Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 18 Đề thi Lịch sử Địa lí 8 học kì 1 (Có ma trận, đáp án)
Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 năm 2024 - 2025 tổng hợp 18 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 18 đề kiểm tra Lịch sử - Địa lí lớp 8 học kì 1 năm 2024 được biên soạn gồm 3 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Đề kiểm tra Lịch sử - Địa lí 8 học kì 1 với cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 Toán 8, bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 8.
Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 năm 2024 - 2025
- 1. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
- 2. Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Cánh diều
1. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
Đề thi Lịch sử - Địa lí 8 học kì 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .............. (Đề có 02 trang) | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) HS làm trực tiếp trên đề kiểm tra
Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng
* Phân môn Lịch sử (2,0 điểm)
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
A. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
C. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
Câu 2. "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
Câu 3. Một trong những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của người Việt được phát huy ở các thế kỉ XVI đến XVIII là
A. thờ cúng tổ tiên
B. trò chơi dân gian
C. tổ chức lễ hội
D. ăn trầu
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?
A. Thăng Long
B. Thanh Hóa và Nghệ An
C. Hải Dương và Bắc Ninh
D. Tuyên Quang
Câu 5. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào?
A. Nước Anh, Pháp, Mĩ
B. Nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha
C. Nước Mĩ, Hà Lan, Pháp
D. Nước Anh và Pháp
Câu 6. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia
B. Việt Nam, Xin-ga-po, Cam-pu-chia
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
D. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma
Câu 7. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ ba
B. Thứ tư
C. Thứ hai
D. Thứ nhất
Câu 8. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến
* Phân môn Địa lí (2,0 điểm)
Câu 1. Ý nào dưới đây đúng về vị trí địa lí nước ta?
A. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á
B. Tiếp giáp Trung Quốc và Ấn Độ
C. Nằm ở vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc
D. Không tiếp giáp với biển
Câu 2. Trên đất liền, Việt Nam có chung đường biên giới với những quốc gia nào?
A. Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia
B. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
C. Trung Quốc, Thái Lan, Lào
D. Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma
Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua đâu?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt
C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau
D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm
Câu 4. Dãy núi nào là ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam?
A. Hoàng Liên Sơn
B. Trường Sơn Bắc
C. Bạch Mã
D. Trường Sơn Nam
Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta?
A. Địa hình
B. Vĩ độ
C. Kinh độ
D. Gió mùa
Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
D. Nam Bộ
Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?
A. Sông Mã
B. Sông Hồng
C. Sông Chảy
D. Sông Đà
Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là
A. sông lớn, dài, dày đặ
B. sông ngắn, lớn, dốc
C. sông dài, nhiều phù sa
D. sông nhỏ, ngắn, dốc
II. TỰ LUẬN: (6. 0 điểm)
* Phân môn Lịch sử (3. 0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri (1871).
Câu 2. (1,5 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học về phong trào Tây Sơn trong Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII em hãy:
a. Hãy đánh giá vai trò của anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.
b. Rút ra bài học kinh nghiệm từ phong trào Tây Sơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
* Phân môn Địa lí (3. 0 điểm)
Câu 3. (1,5 điểm) Nêu các đặc điểm chung của sông ngòi ở nước ta. Vì sao nước ta có nhiều sông song phần lớn các sông nhỏ, ngắn, dốc?
Câu 4 (1,5 điểm)
Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG HÀ ĐÔNG (TP HÀ NỘI)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Lượng mưa (mm) | 28,4 | 21,5 | 48,4 | 79,3 | 187,0 | 220,8 | 275,6 | 318,6 | 226,7 | 181,4 | 84,9 | 51,6 |
a. Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình tháng của trạm khí tượng Hà Đông (TP Hà Nội)
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ em hãy rút ra nhận xét về đặc điểm lượng mưa của TP Hà Nội.
Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8
I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm)Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Lịch sử | B | D | A | B | D | C | A | C |
Địa lí | C | B | A | C | A | B | D | D |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
| PHÂN MÔN LỊCH SỬ |
|
Câu 1 (1,5đ) | Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Công xã Pa-ri (1871): - Có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới. - Thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động. - Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. | 0,5 0,5 0,5
|
Câu 2 (1,5đ) | a. Đánh giá được vai trò của anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ: - Nguyễn Huệ - Quang Trung đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. - Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc. - Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước. b. Bài học kinh nghiệm từ khởi nghĩa Lam Sơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay: (Lưu ý: Học sinh có thể trình bày khác nhưng đảm bảo nội dung giáo viên có thể chấm điểm tối đa ) + Phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân. + Trọng dụng nhân tài. + Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn. + Đề cao lòng nhân đạo, thiện chí hòa bình. |
0,5 0,25 0,25 0,5 |
| PHÂN MÔN ĐỊA LÍ |
|
Câu 3 (1,5đ) | * Đặc điểm chung: - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước - Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt * Giải thích: Nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là sông nhỏ, ngắn và dốc do: - Mưa lớn mưa tập trung theo mùa trên địa hình 3/4 là đồi núi nên quá trình cắt xẻ diễn ra mạnh hình thành các sông suối nhỏ, ngắn và dốc. - Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển, đồi núi ăn lan ra sát biển nên sông nhỏ, ngăn và dốc. |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 4 (1,5đ) | a. Vẽ biểu đồ lượng mưa: Biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình tháng của trạm khí tượng Hà Đông (TP Hà Nội) Lưu ý: Biểu đồ cột vẽ đẹp khoa học có đầy đủ tên biểu đồ, chú thích số liệu, đơn vị,… (Thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm) | 1,0 |
b. Nhận xét về đặc điểm mưa của Hà Đông- Hà Nội - Tổng lượng mưa cả năm lớn: 1724,2mm - Mưa tập trung theo mùa: + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trùng với mùa hạ, mưa nhiều nhất vào tháng 8 (332,6mm). + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau trùng với mùa đông, lượng mưa thấp nhất vào tháng 2 (21,5mm). => Khí hậu mang tính chất ẩm gió mùa. | 0,5
|
Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) | ||||
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ | |||||||
1
| Chương 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam. | - Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Đặc điểm địa hình và khoáng sản Việt Nam | 2TN* |
5% | |||
2 | Chương 2. Khí hậu và thủy văn Việt Nam | - Khí hậu Việt Nam. - Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu - Thuỷ văn Việt Nam | 4TN 2TN | 1TL | 1TLa | 1TLb | 45% |
| Tỉ lệ |
| 20% | 15% | 10% | 5% | 50% |
PHÂN MÔN LỊCH SỬ | |||||||
1 | Chương 2. Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX | - Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây - Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á - Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á | 2TN* |
|
|
|
5% |
2 | Chương 3. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII | - Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Phong trào Tây Sơn - Kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII | 4TN* | 1TLa | 1TLb | 25% | |
3 | Chương 4. Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX | - Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc. - Các nước Âu - Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX - Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx. | 2TN* | 1TL | 20% | ||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% | 50% | ||
Tổng hợp chung | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% |
BẢNG ĐẶC TẢ
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ | ||||||||||
1 | Chương 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam. | - - Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam - - Đặc điểm địa hình và khoáng sản Việt Nam | Nhận biết: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. Nhận biết - Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người. - Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. - Nhớ được kí hiệu của các loại khoáng sản chủ yếu ở nước ta. | 2TN* | ||||||
2
| Chương 2. Khí hậu và thủy văn Việt Nam. | - Khí hậu Việt Nam. -Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu - Thuỷ văn Việt Nam | Nhận biết: Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. Thông hiểu: Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam: phân hóa bắc nam, phân hóa theo đai cao. Vận dụng: Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau Vận dụng cao: Rút ra nhận xét về đặc điểm lượng mưa.
