Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (11 mẫu) Văn mẫu lớp 8
Download.vn muốn giới thiệu Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, hướng dẫn cách lập dàn ý cho bài văn.
Nội dung bao gồm 11 mẫu dàn ý, dành cho học sinh lớp 7 cùng tham khảo. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Dàn ý nghị luận về một thói xấu của con người
- Dàn ý nghị luận con người trong mối quan hệ với cộng đồng
- Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến tán thành)
- Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến phản đối)
- Dàn ý nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
- Dàn ý nghị luận về một câu tục ngữ
- Dàn ý nghị luận về câu danh ngôn
Dàn ý nghị luận về một thói xấu của con người
1. Mở bài
Nêu vấn đề cần nghị luận: một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại (kiêu ngạo - thích chơi trội của một bộ phận thanh niên, sống ích kỉ, lười nhác hay than vãn, lối sống ảo,...)
2. Thân bài
a. Làm rõ vấn đề nghị luận
Giải thích khái niệm về thói xấu: Kiêu ngạo là gì? Sống ích kỉ là gì? Lối sống ảo là gì?,...
b. Trình bày ý kiến phê phán, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh phê phán là có cơ sở
- Biểu hiện của thói xấu
- Nguyên nhân hình thành thói xấu
- Tác hại của thói xấu
c. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Nêu ý kiến phản biện: không đồng tình với ý kiến của người viết (giả định)
- Học sinh cần ý thức tác hại của thói xấu để tránh mắc phải.
- Tích cực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân tốt đẹp hơn.
3. Kết bài
Khẳng định ý kiến phê phán, bài học cho chính mình.
Dàn ý nghị luận con người trong mối quan hệ với cộng đồng
1. Mở bài
Nêu vấn đề cần được nghị luận.
2. Thân bài
Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc:
- Vì sao có ý kiến như vậy?
- Ý kiến đó đúng đắn như thế nào?
- Liên hệ, mở rộng vấn đề (Lí lẽ, bằng chứng)
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Dàn ý số 1
1. Mở bài
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện ý kiến về vấn đề đó.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
- Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.
b. Bàn luận
- Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
- Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
c. Lật lại vấn đề
Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến.
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương thức hành động.
Dàn ý số 2
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề trong đời sống cần trình bày ý kiến.
2. Thân bài
- Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng.
- Nêu quan điểm về vấn đề: tán thành hay phản đối.
- Chứng minh cho quan điểm: Lí lẽ, dẫn chứng.
- Đánh giá vấn đề và liên hệ bản thân.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý kiến về vấn đề trong đời sống đã trình bày.
Dàn ý số 3
1. Mở bài
Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
- Nêu quan điểm về vấn đề cần nghị luận
- Nêu biểu hiện, thực trạng của vấn đề
- Phân tích, chứng minh vấn đề
- Đánh giá vấn đề: đúng, sai
- Liên hệ với bản thân.
3. Kết bài
Suy nghĩ về vấn đề nghị luận.
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến tán thành)
1. Mở bài
Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.
2. Thân bài
- Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.
- Thể hiện thái độ tán thành các ý kiến vừa nêu bằng các ý:
- Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
3. Kết bài
Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến phản đối)
1. Mở bài
Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối với cách nhìn nhận vấn đề.
2. Thân bài
- Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.
- Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).
- Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
Dàn ý nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
Dàn ý số 1
1. Mở bài
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
- Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.
b. Bàn luận
- Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
- Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
c. Lật lại vấn đề
Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.
Dàn ý số 2
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Giải thích từ ngữ quan trọng trong câu tục ngữ, danh ngôn.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
b. Bàn luận về vấn đề
- Quan điểm của người viết: tán thành/phán đối câu tục ngữ/danh ngôn.
- Lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho ý kiến về câu tục ngữ, danh ngôn.
c. Mở rộng và liên hệ bản thân
- Mở rộng: Nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại.
- Liên hệ bản thân: Học được gì từ câu tục ngữ hay danh ngôn?
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của câu tục ngữ hoặc danh ngôn.
Dàn ý nghị luận về một câu tục ngữ
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)
b. Chứng minh
- Trình bày lí lẽ
- Dẫn chứng: trong quá khứ, ở hiện tại,...
c. Bình luận
- Mở rộng vấn đề: nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại
- Liên hệ với bản thân.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
Dàn ý nghị luận về câu danh ngôn
1. Mở bài
Dẫn dắt, nêu ra về câu danh ngôn.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng trong câu danh ngôn.
- Ý nghĩa của câu danh ngôn
b. Chứng minh
- Ý kiến tán thành/phản đối về câu danh ngôn
- Lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến của bản thân.
c. Bình luận
- Mở rộng vấn đề: nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại
- Liên hệ với bản thân: bài học rút ra từ câu danh ngôn
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của câu danh ngôn.