Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 8 Đề kiểm tra học kì 1 Tin 8 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi học kì 1 môn Tin học 8 năm 2023 - 2024 bao gồm 8 đề kiểm tra khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Đề thi cuối kì 1 Tin học 8 năm 2023 bao gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 8 các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 8 đề thi học kì 1 Tin học 8 năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 8.

1. Đề thi cuối kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức

1.1 Đề thi cuối kì 1 Tin học 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1. Máy tính trong dự án của Babbage có những đặc điểm gì?

A. Máy tính cơ học, thực hiện tự động.
B. Máy tính có những ứng dựng ngoài tính Tin học thuần tuý.
C. Có thiết kế giống với máy tính ngày nay.
D. Cả ba đặc điểm trên.

Câu 2. Bộ vì xử lí là linh kiện máy tính dựa trên công nghệ nào?

A. Đen điện tử chân không.
B. Linh kiện bán dẫn đơn giản.
C. Mạch tích hợp hàng chục, hàng trăm linh kiện bán dẫn.
D. Mạch tích hợp cỡ lớn, gồm hàng chục nghìn đến hàng triệu linh kiện bán dẫn.

Câu 3. Em hãy chọn phương án ghép đúng:
Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,

A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.

Câu 4. Để lọc dữ liệu thì ta chọn lệnh?

A. Select All
B. Đáp án khác
C. Sort
D. Filter

Câu 5. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?

A. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng.
B. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện.
C. Tải một bài trình chiếu của người khác từ Internet và sử dụng như là của mình tạo ra.
D. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác.

Câu 6. Trong Hình 5. 3, công thức tại ô F5 là =E5*F2. Sao chép công thức này đến ô F6, kết quả sao chép là:

A. =E6*F3
B. =E6*FS2
C. =E6*F3
D. =E6*F2

Câu 7. Cách nhập kí hiệu $ cho địa chỉ tuyệt đối là:

A. Gõ kí hiệu $ từ bàn phím khi nhập địa chỉ ô.
B. Sau khi nhập đã chỉ tương đối, nhấn phím F4 để chuyển thành địa chỉ tuyệt đối.
C. Sau khi nhập địa chỉ tương đối, nhấn phím F2 để chuyển thành địa chỉ tuyệt đối.
D. Thực hiện được theo cả hai cách A và B.

Câu 8. Em hãy chợn phương án đúng

Công thức tại ô C1 (Hình 5. 6) là =A1*B1. Sao chép công thức trong ô C1 vào ô E2 thì công thức tại ô E2 sau khi sao chép là:

A. =C1*D2
B. =C2*D1
C. =C2*D2
D. =B2*C2

Câu 9. Em hãy chọn những phương án sai trong các phương án sau:

A. Phần mềm soạn thảo văn bản cung cấp hai kiểu danh sách dạng liệt kê.
B. Danh sách dạng liệt kê không tự động cập nhật khi thêm hoặc bớt đoạn văn.
C. Có thể sử dụng kết hợp danh sách đầu đầu dòng và danh sách có thứ tự.
D. Chỉ có thể sử dụng một kiểu danh sách dạng liệt kê cho một văn bản.

Câu 10. Em hãy chọn phương án sai trong các phương án sau:

A. Có thể chèn hình ảnh vào văn bản để minh hoạ cho nội dung.
B. Có thể vẽ hinh đồ hoạ trong phân mềm soạn thảo văn bản.
C. Có thể chèn thêm, xoá bỏ, thay đổi kích thước của hình ảnh và hình đồ hoạ trong văn bản.
D. Không thể vẽ hình đồ hoạ trong phần mềm soạn thảo văn bản.

Câu 11. Với danh sách có hàng trăm mục thì làm thế náo để tiết kiệm thời gan nhập và không bị nhầm thứ tự các mục?

A. Nhập từng số thứ tự của danh sách
B. Gạch đầu dòng và sắp xếp các danh mục theo thứ tự
C. Cả hai đáp án trên đều sai
D. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 12. Mỗi đơn vị trong danh sách dạng liệt kê được tạo ra khi người dùng nhấn phím?

A. Space
B. Enter
C. Tabs
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 13. Phầm mềm soạn thảo văn bản cung cấp thư viện đa dạng các mẫu hình đồ họa, các chữ năng để?

A. Chỉnh sửa hình ảnh
B. Vẽ hình đồ họa trong văn bản
C. Vẽ biểu đồ
D. Đáp án khác

Câu 14. Header là phần nào của văn bản?

A. Phần dưới cùng
B. Phần trên cùng
C. Phần thân văn bản
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 15. Đầu trang và chân trang thường chứa các thông tin?

