Trình bày được các bước đọc bản vẽ nhà đơn giản.

Thông hiểu

- Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy.

- Giải thích được tiêu chuẩn về tỉ lệ.

- Mô tả được tiêu chuẩn về đường nét.

- Mô tả được tiêu chuẩn về ghi kích thước.

- Phân biệt được các hình chiếu của khối đa diện, khối tròn xoay.

- Sắp xếp đúng vị trí các hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện thường gặp trên bản vẽ kỹ thuật.

- Sắp xếp đúng vị trí các hình chiếu vuông góc của một số khối tròn xoay thường gặp trên bản vẽ kỹ thuật

- Giải tích được mối liên hệ về kích thước giữa các hình

chiếu.

Phân biệt được các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

- Sắp xếp được đúng vị trí các hình chiếu vuông góc

của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.

- Tính toán được tỉ lệ để vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

- Mô tả được trình tự các bước đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.

- Mô tả được trình tự các bước đọc bản vẽ lắp đơn giản.

Mô tả được trình tự các bước đọc bản vẽ nhà.

Vận dụng

- Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.

- Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.

- Vẽ được hình chiếu vuông góc của một vật thể đơn giản.

- Ghi được kích thước đúng quy ước trong bản vẽ kĩ thuật.

- Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản theo đúng trình tự các bước

- Đọc được bản vẽ lắp đơn giản theo đúng trình tự các bước.

- Đọc được bản vẽ nhà đơn giản theo đúng trình tự các bước.

2. Cơ khí

- Vật liệu cơ khí

- Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động

- Gia công cơ khí bằng tay

- Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Nhận biết

- Kể tên được một số vật liệu thông dụng.

2

- Trình bày được nội dung cơ bản của truyền và biến đổi chuyển động.

- Trình bày được cấu tạo của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.

1

- Trình bày được nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.

- Kể tên được một số dụng cụ gia công cơ khí bằng tay.

2

- Trình bày được một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay.

1

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.

2

Thông hiểu

- Mô tả được cách nhận biết một số vật liệu thông dụng.

1

- Mô tả được quy trình tháo lắp một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.

- Mô tả được các bước thực hiện một số phương pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.

Nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.

Vận dụng

- Nhận biết được một số vật liệu thông dụng.

- Tháo lắp được một số bộ truyền và biến đổi chuyển động

- Thực hiện được một số phương pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.

Vận dụng cao

- Tính toán được tỉ số truyền của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.

1

3. An toàn điện

- Nguyên nhân gây tai nạn điện

- Biện pháp an toàn điện

- Dụng cụ bảo vệ an toàn điện

- Sơ cứu người bị tai nạn điện

Nhận biết

- Nêu được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.

2

- Trình bày được một số biện pháp an toàn điện.

1

- Kể tên được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

1

- Nêu được công dụng một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Trình bày được các bước sơ cứu người bị tai nạn điện.

Thông hiểu

- Xác định ược nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện.

- Mô tả được cách sử dụng một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Xác định được một số động tác cơ bản sơ cứu người bị tai nạn điện.

Vận dụng

- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

1

- Thực hiện được một số động tác cơ bản sơ cứu người bị tai nạn điện.

...............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
200
  • Lượt tải: 12.160
  • Lượt xem: 176.712
  • Dung lượng: 499,6 KB
Tìm thêm: Công nghệ 8
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • khánh nguyễn
    khánh nguyễn

    trắc nhiệm lâu quá


    Thích Phản hồi 21:43 22/12