Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 8 (Có đáp án)
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 8 Cánh diều năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức Ngữ văn 8 học kì 1 kèm theo 2 đề minh họa có đáp án kèm theo. Đây là những dạng bài trọng tâm sẽ xuất hiện trong đề thi cuối học kì 1 Ngữ văn 8.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Cánh diều học kì 1 được biên soạn rất chi tiết bám sát chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng qua tài liệu này các em có thêm nhiều tài liệu ôn luyện, làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 8 Cánh diều.
Đề cương học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều
TRƯỜNG THCS ……… Tổ Văn- Sử | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU |
Phần I: Văn bản
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản thể loại và kiểu văn bản đã học trong Ngữ văn 8, tập một
Loại | Thể loại hoặc kiểu loại | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học
| Truyện ngắn | - Tôi đi học (Thanh Tịnh) - Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Người mẹ vườn cau – Nguyễn Ngọc Tư |
- Thơ | - Nắng mới – Lưu Trọng Lư - Nếu mai em về Chiêm Hóa – Mai Liễu - Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ - Quê người – Vũ Quần Phương | |
- Hài kịch | - Đổi tên cho xã – Lưu Quang Vũ - Ông Giuốc đanh mặc lễ phục - Môlie | |
-Truyện cười | - Cái kính – Nêxin - Thi nói khoác - Treo biển | |
Văn bản thông tin | - Giải thích một hiện tượng tự nhiên | - Sao băng – Hồng Nhung - Nước biển dâng – Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI – Lưu Quang Hưng - Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại – Mơ Kiều - Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? – Hoàng Tân, Trần Thúy Hoa |
Nghị luận xã hội | - Hịch - Cáo - Chiếu | - Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn - Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi - Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan - Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ - Dương Trung Quốc |
1. Truyện ngắn
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật. |
2. Kết cấu | Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. |
3. Yếu tố quan trọng nhất | Những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều hàm ý. |
4. Cốt truyện | Đa dạng |
2. Thơ sáu chữ, bảy chữ
Nội dung | Thơ sáu chữ | Thơ bảy chữ |
1. Số chữ, dòng thơ | Mỗi dòng có sáu chữ. | Mỗi dòng có bảy chữ. |
2. Ngắt nhịp | 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2 | 4/3 |
3. Cách gieo vần | vần chân, vần liền, vần cách, vần lưng… |
3. Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng trong tự nhiên
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | - Là loại văn bản thông tin tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi như sau: Hiện tượng đó là gì? Tại sao có hiện tượng đó? Chúng có lợi hay có hại như thế nào? Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khắc phục ảnh hưởng xấu của chúng?... - Nội dung giải thích các câu hỏi phải xuất phát từ những kiến thức có cơ sở khoa học. |
2. Mục đích | Cung cấp thông tin về hiện tượng tự nhiên bằng cơ sở khoa học. |
4. Hài kịch và truyện cười
Nội dung | Hài kịch | Truyện cười |
1. Khái niệm | Hài kịch là thể loại kịch dùng tiếng cười để châm biến, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu, cái lố bịch, lỗi thời,…trong đời sống. Tiếng cười trong hài kịch được tạo ra bởi các mâu thuẫn (xung đột), nhân vật, hành động, lời thoại,…và một số thủ pháp trào phúng tiêu biểu. | Truyện cười là một thể loại truyện chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để giải trí hoặc châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Có truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại. |
2. Đặc điểm | - Xung đột trong hai kịch thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả); mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu. | - Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật. - Bối cảnh của truyện cười thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài,… - Kết thúc truyện cười thường bất ngờ. |
3. Nhân vật | - Thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm. + Hành động của nhân vật mâu thuẫn với phẩm chất, vì vậy trở nên lố bịch, hài hước. + Lời thoại trong hài kịch thường là ngôn ngữ phóng đại, gây cười. | |
4. Thủ pháp | Thủ pháp trào phúng tạo tiếng cười trong hài kich chủ yếu là nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu). |
5. Nghị luận xã hội và các kiểu văn bản nghị luận xã hội
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | - Nghị luận xã hội là kiểu văn bản trong đó tác giả đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề xã hội và dùng các lí lẽ, bằng chứng để luận bàn, làm sáng tỏ và thuyết phục người đọc về ý kiến đã nêu lên. |
2. Các kiểu văn bản nghị luận xã hội | - Nghị luận xã hội trung đại + Chiếu, cáo thường được dùng để ban bố những công việc và sự kiện có tính chất quốc gia; hịch được viết ra để kêu gọi, thuyết phục dân chúng và những người dưới quyền cùng thực hiện những sự việc trọng đại. + Nghị luận xã hội trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu, các câu đối nhau về âm (thanh bằng, thanh trắc), về từ loại (danh từ với danh từ, động từ với động từ,…) và về nghĩa, tạo nên nhịp điệu và ý nghĩa của bài văn. Từ ngữ được sử dụng thường trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng, có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố lập luận và cảm xúc của người viết. - Nghị luận xã hội hiện đại: + Được viết bằng văn xuôi Quốc ngữ, câu văn tự do. Về nội dung, bên cạnh những vấn đề có tính chất quốc gia, quốc tế, các văn bản nghị luận xã hội hiện đại còn bàn bạc nhiều vấn đề của cuộc sống đời thường. Tác giả có thể là những nhân vật có uy tín, có vị trí trong xã hội hoặc có thể là một người bình thường. |
