Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 25 Đề Văn lớp 8 học kì 1 (Có ma trận, đáp án)
Bộ đề thi cuối kì 1 Văn 8 năm 2024 - 2025 tổng hợp 25 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
Các đề Văn lớp 8 học kì 1 năm 2024 được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK với cấu trúc đa dạng gồm cả đề 100% tự luận và đề 60% trắc nghiệm + 40% tự luận. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình.
Các đề Văn lớp 8 học kì 1 năm 2024 - 2025
- 1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
- 2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều
1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn 8
UBND……… TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ….…
| ĐỀ KIỂM TRA- HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2024 - 2025 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) “Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác” …
(2) Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”
(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí – ngày 14/2/2015)
Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể loại và nêu luận đề của đoạn ngữ liệu.
Câu 2. (1.0 điểm) Xác định một yếu tố Hán Việt và cho biết nghĩa của yếu tố Hán Việt trong câu in đậm.
Câu 3. (1.0 điểm) Tìm hai bằng chứng có trong đoạn ngữ liệu.
Câu 4. (1.0 điểm) Nêu luận điểm của đoạn ngữ (1).
Câu 5. (2.0 điểm) Từ vấn đề nghị luận được đặt ra, em rút ra bài học gì về lòng nhân ái? (Hãy viết đoạn văn trả lời từ 4 đến 6 dòng).
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Môi trường sống đang ngày càng bị ô nhiễm. Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Em có suy nghĩ gì về nhận định “Học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống”. Hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề trên.
Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | HS nêu được: - Thể loại: Nghị luận. - Luận đề: Bàn về lòng nhân ái của con người. | 1.0 0.5 0.5 | |
2 | HS nêu được: - Yếu tố Hán Việt: nhân, ái,... - Ý nghĩa của yếu tố Hán Việt trên là: nhân nghĩa là người; ái nghĩa là yêu | 1.0 0.5 0.5 | |
3 | HS nêu được 2 bằng chứng: Bằng chứng trong đoạn ngữ liệu trên là: - Sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác” - Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global (HS nêu được 2 bằng chứng) | 1.0 | |
4 | HS nêu được: HS nêu được: Luận điểm trong đoạn ngữ liệu trên là: - Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người: Lòng nhân ái là phẩm chất của con người | 1.0 | |
5 | Từ vấn đề nghị luận được đặt ra, em rút ra bài học về lòng nhân ái cho bản thân + Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người + Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau tình thương mà không cần sự đền đáp, trả ơn từ người mình đã giúp đỡ. + Quan tâm đến những người xung quanh. + Chia sẻ, cảm thông với những nỗi đau của người khác. + Lòng nhân ái của con người trong thời chiến, thời bình + Phê phán những kẻ chỉ biết có mình, ích kỉ, vì lợi ích của bản thân, không quan tâm đến người khác. + Mỗi người phải rèn luyện cho mình đức tính tốt đó là: tinh thần yêu thương, san sẻ cho nhau trong cuộc sống; tự bản thân phải sống tốt và ngày càng hoàn thiện mình hơn. | 2.0 | |
II |
| VIẾT Đề 1: Viết một bài văn nghị luận học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống.(4.0 điểm) A. Hình thức và kỹ năng (1.0 điểm) a. Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. b. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. c. Bố cục mạch lạc. d. Sáng tạo. | 4.0 1.0 (0.25) (0.25) (0.25) (0.25) |
|
| B. Nội dung (3.0 điểm) * Mở bài (0.5 điểm) - Nêu vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm). - Nêu ý kiến đối với vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm). *Thân bài (2.0 điểm) 1. Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận (0.25 điểm) - Trách nhiệm là nghĩa vụ, ý thức, công việc mà mỗi người phải hoàn thành với một công việc bất kỳ nào đó hoặc với vấn đề diễn ra xung quanh. - Môi trường sống là nơi tồn tại và phát triển của con người. Ở đây, môi trường sống được hiểu chính là môi trường tự nhiên… Trách nhiệm bảo vệ môi trường là sự ràng buộc về ý thức, về hành động, là nghĩa vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường sống… 2. Bàn luận (1.25 điểm) - Khẳng định vấn đề cần bàn luận và nhấn mạnh ý kiến (0.25 điểm): + Vấn đề cần bàn luận: bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của học sinh ở mọi lứa tuổi với những việc làm phù hợp với độ tuổi, khả năng,… của mình. + Ý kiến: hoàn toàn đồng tình với việc học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống. - Lí lẽ và bằng chứng (1.0 điểm): + Lí lẽ 1: Môi trường sống có sự ảnh hưởng trực tiếp, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta… (0.25 điểm). + Bằng chứng 1: Con người sống trong lòng thiên nhiên, xã hội loài người duy trì và phát triển gắn chặt với thiên nhiên… (0.25 điểm). + Lí lẽ 2: Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng ô nhiễm… (0.25 điểm). + Bằng chứng 2: WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của who,… (0.25 điểm). 3. Vai trò của học sinh (0.5 điểm) - Học sinh là một phần không thể thiếu của xã hội. Học sinh cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường sống, tham gia những hoạt động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống và học tập,… - Học sinh là một phần không thể thiếu của xã hội. Học sinh cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường sống, tham gia những hoạt động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống và học tập,… * Kết bài (0.5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề (0.25 điểm). - Nêu bài học (0.25 điểm). | 3.0 (0.5) (2.0) (0.5) |
Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
TT | Kĩ năng | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
|
Đọc hiểu
| Đoạn trích “Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global”. | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 60 |
2 |
Viết | Nghị luận về vấn đề học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 2 | 40 |
Tổng | 0 | 30 | 0 | 30 | 0 | 40 | 100%
| ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 40% | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
2/ Bảng đặc tả
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết |
Thông hiểu
| Vận dụng | |||||
1 | Đọc hiểu | Đoạn trích “Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global”. | Nhận biết: - Nhận biết được thể loại của đoạn trích. - Nhận biết được yếu tố Hán Việt. - Nhận biết bằng chứng có trong đoạn trích. Thông hiểu: - Hiểu được luận đề của đoạn trích. - Hiểu được luận điểm của đoạn trích. - Hiểu được nghĩa của yếu tố Hán Việt. Vận dụng: - Từ vấn đề nghị luận rút ra bài học cho bản thân. | 2 TL | 2 TL | 1 TL | |
2 | Viết | Nghị luận về vấn đề học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống. | Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản. Thông hiểu: - Hiểu được cách triển khai bài văn nghị luận. Vận dụng: - Viết được một bài văn nghị luận, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lý lẽ hợp lý, chặt chẽ có sử dụng bằng chứng rõ ràng và liên hệ đến bản thân. - Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt bằng lời văn. | 1 TL* | |||
Tổng |
| 2 TL | 2 TL | 2 TL | |||
Tỉ lệ % |
| 30 | 30 | 40 | |||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
.............
2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra học kì 1 Văn 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN........
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2024-2025 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHIẾM HẾT CHỖ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
– Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
– Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!
Người giàu nói:
– Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
– Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi.
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1. Nhân vật chính của truyện mang nét tính cách gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định câu văn có chứa nghĩa hàm ẩn có trong truyện trên. (0,5 điểm)
Câu 4. Nêu hàm ý của câu văn chứa nghĩa hàm ẩn đó. (0,5 điểm)
Câu 5. Hãy chỉ ra thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian với hiện tượng được nêu lên trong truyện. (1,0 điểm)
Câu 6. Nêu bài học rút ra từ truyện. (1,0 điểm)
Câu 7. Em có đồng tình với bài học rút ra từ câu chuyện trên hay không? Hãy viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) trình bày ý kiến của em. (2,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Môi trường sống là người mẹ của con người nên con người trách nhiệm bảo vệ môi trường. Hãy viết một văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề trên.
