Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 8 (Có ma trận, đáp án)
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 bao gồm 2 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.
TOP 2 Đề thi cuối kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 Chân trời sáng tạo các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 2 đề thi học kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
1. Đề thi học kì 1 môn GDCD 8 - Đề 1
1.1 Đề thi cuối kì 1 GDCD 8
PHẦN I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, em cần tránh điều nào sau đây?
A. Tích cực tìm hiểu những điều mình chưa biết
B. Tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà.
C. Thực hiện đúng thời gian biểu hàng ngày.
D. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới học bài.
Câu 2: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
Câu 3: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?
A. Con cháu kính trọng ông bà.
C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
B. Con cái đánh chửi cha mẹ.
D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
Câu 4: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?
A. Hải Phòng.
C. Bắc Ninh.
B. Hà Nội.
D. Hải Dương.
Câu 5.Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.
B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.
C. Các bạn trẻ sống vô tâm.
D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.
Câu 6: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?
A. Điều kiện.
C. Động lực
B. Tiền đề.
D. Đòn bẩy.
Câu 7: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?
A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
Câu 8: Em có thể tìm hiểu văn hóa của một quốc gia thông qua đâu?
A. Tham gia các hội thảo chia sẻ về các nền văn hóa
C. Xem phim ảnh
B. Đọc sách báo
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Biểu hiện nào sau không chỉ sự sáng tạo và cần cù trong học tập?
A. Chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi lên lớp
B.Lên lớp chép bài tập về nhà của bạn
C.Luôn tìm cách để giải quyết công việc một cách nhanh nhất
D. Có kế hoạch hợp lí cho từng môn học
Câu 10: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lao động.
C. Tự lập.
B. Lao động tự giác.
D. Lao động sáng tạo.
Câu 11. Người cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ luôn được mọi người
A. Ghen ghét và căm thù.
B. Yêu quý và tôn trọng.
C. Xa lánh và hắt hủi.
D. Tìm cách hãm hại.
Câu 12: Biểu hiện của lao động sáng tạo là:
A. Tự giác học bài và làm bài.
C. Cải tiến phương pháp học tập.
B. Thực hiện đúng nội quy của trường lớp.
D. Đi học và về đúng giờ quy định.
II. Phần tự luận (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Để đất nước được phát triển tốt, chúng ta cần tập trung khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa nhất có thể. Sau khi đất nước phát triển, chúng ta thực hiện các biện pháp tái sinh vẫn được.
Câu hỏi:
a. Em có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?
b. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 2 (2.0 điểm):
Toàn và Hoà đang trạnh luận với nhau. Toàn nói :" Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập". Trái lại, Hoà bảo : "Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập"
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
Câu 3 (3.0 điểm): Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sau:
Trong giờ làm việc nhóm, bạn P nói riêng với bạn T: “Nhóm mình có bạn K học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn K làm hết rồi”.
a) Theo em, lời nói của bạn P như vậy có đúng không? Vì sao?
b) Nếu em là bạn T, em sẽ nói gì với P?
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 8
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | D | B | C | B | A | A | D | B | B | B | C |
Phần II. Tự luận
Câu/điểm | Nội dung đạt được | Điểm |
Câu 1 (2.0 điểm) | a. Không đồng tình. Vì làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, … gây nguy hiểm cho môi trường sống của con người và tự nhiên. Để tạo ra sự phát triển của đất nước thì rất cần thiết, nhưng phải tạo ra sự phát triển bền vững, vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sự ổn định cho môi trường... b.Tổng vệ sinh trường lớp, phát quang dọn dẹp đường nông thôn, trồng nhiều cây xanh, khai thông cống rãnh, vứt rác đúng nơi quy định, lên án những hành vi xả rác bừa bãi,... | 1 1 |
Câu 2 (2.0 điểm) | Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu hơn những nước phát triển nhưng họ cũng có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống mà chúng ta cần học tập, ví như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại, chúng ta có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam cần cù chịu thương chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong điều kiện giao lưu hội nhập hiện nay. | 0.5 1.5 |
Câu 3 (3,0 điểm) | HS có nhiều cách xử lí tình huống khác nhau, cần đảm bảo các ý: a) Lời nói của bạn P chưa đúng. Vì: lời nói và hành động của P đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự tích cực và tự giác trong quá trình học tập. - b) Nếu là bạn T, em sẽ nói với P rằng: “K có kết quả học tập tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ này”. | 0.5 1.0 1.5 |
1.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 GDCD 8
TT | Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài học | Mức độ đánh giá | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Câu TN | Câu TL | Tổng điểm | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||||
1 | Giáo dục đạo đức | Nội dung 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. | 2 câu | 2 câu | 0,5 | ||||||||
Nội dung 2. Tôn trọng sự đa dạng của dân tộc | 2 câu | 2 câu | 0,5 | ||||||||||
Nội dung 3. Lao động cần cù sáng tạo | 3 câu | 1 câu | 3 câu | 1 câu | 2,75 | ||||||||
Nội dung 4. Bảo vệ lẽ phải | 2 câu | 1 câu | 2 câu | 1 câu | 3,5 | ||||||||
Nội dung 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 3 câu | ½ câu | 1/2 câu | 3 câu | 1 câu | 2,75 | |||||||
Tổng câu | 12 | 1 | 1 | 1 | 12 | 3 | 10 | ||||||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100 |
Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối học kì I GDCD lớp 8
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ đánh giá | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Giáo dục đạo đức | 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | Nhận biết: - Nêu được một số truyền thống dân tộc Việt Nam . - Kể được biểu hiện của truyền thống dân tộc việt nam. Thông hiểu - Nhận diện được giá trị của các tuyền thống dân tộc Việt Nam - Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam Vận dụng: . - Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao - Thực hiện được những việc làm cụ thể để gìn giữ, phát huy truyền thống dân tộc. | 2 TN | |||