A. Đặc biệt
B. Ngắn gọn về văn bản
C. Mới lạ
D. Đáp án khác

Câu 16. Nhóm lệnh Header & Footer nằm trong thẻ?

A. Home
B. Insert
C. Data
D. Đáp án khác

Câu 17. Em hãy chọn phương án sai trong các phương án sau?

A. Đánh số trang giúp người đọc biết độ dài của văn bản (nhìn số trang cuối)
B. Phần mềm soạn thảo văn bản không có chức năng đánh số trang tự động
C. Đánh số trang cho phép trích dẫn một trang cụ thể của văn bản
D. Đánh số trang. cũng với mục lục, giúp người đọc dễ dàng tìm thấy các phần cụ thể của văn bản

Câu 18. Văn bản trên trang chiếu khác với văn bản trong tài liệu thông thường ở?

A. Sự ngắn gọn
B. Chỉ nêu ý chính
C. Không nêu chi tiết
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19. Một bài trình chiếu đẹp, chuyên nghiệp là?

A. Có nhiều hình ảnh
B. Sự phối hợp hoàn hảo của nội dung, bố cục và màu sắc
C. Có nhiều chữ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20. Thông tin nào thường được sử dụng để thêm vào đầu trang, chân trang?

A. Tên người trình chiếu, tên công ty
B. Tiêu đề bài trình ciếu
C. Số trang hay thời gian trình chiếu. . . .
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 21. Phương án nào sau đây mô tả các bước sử dụng bản mẫu?

A. Nháy chuột chọn File/New, chọn bản mẫu.
B. Nháy chuột chọn Design/Themes, chọn bản mẫu
C. Nháy chuột chọn Insert/Text, chọn bản mẫu.
D. . Nháy chuột chọn Design/Variants, chọn bản mẫu.

Câu 22. Để thêm đầu trang ta chọn lệnh?

A. Footer
B. Page Number
C. Header
D. Đáp án khác

Câu 23. Để đánh số trang vào vị trí giữa, dưới trang văn bản thì chọn?

A. Blank
B. Bottom of Page/ Plain Number 2
C. Footer
D. Header

Câu 24. Số trang thường được đặt ở?

A. Đầu trang
B. Chân trang
C. Cả hai đáp án trên đều sai
D. Cả hai đáp án trên đều đúng

I. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Em hãy sao chép bảng số liệu này sang phần mềm bảng tính.

Câu 2 (1,5 điểm) Em hãy sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo một tờ rơi quảng cáo cho CLB Tiếng Anh (hoặc CLB Rubik, CLB bóng rổ của trường…). Trong tờ rơi có sử dụng hình ảnh minh hoạ và hình đồ hoạ. sử dụng mẫu dấu đầu dòng mẫu thứ tự

Câu 3 (01 điểm). Bản mẫu trong phần mềm trình chiếu

1. Sử dụng phần mềm trình chiếu có tạo được các trang chiếu như Hình 11a. 1 không?

2. Để tạo được các trang chiếu đó có cần nhiều thời gian không?

3. Làm thế nào để tạo được các trang chiếu đó?

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Tin học 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

1 - D

2 - D

3 - D

4 - D

5 - D

6 - D

7 - D

8 - D

9 - D

10 - D

11 - B

12 - B

13 - B

14 - B

15 - B

16 - B

17 - B

18 - D

19 - B

20 - D

21 - B

22 - B

23 - B

24 - D

II. TỰ LUẬN

. . . . . . . . . . . . .

Xem thêm đáp án trong file tải về

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Tin học 8

Chương/chủ đề

TIẾT

Nội dung/đơn vị kiến thức

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Điểm/

Tổng %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

2

Lược sử công cụ tính Tin học

1

1

0. 5

5%

2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

4

Thông tin trong môi trường số

1

1

0. 5

5%

Thực hành: Khai thác thông tin số

1

1

0. 5

5%

3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN

HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

1

Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

1

0. 25

2. 5%

4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

10

Sử dụng bảng tính giải quyết bài Tin học thực tế

2

1

2. 25

22. 5%

Sắp xếp và lọc dữ liệu

2

0. 5%

Trực quan hoá dữ liệu

1

2

0. 75

7. 5%

Làm việc với danh sách dạng liệt kê và hình ảnh trong văn bản

3

1

2. 75

27. 5%

Tạo đầu trang, chân trang cho văn bản

1

2

0. 75

7. 5%

Định dạng nâng cao cho trang chiếu

2

2

1

2

20%

Tổng câu

2

12

10

2

1

27

Tỉ lệ % điểm

0. 5%

30%

25%

30%

10%

100%

Tỉ lệ % điểm chung

TN:60%

TL: 40%

100%

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

1. Lược sử công cụ tính Tin học

Nhận biết

- Nhận biết số thế hệ mà máy tính điện tử trải qua.