Nhận biết: Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn. Thông hiểu: Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn. | 4TN 2TN | 1TL | 1TLa | ||||
1TLb | ||||||||||
| ||||||||||
Số câu/ loại câu | 8 câu TN | 1 câu TL | 1/2 câu TL | 1/2 câu TL | ||||||
Tỉ lệ |
| 20% | 15% | 10% | 5% | |||||
PHÂN MÔN LỊCH SỬ | ||||||||||
1 | Chương 2. Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX | - Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây. - Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á - Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. | Nhận biết: Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á. Nhận biết: Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Thông hiểu: Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. | 2TN* |
|
|
| |||
2 | Chương 3. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
| - Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Phong trào Tây Sơn - Kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII
| Nhận biết - Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Thông hiểu - Nêu được ý nghĩa của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Vận dụng - Nhận xét được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. Nhận biết - Trình bày được một số nét chính về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn. Thông hiểu - Mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn. - Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Vận dụng - Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. Vận dụng cao - Liên hệ, rút ra được bài học từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề của thực tiễn hiện nay Nhận biết - Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII. Thông hiểu - Mô tả được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. | 3TN* 1TN* |
|
1TLa |
1TLb | |||
3 | Chương 4. Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX | - Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc - Các nước Âu - Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX - Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx | Thông hiểu - Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc. Nhận biết - Trình bày được những nét chính về Công xã Paris (1871). - Nêu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Thông hiểu - Trình bày được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.
Nhận biết - Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân. - Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Thông hiểu - Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. |
2TN* |
1TL |
|
| |||
Số câu/loại câu | 8 câu TN | 1 câu TL | 1/2 câu TL | 1/2 câu TL | ||||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% | ||||||
Tổng môn Lịch sử và Địa lí | 40% | 30% | 20% | 10% |
..............
2. Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8
PHÒNG GDĐT TRƯỜNG ….. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: ….. Môn: Lịch sử và Địa lí - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Ninh Thuận và Bình Thuận được khai phá vào
A. năm 1611.
B. năm 1597.
C. năm 1757.
D. năm 1693
Câu 2. Trong các thế kỉ XVII - XVIII, sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong có bước phát triển rõ rệt do
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.
B. không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.
C. các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.
D. chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.
Câu 3. Đào Duy Từ là tác giả của bộ sách nào dưới đây?
A. Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
B. Gia Định thành thông chí.
C. Binh thư yếu lược.
D. Hổ trướng khu cơ.
Câu 4. Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã
A. hình thành và bước đầu phát triển.
B. phát triển đến đỉnh cao.
C. rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
D. sụp đổ hoàn toàn.
Câu 5. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng
A. núi Chí Linh (Hải Dương).
B. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
C. núi Tam Điệp (Ninh Bình).
D. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai).
Câu 6. Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, ở các nước tư bản Âu - Mĩ đã bắt đầu xuất hiện các
A. tổ chức phường hội.
B. tổ chức thương hội.
C. công trường thủ công.
D. công ty độc quyền.
Câu 7. Sau khi chính quyền Na-pô-lê-ông III bị lật đổ, một chính phủ mới của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên là
A. Chính phủ Vệ quốc.
B. Chính phủ quốc dân.
C. Chính phủ lâm thời tư sản.
D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp.
Câu 8. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh là tác phẩm do ai biên soạn?
A. C. Mác.
B. Ph. Ăng-ghen.
C. V. I. Lê-nin.
D. G. Rút-xô.
Câu 9. Vị trí địa lí làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất
A. cận nhiệt đới trên núi.
B. cận xích đạo gió mùa.
C. nhiệt đới khô trên núi.
D. nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 10. Ở nước ta, địa hình đồi núi chiếm
A. 2/3 diện tích đất liền.
B. 1/2 diện tích đất liền.
C. 3/4 diện tích đất liền.
D. 1/4 diện tích đất liền.
Câu 11. Tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ do địa hình nước ta chủ yếu là
A. đồi núi cao.
B. đồi núi thấp.
C. đồng bằng.
D. cao nguyên.
Câu 12. Than phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
A. Đông Bắc.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 13. Hằng năm, nước ta có lượng mưa trung bình khoảng
A. 1500 - 2000 mm/năm.
B. 1200 - 1800 mm/năm.
C. 1300 - 2000 mm/năm.
D. 1400 - 2200 mm/năm.
Câu 14. Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc nước ta là
A. nóng, khô và phân thành hai mùa rõ rệt.
B. đầu mùa tương đối khô, cuối mùa ẩm ướt.
C. nóng ẩm và mưa nhiều diễn ra quanh năm.
D. thời tiết lạnh buốt và khô ráo, nhiều mây.
Câu 15. Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng nào dưới đây?
