Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 môn GDCD lớp 8
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 gồm tóm tắt kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận kèm theo.
Đề cương ôn tập GDCD 8 Kết nối tri thức học kì 1 bao gồm 12 trang giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 1 tiếng Anh 8 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức, đề cương học kì 1 môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.
Đề cương cuối học kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức
A. Lý thuyết ôn tập học kì 1 GDCD 8
BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI
1. Khái niệm
- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo lẽ phải; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
2. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải
- Việc bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa quan trọng:
- Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp;
- Góp phần đẩy lùi cái sai, cái xấu, để làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển;
- Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri.
3. Những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải
- Học sinh cần thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, như:
- Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.
- Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.
- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải.
- Phê phán thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.
BÀI 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
a. Khái niệm:
- Môi trường là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)
b) Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
- Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt.
2. Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
a) Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kĩ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môi trường.
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
b) Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Pháp luật Việt Nam quy định:
- Nghiêm cấm các hoạt động chặt, phá, lấn chiếm, đốt rừng; đưa chất cháy nổ, săn bắn, nuôi nhốt, giết, tàng trữ, buôn bán động vật rừng trái quy định; khai thác tài nguyên thiên nhiên trái quy định của pháp luật.
- Chỉ được tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản khi được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Nghiêm cấm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, nơi cư trú của các loài thuỷ sản; khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng đến môi trường sống.
- Nghiêm cấm đổ chất thải, chất độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; xả thải khí độc hại trực tiếp vào nguồn nước, vào lòng đất; khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh rạch, gây sạt lở, biến dạng dòng chảy.....
Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
1. Khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân
a. Khái niệm
- Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
b. Các loại mục tiêu cá nhân
- Phân loại theo lĩnh vực:
- Mục tiêu phát triển bản thân
- Mục tiêu về gia đình, bạn bè
- Mục tiêu về sức khỏe
- Mục tiêu về học tập
- Mục tiêu về tài chính
- Mục tiêu về cống hiến xã hội,...
- Phân loại theo thời gian:
- Mục tiêu ngắn hạn
- Mục tiêu dài hạn.
2. Sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân
- Việc xác định mục tiêu cá nhân sẽ giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân, hướng đến những mục đích cao đẹp và thực hiện được những ước mơ của mình.
3. Cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
a. Cách xác định mục tiêu cá nhân
- Xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Có tính cụ thể: mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể, rõ ràng.
- Có thể đo lường được: mục tiêu có thể định lượng, cho phép bạn theo dõi tiến trình của mình.
- Có thể đạt được: mục tiêu phải khả thi.
- Thực tế: mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung của bạn.
- Có thời hạn cụ thể: mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
B. Hệ thống câu hỏi ôn tập
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?
A. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng
B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc
C. Chỉ làm những việc mình được giao
D. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác
Câu 2: Lợi ích của việc lao động cần cù là gì?
A. Tạo ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống của mình
B. Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai
Câu 3: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?
A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày
Câu 4: Thế nào là lao động sáng tạo?
A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc
B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn
C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động
D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?
A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
B. Sáng tạo ra máy phay ruộng
C. Vung gieo hạt bằng tay
D. Gánh nước tưới cho cây trồng
Câu 6: Lương Định Của là một giáo sư thuộc lĩnh vực nào?
A. Vật lí học
B. Hóa học
C. Thiên văn học
D. Nông học
Câu 6: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Tôn trọng lẽ phải.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.
Câu 7: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?
A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
B. Dung túng cho kẻ giết người.
C. Đánh chửi cha mẹ.
D. Cả A, B, C.
Câu 9: Người tôn trọng lẽ phải là người:
A. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực
B. Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
C. Có cách cư xử phù hợp
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Câu nói : “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính gì ?
A. Liêm khiết
B. Tôn trọng lẽ phải
C. Tôn trọng pháp luật
D. Giữ chữ tín
Câu 11: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?