- Tên gọi của máy tính được thiết kế dựa trên các rơ le.

- Nêu được mạch tích hợp cỡ siêu lớn là thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ mấy.

1TN

Thông hiểu

- Lựa chọn phát biểu sai về đặc điểm máy tính điện tử.

1TN

Vận dụng

- Sự thay đổi mà máy tính mang lại trong lĩnh vực thương mại.

- Liên hệ tới thế hệ máy tính được sử dụng ở nước ta thời kì 1975.

TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

2. Thông tin trong môi trường số

Nhận biết

- Chỉ ra thông tin không đáng tin cậy.

- Chỉ ra các dạng của thông tin số.

- Nhận biết hành vi không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin.

1TN

Thông hiểu

- Nêu đặc điểm thông tin trên Internet.

- Nêu đặc điểm không thuộc về thông tin số.

- Nắm được các thông tin của Chính phủ có tên miền . gov.

- Trình bày khái niệm, đặc điểm của thông tin số.

1TN

Vận dụng

- Liên hệ các yếu tố trong thực tiễn để xác định được độ tin cậy của thông tin.

3. Thực hành khai thác thông tin số

Thông hiểu

- Nhận biết công cụ cho phép người dùng tìm kiếm thông tin.

1TN

Vận dụng

- Lựa chọn nguồn tin đáng tin cậy để tìm hiểu về các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID - 19.

- Các yếu tố bản thân đã căn cứ để đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được.

1TN

ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

4. Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Nhận biết

- Nêu các sản phẩm dạng số mà học sinh có thể tạo ra.

- Chỉ ra hành động vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

- Chỉ ra biểu hiện vi phạm đạo đức khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

Thông hiểu

- Hiểu được trong trường hợp nào có thể nảy sinh các vấn đề tiêu cực.

- Nắm được các lưu ý để tránh các vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

1TN

Vận dụng

- Chỉ ra tình huống thực tế vi phạm quy định của pháp luật.

- Liên hệ tới những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra từ thói quen chụp ảnh, quay phim cuộc sống thường ngày và chia sẻ lên mạng xã hội.

- Xử lí các tình huống.

ỨNG DỤNG TIN HỌC

Xử lí và trực quan hoá dữ liệu bằng bảng tính điện tử

Thông hiểu

– Giải thích được sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính.

– Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.

2TN

3TN

Vận dụng

– Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ, lọc và sắp xếp dữ liệu. Nêu được một số tình huống thực tế cần sử dụng các chức năng đó của phần mềm bảng tính.

– Sao chép được dữ liệu từ các tệp văn bản, trang trình chiếu sang trang tính.

2TN

2TN

Vận dụng cao

– Sử dụng được phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài Tin học thực tế.

1TL

Chủ đề con (lựa chọn):

Soạn thảo văn bản và phần mềm trình chiếu nâng cao

Vận dụng

– Sử dụng được phần mềm soạn thảo:

+ Thực hiện được các thao tác: chèn thêm, xoá bỏ, co dãn hình ảnh, vẽ hình đồ hoạ trong văn bản, tạo danh sách dạng liệt kê, đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.

– Sử dụng được phần mềm trình chiếu:

+ Chọn đặt được màu sắc, cỡ chữ hài hoà và hợp lí với nội dung.

+ Đưa được vào trong trang chiếu đường dẫn đến video hay tài liệu khác.

+ Thực hiện được thao tác đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.

+ Sử dụng được các bản mẫu (template).

đổi thông tin trong phần mềm trình chiếu.

2TN

2TN

2TN

2TN

1TL

Vận dụng cao

+ Tạo được một số sản phẩm là văn bản có tính thẩm mĩ phục vụ nhu cầu thực tế.

+ Tạo được các sản phẩm số phục vụ học tập, giao lưu và trao

1TL

2. Đề thi cuối kì 1 Tin học 8 sách Cánh diều

2.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Tin học 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy chọn câu trả lời đúng: Lịch sử phát triển máy tính trải qua mấy thế hệ?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 2. Hãy chọn câu đúng: Theo lịch sử phát triển, máy tính cá nhân thế hệ sau so với thế hệ trước:

A. To hơn
B. Đẹp hơn
C. Đắt tiền hơn
D. Tính Tin học nhanh hơn

Câu 3. Hãy chọn câu trả lời đúng khi được yêu cầu nêu đặc trưng của máy tính thế hệ 4.