A. Tây bắc - đông nam và vòng cung.
B. Vòng cung và đông bắc - tây nam.
C. Tây - đông hoặc gần bắc - nam.
D. Tây bắc - đông nam và tây - đông.
Câu 16. Đoạn sông Hồng chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài là
A. 126 km.
B. 300 km.
C. 205 km.
D. 556 km.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?
Câu 2. (2,0 điểm) Em hãy:
- Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
- Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?
Câu 3. (3,0 điểm)
Em hãy phân tích vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
--- HẾT ---
Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 8
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
D | A | D | C | D | D | A | B | D | C | B | A | A | B | A | D |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | a) Nguyên nhân thắng lợi: - Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. b) Ý nghĩa lịch sử: - Lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. - Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
|
2 | a) Các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. - Tháng 6 - 1848, công nhân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thực hiện cải cách dân chủ. - Sau cách mạng 1848, phong trào đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới: Bỉ, Đức, Anh, Mỹ,.. - 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập, đóng vai trò truyền bá học thuyết Mác và là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. - Sự ra đời của các đảng công nhân: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883). - Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889-1914) thay thế cho quốc tế thứ nhất. b) Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc. | 0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm |
3 | a) Đối với sản xuất: - Nông nghiệp: Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đấm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đầm Thị Nại (Bình Định), hồ thuỷ điện Hoà Bình,... - Công nghiệp: Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, laly,...) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,... - Dịch vụ: Một số hồ, đám thông với các sông, biến có giá trị về giao thông. Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng (Gia Lai), hồ Ba Bế (Bắc Kạn),... b) Đối với sinh hoạt: - Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn. - Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc. - Giúp điều hòa khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Ma trận đề thi cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 8
STT | Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ của yêu cầu cần đạt | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng điểm | |||
|
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
|
PHÂN MÔN LỊCH SỬ | ||||||||
1 | VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII | Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII | Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. | 1TN |
|
|
| 0,25 |
| Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII | - Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII. - Mô tả được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. |
| 1TN
1TN |
|
| 0,5 | |
| Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII | Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. | 1TN |
|
|
| 0,25 | |
| Phong trào Tây Sơn | - Mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn. - Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. |
| 1TN
1TL |
|
| 1,25 | |
2 | CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc | Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc. |
| 1TN |
|
| 0,25 |
| Công xã Pa-ri (năm 1871) | Trình bày được những nét chính về Công xã Paris (1871). | 1TN |
|
|
| 0,25 | |
| Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác | Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. |
| 1TN
½ TL | ½ TL |
| 2,25 | |
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ |
| |||||||
1 | ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM | Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. |
| 1TN |
|
| 0,25 |
2 | ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM | 1. Đặc điểm của địa hình 2. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế 3. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu | Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế. Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. | 1TN |
1TN |
1TN |
| 0,75 |
3 | ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM | Đặc điểm khí hậu | - Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. - Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam: phân hóa bắc nam, phân hóa theo đai cao. | 1TN |
1TN |
|
| 0,5 |
|
| Đặc điểm thủy văn | - Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn. - Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt. |
| 2TN
1TL
|
|
| 3,5 |
........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
3. Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8 Cánh diều
Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ..............
(Đề có 01 trang)
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Lịch sử và Địa lí 8 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) |
Lưu ý: Học sinh làm bài mỗi phân môn trên giấy riêng.
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (6,0 điểm)
1. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1. Ở Đàng Ngoài, trong các thế kỉ XVI – XVIII, nền sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng do
A. những cuộc xung đột kéo dài.
B. thủ công nghiệp được chú trọng hơn.
C. chưa thực hiện chính sách khai hoang.
D. diện tích ruộng công tăng lên.
Câu 2. Năm 1533, tôn giáo được truyền bá vào nước ta là
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Công giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 3. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX.
B. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
C. Cuối thế kỉ XVIII
D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Câu 4. Quốc tế thứ hai được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1848
B. Năm 1864.
C. Năm 1889.
D. Năm 1895.
Phần tự luận (4,0 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Câu 6. (2,0 điểm) Hoàn thành bảng thống kê sau về diễn biến chính của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Thời gian | Sự kiện |
Tháng 7/1917 | |
Quân khởi nghĩa chiếm được Pê-tơ-rô-grát, bao vây Cung điện Mùa Đông. | |
Đêm 25/10/1917 (7/11 theo dương lịch) | |
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn. |
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (4,0 điểm)
1. Phần trắc nghiệm (1,0 điểm)
Câu 1. Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long là một trong những đặc điểm địa hình của
A. vùng núi Tây Bắc.
B. vùng núi Đông Bắc.
C. vùng núi Trường Sơn Bắc
D.vùng núi Trường Sơn Nam.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Là đồng bằng lớn nhất nước ta, có diện tích trên 40 nghìn km2.
B. Được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.
C. Có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn.
D. Dọc theo các bờ sông, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê chống lũ khiến đồng bằng bị chia cắt.
2. Phần tự luận (3,0 điểm)
Câu 3. (1,5 điểm) Hãy kể tên một số khoáng sản chủ yếu ở nước ta. Nêu đặc điểm phân bố của các loại khoáng sản đó.
Câu 4. (1,5 điểm) Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Giải thích tại sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới?
Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ..............
| HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Lịch sử và Địa lí 8 |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (6,0 điểm)
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | C | B | C |
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu | Hướng dẫn | Điểm | |||||||||
Câu 5. (2,0 điểm) | |||||||||||
| Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn: | ||||||||||
* Nguyên nhân thắng lợi: - Do tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta. | 0,5 | ||||||||||
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân. | 0,5 | ||||||||||
* Ý nghĩa lịch sử: - Phong trào Tây Sơn có nhiều đóng góp đối với lịch sử dân tộc: Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước … | 0,5 | ||||||||||
- Đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. | 0,5 | ||||||||||
Câu 6. (2,0 điểm) | |||||||||||
| Hoàn thành bảng thống kê về diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. | ||||||||||
| 0,5 0,5 0,5 0,5 |
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (4,0 điểm)
I. Phần trắc nghiệm (1,0 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 |
Đáp án | B | D |
II. Phần tự luận (3,0 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 3. Hãy kể tên một số khoáng sản chủ yếu ở nước ta. Nêu đặc điểm phân bố của các loại khoáng sản đó. | 1,5 | |
| * Một số khoáng sản chủ yếuở nước ta: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên, sắt, bô-xit, a-pa-tít, ti tan, đá vôi… (HS kể tên đúng 4 khoáng sản cũng cho điểm tối đa) * Đặc điểm phân bố : - Than đá: phân bố chủ yếu ở vùng bể than Quảng Ninh. - Dầu mỏ và khí tự nhiên:phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam. - Bô- xít: phân bốchủ yếu ở Tây Nguyên, ngoài ra còn có ở một sốtỉnh phía bắc. - Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. - A-pa-tít: phân bố chủ yếu ở Lào Cai. - Ti- tan: phân bổ rải rác ở ven biển. - Đávôi: phân bố chủ yếu ở vùng núi phíaBắc và BắcTrung Bộ. (HS nêu được nơi phân bố của 4 khoáng sản trong số các khoáng sản trên cũng cho điểm tối đa) | 0,5 1,0 |
Câu 4. Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Giải thích tại sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới. | 1,5
| |
| * Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm - Biểu hiện tính chất nhiệt đới + Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 200C và tăng dần từ bắcvào nam. + Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/năm, cân bằng bức xạ từ 70-100kcal/cm2/năm - Biểu hiện tính chất ẩm: + Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%. + Lượng mưa lớn, trung bình từ 1500- 2000mm/năm. *Khí hậu nướcta cótính chất nhiệt đới vì: - Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc… - Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, càng vào Nam càng gần xích đạo… (HS chỉ nêu tên các yếu tố ảnh hưởng cũng cho điểm tối đa) | 0,5 0,5 0,5 |
-------------Hết-------------
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8