3. Thành tố của văn bản nghị luận | - Luận đề là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc trong phần mở đầu của văn bản. - Luận điểm nhằm triển khai làm rõ luận đề. Số lượng luận điểm nhiều hay ít tùy thuộc vào nội dung của vấn đề được triển khai trong bài nghị luận. Các luận điểm lại được làm sáng tỏ bởi các lí lẽ và bằng chứng. - Ý kiến đánh giá chủ quan của người viết là những phát biểu, nhận định mang quan điểm riêng của tác giả nên chúng có thể đúng hoặc chưa đúng. - Bằng chứng khách quan là những sự vật, số liệu có thật, có thể kiểm nghiệm được trong thực tế đời sống. |
Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành:
1. Từ láy
2. Biện pháp tu từ
3. Biệt ngữ xã hội
4. Từ tượng thanh, từ tượng hình
Phần III: Viết
1. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
2. Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
3. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)
III. ĐỀ THI MINH HỌA
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
TAM ĐẠI CON GÀ
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
– Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng
nhanh trí thầy vội nói gỡ:
– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006)
Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cười.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?
A. Mua vui, giải trí.
B. Phê phán sự coi thường của người cha đối với thầy đồ.
C. Phê phán thói hư, tật xấu của thầy đồ xưa.
D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa.
Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”?
A. Vị thần trông coi về sự sống.
B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình.
C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình.
D. Vị thần se duyên đôi lứa.
Câu 6 (0.5 điểm): Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”?
A. Đây là những hành động thể hiện sự khôn lỏi.
B. Đây là những hành động phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ.
C. Đây là những hành động thể hiện sự liều lĩnh của thầy đồ.
D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực.
Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì?
A. Có ý che giấu, không để người khác học lỏm.
B. Thể hiện sự ngụy biện, chống chế cho sai lầm của mình.
C. Thể hiện sự dốt nát, mê tín của
thầy đồ.
D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình.
Câu 8 (0.5 điểm): Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào?
A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan.
B. Là một người học rộng, tài cao.
C. Là người yêu quý trẻ con.
D. Là người rất ham học hỏi.
Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.
Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?
II. VIẾT. (4,0 điểm)
Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌC KỲ I
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu
| 1 | A | 0,5 |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | HS hiểu được tiếng cười trào phúng từ câu chuyện, qua đó rút ra bài học ý nghĩa nhất cho bản thân, đó có thể là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão,… | 1,0 | |
10 | Tác giả phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của những ông thầy đồ ngày xưa. | 1,0 | |
II. Viết | a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.. Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Nghị luận vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. | 0,25 | |
| c. Nghị luận về hiện tượng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. Học sinh có thể nghị luận theo nhiều các khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau: | ||
| - Nêu vấn đề cần nghị luận: Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy. - Người viết tán thành ý kiến đã nêu. - Nêu ra thực trạng việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của người dân. - Nêu nguyễn nhân của thực trạng trên. - Kết hợp lí lẽ với bằng chứng để chỉ ra hậu quả hoặc những điều tích cực của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông… - Đưa ra biện pháp. Khẳng định lại sự tán thành ý kiến. | 2,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực. | 0,5 |
ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
A. Nghị luận văn học
B. Nghị luận xã hội
C. Ký
D. Truyện ngắn
Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 3. Câu văn Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai theo hình thức nào?
A. Hỗn hợp
B. Diễn dịch
C. Song hành
D. Quy nạp
Câu 5. Câu văn Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống có vai trò gì?
A. Câu nêu luận đề
B. Câu nêu luận điểm
C. Câu nêu lí lẽ
D. Câu nêu bằng chứng
Câu 6. Đâu không phải là điều cần làm trước mắt mà tác giả đã nêu trong đoạn trích?
A. Trau dồi kĩ năng sống
B. Tích lũy tri thức
C. Xây dựng các chuẩn mực cho bản thân
D. Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm
Câu 7 (1,0 điểm) Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?
Câu 8 (1,0 điểm) Anh/chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận về thái độ sống tích cực