A. Máy tính thế hệ thứ 4 được sản xuất sau năm 1975.
B. Máy tính thế hệ thứ 4 dùng công nghệ mạch tích hợp.
C. Máy tính thế hệ thứ 4 dùng công nghệ mạch tích hợp quy mô rất lớn.
D. Máy tính thế hệ thứ 4 dùng công nghệ mạch tích hợp quy mô rất lớn và có khả năng khả năng xử lí song song của phần cứng và phần mềm Trí tuệ nhân tạo (AI).

Câu 4. Khi nêu ví dụ về sự phát triển của giao tiếp giữa người và máy tính qua các thế hệ máy tính, câu nào sau đây là SAI:

A. Thiết bị vào ra ngày càng rẻ hơn.
B. Thiết bị vào ra ngày càng tiện lợi hơn.
C. Trước đây kết quả chỉ là chữ và số, hiện nay là hình ảnh trên màn hình.
D. Trước đây chỉ có thể nhập dữ liệu bằng bàn phím, hiện nay có thể dùng nhiều thiết bị đầu vào khác nhau.

Câu 5. Hãy chọn câu SAI: Khi ở trường, em dùng máy tính để:

A. Chơi game giải trí.
B. Thực hành sử dụng máy tính.
C. Cùng làm việc nhóm với các bạn.
D. Tìm kiếm thông tin, trả lời câu hỏi trong các hoạt động theo yêu cầu của thầy cô.

Câu 6. Hãy chọn câu SAI:

A. Thông tin số có độ tin cậy khác nhau.
B. Thông tin số chỉ có một dạng là chuỗi các bit.
C. Thông tin số cho đến nay đã chiếm tỉ lệ rất lớn.
D. Thông tin số được tạo ra với tốc độ ngày càng tăng.

Câu 7. Hãy tìm câu SAI trong các liệt kê ví dụ về các công cụ xử lí:

A. Phần mềm để tìm kiếm thông tin: Google, Bing,...
B. Phần mềm xử lí dữ liệu chữ và số: Word, Notepad, Excel,…
C. Phần mềm xử lí hình ảnh: Paint, PowerPoint, Photoshop, GIMP,
D. Phần mềm trình diễn âm thanh: Windows Media Player, PowerDVD, Groove Music,...

Câu 8. Hãy chọn câu đúng trong các giải thích cho đặc điểm của thông tin số dưới đây

A. Thông tin số chiếm tỉ lệ rất lớn vì máy tính ngày càng nhiều.
B. Thông tin số có độ tin cậy khác nhau vì các công cụ xử lí rất đa dạng.
C. Thông tin số được tạo ra với tốc độ ngày càng tăng vì máy tính ngày càng nhanh.
D. Thông tin số chiếm tỉ lệ rất lớn vì việc thu nhận, xử lí, lưu trữ, truyền tải dữ liệu số bằng máy tính nhanh chóng, thuận tiện, chi phí thấp hơn nhiều so với dữ liệu dạng truyền thống trước đây.

Câu 9. Khi cần tìm hiểu về một trường THPT để chuẩn bị học tiếp sau này, em sẽ chọn thông tin từ:

A. Facebook.
B. Trang web chính thức của Trường.
C. Kết quả dùng máy tìm kiếm trên Internet.
D. Người quen biết đang làm việc ở trường đó.

Câu 10. Tìm câu SAI trong những câu sau:

A. Không thể tìm ra cách giải quyết một vấn đề nếu chưa hiểu rõ vấn đề đó.
B. Hợp tác với nhau sẽ có thể giải quyết vấn đề được vấn đề nhanh chóng hơn.
C. Có thêm thông tin không giúp được gì cho giải quyết vấn đề.
D. Có thêm kiến thức sẽ có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Câu 11. Các câu sau nói về giải quyết một vấn đề nào đó, hãy tìm câu đúng:

A. Chỉ cần tìm những thông tin giải thích được yêu cầu của vấn đề.
B. Chỉ cần tìm những kiến thức trong sách vở là có được cách giải quyết vấn đề.
C. Cần phải hỏi người khác về cách giải quyết vấn đề.
D. Cần phải lựa chọn thông tin đáng tin cậy.

Câu 12. Chọn câu SAI về các hành vi sử dụng công nghệ kĩ thuật số vi phạm đạo đức và văn hoá:

A. Chụp ảnh phong cảnh trong công viên
B. Chụp ảnh các nghệ sĩ đang biểu diễn trong nhà hát
C. Quay video một nhóm bạn đánh nhau để đưa lên mạng xã hội
D. Cắt ghép các bức ảnh để thành một bức ảnh trêu chọc bạn bè

Câu 13. Nói về sản phẩm số do em tạo ra, câu nào nêu đúng đặc điểm làm cho sản phẩm của em không vi phạm đạo đức, văn hoá:

A. Không sử dụng sản phẩm của người khác.
B. Sử dụng một phần sản phẩm của người khác .
C. Có xin phép hoặc đưa tên tác giả, tên nguồn cung cấp nếu sử dụng toàn phần hay một phần sản phẩm của người khác.
D. Thể hiện nội dung lành mạnh và không vi phạm bản quyền.

Câu 14. Nếu một bạn nhờ em chụp một bức tranh đẹp trong bảo tàng có biển ghi “Cấm chụp ảnh”, em sẽ đồng tình với cách ứng xử nào dưới đây :

A. Chụp hộ bạn bức tranh đó.
B. Lặng im không nói gì và không chụp.
C. Chỉ cho bạn biển ghi “Cấm chụp ảnh!” và nói “đừng nên vi phạm!”.
D. Nói với bạn “để lúc khác mình sẽ chụp giúp bạn”.

.............

Nội dung câu hỏi trong file tải mời các bạn tải về xem nhé

Câu 25. Hãy cho biết nghề nào sau đây không thuộc lĩnh vực tin học:

A. Quản lí dự án.
B. Kĩ sư phần mềm.
C. Lập trình viên.
D. Quản trị mạng.

Câu 26. Hãy cho biết nghề nào sau đây không liên quan đến ứng dụng tin học:

A. Kế Tin học.
B. Thợ xây.
C. Thiết kế đồ hoạ.
D. Hành chính văn phòng.

Câu 27. Để nêu ví dụ minh hoạ ứng dụng tin học làm tăng hiệu quả công việc, câu nào sau đây không đúng:

A. Gõ bàn phím nhanh hơn viết tay.
B. Tìm đường đi bằng Google Maps dễ hơn hỏi đường.
C. Phần mềm kế Tin học làm bảng lương nhanh hơn tính tay.
D. Làm mô hình 3D bằng máy tính chính xác hơn làm bằng tay.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. (0.25 điểm)

Hãy cho biết nếu dùng thông tin không đáng tin cậy có thể dẫn đến hậu quả như thế nào?

Câu 2. (0.25 điểm)

Nếu đặt mua hàng trên mạng và nhận được yêu cầu chuyển tiền thanh Tin học, em hãy cho biết thông tin như thế nào làm em nghi ngại không thực hiện chuyển tiền?

Câu 3. (0.5 điểm)

Em nêu hai ví dụ cho thấy lợi ích của thông tin trong giải quyết vấn đề

Câu 4. (0.25 điểm)

Giả sử tổ em phải giới thiệu sơ lược cho các bạn trong lớp về nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ lập trình Scratch, em dự định sẽ làm gì? Hãy liệt kê ít nhất 3 việc phải làm mà em thấy quan trọng.

Câu 5. (0.5 điểm)

Em có khiếu thẩm mỹ và muốn thành nhà thiết kế thời trang. Theo em, có cần chọn học Tin học ở bậc THPT hay không ? Nếu có thì chọn định hướng nào ? vì sao ?

III. PHẦN THỰC HIỆN TRÊN MÁY TÍNH

Câu 1 (0.5 điểm). Hãy một tạo chương trình Scratch để nhân vật mèo yêu cầu nhập đi nhập lại từ bàn phím một xâu kí tự cho đến khi từ nhập vào là “K8”. Câu thông báo yêu cầu nhập một xâu vào là “Đố bạn tôi yêu khối lớp nào?”.

Chú ý: Chương trình em tạo ra phải được đặt tên là Số báo danh của em và thêm từ K8 ở cuối. Ví dụ, nếu số báo danh của em là H5 thì tên chương trình của câu này là H5K8.sb3.

Câu 2 (1 điểm). Hãy một tạo chương trình Scratch để nhân vật mèo yêu cầu nhập đi nhập lại từ bàn phím một xâu kí tự cho đến khi từ nhập vào là “K8. Mỗi lần nhập vào sai (không phải là “K8”) thì nhân vật Mèo thông báo “Chưa đúng, hãy nhập lại”.

Chú ý: Chương trình em tạo ra phải được đặt tên là Số báo danh của em và thêm từ YK8 ở cuối. Ví dụ, nếu số báo danh của em là H5 thì tên chương trình của câu này là H5YK8.sb3.

2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Tin 8 Cánh diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu1234567891011121314
Đáp ánCDCAABCDBCDADC
Câu15161718192021222324252627
Đáp ánCBABADDABBABD

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (1,75 điểm)

Nội dung

Điểm

Câu 1 (vận dụng)

Nêu được ngắn gọn 2 ví dụ về hậu quả dùng thông tin sai

0.25

Câu 2 (Vận dụng)

Nêu được một dấu hiệu của lừa đảo trên mạng

0,25

Câu 3 (Vận dụng)

Nêu được 2 lợi ích của thông tin trong giải quyết vấn đề, ví dụ:

làm rõ mô tả vấn đề, bổ sung kiến thức, gợi ý được cách giải quyết vấn đề.

0,5

Câu 4 (Vận dụng)

Một trong những việc quan trọng là tìm kiếm thông tin về nguồn gốc ra đời của Scratch (có thể tìm trên Internet bằng máy tìm kiếm, có thể tìm trong sách báo, có thể hỏi người thân,…)

0.25

Câu 5 (Vận dụng)

Thiết kế thời trang cần ứng dụng tin học, do vậy nên em nên chọn môn Tin học ở THPT và theo định hướng Tin học ứng dụng

0,5

3. Đề thi học kì 1 môn Tin học 8 Chân trời sáng tạo

3.1 Đề thi học kì 1 môn Tin học 8

SỞ GD&ĐT .................
TRƯỜNG THPT.................

(Đề thi có 2 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: TIN HỌC 8
Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong excel, để địa chỉ cột (hoặc địa chỉ hàng) của ô tính không thay đổi khi sao chép công thức, ta cần thêm dấu nào vào trước tên cột (hoặc tên hàng)?

A,. *
B. +
C. =
D. $

Câu 2. Cho công thức tại ô E4 là =C4+D4, khi sao chép công thức này đến ô E5 thì công thức tại ô E5 là =C5+D5. Các địa chỉ C4, D4, C5, D5 trong các công thức trên đều là:

A. địa chỉ tuyệt đối.
B. địa chỉ tương đối.
C. địa chỉ hỗn hợp.
D. địa chỉ công thức.

Câu 3. Điền vào chỗ trống: “Cho công thức tại ô tính E4 là =C4+D4, khi sao chép công thức tại ô tính E4 đến ô tính E5, địa chỉ hàng của các ô tính trong công thức …”

A. không thay đổi.
B. giảm xuống 1.
C. bằng 4.
D. tăng lên 1.

Câu 4. Công thức tại ô tính B1 là =C1+D1, khi sao chép đến ô tính D8 sẽ thành:

A. =C8+D8.
B. =E8+F8.
C. = C1+D1.
D = C8+D$1.

Câu 5. Một trong những ưu điểm nổi bật của chương trình bảng tính là:

A. tính Tin học ngắt quãng
B. tính Tin học liên tục
C. tính Tin học tự động
D. tính Tin học không cần địa chỉ ô.

Câu 6. Địa chỉ ô tính C$4 có đặc điểm gì?

A.có thể thay đổi (cả tên cột và tên hàng đều có thể thay đổi)
B. chỉ cột luôn được giữ nguyên, địa chỉ hàng có thể thay đổi
C. không thay đổi (cả tên cột và tên hàng luôn được giữ nguyên)
D. địa chỉ cột có thể thay đổi, địa chỉ hàng luôn được giữ nguyên.

Câu 7.

Em hãy chọn những phương án sai trong các phương án sau:

A. Phần mềm soạn thảo văn bản cung cấp hai kiểu danh sách dạng liệt kê.
B. Danh sách dạng liệt kê không tự động cập nhật khi thêm hoặc bớt đoạn văn.
C. Có thể sử dụng kết hợp danh sách đầu đầu dòng và danh sách có thứ tự.
D. Chỉ có thể sử dụng một kiểu danh sách dạng liệt kê cho một văn bản.

Câu 8. Chọn để sắp xếp theo thứ tự giá trị dữ liệu:

A. tăng dần.
B. không đổi.
C. vừa tăng vừa giảm.
D. giảm dần.

Câu 9. Để sắp xếp dữ liệu ở nhiều cột, em cần thực hiện

A. Chọn một ô tính trong vòng dữ liệu cần sắp xếp ð chọn lệnh .
B. Chọn một ô tính trong vòng dữ liệu cần sắp xếp ð chọn lệnh .
C. Chọn một ô tính trong vòng dữ liệu cần sắp xếp ð chọn lệnh Filter.
D. Chọn một ô tính trong vòng dữ liệu cần sắp xếp ð chọn lệnh Sort.

Câu 10. Để hiển thị tất cả các dòng dữ liệu sau khi lọc, chọn lệnh gì?

A. Show All.
B. Advanced Filter.
C. AutoFilter.
D. Sellect All.

Câu 11. Sắp xếp các bước lọc dữ liệu dưới đây theo thứ tự đúng là

1. Chọn thẻ Data.

2. Nháy chuột chọn giá trị dữ liệu cần lọc.

3. Chọn một ô tính trong vùng dữ liệu cần lọc.

4/ Chọn lệnh Filter.

5. Nháy chuột vào nút trong ô tính chứa tiêu đề cột dữ liệu cần lọc.

6. Nháy OK.

A. 4 – 3 – 1 – 5 – 2 – 6.
B. 2 – 3 – 1 – 4 – 5 – 6.
C. 1 – 2 – 3 – 5 – 4 – 6.
D. 3 – 1 – 4 – 5 – 2 – 6.

Câu 12. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Khi đang ở chế độ lọc dữ liệu, nháy chuột vào nút lệnh Filter để ỏ chế độ lọc dữ liệu.
B. Sắp xếp, lọc dữ liệu là thế mạnh của phần mềm soạn thảo văn bản, không phải là thế mạnh của phần mềm bảng tính.
C.Khi sao chép bảng dữ liệu, cấu trúc bảng được giữ nguyên với ô phía trên bên trái của bảng dữ liệu trong tệp văn bản được sao chép đến ô tính được chọn.
D. Trước khi lọc dữ liệu theo điều kiện mới, cần nháy chuột nút Clear trong nhóm lệnh Sort & Filter của dải lệnh Data để xóa bỏ điều kiện lọc dữ liệu đã được thiết lập.

Câu 13. Nút lệnh nào dưới đây không dùng để thêm, thay đổi vị trí nhãn dữ liệu?

A. Outside End .
B. Insert Base .
C. Bottom .
D. Center .

Câu 14. Sử dụng các lệnh trong Design ð Add Chart Element ð Axis Titles để:

A. Chỉnh sửa chú giải.
B. Thêm chủ giải.
C. Thêm dữ liệu cho biểu đồ.
D. Thêm tiêu đề trục.

Câu 15. Để thêm hoặc ẩn tiêu đề cho biểu đồ, ta chọn

A. Axis Title.
B. Chart Title.
C. Data Lables.
D. Legend.

Câu 16. Để xóa biểu đồ đã tạo, ta thực hiện thao tác nào?

A. Nháy chuột trên biểu đồ và nhấn phím Delete.
B. Nhấn phím Delete.
C. Nháy chuột trên biểu đồ và nhấn phím Insert.
D. Nháy phím Enter.

Câu 17. Ưu điểm của phần mềm bảng tính khi vẽ biểu đồ là:

A. nhận biết khối ô tính chứa dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
B. nhận biết và sắp xếp các dữ liệu trên biểu đồ.
C. xóa các dữ liệu để ghi chú thích trong biểu đồ.
D. nhân đôi các dữ liệu trong ô tính để vẽ biểu đồ.

Câu 18. Khi biểu diễn số bạn xếp loại học lực tốt của lớp qua các năm, ta thường sử dụng biểu đồ nào?

a. Biểu đồ đường
b. Biểu đồ cột
c. Biểu đồ tần suất
d. Biểu đồ hình tròn.

Câu 19. Trong phần mềm xử lí ảnh, Rotate là thao tác nào?

A. Cắt ảnh.
B. Xoay ảnh.
C. Thay đổi độ tương phản.
D. Thay đổi độ sáng.

Câu 20. Đâu là phần mềm chỉnh sửa ảnh?

A. Word.
B. Paint.Net.
C. Powerpoint.
D. Excel.

Câu 21. Điền vào chỗ trống: Ảnh số dễ dàng được chỉnh sửa bằng các (1)…… Một số thao tác cơ bản chỉnh sửa ảnh số: cắt, xoay, (2)…… chỉnh sửa độ tương phản, độ rực màu của ảnh,…

A. (1) độ rực màu của ảnh/ (2) thay đổi độ sáng.
B. (1) phần mềm xử lí ảnh/ (2) độ rực màu của ảnh.
C. (1) thay đổi độ sáng/ (2) phần mềm xử lí ảnh.
D. (1) phần mềm xử lí ảnh/ (2) thay đổi độ sáng.

Câu 22. Nút lệnh Contrast được sử dụng để làm gì?

Cắt ảnh.
Xoay ảnh.
Thay đổi độ tương phản.
Thay đổi độ sáng.

Câu 23. Điều chỉnh độ tương phản của ảnh nghĩa là như nào?

A. ảnh chụp thiếu ánh sáng, có thể được làm tăng độ sáng.
B. ảnh chụp không rõ nét, bị nhạt nhòa có thể được làm tăng độ tương phản để bức ảnh rõ nét hơn.
C. ảnh chụp có màu sắc nhạt, có thể được làm tăng độ rực màu để bức ảnh rực rỡ hơn.
D. xoay bức ảnh nghiêng thành bức ảnh “thẳng”.