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | Nhân vật mang thói xấu trong xã hội | 0,5 | |
2 | Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục. | 0,5 | |
3 | Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi. | 0,5 | |
4 | Có thể hiểu hàm ý của nói này là: Địa ngục là chỗ của bọn nhà giàu đáng ghét như ông. | 0,5 | |
5 | Tác giả dân gian phê phán, lên án xã hội nghèo nàn tình thương, phân biệt giàu nghèo trong xã hội dưới góc nhìn hài hước. | 1,0 | |
6 | Bài học rút ra: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. | 1,0 | |
7 | + HS viết đoạn văn đúng chủ đề trình bày ý kiến của bản thân về bài học rút ra từ câu chuyện. (1.0đ) + Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi chính tả (0.5đ) + Diễn đạt tốt, mạch lạc, có sáng tạo … (0.5đ) | 2,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường | 0,25 | |
| c. Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. Trình bày rõ vấn đề và thể hiện rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục theo gợi ý: | ||
| * Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề bảo vệ môi trường Bày tỏ sự đồng tình về vấn đề: Môi trường sống là người mẹ của con người nên con người trách nhiệm bảo vệ môi trường. * Thân bài: - Giải thích môi trường là gì? - Bàn luận vấn đề (luận điểm): Môi trường sống là người mẹ của con người nên con người trách nhiệm bảo vệ môi trường. - Trình bày ý kiến đồng tình với ý kiến bàn luận. Đó là quan niệm hoàn toàn đúng - Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm. * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học. | 0.25 2.0 0.25 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, sáng tạo. | 0,5 |
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1
| Đọc hiểu
| - Truyện cười | 3 | 3 | 1 |
| 60% |
2 | Viết | Viết một văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề bảo vệ môi trường | 1* | 1* | 1* | 1* | 40% |
Tổng | 25 | 35 | 30 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tỉ lệ % | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | Đọc hiểu | - Truyện cười | Nhận biết - Nhận biết nhân vật với nét tính cách đặc trưng. - Nhận biết thái độ của nhân vật - Nhận biết được nghĩa hàm ẩn. Thông hiểu: - Chi ra thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian với hiện tượng được nêu lên trong truyện. - Nêu được bài học rút ra - Nêu được ý nghĩa của nghĩa hàm ẩn. Vận dụng: - Em có đồng tình với bài học được rút ra từ câu chuyện không? Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em. | 3 | 3 | 1 | 60 | |
2 | Viết | Viết một văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề bảo vệ môi trường | Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề. - Xác định được mục đích viết văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề Thông hiểu: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đưa ra được những lí lẽ và chứng minh bằng những bằng chứng - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: Viết một văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề bảo vệ môi trường | 1* | 1* | 1* | 1TL | 40 |
Tổng số câu |
| 3+ 1* | 3+ 1* | 1+ 1* | 1* | 8 | ||
Tỉ lệ % |
| 25% | 35% | 30% | 10% | 100 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ thể hiện trong hướng dẫn chấm.
3. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…….
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2024 - 2025 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút |
I. Phần đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
| Ngày mai sẽ là ngày sum họp Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
|
Câu 1. (1 điểm) Bài thơ Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ được viết theo thể thơ nào? Cho biết nội dung của văn bản?
Câu 2. (0,5 điểm) Tìm một trường từ vựng có trong văn bản trên.
Câu 3. (1 điểm) Tìm một biện pháp tu từ có trong văn bản trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4. (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau?
“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau...”
II. Phần làm văn (6 điểm)
Jack Ma – một tỉ phú nổi tiếng người Trung Quốc đã từng nói rằng: “Chúng ta sinh ra để sống và để trải nghiệm cuộc sống”. Quả vậy, những trải nghiệm đem đến cho con người nhiều giá trị. Em hãy kể về trải nghiệm của mình, qua đó em thấy mình đã biết thêm được những điều thú vị. (Bài làm có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)
.......HẾT.........
Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 8
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Bài thơ Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ được viết theo thể thơ nào? Cho biết nội dung của văn bản?
Mức độ | Nội dung | Thang điểm |
Mức tối đa | - Thể thơ được viết bằng thể thơ: Tự do - Nói về cuộc chia tay của người vợ trẻ với chồng mình khi anh đi lính lúc đất nước có chiến tranh. Hình ảnh người vợ với tâm trạng đầy tin tưởng và hy vọng vào ngày mai… (Chấp nhận cách diễn đạt phù hợp của học sinh) | 0.5 0.5 |
Mức chưa tối đa | - HS trả lời được nhưng chưa rõ ràng | 0.5 |
Không đạt | Không trả lời hoặc trả lời không đúng | 0 |
Câu 2. (0,5 điểm) Tìm một trường từ vựng có trong văn bản trên.