A. Tôn trọng lẽ phải.
B. Tiết kiệm.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn
Câu 12: Lẽ phải là gì?
A. Là những điều được coi là đúng đắn
B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội
C. Là những điều được coi là phù hợp
D. Là những lợi ích chung của xã hội
Câu 13: Đâu là biểu hiện tích cực
A. Luôn tham gia đúng giờ
B. Bị bạn bè lôi kéo
C. Lo lắng đến công việc được phân công
D. Tham gia vì thấy có lợi ích cho bản thân mình
Câu 14: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?
A. Ủng hộ người nghèo.
B. Trồng cây để bao vệ môi trường.
C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
D. Cả A, B, C.
Câu 15: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
D. Hô thật to là có trộm
Câu 16: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?
A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.
B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.
C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
D. Cả A,B,C.
Câu 17: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Câu 18 : Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Câu 19 : Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây ?
A. Ngôi nhà.
B. Rừng.
C. Rác thải.
D. Cả A,B,C.
Câu 20: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?
A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.
B. Rừng.
C. San hô.
D. Cá voi.
Câu 22: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào
A. Tháng 8 - 1991.
B. Tháng 1 - 1994.
C. Tháng 12 - 2003.
D. Tháng 4 - 2007.
Câu 23: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là
A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh
Câu 24: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :
A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.
Câu 25: Đây chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học
A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
Câu 26: Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây?
A. Ngôi nhà.
B. Rừng.
C. Rác thải
D. Cả A, B, C.
Câu 27: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
A. Chính quyền địa phương.
B. Trưởng thôn.
C. Trưởng công an xã.
D. Gia đình.
Câu 28: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Câu 29: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?
A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.
B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.
C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
D. Cả A, B, C.
Câu 30: Hành động nào là phá hủy môi trường?
A. Đốt túi nilong.
B. Chặt rừng bán gỗ.
C. Buôn bán động vật quý hiếm.
D. Cả A, B, C.
Câu 31: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiên nhiên.
C. Tự nhiên.
D. Môi trường.
Câu 32 Hành động nào là bảo vệ môi trường?
A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.
B. Trồng cây xanh.
C. Không sử dụng túi nilong.
D. Cả A, B, C.
Câu 33: Các ngày lễ bảo vệ môi trường là :
A. Ngày 14/3: Ngày Quốc tế hành động vì các Dòng sông
B. 21 tháng 3: Ngày rừng Thế giới
C. 22 tháng 3: Ngày nước Thế giới
D. Tất cả đáp án đúng
Câu 34: Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ
A. mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng
B. cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
C. Phạt cảnh cáo
D. A, B đúng
Câu 35: Di sản thiên nhiên Việt Nam nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
A. Vịnh Hạ Long
B. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
C. Cao nguyên đá Đồng Văn
D. Tất cả đều đúng
Câu 36: Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?
A. Đốt rừng để làm nương rẫy
B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống
C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây
D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền
Câu 37: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người
A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
D. Không đáp án nào đúng
Câu 38: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :
A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm
II. TỰ LUẬN
Câu 1 : Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?
Tình huống a) Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai.
Tình huống b) Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy.
Câu 2 : Có ý kiến cho rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nên cần phải khai thác và sử dụng tối đa thì mới đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt.
Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
Câu 3
Trên đường phố, một chị đi xe máy phía trước làm rơi một chiếc ví. Có một người định cúi xuống nhặt thì một thanh niên đi xe máy nhanh chân gạt chiếc ví lại gần chỗ anh ta, nhặt chiếc ví bỏ “tọt”vào túi mình và đi ngay.
a, Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó?
b, Em có suy nghĩ như thế nào về quan niệm” nhặt được của rơi tạm thời đút túi” của thanh niên thời nay?
Câu 4
Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng", "quân lừa bịp", Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi.
a, Em học hỏi được gì từ tấm gương của nhà bác học Edison?
b. