Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 8 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 môn GDCD lớp 8

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 8 Cánh diều bao gồm tóm tắt kiến thức lý thuyết kèm theo câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trọng tâm.

Đề cương ôn tập GDCD 8 Cánh diều học kì 1 bao gồm 6 trang giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều.

Đề cương học kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh diều

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

1. Bảo vệ lẽ phải

- Giải thích một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.

- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói, hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên

3. Phòng chống bạo lực gia đình

- Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình

- Biết cách phòng chống bạo lực gia đình.

- Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.

Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.
B. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
C. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
D. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.

Câu 2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của

A. các cơ sở giáo dục.
B. các cơ quan nhà nước.
C. cán bộ quản lí môi trường.
D. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản.
B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.
C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.
D. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực gia đình?

A. Chị M luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.
B. Bố mẹ A rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của A.
C. Bạn X luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.
D. Anh T ép chị H sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.

Câu 5. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về thể chất.
D. Bạo lực về tình dục.

Câu 6. Những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.
B. Bạo lực về thể chất.
C. Bạo lực về tình dục.
D. Bạo lực về tinh thần.

Câu 7. Hành vi nào sau đây bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

A. Sử dụng nhiều phân bón hóa học
B. Trồng cây phủ xanh đồi trọc
C. Phá rừng để trồng cây lương thực
D. Khai thác thủy sản bằng chất nổ

Câu 8. Hành vi nào sau đây không được coi là tôn trọng lẽ phải?

A. Chăm chỉ ôn bài cho bài kiếm tra
B. Chép phao trong kì thi
C. Góp ý để các bạn xung quanh mình biết lỗi sai và sửa
D. Không tùy tiện đổ oan cho người khác

Câu 9. Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.

Câu 10. Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế gia đình và thành viên trong gia đình đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về thể chất.
D. Bạo lực về tình dục.

Câu 11. Hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, nạo phá thai…là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.
B. Bạo lực về thể chất.
C. Bạo lực về tình dục.
D. Bạo lực về tinh thần.

Câu 12. Chúng ra không nên thực hiện hành vi nào sau đây khi xử lí hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Thông báo sự việc với người thân
B. Giải quyết bằng biện pháp tích cực.
C. Giấu giếm, bao che cho đối phương.
D. Nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí.

Câu 13. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?

A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
B. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
C. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
D. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.

Câu 14. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.
B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.
C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.
D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Câu 15. Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường?

A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.
B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.
C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng.
D. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực.
B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội.
C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.
D. Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội

Câu 17. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

A. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.
B. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
C. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật.
D. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

Câu 18. Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải? Em sẽ ứng xử như thế nào khi bạn của em viết lên mạng xã hội một điều không đúng sự thật?

Câu 19. Em hãy đọc bài viết sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Việt Nam tổng số có hơn 183 khu công nghiệp trong cả nước. Thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ở các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom. Cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết nước thải đều bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm... chưa được xử lý và đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Các loại khí chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường. Việt Nam được đánh giá là nước có lượng phương tiện di chuyển là xe máy đứng đầu toàn cầu. Vì vậy, hàng ngày chúng ta đã thải ra một lượng khí thải vô cùng lớn. Một số thống kê mà chúng tôi tổng hợp để bạn có thể thấy thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay…”

(https://greenwater.com.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam-hien-nay.html)

a. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin trên? Từ thông tin trên và những kiến thức đã học em hãy cho biết vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

b. Em đã có những việc làm nào để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Gợi ý:

a. Thông tin

* Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân

* Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường trong lành nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

- Nhằm giữ cho môi trường trong lành, đảm bảo cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai

b. Liên hệ bản thân: (Học sinh tự liên hệ ít nhất 4 việc)

Câu 20. Tình huống

“Bạn S (13 tuổi) sống với mẹ và dượng. Do sợ tốn kém nên mẹ và dượng không muốn S đến trường, đã buộc S phải làm thuê tại đồn điền gần nhà. Hằng tháng, số tiền thu được S phải giao nộp cho dượng. Những tháng sức khoẻ không tốt kiếm được ít tiền hơn, S bị dượng bỏ đói…”

a. Hành vi của mẹ và dượng của S vi phạm quy định nào của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

b. S có thể làm gì để phòng, chống bạo lực gia đình?

Gợi ý:

a. Hành vi của mẹ và dượng của S vi phạm Điều 5: Các hành vi nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Sửa đổi, bổ sung năm 2022)

b. S có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ họ hàng, những người lớn gần gũi, đáng tin cậy, gọi tổng dài Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) hoặc của công an (113)

Câu 21. Sắp tới, trường em dự định tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề “Tuổi trẻ học đường với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Với tư cách là người tham dự cuộc thi em hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề trên?

Câu 22. Em hãy nêu một vài ví dụ thực tế những việc làm gây ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên và hậu quả?

Câu 23. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Câu 24: Bà H và bà M là bạn chơi lâu năm, hai bà thường cùng nhau đi chợ, mua sắm đồ dùng cho gia đình. Bà H nay đi chợ với một chiếc giỏ mây cho tiện đựng đồ và giúp đỡ cần sử dụng nhiều túi nilong. Bà M thấy vậy liền có ý bảo hiện nay túi nilong có rất nhiều và tiện lợi, không cần thiết phải mang theo giỏ xách cho cồng kềnh bất tiện. Nếu em là bà H trong tình huống đó em sẽ nói với bà M như thế nào?

Câu 25. Theo em, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có mầm mống của bạo lực gia đình, phải chứng kiến các hành động bạo lực từ nhỏ. Khi lớn lên đứa trẻ ấy sẽ như thế nào?

Câu 26: Em sẽ làm gì nếu chứng kiến các các hành vi bạo lực gia đình trong khu dân cư mình đang sinh sống.

Câu 27. Theo em, người có mặt ở nơi xảy ra bạc lực gia đình có trách nhiệm như thế nào?

Câu 28: Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình?

Câu 29: Theo em nếu là nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình nên làm gì?

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm