Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 8 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 môn GDCD lớp 8

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 8 Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện thật tốt khi bước vào kì thi chính thức.

Đề cương ôn thi cuối kì 1 Giáo dục công dân lớp 8 mang đến một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 GDCD 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập học kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo.

Đề cương học kì 1 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

- Nhận biết được bảo vệ lẽ phải là gì, biểu hiện của người bảo vệ lẽ phải.

- Nêu được thế nào là bảo vệ lẽ phải và trách nhiệm của HS trong tôn trọng lẽ phải.

- Nhận biết được những việc làm không tôn trọng lẽ phải.

- Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi.

- Biết được câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Giải thích được lí do vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường.

- Thực hiện được những việc làm bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

- Tìm hiểu cách xác định mục tiêu dài hạn.

- Nắm được tiêu chí để phân loại mục tiêu cá nhân.

- Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.

II. HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP

Câu 1: Mẹ của L cho rằng, việc học tập trong sách vở mới là quan trọng còn dành thời gian để tìm hiểu những sự kiện vốn không liên quan gì đến chương trình học làm cho L sao nhãng việc học hành tại lớp, mẹ đã không cho phép L tham gia các buổi ngoại khóa tìm hiểu về các lễ hội truyền thống được tổ chức tại truòng vào cuối tuần. Theo em, mẹ của L đã có những hành động thể hiện được sự tự hào và tự tôn dân tộc không?

A. Mẹ của L đã làm tốt chức trách của một người mẹ, hết lòng quan tâm, lo lắng cho việc học hành của con cái mình
B. Suy nghĩ của mẹ bạn L rất đúng đắn vì nếu bạn L tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa thì sẽ không có đủ thời gian để làm các bài tập trên lớp
C. Suy nghĩ của mẹ bạn L tuy có lo lắng cho việc học của bạn nhưng chưa thể hiện được lòng tự hào tự hào truyền thống của dân tộc
D. Những gì bạn L được học cũng là cách thể hiện lòng tự hào truyền thống của dân tộc

Câu 2: “Những du học sinh Việt Nam tại nước ngoài, mỗi dịp tết đến xuân về lại cố gắng tìm các nguyên liệu như gạo nếp, lá dong, đỗ xanh,… để gói những chiếc bánh chưng hòa chung với không khí tết Nguyên Đán cùng nhân dân cả nước”. Hành động nào của các bạn thể hiện lòng tự hào truyền thống dân tộc?

A. Tìm mua các nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong
B. Gói bánh chưng đón Tết cổ truyền
C. Nhớ về quê hương đất nước
D. Thể hiện lòng yêu nước khi ở nước ngoài

Câu 3: “Cầu thủ Duy Mạnh cắm cờ Tổ quốc trên tuyết tại sân vận động Thường Châu và cúi chào cổ động viên Việt Nam sau trận đấu”. Biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc được thể hiện qua hành động nào?

A. Tự hào dân tộc, tự hào về nguồn cội
B. Chăm chỉ, sáng tạo
C. Cần cù lao động
D. Học tập và nghiên cứu tốt

Câu 4: Vì sao trong thời đại ngày nay, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng và văn hóa của các dân tộc?

A. Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng
B. Vì chúng ta cần phải học hỏi thêm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển
C. Vì nếu muốn có được nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa của các quốc gia phát triển
D. Vì có thể bổ sung thêm vào văn hóa của nước nhà những điều mới lạ

Câu 5: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì?

A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới
B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật
C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước
D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia

Câu 6: Em có đồng tình với hành động sau đây, “Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểu về văn hóa các dân tộc, chị N (người Pháp) đã cùng một bạn dành gần 3 năm đi xuyên Việt, xây dựng bộ ảnh đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam”.

A. Không đồng tình, chị N chỉ nên tìm hiểu về văn hóa của nước Pháp
B. Không đồng tình, vì văn hóa của nước nào chỉ người dân nước đó tìm hiểu là đủ
C. Đồng tình, hành động của chị N thể hiện sự tôn trọng văn hóa của các quốc gia trên thế giới
D. Đồng tình, vì chị đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật

Câu 7: Ý nào sau đây đúng?

A. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy
B. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
C. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế
D. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng

Câu 8: Vì sao các quốc gia lại muốn giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa của quốc gia mình đến các bạn bè thế giới?

A. Vì đó được coi như là một cách quảng bá hình ảnh của đất nước tới bạn bè quốc tế, giúp mọi người hiểu được về văn hóa của đất nước họ
B. Thu hút du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại quốc gia của mình
C. Nhằm thu hút các nguồn lợi đầu tư vào quốc gia một cách nhanh chóng hơn
D. Giúp mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn về nền văn hóa của quốc gia

Câu 9: Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì?

A. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn
B. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh, không phải ai cũng sáng tạo được
C. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của, không phải tự nhiên mà chúng ta có thể sáng tạo được
D. Sáng tạo cần tiềm lực vô cùng lớn, để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
B. Sáng tạo ra máy phay ruộng
C. Vung gieo hạt bằng tay
D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 11: Một bạn trong lớp cho rằng “những sai lầm khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường đều có thể bị xóa nhòa khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội không ai có thể nhận ra các lỗi sai trong quá khứ của mình nữa”. Nhận định của bạn là đúng hay sai? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?

A. Nhận định của bạn là đúng. Vì khi ra ngoài xã hội không có ai là người quen của chúng ta thời còn đi học
B. Nhận định của bạn là đúng. Vì chúng ta vẫn có thể trở thành người tốt khi không ai biết đến sai lầm trong quá khứ của chúng ta
C. Nhận định của bạn là sai. Vì nếu những sai lầm trong quá khứ không được nhận ra và sửa một cách kịp thời bạn có thể trở thành người xấu khi bước ra xã hội, với cái nhìn lệch lạc và phiếm diện
D. Nhận định của bạn là sai. Vì thời gian không có tác dụng chữa lành

Câu 12: Trong một lần tranh luận cùng các bạn trong lớp, em chắc chắn là mình đúng nhưng các bạn vẫn một mực cho rằng mình sai. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Vì tất cả các bạn đều khẳng định là mình sai nên không cần phản bác gì thêm
B. Chỉ cần mình biết mình đúng là đủ, không cần thiết phải đi thanh minh với người khác
C. Nổi giận với các bạn vì một mực khẳng định sai lệch cho mình
D. Nói ra lí lẽ của bản thân, đưa ra dẫn chứng chứng minh là mình đúng

Câu 13: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình
B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái
C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn
D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm

Câu 14: Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?

A. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp
B. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp
C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt

Câu 15: Để hướng tới những điều tốt đẹp thì mọi người cần?

A. Bao dung cho những điều sai trái
B. Chung tay bảo vệ lẽ phải
C. Làm những gì có lợi cho bản thân
D. Đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu

Câu 16: Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm. Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?

A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức
B. Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường
C. Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường
D. Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Khánh chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh

Câu 17: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào?

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm

Câu 18: Vì sao chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

A. Vì chúng ta sẽ không dùng được hết chúng
B. Có thể gây ra lãng phí tài nguyên
C. Vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn, nếu không có biện pháp khai thác hợp lí sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. Vì tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi cực lớn cho sản xuất

Câu 19: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 1.000.000đ – 2.000.000đ
B. 2.000.000đ – 3.000.000đ
C. 3.000.000đ – 4000.000.đ
D. 3.000.000đ – 5.000.000đ

Câu 20: Các hành vi nào sau đây được cho phép thực hiện?

A. Che dấu hành vi khai thác rừng trái phép
B. Khai thác nguồn nước ngầm trái phép để kinh doanh
C. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn
D. Săn bắt và bán các động vật hoang dã, quý hiếm

Câu 21. “Tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo vệ lẽ phải.
B. Bảo vệ đạo đức.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Tôn trọng pháp luật.

Câu 22. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Tôn trọng, ủng hộ và tuân theo ý kiến của đa số.
B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
C. Bảo vệ quan điểm cá nhân đến cùng bất chấp đúng sai.
D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.

Câu 23. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Anh P gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông X.
B. Bạn K dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.
C. Thấy anh M làm sai, anh H góp ý và khuyên anh M sửa đổi.
D. Bạn T ngó lơ khi thấy bạn C mở tài liệu trong giờ kiểm tra.

Câu 24. Những người có đức tính trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ

A. nhận được nhiều lợi ích vật chất.
B. bị mọi người xung quanh lợi dụng.
C. được mọi người yêu mến, quý trọng.
D. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 25. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.
B. Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.
C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
D. Đố ai chừa được rượu tăm/ Khôi chơi cờ bạc, không nằm ngủ trưa.

Câu 26. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.
D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.

Câu 27. Bạn M là lớp trưởng lớp 8A. Khi thấy các bạn trong lớp mắc khuyết điểm, M đều nhẹ nhàng góp ý và khuyên các bạn nên sửa chữa lỗi sai. Nhiều lần được M góp ý, nhắc nhở, nhưng K không sửa đổi, ngược lại, K cho rằng: “M đang lợi dụng chức vụ để cố tình trù dập mình”.

A. Bạn K.
B. Bạn M.
C. Hai bạn K và Đ.
D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 28. Sắp tới giờ kiểm tra môn Toán, bạn Đ rất lo lắng vì Đ hôm qua mải đi đá bóng nên không ôn lại bài. Đ thổ lộ với K (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của Đ.
B. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình.
C. Đợi lúc bạn Đ mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên.
D. Khuyên Đ nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp.

Câu 29. Công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm.
B. Hạn chế dùng các nguồn năng lượng hóa thạch.
C. Xả thải chất độc hại trực tiếp vào nguồn nước.
D. Khai thác trái phép các khoáng sản, cát, sỏi,…

Câu 30. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.

A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Biến đổi khí hậu.
C. Môi trường.
D. Thời tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 09
  • Lượt xem: 540
  • Dung lượng: 135,5 KB
Sắp xếp theo