2. Tôn trọng sự đa dạng của dân tộc | Nhận biết: Nêu được những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng đạo sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới Vận dụng: - Phê phán những hành vi kì thị , phân biệt chủng tộc và văn hóa. - Xác định được những lời nói, việc làm thê hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới phù hợp với bản thân Vân dụng cao: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới phù hợp với bản thân. | 2TN | |||||
3. Lao động cần cù sáng tạo | Nhận biết: Nêu được khái niệm cần cù sáng tạo trong lao động . Nêu được một số biểu hiện của cần cù sáng tạo trong lao động. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa cần cù sáng tạo trong lao động . Vận dụng: - Trân trọng những thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. -Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. Vận dụng cao: - Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. | 3 TN | 1 TL | ||||
4. Bảo vệ lẽ phải | Nhận biết: - Nêu được lẽ phải là gì? Thế nào là lẽ phải Thông hiểu: - Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết bảo vệ lẽ phải. Vận dụng: - Khích lệ động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải - Phê phán những người không biết bảo vệ lẽ phải. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. | 2 TN | 1 TL | ||||
5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết: - Nêu được một số quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vận dụng: - Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vận dụng cao: - Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 3TN | ½ TL | ½ TL | |||
Tổng | 12 TN | 1 TL | 1,5 TL | 0,5 TL | |||
Tỉ lệ % | 30 | 30 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 60 % | 40% |
2. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 - Đề 2
2.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8
PHÒNG GD&ĐT............. TRƯỜNG THCS............ | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: GDCD 8 Thời gian làm bài: ... phút |
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm lẽ phải?
A. Lẽ phải là những điều đúng đắn.
B. Vi phạm chuẩn mực đạo đức và lợi ích chung của xã hội.
C. Được xác định dựa trên những quy tắc chung của con người.
D. Phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội.
Câu 2. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ
A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
B. được mọi người yêu mến, quý trọng.
C. bị mọi người xung quanh lợi dụng.
D. nhận được nhiều lợi ích vật chất.
Câu 3. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Không chấp nhận và làm những việc sai trái.
B. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.
C. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
D. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
Câu 4. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
A. Anh B gửi đơn tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc của ông X.
B. Chị H che dấu hành vi sử dụng chất ma túy của người thân.
C. Bạn V dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.
D. Thấy anh K làm sai, anh H góp ý và khuyên anh K sửa đổi.
Câu 5. Câu tục ngữ “phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn” phản ánh về vấn đề gì?
A. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn.
C. Nhân ái, yêu thương con người.
D. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
Câu 6. Việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
C. Suy giảm niềm tin của con người vào cộng đồng.
D. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
Câu 7. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?
A. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
B. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
C. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
D. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
Câu 8. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?
A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
B. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
C. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
D. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
Câu 9. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam?
A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.
D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.
Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.
A. Môi trường.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Thời tiết.
Câu 11. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho
A. môi trường trong lành, sạch đẹp.
B. môi trường sinh thái được cân bằng.
C. hệ sinh thái phong phú, đa dạng.
D. nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?
A. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.
B. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.
C. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
D. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
Câu 13. Chủ thể nào sau đây có vai trò: đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên?
A. Nhà nước.
B. Cá nhân công dân.
C. Các tổ chức xã hội.
D. Các cơ sở giáo dục.
Câu 14. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?
Tình huống. Trên đường đi học về, M và V phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. M rủ V đi báo công an xã, nhưng V từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với V, M đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.
A. Không có bạn học sinh nào.
B. Cả hai bạn M và V.
C. Bạn V.
D. Bạn M.
Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?
Tình huống. Trên đường đi học về, H và T phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. H rủ T đi báo công an xã, nhưng T từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với T, H đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.
A. Bạn H.
B. Bạn T.
C. Cả hai bạn H và T.
D. Không có bạn học sinh nào.
Câu 16. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. P và K sinh ra và lớn lên tại xóm X, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trên địa bàn xã Tam Lãnh có mỏ vàng Bồng Miêu. Dạo gần đây, thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia.
Câu hỏi: Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
C. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.
D. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P.
Câu 17. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu sức khỏe, mục tiêu học tập, mục tiêu gia đình, mục tiêu sự nghiệp,… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?
A. Thời gian thực hiện.
B. Năng lực thực hiện.
C. Lĩnh vực thực hiện.
D. Khả năng thực hiện.
Câu 18. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, gồm:
A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.
D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?
A. Cụ thể.
B. Đo lường được.
C. Có thể đạt được.
D. Không có thời hạn.
Câu 20. “Những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Mục tiêu cá nhân.
B. Kế hoạch cá nhân.
C. Mục tiêu phấn đấu.
D. Năng lực cá nhân.
Câu 21. Tiêu chí “cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?
A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
Câu 22. Bạn S (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn S thuộc loại mục tiêu nào sau đây?
A. Mục tiêu ngắn hạn.
B. Mục tiêu sức khỏe.
C. Mục tiêu sự nghiệp.
D. Mục tiêu tài chính.
Câu 23. Đầu năm học, K quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. K đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, K thực hiện rất tốt, nhưng sau đó K chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. K tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến Không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, K có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.
Nếu là bạn thân của K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Khuyên K kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.
C. Khuyên K từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Trách móc, phê bình K gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.
Câu 24. Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn T có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. T dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, T đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, T cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì.
Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên T kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Phê bình T gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nhận xét việc làm của các nhân vật trong mỗi trường hợp dưới đây:
a) Là cán bộ ở tổ dân phố, bác Y thường xuyên tới từng hộ gia đình để tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
b) Để giúp công ty tăng lợi nhuận, bà N (giám đốc) đã cắt giảm chi phí bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
Câu 2 (2,0 điểm): Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?
Tình huống a) Khi thấy người đàn ông có hành động sàm sỡ với một bé gái, em định lên tiếng thì bị ông ta đe doạ.
Tình huống b) Bạn thân của em mắc khuyết điểm, bạn muốn em không nói với ai.
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 8
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B | 2-B | 3-C | 4-B | 5-D | 6-C | 7-C | 8-D | 9-C | 10-A |
11-D | 12-A | 13-A | 14-D | 15-A | 16-A | 17-C | 18-B | 19-D | 20-A |
21-A | 22-C | 23-B | 24-A |
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Trường hợp a) Việc làm của bác Y là đúng, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở tổ dân phố.
- Trường hợp b) Việc làm của bà N là không đúng, vi phạm nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường khi tiến hành sản xuất kinh doanh.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Gợi ý xử lí tình huống a) Em sẽ:
+ Em sẽ nhanh chóng tìm người lớn để báo sự việc, nhờ người lớn can thiệp; + Em tìm cách để đưa bé tránh xa người đàn ông đó;
+ Nếu có điện thoại thông minh, em sẽ tìm cách chụp lại hành động của người đàn ông làm bằng chứng rồi tìm người lớn hỗ trợ để ngăn chặn hành động của ông ta lại.
- Gợi ý xử lí tình huống b) Em sẽ khuyên nhủ và giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Nếu bạn vẫn tiếp tục mắc khuyết điểm, em sẽ tìm cách nói với thầy, cô giáo hoặc bố mẹ bạn để bạn không mắc khuyết điểm nữa.
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 8
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải | 2 | 1 | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 10 | 1 | 5,5 |
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 1 | 0 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,0 |
Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân | 1 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 1,5 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 4 | 10 | 1 | ||||
Bảo vệ lẽ phải | Nhận biết | - Nhận biết được bảo vệ lẽ phải là gì, biểu hiện của người bảo vệ lẽ phải. - Nêu được thế nào là bảo vệ lẽ phải và trách nhiệm của HS trong tôn trọng lẽ phải. | 2 | 1 | C1, C3 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Nhận biết được những việc làm không tôn trọng lẽ phải. - Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi. - Biết được câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải. | 5 | C6, C8, C13, C15, C16 | |||
Vận dụng | Thực hiện những việc làm bảo vệ lẽ phải, phê phán hành vi không bảo vệ lẽ phải. | 3 | C17, C19, C21 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 5 | 8 | 1 | ||||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết | Nhận biết được việc làm bảo vệ môi trường. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Xác định được mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường. - Biết được những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nhận biết được tình hình tài nguyên rừng nước ta hiện nay. | 4 | C4, C7, C9, C10 | |||
Vận dụng | - Giải thích được lí do vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường. - Thực hiện được những việc làm bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. | 3 | C18, C20, C22 | |||
Vận dụng cao | Xử lí tình huống liên quan đến bảo vệ môi trường. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 6 | 6 | 0 | ||||
Xác định mục tiêu cá nhân | Nhận biết | Nhận biết được các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. | 1 | C5 | ||
Thông hiểu | - Tìm hiểu cách xác định mục tiêu dài hạn. - Nắm được tiêu chí để phân loại mục tiêu cá nhân. - Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân. | 3 | C11, C12, C14, | |||
Vận dụng | - Nêu được ý nghĩa của việc xây dựng mục tiêu cá nhân trong cuộc sống. - Biết xác định mục tiêu cá nhân và kế hoạch hành động để đạt mục tiêu đó. | 2 | C23, C24 | |||
Vận dụng cao |