Bộ đề thi học kì 1 lớp 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 11 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 8 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi học kì 1 lớp 8 sách Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm 11 đề thi kèm theo đáp án và bảng ma trận của các môn Toán, Ngữ văn, Tin học, Lịch sử Địa lí, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Khoa học tự nhiên.

Đề thi học kì 1 lớp 8 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô, các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 11 đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 8 - Đề 1

1.1 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Tam đại con gà

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng
nhanh trí thầy vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006)

Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

A. Mua vui, giải trí.
B. Phê phán sự coi thường của người cha đối với thầy đồ.
C. Phê phán thói hư, tật xấu của thầy đồ xưa.
D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa.

Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”?

A. Vị thần trông coi về sự sống.
B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình.
C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình.
D. Vị thần se duyên đôi lứa.

Câu 6 (0.5 điểm): Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”?

A. Đây là những hành động thể hiện sự khôn lỏi.
B. Đây là những hành động phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ.
C. Đây là những hành động thể hiện sự liều lĩnh của thầy đồ.
D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực.

Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì?

A. Có ý che giấu, không để người khác học lỏm.
B. Thể hiện sự ngụy biện, chống chế cho sai lầm của mình.
C. Thể hiện sự dốt nát, mê tín của thầy đồ.
D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình.

Câu 8 (0.5 điểm): Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan.
B. Là một người học rộng, tài cao.
C. Là người yêu quý trẻ con.
D. Là người rất ham học hỏi.

Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 8

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc hiểu

1

A

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

D

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

HS hiểu được tiếng cười trào phúng từ câu chuyện, qua đó rút ra bài học ý nghĩa nhất cho bản thân, đó có thể là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão,…

1,0

10

Tác giả phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của những ông thầy đồ ngày xưa.

1,0

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận..

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Nghị luận vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

0,25

c. Nghị luận về hiện tượng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

Học sinh có thể nghị luận theo nhiều các khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

- Người viết tán thành ý kiến đã nêu.

- Nêu ra thực trạng việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của người dân.

- Nêu nguyễn nhân của thực trạng trên.

- Kết hợp lí lẽ với bằng chứng để chỉ ra hậu quả hoặc những điều tích cực của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông…

- Đưa ra biện pháp.

Khẳng định lại sự tán thành ý kiến.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực.

0,5

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 8

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện cười

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện cười

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại của văn bản.

- Nhận biết được phương thức biểu đạt của văn bản.

- Nhận diện được ngôi kể trong truyện cười.

Thông hiểu:

- Mục đích mà nội dung truyện đề cập đến.

- Xác định được nghĩa của các yếu tố Hán Việt.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Trình bày được tính cách nhân vật qua lời của người kể chuyện.

Vận dụng:

- Rút ra được thông điệp / bài học / lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

- Thể hiện được ý kiến, thái độ của bản thân đối với bài học được thể hiện qua tác phẩm.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…)

Vận dụng:

Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

1TL*

Tổng

3TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

2. Đề thi cuối kì 1 Toán 8

3. Đề thi học kì 1 môn GDCD 8

3.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8

PHÒNG GD&ĐT.............

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2023 – 2024

MÔN: GDCD 8

Thời gian làm bài: ... phút

Câu 1 (0,25 điểm). Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

A. Của các nhà chức trách
B Của mỗi người chúng ta
C. Của các môi trường
D. Của các nhà máy khai thác khoáng sản

Câu 2 (0,25 điểm). Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “………….. để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.

A. Chia sẻ việc nhà
B. Tệ nạn xã hội
C. Bệnh dịch
D. Bạo lực gia đình

Câu 3 (0,25 điểm). Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?

A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương
B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ

Câu 4 (0,25 điểm). Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là gì?

A. khiêm tốn
B. lẽ phải
C. công bằng
D. trung thực

Câu 5 (0,25 điểm). Ảnh hưởng mà bạo lực gia đình gây ra cho xã hội là gì?

A. Không vì chỉ trong phạm vi gia đình không liên quan gì đến xã hội
B. Gây mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt kinh tế xã hội
C. Làm xã hội trở nên trầm lắng hơn
D. Làm cho trật tự xã hội ổn định hơn

Câu 6 (0,25 điểm). Câu ca dao sau nói về điều gì “Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”?

A. Tôn trọng lẽ phải
B. Tôn sư trọng đạo
C. Đạo lí nhân nghĩa
D. Tinh thần đoàn kết

Câu 7 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế
B.Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt
C. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người
D. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống

Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
C, Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.

Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi gây tai nạn rồi bỏ chạy là hành vi như thế nào?

A. Tôn trọng lẽ phải
B. Không tôn trọng lẽ phải
C. Sống thực dụng
D. Sống tàn nhẫn

Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực
B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội
C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình
D. Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội

Câu 11 (0,25 điểm). Hành vi nào không phải là bạo lực gia đình về tình dục bao gồm những hành vi nào sau đây?

A. Không cho hoặc bắt buộc quan hệ tình dục khi người vợ ốm đau hoặc mệt mỏi.
B. Cưỡng ép quan hệ tình dục không an toàn.
C. Cưỡng dâm, hiếp dâm trẻ em, loạn luân, quấy rối tình dục.
D. Chửi mắng, lăng nhục con cái

Câu 12 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?

A. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp
B. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp
C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt

Câu 13 (0,25 điểm). Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là gì?

A khai thác khoáng sản
B. phục hồi và trồng rừng mới
C. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp
D. đốt rừng lấy đất trồng trọt

Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi ép buộc chồng đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho vợ quản lí là hình thức bạo lực gì?

A. Bạo lực về thể chất
B. Bạo lực về tinh thần
C. Bạo lực về kinh tế
D. Bạo lực về tinh dục

Câu 15 (0,25 điểm). Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là?

A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
C.Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh

Câu 16 (0,25 điểm). Trong giờ ra chơi, H thấy T đang chặn đường, bắt nạt một em lớp dưới phải nộp tiền bảo kê. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A.Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Đòi T chia tiền, nếu không thì báo với cô
D. Chạy đi chỗ khác chơi.

Câu 17 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là sai?

A. Tiết kiệm điện cũng là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
B.Săn bắt, bẫy động vật quý hiếm để bán
C. Sử dụng tiết kiệm điện nước
D. Lên án các hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Câu 18 (0,25 điểm). Trong một lần tranh luận cùng các bạn trong lớp, em chắc chắn là mình đúng nhưng các bạn vẫn một mực cho rằng mình sai. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Vì tất cả các bạn đều khẳng định là mình sai nên không cần phản bác gì thêm
B. Chỉ cần mình biết mình đúng là đủ, không cần thiết phải đi thanh minh với người khác
C. Nổi giận với các bạn vì một mực khẳng định sai lệch cho mình
D. Nói ra lí lẽ của bản thân, đưa ra dẫn chứng chứng minh là mình đúng

Câu 19 (0,25 điểm). Khi mẹ đang tức giận, M không nói thêm điều gì làm mẹ kích động. Đợi khi mẹ không còn bực tức nữa mới giải thích mọi chuyện cho mẹ. Theo em đây có phải là một cách hạn chế được bạo lực gia đình?

A. Khi mẹ nói mà không nói thể hiện điều không tôn trọng mẹ
B. Việc bạn làm chỉ giúp trì hoãn được bạo lực chứ không làm giảm khả năng xảy ra bạo lực gia đình
C. Cách hành xử của bạn chỉ làm cho mẹ cảm thấy bực tức hơn
D. Cách hành xử của bạn M hợp lí, khi mẹ đang nóng giận không nên cãi lí, đôi co với mẹ điều đó chỉ làm mẹ thêm bực tức và có thể chút giận lên người

Câu 20 (0,25 điểm). Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

A.Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình
B.Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái
C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn
D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm

Câu 21 (0,25 điểm). Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm. Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?

A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức
B.Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường
C. Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường
D. Khánh chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Ngọc chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh

Câu 22 (0,25 điểm). Thế hệ trẻ ngày nay phát triển cùng các tiến bộ khoa học kĩ thuật có thể làm điều gì để góp phần tuyên truyền rộng rãi các thông điệp bảo vệ môi trường rộng rãi đến mọi người?

A.Đi dọn dẹp vệ sinh ở nơi mà mình sinh sống
B.Cùng các bạn đi dọn dẹp vệ sinh sân trường
C. Thực hiện các dự án tuyên truyền về bảo vệ môi trường và đăng tải các sản phẩm lên các trang thông tin điện tử để nhiều người có thể truy cập
D. Rủ các bạn đi dán giấy tuyên truyền trên cây cột điện ngoài đường

Câu 23 (0,25 điểm). Bố của L từ ngày bị bệnh thường hay cáu gắt, uống rượu và nổi cáu với mẹ con L, có lần bố say, bố đánh hai mẹ con. L rất sợ hãi và thương mẹ nhưng không biết làm thế nào để giúp mẹ trong những lúc như vậy. Em hãy giúp L tìm ra giúp mẹ con L không bị tổn thương mỗi khi bố giận và có ý định đánh mắng?

A. Mẹ con L nên chống trả lại những hành động vũ phu của bố
B. Mẹ con của L nên lánh đi chỗ khác những lúc bố nổi giận, nhờ sự giúp đỡ của ông bà, hàng xóm giúp can ngăn mỗi khi bố đánh chửi
C. Mẹ con L có nên thực hiện các biện pháp cứng rắn để bố không dám đánh mắng hai mẹ con
D. Hạn chế tiếp xúc với bố, để bố không có cơ hội lại gần nữa

Câu 24 (0,25 điểm). Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người?

A. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
B. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
C. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
D. Cần cù bù thông minh.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy cho biết các hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Trên đường đi học về, bạn T vô tình chứng kiến cảnh bạn M đang bị nhóm của bạn K đe doạ. Thấy bạn T đi đến, bạn K cảnh cáo rằng: “Nếu không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Bạn Vì sợ bị liên luỵ nên bạn T đã từ chối khi bạn M yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm của bạn K với giáo viên chủ nhiệm.

Em có đồng tình với hành động của bạn T không? Vì sao?

Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?

3.2 Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

A

B

B

A

A

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

B

D

B

B

C

B

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

B

D

D

C

D

C

C

A

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

- Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến:

+ Bạo lực tinh thần: lời nói, thái độ, thành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí các thành viên gia đình.

+ Bạo lực về thể chất hay thể xác: hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng hoặc gây ra thương tích trên cơ thể các thành viên trong gia đình.

+ Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm đến quyền lợi về kinh tế của gia đình và thành viên trong gia đình.

+ Bạo lực về tình dục: hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, nạo phá thai,...

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

- Tác hại của bạo lực gia đình:

+ Đối với cá nhân: bạo lực gia đình gây nên những thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...

+ Đối với gia đình: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến gia đình, là một trong những nguyên nhân khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

+ Đối với xã hội: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội; là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội,…

1,0 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống liên quan đến tôn trọng lẽ phải:

a. Em không đồng tình với hành động của bạn T. Vì:

- Việc bạn T giữ im lặng đã gián tiếp ủng hộ cho hành động bạo lực học đường của nhóm bạn K và gây tổn thương cho bạn M.

- Mặt khác, cách hành xử của T cũng cho thấy T chưa biết cách tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

0,5 điểm

b. Nếu là bạn T, em sẽ:

- Động viên, an ủi bạn M. Giúp đỡ bạn M xử lí vết thương (nếu có).

- Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm hoặc những người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ.

0,5 điểm

3.3 Ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 4:

Bảo vệ lẽ phải

1

0

4

0

3

0

0

1

8

1

3,0

Bài 5:

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1

0

4

0

3

0

0

0

8

0

2,0

Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

2

1

4

0

2

0

0

0

8

1

5,0

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 4

8

1

Bảo vệ lẽ phải

Nhận biết

Nhận biết được lẽ phải là gì.

1

C4

Thông hiểu

- Xác định được hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải.

- Nhận biết câu ca dao nói về tôn trọng lẽ phải.

- Giải thích được vì sao phải tôn trọng lẽ phải.

4

C6, C8, C9, C12

Vận dụng

- Thực hiện được việc làm bảo vệ lẽ phải phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

3

C16, C18, C20

Vận dụng cao

Xử lí được tình huống liên quan đến tôn trọng và bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống.

1

C2 (TL)

Bài 5

8

0

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết

Nhận biết được trách nhiệm bảo vệ môi trường.

1

C1

Thông hiểu

- Xác định được vai trò quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống.

- Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Nhận biết được tình hình tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay.

- Nhận biết được những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

4

C7, C13, C15, C17

Vận dụng

- Phê phán những hành vi gây hại đến môi trường.

- Thực hiện việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên phù hợp với lứa tuổi.

- Xác định được câu ca dao tục ngữ thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người.

3

C21, C22, C24

Vận dụng cao

Bài 6

8

1

Phòng, chống bạo lực gia đình

Nhận biết

- Nhận diện được các hành vi bạo lực về tinh thần.

- Nhận biết được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến hiện nay và nêu được tác hại của bạo lực gia đình cho cá nhân, gia đình và xã hội.

2

1

C2, C3

C1 (TL)

Thông hiểu

- Nhận diện được ảnh hưởng của bạo lực gia đình gây ra cho xã hội.

- Nhận biết nội dung không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình

- Nắm được các hành vi bạo lực gia đình về tình dục.

- Xác định được các hình thức bạo lực gia đình.

4

C5, C10, C11, C14

Vận dụng

Biết cách phòng tránh bạo lực gia đình trong các tình huống cụ thể.

2

C19, C23

Vận dụng cao

4. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8

4.1 Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8

A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau (Mỗi câu đúng 0,25 điểm):

Câu 1: Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để

A. cốc không bị đổ.
B. tránh nứt vỡ cốc.
C. hóa chất không sôi mạnh.
D. dẫn nhiệt tốt.

Câu 2: Trong các loại phản ứng: phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy. Trong các loại phản ứng trên, có bao nhiêu loại cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 3: Trong phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây không thay đổi?

A. Số phân tử trước và sau phản ứng.
B. Liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng.
C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng.
D. Trạng thái chất trước và sau phản ứng.

Câu 4: Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

A. Xanh.
B. Đỏ.
C. Tím.
D. Vàng.

Câu 5: Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."

A. Đơn chất, hydrogen, OH.
B. Hợp chất, hydroxide, H+.
C. Đơn chất, hydroxide, OH.
D. Hợp chất, hydrogen, H+.

Câu 6: Công thức hóa học của acid có trong dịch vị dạ dày là

A. CH3COOH.
B. H2SO4.
C. HNO3.
D. HCl.

Câu 7: Trong các muối NaCl, CaCO3, KNO3, BaSO4, CuSO4, AgCl, MgCO3, số lượng muối tan trong nước là

A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.

Câu 8: Muối của hydrochloric acid có tên gọi là:

A. Muối chloride.
B. Muối phosphate.
C. Muối carbonate.
D. Muối sulfate.

Câu 9: Chất nào dưới đây là muối?​

A. K2O.
B. HCl.
C. K2SO4.
D. H2SO4.

Câu 10: Muối nào sau đây không tan trong nước?

A. KCl.
B. NaCl
C. AgCl.
D. CuCl2.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các muối carbonate đều tan.
B. Tất cả các muối của kim loại K, Na đều tan.
C. Tất cả các muối của kim loại Cu, Ag đều tan.
D. Tất cả các muối sulfate đều không tan.

Câu 12: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
B. nguyên tố nitrogen và một số nguyên tố khác.
C. nguyên tố phosphorus và một số nguyên tố khác.
D. nguyên tố kali và một số nguyên tố khác.

Câu 13: Phân bón hóa học được chia thành các loại:

A. đa lượng, đơn lượng, vi lượng.
B. đa lượng, đơn lượng, trung lượng.
C. đa lượng, trung lượng, vi lượng.
D. trung lượng, vi lượng, đơn lượng.

Câu 14: Phân bón đa lượng không chứa nguyên tố dinh dưỡng nào?

A. N.
B. P.
C. S.
D. K.

Câu 15: Phân Urea có công thức hóa học là:

A. NH4NO3.
B. NH4Cl.
C. (NH2)2CO.
D. (NH4)2SO4.

Câu 16: Phân đạm cung cấp nguyên tố gì cho cây trồng?

A. P.
B. K.
C. N.
D. Ca.

Câu 17: Công thức liên hệ giữa khối lượng m, thể tích V và khối lượng riêng D của một vật là

A. D = m.V
B. m = D.V
C. V = m.D
D. m = D/V

Câu 18: Đơn vị của áp suất là:

A. N.
B. Pa.
C. m/s.
D. kg.

Câu 19: Áp lực là

A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 20: Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là

A. p = F.S
B. S = p.F
C. p = F/S
D. F = p/S

Câu 21: Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng

A. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng lớn.
B. càng lớn nếu độ sâu của chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng càng nhỏ.
C. không phụ thuộc độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.
D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

Câu 22: Áp suất tăng khi

A. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.
B. diện tích bị ép S tăng, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S không đổi.
C. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S giảm.
D. áp lực tăng bao nhiêu lần thì diện tích bị ép S cũng tăng lên bấy nhiêu lần.

Câu 23: Vì sao cái áo phao không chìm trong nước?

A. Vì khối lượng của áo phao nhỏ hơn khối lượng của nước.
B. Vì khối lượng riêng của áo phao nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
C. Vì áo phao nhẹ.
D. Vì thể tích của áo phao lớn hơn nước.

Câu 24: Lực đẩy Acsimet có độ lớn phụ thuộc vào

A. lượng chất lỏng trong bình và khối lượng của vật.
B. thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và bản chất của chất lỏng.
C. độ sâu của vật bị nhúng chìm so với đáy bình.
D. khối lượng riêng của vật.

Câu 25: Vật sẽ bị quay trong trường hợp nào dưới đây?

A. Dùng dao cắt bánh sinh nhật.
B. Dùng tay mở cần gạt của vòi nước.
C. Dùng tay vuốt màn hình của điện thoại.
D. Dùng búa đóng đinh vào tường.

Câu 26: Moment của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho?

A. Tác dụng kéo của lực.
B. Tác dụng nén của lực.
C. Tác dụng uốn của lực.
D. Tác dụng làm quay của lực.

Câu 27: Trục quay của cái kéo khi dùng để cắt là

A. mũi kéo.
B. lưỡi kéo.
C. tay cầm.
D. đinh ốc gắn 2 lưỡi kéo.

Câu 28: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?

A. kìm cắt móng tay.
B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.
C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.
D. Cầu trượt.

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 29 (1,0 điểm): Cốc (1) chứa dung dịch sulfuric acid loãng, cốc (2) chứa một viên zinc (kẽm). Đổ cốc (1) vào cốc (2), zinc tác dụng với sulfuric acid loãng tạo thành zinc sulfate và khí hydrogen. Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.

Câu 30 (1,0 điểm): Vì sao trên nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ?

Câu 31 (1,0 điểm): Ở chiếc kéo cắt chỉ, mỗi nhánh kéo gồm cán và phần lưỡi kéo có thể quay quanh chốt cố định, có vai trò như đòn bẩy. Hãy sử dụng các mũi tên biểu diễn lực để mô tả cách dùng lực tác dụng lên cán kéo để cắt được chỉ.

---HẾT---

4.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 8

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

B

C

C

B

D

D

A

A

C

C

B

A

C

C

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

C

C

B

B

A

C

A

A

B

B

B

D

D

A

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

29

(1,0đ)

- Phương trình chữ:

Sulfuric acid + Zinc g Zinc sulfate + Hydrogen

- Phương trình bảo toàn khối lượng:

m sulfuric acid + m zinc = m zinc sulfate + m hydrogen

0,5đ

0,5đ

Đáp án tự luận vẫn còn mời các bạn xem đầy đủ trong file tải về

4.3 Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 8

a) Khung ma trận

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì I khi kết thúc nội dung chủ đề 4. Tác dụng làm quay của lực.

- Thời gian làm bài: 60 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

- Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 16 câu, thông hiểu: 12 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

- Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

- Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm , 36 tiết, 15 tiết/điểm)

- Nội dung nửa sau học kì 1: 75% (7,5 điểm, 31 tiết, 4 tiết/điểm )

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Mở đầu (3 tiết)

1

1

0,25

2. Chủ đề 1: Phản ứng hóa học (22 tiết)

2

1

1

2

1,5

3. Chủ đề 2: Acid – Base – pH – Oxide – Muối (11 tiết)

2

1

3

0,75

4. Chủ đề 2: Acid – Base – pH – Oxide – Muối (tiếp theo) (10 tiết)

6

4

10

2,5

5. Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất (12 tiết )

5

3

1

1

8

3,0

6. Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực (9 tiết)

2

2

1

1

4

2,0

Số câu

16

12

2

1

2

28

10,00

Điểm số

4

3

2

1

3

7

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10,0 điểm

10,0 điểm

b) Bản đặc tả


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

1. Mở đầu (3 tiết)

Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

Nhận biết

– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.

– Nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn (chủ yếu những hoá chất trong môn Khoa học tự nhiên 8).

– Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8.

1

C1

Thông hiểu

– Trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

2. Chủ đề 1: Phản ứng hóa học (22 tiết)

– Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

– Phản ứng hóa học và năng lượng các phản ứng hoá học

– Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học

– Mol và tỉ khối của chất khí

– Tính theo phương trình hoá học

– Nồng độ dung dịch

– Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Nhận biết

– Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

– Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm.

– Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm

– Nêu được khái niệm về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.

– Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

– Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học.

– Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).

– Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

– Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 0C

– Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng

– Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.

– Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

Thông hiểu

– Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).

– Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học.

– Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.

– Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

– Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.

– Đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.

2

C2

C3

Vận dụng

– Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.

– Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C.

– Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể.

– Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m)

– So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.

– Sử dụng được công thức để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 0C.

– Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.

1

C29

Vận dụng cao

– Tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

– Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

– Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn:

+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng.

3. Chủ đề 2: Acid – base – pH – oxide –muối (11 tiết)

– Acid

– Base

– Thang pH

– Oxide

Nhận biết

– Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).

– Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH).

– Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.

– Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch.

– Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

2

C4

C5

Thông hiểu

– Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).

– Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.

– Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan.

– Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của base.

– Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide.

– Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...).

1

C6

Vận dụng

– Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen.

– Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/base (oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính, oxide trung tính).

Vận dụng cao

– Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.

4. Chủ đề 2: Acid – base – pH – oxide –muối (tiếp theo) (10 tiết)

– Muối

– Phân bón hóa học

Nhận biết

– Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion

– Đọc được tên một số loại muối thông dụng.

– Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan.

– Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hoá học đối với cây trồng (phân đạm, phân lân, phân kali, phân N–P–K).

6

C7

C8

C9

C10

C11

C12

Thông hiểu

– Trình bày được một số phương pháp điều chế muối.

– Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất hoá học của acid, base, oxide.

– Trình bày được vai trò của phân bón (một trong những nguồn bổ sung một số nguyên tố: đa lượng, trung lượng, vi lượng dưới dạng vô cơ và hữu cơ) cho đất, cây trồng.

– Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.

4

C13

C14

C15

C16

Vận dụng

– Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hoá học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường của đất, nước và sức khoẻ của con người.

Vận dụng cao

– Đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.

5. Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất (12 tiết)

– Khối lượng riêng

– Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

– Áp suất

– Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí

Nhận biết

– Nêu được định nghĩa khối lượng riêng.

– Liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.

– Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được: áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt, áp suất = áp lực/diện tích bề mặt.

– Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.

– Nêu được: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng; lấy được ví dụ minh hoạ.

5

C17

C18

C19

C20

C21

Thông hiểu

– Thực hiện thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một khối hộp chữ nhật, của một vật có hình dạng bất kì, của một lượng chất lỏng.

– Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng, rút ra được: Điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Archimedes (Acsimet).

– Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.

– Liệt kê được một số đơn vị đo áp suất thông dụng.

3

C22

C23

C24

Vận dụng

– Xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng, khối lượng riêng = khối lượng/thể tích.

– Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.

1

C30

Vận dụng cao

– Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).

6. Chủ đề 4. Tác dụng làm quay của lực (9 tiết)

– Lực có thể làm quay vật

– Đòn bẩy

Nhận biết

– Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.

– Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.

2

C25

C26

Thông hiểu

– Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

2

C27

C28

Vận dụng

– Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.

Vận dụng cao

– Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

1

C31

5. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8

5.1 Đề thi cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 8

Phân môn Lịch sử

A. TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm ) : Hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào?

A. Nước Anh, Pháp, Mĩ.
B. Nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
C. Nước Mĩ, Hà Lan, Pháp.
D. Nước Anh và Pháp.

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là

A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.

Câu 3. Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?

A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Lê Duy Mật.
D. Nguyễn Danh Phương.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?

A. Thăng Long.
B. Thanh Hóa và Nghệ An.
C. Hải Dương và Bắc Ninh.
D. Tuyên Quang.

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ ba.
B. Thứ tư.
C. Thứ hai.
D. Thứ nhất.

Câu 6. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

Câu 7. Chính quyền thành lập sau cách mạng tháng Hai là

A. chính quyền tư sản .
B. chính quyền phong kiến.
C. chính quyền vô sản .
D. chính quyền tư sản và chính quyền Xô Viết song song tồn tại .

Câu 8. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là gì?

A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
D. Cách mạng dân chủ tư sản.

B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )

Câu 1.(3,0 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã được học, em hãy:

a. Tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.(1,5 điểm)

b. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. (1,0 điểm)

c. Từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất( 1914-1918) theo em các nước cần làm gì để góp phần duy trì hòa bình thế giới? (0,5 điểm)

Phân môn Địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1. Trên đất liền, nước ta giáp với ba nước là:

A. Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia.
B. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
C. Lào, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
D. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Mi-an-ma.

Câu 2. Địa hình nước ta có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.
B. Địa hình đồng bằng chiếm ưu thế.
C. Địa hình không chịu ảnh hưởng của con người.
D. Địa hình được nâng lên ở giai đoạn Cổ kiến tạo.

Câu 3. Địa hình đồi núi ở nước ta được chia thành bốn khu vực là:

A. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn và Nam Bộ.
B. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Đông Nam, Tây Nam, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Đông Nam, Tây Nam, Trường Sơn và Nam Bộ.

Câu 4. Đồng bằng sông Hồng được bồi đắp bởi hệ thống các sông nào sau đây?

A. Sông Hồng và sông Lô.
B. Sông Hồng và sông Gâm
C. Sông Hồng và sông Thái Bình.
D. Sông Hồng và sông Đà.

Câu 5. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua các yếu tố chính nào sau đây?

A. bức xạ mặt trời, nhiệt độ và số giờ nắng.
B. bức xạ mặt trời, nhiệt độ và lượng mưa.
C. bức xạ mặt trời, nhiệt độ và chế độ gió.
D. bức xạ mặt trời, nhiệt độ và cân bằng ẩm.

Câu 6. Trong một năm nước ta có hai mùa gió chính đó là:

A. gió mùa xuân và gió mùa hạ.
B. gió mùa thu và gió mùa đông.
C. gió mùa đông và gió mùa hạ.
D. gió mùa xuân và gió mùa thu.

Câu 7. Tính chất ẩm của khí hậu nước ta được thể hiện qua các yếu tố nào sau đây?

A. Lượng mưa, nhiệt độ không khí và số giờ nắng.
B. Lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.
C. Bức xạ mặt trời, lượng mưa và số giờ nắng.
D. Số giờ nắng, cân bằng ẩm và lượng mưa.

Câu 8. Nét độc đáo của khí hậu nước ta so với các nước có cùng vĩ độ là

A. nhiệt độ trung bình năm cao.
B. gió Tín phong hoạt động đan xen.
C. lượng mưa trong năm phân hoá theo mùa.
D. có một mùa đông lạnh ở miền Bắc.

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện vai trò của hồ, đầm.

Câu 2. (1 điểm)

Đọc đoạn thông tin sau:

“Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng 1 500 m, nhiệt độ trung bình từ 18 oC đến 21 oC. Thời tiết Đà Lạt như có bốn mùa trong cùng một ngày, buổi sáng trời se lạnh có sương mù, đến trưa thời tiết ấm lên, về chiều nhiệt độ giảm dần, ban đêm khá lạnh. Ở đây có các đồi thông xanh mướt cùng các biệt thự cổ kính. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, Thành phố Đà Lạt đã nhanh chóng trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng ở nước ta”.
Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển ngành du lịch ở thành phố Đà Lạt?

Câu 2. (0,5 điểm) Hãy đề xuất một số giải pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu của địa phương em.

5.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 8

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Phần

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

A.TRẮC NGHIỆM

2,0 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

C

B

D

A

C

D

B

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

TỰ LUẬN

B. TỰ LUẬN

(3,0 điểm)

Câu 1.a

* Tôn giáo:

- Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

- Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển.

- Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị các chúa Trịnh, Nguyễn ngăn cấm

* Văn hóa:

- Chữ viết: Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán phát triển, văn học chữ Nôm chiếm ưu thế

+ Văn học dân gian phát triển phong phú

- Nghệ thuật dân gian:

+ Điêu khắc: nét trạm trổ đơn giản mà dứt khoát

+ Nghệ thuật sân khấu: đa dạng mà phong phú

0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 1.b

- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 1.c

Các nước có thể làm một số việc để góp phần duy trì hòa bình thế giới như sau:

( Gợi ý: Học sinh chỉ cần nêu được 3 ý giáo viên có thể chấm điểm tối đa )

+Tham gia kêu gọi giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới; giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+Tuyên truyền để mọi người thấy được nếu chiến tranh xảy ra sẽ để lại những hậu quả vô cùng thảm khốc.

+Tích cực tham gia các hoạt động để hưởng ứng việc bảo vệ hòa bình thế giới.

+Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh.

+Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh.

0,5điểm

Phần Địa lí

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp ánBABCACBD

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Câu 2. (1 điểm)

Do nằm ở nơi có địa hình cao nên thành phố Đà Lạt có thời tiết rất đặc trưng, trong một ngày thời tiết giống với thời tiết của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Điểm độc đáo này kết hợp cùng với cảnh quan đẹp đã thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Câu 3. (0,5 điểm)

Ví dụ: phân loại rác thải, trồng cây xanh, sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tắt máy tính khi không sử dụng,...

5.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lí 8

Phân môn Lịch sử

TTChương/Chủ đềMức độ nhận thứcTổng % điểm
Nhận biết(TN)Thông hiểu(TL) Vận dụng(TL)Vận dụng cao(TL)
1Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX
2 TN5%
2Việt Nam từ đầu TK XVI đến TK XVIII
2 TN5%
1 TLb10%
1 TLa15%
3Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX
2 TN5%
1 TLc5%
2 TN5%
Tỉ lệ20%15%10%5%50%
Tỉ lệ chung

Phân môn Địa lí

TTChương/ chủ đềNội dung/đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng%điểm
Nhận biết (TNKQ)Thông hiểu(TL)Vận dụng(TL)Vận dụng cao(TL)
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
Phân môn Địa lí
1Vị trí địa lí1TN
Vị trí địa lí vàphạm vi lãnh thổ, địa hình và khoángsản ViệtNamPhạm vi lãnh thổ
Địa hình1TN
Khoáng sản1TN
2Đặc điểm khí hậu và thuỷ vănViệtNamKhí hậu2TN2TN1TL1TL
Thuỷ văn1TN
Tỉ lệ20%15%10%5%

...............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 1 lớp 8 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 05
  • Lượt xem: 453
  • Dung lượng: 1,3 MB
Sắp xếp theo