Câu 24. Phương án nào sau đây đúng khi biểu diễn kích thước ảnh có chiều cao là 1509 pixel và chiều rộng là 1268 pixel?

A. 1509 + 1268.
B. 1509 ; 1268.
C. 1509 × 1268.
D. 1268 × 1509.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Nêu các bước sắp xếp theo dữ liệu ở một cột và nhiều cột.

Câu 2. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Tốc độ tăng/giảm GDP của Việt Nam các quý năm 2021.

Quý

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Quý I

3,51%

6,45%

3,62%

Quý II

4,01%

10,36%

4,22%

Quý III

1,20%

-5,49%

-8,57%

Quý IV

3,16%

5,61%

5,42%

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng/giảm GDP của Việt Nam các quý năm 2021.

Yêu cầu: Biểu đồ phải có tiêu đề, chú giải và nhãn dữ liệu cho biểu đồ.

b. Nêu các bước vẽ biểu đồ ở câu a.

3.2 Ma trận đề thi học kì 1 môn Tin học 8

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 5. Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

4

1

1

6

1.5

Bài 6. Sắp xếp, lọc dữ liệu

4

1

1

1

1

6

1

3.5

Bài 7. Tạo, chỉnh sửa biểu đồ

4

1

1

1

6

1

3.5

Bài 8B. Xử lí ảnh

4

1

1

6

1.5

Tổng số câu TN/TL

16

4

1

1

4

24

2

10.0

Điểm số

4.0

1.0

2.0

2.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

4.0 điểm

40%

3.0 điểm

30%

2.0 điểm

20%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

100%

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

2

24

ỨNG DỤNG TIN HỌC

Bài 5. Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

Nhận biết

- Chỉ ra dấu thêm vào để địa chỉ cột của ô tính không thay đổi khi sao chép công thức.

- Chỉ ra kiểu địa chỉ của C4, D4, C5, D5.

- Điền vào chỗ trống khi sao chép công thức tại ô tính E4 sang ô tính E5.

- Chỉ ra kết quả khi sao chép công thức từ ô tính B1 sang ô tính D8.

4

C1 – C4

Thông hiểu

- Nêu ưu điểm nổi bật của chương trình bảng tính.

1

C5

VD cao

- Nêu đặc điểm của địa chỉ ô tính C$4.

1

C6

Bài 6. Sắp xếp, lọc dữ liệu

Nhận biết

- Chỉ ra biểu tượng để lọc dữ liệu.

- Ý nghĩa của nút lệnh .

- Chỉ ra thao thác để sắp xếp dữ liệu ở nhiều cột.

- Chỉ ra lệnh để hiển thị tất cả các dòng dữ liệu sau khi lọc.

4

C7 – C10

Thông hiểu

- Nêu các bước sắp xếp theo dữ liệu ở một cột và nhiều cột.

- Sắp xếp các bước lọc dữ liệu theo đúng thứ tự.

1

1

C1

C11

VD cao

- Chỉ ra phát biểu sai về lọc dữ liệu.

1

C12

Bài 7. Tạo, chỉnh sửa biểu đồ

Nhận biết

- Chỉ ra nút lệnh không dùng để thêm, thay đổi vị trí nhãn dữ liệu.

- Chức năng khi sử dụng lệnh Axis Titles.

- Chỉ ra nút lệnh thêm hoặc ẩn tiêu đề cho biểu đồ.

- Nêu thao tác để xóa biểu đồ đã tạo.

4

C13 – C16

Thông hiểu

- Nêu ưu điểm của phần mềm bảng tính khi vẽ biểu đồ.

1

C17

Vận dụng

- Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng/giảm GDP của Việt Nam các quý năm 2021.

- Nêu các bước vẽ biểu đồ

1

C2

VD cao

- Chỉ ra biểu đồ khi biểu diễn số bạn xếp loại học lực tốt của lớp qua các năm.

1

C18

Bài 8B. Xử lí ảnh

Nhận biết

- Chức năng của nút lệnh .

- Chỉ ra phần mềm chỉnh sửa ảnh.

- Điền vào chỗ trống về xử lí ảnh.

- Chức năng của nút lệnh Contrast.

4

C19 – C22

Thông hiểu

- Nêu ý nghĩa của việc điều chỉnh độ tương phản của ảnh.

1

1

C1

C23

VD cao

- Chọn phương án đúng khi biểu diễn kích thước ảnh có chiều cao là 1509 pixel và chiều rộng là 1268 pixel.

1

C24

............

Mời các bạn xem thêm đáp án giải chi tiết có trong File tải về

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm