Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 môn Công nghệ lớp 8

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích giúp các bạn làm học sinh không bị bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức.

Đề cương ôn thi cuối kì 1 Công nghệ 8 mang đến một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong chương trình học kì 1. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Công nghệ lớp 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 8 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là kích thước của khổ giấy A1?

A. 1189 x 841
B. 841 x 594
C. 420 x 297
D. 297 x 210

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nét liền mảnh biểu diễn đường gióng
B. Nét liền đậm biểu diễn đường bao thấy
C. Nét gạch dài chấm mảnh biểu diễn đường tâm
D. Nét liền đậm biểu diễn đường trục đối xứng

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 4: Tên các khổ giấy chính là:

A. A0, A1, A2
B. A0, A1, A2, A3
C. A3, A1, A2, A4
D. A0, A1, A2, A3, A4

Câu 5: Đâu là tỉ lệ thu nhỏ trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2
B. 5 : 1
C. 1 : 1
D. 5 : 2

Câu 6: Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng
B. Mặt phẳng hình chiếu bằng
C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh
D. Mặt phẳng hình chiếu

Câu 7: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng
C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng
D. Đáp án A và B đúng

Câu 8: Đâu là nội dung của bản vẽ lắp?

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước
B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước
D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 9: Phần tổng hợp trong trình tự đọc bản vẽ lắp gồm những nội dung nào?

A. Tên sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ, nơi thiết kế
B. Các hình chiếu, hình cắt
C. Trình tự tháo, lắp chi tiết và công dụng
D. Tên gọi các chi tiết, số lượng, vật liệu

Câu 10: Tìm hiểu số lượng, vật liệu của một chi tiết trong bản vẽ lắp ở đâu?

A. Khung tên
B. Bảng kê
C. Phân tích chi tiết
D. Tổng hợp

Câu 11: Trình tự đọc bản vẽ nhà?

A. Hình biểu diễn → Khung tên → Kích thước → Các bộ phận chính của ngôi nhà
B. Khung tên → Kích thước → Các bộ phận chính của ngôi nhà → Hình biểu diễn
C. Khung tên → Hình biểu diễn → Kích thước → Các bộ phận chính của ngôi nhà
D. Khung tên → Kích thước → Hình biểu diễn → Các bộ phận chính của ngôi nhà

Câu 12: Đâu là nội dung của bản vẽ nhà?

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước
B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước
D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 13: Theo tính chất, chất dẻo được chia ra làm các loại nào?

A. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo
B. Chất dẻo nhiệt, cao su nhân tạo
C. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn
D. Chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo

Câu 14: Chất dẻo nhiệt được ứng dụng làm:

A. Rổ, cốc, can, ghế, bình nước, ...
B. Tay cầm cho dụng cụ nấu ăn, ổ cắm điện, ...
C. Ống dẫn, đai truyền, đế giày, déo, ...
D. Lõi dây dẫn điện, nồi, chảo, ...

Câu 15: Tính chất của chất dẻo nhiệt là?

A. Nhiệt độ nóng chảy thấp
B. Chịu được nhiệt độ cao
C. Không có khả năng tái chế
D. Cả B và C đều đúng

Câu 16: Các sản phẩm từ hợp kim của nhôm là

A. Làm dây dẫn điện, vòng đệm, vòi nước, ...
B. Làm dây dẫn điện, vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính, ...
C. vỏ máy, vỏ động cơ, dụng cụ nhà bếp, ...
D. túi nhựa, chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện, ...

Câu 17: Quy trình thực hiện thao tác dũa là?

A. Kẹp phôi → Dũa phá → Dũa hoàn thiện
B. Kẹp phôi → Lấy dấu → Thao tác dũa
C. Lấy dấu → Kẹp phôi → Dũa hoàn thiện
D. Lấy dấu → Kiểm tra dũa → Kẹp phôi → Dũa phá

Câu 18: Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là ?

A. Truyền tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
B. Biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
C. A và B đúng
D. A và B sai

Câu 19: Cơ cấu tay quay - con trượt và cơ cấu tay quay - thanh lắc khác nhau ở :

A. Tay quay
B. Thanh truyền
C. Thanh lắc
D. Giá đỡ

Câu 20: Đâu không phải công việc của kĩ sư cơ khí?

A. Thiết kế máy móc, công cụ sản xuất
B. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới
C. Lắp đặt thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống máy móc
D. Sửa chữa, bảo trì máy móc

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 10
  • Lượt xem: 239
  • Dung lượng: 121,3 KB
Sắp xếp theo