Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề thi Hoạt động trải nghiệm lớp 8 cuối kì 1 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài văn để làm bài kiểm tra học kì 1 đạt kết quả tốt.

Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tiếp thị là quá trình phát hiện nhu cầu về hàng hóa của người dùng và đáp ứng yêu cầu đó.
B. Tiếp thị là một phần trong chiến lược quảng cáo sản phẩm.
C. Tiếp thị cũng giống như quảng cáo đều nằm nâng cao doanh số bán sản phẩm.
D. Tiếp thị là quá trình cuối cùng của quảng cáo nhằm đem sản phẩm đến với tay người dùng.

Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là ý đúng khi nói về sự tự chủ?

A. Tự điều chỉnh hành vi, không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.
B. Tự điều chỉnh suy nghĩ mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.
C. Tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ , xuất phát từ bản thân mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.
D. Tự điều chỉnh cảm xúc, xuất phát từ bản thân mà không chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khác.

Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

A. Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực.
B. Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ.
C. Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy.
D. Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc.

Câu 4 (0,5 điểm). Tại sao phải sống có trách nhiệm?

A. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
B. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
C. Làm cho bản thân học giỏi hơn.
D. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.

Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với xã hội?

A. Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
B. Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.
C. Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
D. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.

Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không thể hiện kĩ năng từ chối?

A. Quỳnh nói không khi Hương rủ trèo lên cây hái quả chín.
B. Giao hẹn Linh hôm khác đi xem phim vì Giao còn phải làm bài về nhà.
C. An gợi ý cùng nhóm bạn đi xem phim thay vì đi chơi công viên.
D. Thương khuyên Bình nên để dành tiền làm việc khác thay vì phung phí mua đồ chơi.

Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với người xung quanh?

A. Luôn cố gắng học tập tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.
B. Sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm với những người khó khăn
C. Không la cà, rong chơi, có hành động và lời nói tổn thương người khác.
D. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, phục vụ cộng đồng xã hội.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân?

A. Nỗ lực đạt được mục tiêu, điều mình mong muốn.
B. Có niềm tin vào bản thân, khả năng của bản thân.
C. Sống và làm việc thượng tôn pháp luật.
D. Làm việc có ích cho bản thân ở hiện tại và tương lai.

Câu 9 (0,5 điểm). Vai trò của kỹ năng từ chối là?

A. Bảo vệ bản thân khỏi những tình huống xấu.
B. Nâng cao giá trị bản thân.
C. Được nhiều người ngưỡng mộ.
D. Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.

Câu 10 (0,5 điểm). Đâu là tình huống cần sử dụng kĩ năng từ chối?

A. Bạn bè rủ bạn sau giờ học tập trung ở sân bóng để chơi bóng đá.
B. Mẹ nhờ bạn làm việc nhà phụ giúp mẹ khi bạn đang có thời gian rảnh.
C. Người lạ mặt muốn làm quen, kết bạn trên mạng xã hội
D. Đào rủ An cùng tham gia câu lạc bộ thiếu nhi cả xóm.

Câu 11 (0,5 điểm). Các trường hợp mua hàng qua các kênh quảng cáo, tiếp thị trực tuyến thường xảy ra rủi ro gì?

A. Sản phẩm được giao tới chậm hơn so với yêu cầu của người mua.
B. Sản phẩm không giống với ảnh mẫu, hoặc mô tả.
C. Sản phẩm mất rất nhiều thời gian đến tay người mua.
D. Người mua không nhận được sự tư vấn tận tình và chu đáo như khi mua ở cửa hàng.

Câu 12 (0,5 điểm). Hưng được các bạn trong lớp rủ tham gia văn nghệ lớp nhưng mẹ Hưng đang có em bé, bố Hưng đi làm xa. Hưng đã không tham gia cùng các bạn và về nhà chăm sóc, đỡ đần công việc giúp mẹ. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Hưng là người con hiếu thảo, có trách nhiệm với mẹ.
B. Hưng đã sử dụng kĩ năng từ chối và là người con có trách nhiệm.
C. Hưng đã biết cách từ chối lời đề nghị vượt quá khả năng.
D. Hưng đã sống đúng với trách nhiệm của mình với gia đình.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội trong các tình huống sau đây:

- Tình huống 1: Thu mới tham gia câu lạc bộ khéo tay hay làm của trường tổ chức. Qua quan sát cách giao tiếp, ứng xử của Thu, Hùng có thiện cảm và muốn kết bạn với Thu

- Tình huống 2: Nhóm của em đạt giải Nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật. Cả nhóm cùng chụp ảnh và đăng lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Chỉ một lúc sau, nhóm nhận được rất nhiều lời chúc mừng của mọi người, tuy nhiên có một số bạn bình luận cho rằng nhón em may mắn chiến thắng chứ không phải nhóm làm tốt nhất.

- Tình huống 3: Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Nam được giao nhiệm vụ là đội trưởng đội văn nghệ và phải cử ra một bạn dẫn chương trình. Ở lớp có hai bạn muốn đảm nhận vai trò này, trong đó Hà là bạn thân của Nam nhưng khả năng dẫn không bằng bạn kia

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu biểu hiện của người sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.

Đáp án đề thi cuối kì 1 HĐTN 8

i. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

B

D

A

D

C

A

C

A

C

B

B

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3,0 điểm).

- Tình huống 1: Hùng ra chào Thu và nhờ giúp đỡ.

- Tình huống 2:Em sẽ thả tim cho bình luận đó.

- Tình huống 3: Na sẽ chon bạn kia để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu biểu hiện của người sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.

- Với bản thân:

+Luôn cố gắng hết sức mình để đạt được những gì mà bản thân mong muốn;

+Làm những việc giúp ích cho bản thân ở hiện tại và tương lai;

+Có niềm tin vào chính bản thân mình rằng, chỉ cần cố gắng hết sức thì sẽ làm được.

- Với mọi người xung quanh:

+ Luôn cố gắng học tập tốt, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi;

+ Sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn, phụ giúp gia đình, sống lễ phép không làm tổn thương những người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh

Ma trận đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân

2

3

1

4

0

2,0

Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân

2

3

1

1

1

4

1

5,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Rèn luyện bản thân

Nhận biết

- Nhận diện được định nghĩa về tiếp thị.

- Nhận diện được biểu hiện của sự tự chủ.

2

C1, C2

Thông hiểu

- Nhận diện được biểu hiện không phải của sự tự chủ trong mối quan hệ trên mạng xã hội.

- Nhận diện được việc làm không thể hiện trách nhiệm với mọi người xung quanh.

- Nhận diện vai trò của kĩ năng từ chối. .

3

C3, C7,C9

Vận dụng

- Nhận diện được rủi ro khi mua hàng qua kênh trực tuyến.

1

C10

Vận dụng cao

- Xử lí tình huống và thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội trong các tình huống.

1

C1(TL)

Trách nhiệm với bản thân

Nhận biết

Nhận biết được biểu hiện của người có trách nhiệm với với bản thân và mọi người xunh quanh.

2

C4,5

Thông hiểu

- Xác định được tình huống thể hiện người sống không có trách nhiệm với bản thân và mọi người.

- Nêu được ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm với những người xung quanh.

3

C6, C8

Vận dụng

Xử lí tình huống thể hiện em là người có trách nhiệm.

1

C12

Vận dụng cao

Nêu những việc em cần làm để trở thành người có trách nhiệm.

1

C2 (TL)

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 57
  • Lượt xem: 2.118
  • Dung lượng: 80 KB
Sắp xếp theo