Mức độ | Nội dung | Thang điểm |
Mức tối đa | HS chỉ ra được: - Trường từ vựng màu sắc (đỏ, vàng, xanh, hồng) (Chấp nhận trường từ vựng khác phù hợp của học sinh tìm được trong văn bản) | 0.5 |
Không đạt | Không trả lời hoặc trả lời không đúng | 0 |
Câu 3. (1 điểm) Tìm một biện pháp tu từ có trong văn bản trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Mức độ | Nội dung | Thang điểm |
Mức tối đa | HS chỉ ra được : - Biện pháp tu từ: Nói quá (tình yêu cô rực cháy.) Tác dụng: Nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu – thể hiện tình yêu mạnh liệt của người vợ trẻ dành cho chồng mình. (Chấp nhận Biện pháp tu từ khác phù hợp của học sinh tìm được trong văn bản) | 1,0 |
Mức chưa tối đa | -HS trả lời chưa rõ ý | 0,5 |
Không đạt | Không trả lời hoặc trả lời không đúng | 0 |
Câu 4. (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau?
“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau...”
Mức độ | Nội dung | Thang điểm |
Mức tối đa | - Thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước, họ biết hi sinh những lợi ích của cá nhân để hướng tới lợi ích của quốc gia dân tộc. - Thể hiện khát khao với lý tưởng sống vì cộng đồng, vì nhân dân, vì chính bản thân và gia đình mình. (Chấp nhận diễn đạt khác phù hợp của học sinh) | 1.5 |
Mức chưa tối đa | -HS trả lời được một trong 2 ý - Trả lời lan man không rõ ý | 1,0 0,5 |
Không đạt | Không trả lời hoặc trả lời không đúng | 0 |
PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm )
Em hãy kể về một trải nghiệm của bản thân qua một chuyến tham quan, du lịch cùng bạn bè hoặc với người thân. (Bài làm có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)
1. Yêu cầu chung:
* Hình thức:
- Bài văn có bố cục 3 phần, phần thân bài có chia đoạn, trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
* Kĩ năng:
- Đúng kiểu bài tự sự kể sự việc.
- Có sự việc hợp lí.
- Kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, câu, chính tả.
* Nội dung:
Mở bài | Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân |
Thân bài | - Bối cảnh diễn ra trải nghiệm + Câu chuyện đó xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Không gian và thời gian lúc đó ra sao? + Nêu cảm xúc của bản thân mình lúc đó và thái độ của người thân. - Kể diễn biến câu chuyện + Câu chuyện diễn ra như thế nào? Thái độ của mọi người lúc đó ra sao? Em đã có những suy nghĩ và hành động gì? - Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó + Bản thân em cảm thấy như thế nào qua câu chuyện, kỉ niệm đó? Nó để lại bài học sâu sắc hay những niềm vui không thể nào quên? + Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? Tình cảm của em với người thân đó qua câu chuyện như thế nào? + Đưa ra lời khuyên của em dành cho những bạn đã và đang rơi vào câu chuyện, hoàn cảnh tương tự như của em. |
Kết bài | - Khái quát lại câu chuyện đồng thời nêu cảm nghĩ của em về trải nghiệm . |
2. Thang điểm
Mức độ | Yêu cầu | Thang điểm |
Mức tối đa | - Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, hình thức, kĩ năng - Không sai quá 3 lỗi chính tả - Có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm | 5.75 - 6 |
Mức chưa tối đa 1 | - Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về hình thức, nội dung, kĩ năng - Có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm - Còn sai một số ít lỗi chính tả hoặc ít lỗi diễn đạt | 5,0 – 5,5 |
Mức chưa tối đa 2 | - Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về hình thức, nội dung, kĩ năng - Chưa sử dụng nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả và biểu cảm - Còn sai một số lỗi chính tả | 4,0 - 4,75 |
Mức chưa tối đa 3 | - Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về nội dung sự việc - Chưa sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm - Đôi chỗ chưa tách đoạn, tách ý hợp lí, mắc lỗi chính tả | 3- 3,75 |
Mức chưa tối đa 4 | - Nội dung kể còn sơ sài - Chưa xây dựng đoạn hợp lí - Còn sai nhiều lỗi chính tả, trình bày chưa sạch sẽ | 2- 2,75 |
Mức chưa tối đa 5 | - Nội dung bài làm đảm bảo về hình thức nhưng xa đề | 1,5 -1,75 |
Mức chưa tối đa 6 | - Viết được một đoạn | 0,5 – 0,75 |
Mức không đạt | - Không viết gì | 0 |
............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức
Link Download chính thức:
- Khải NguyễnThích · Phản hồi · 27 · 16/12/20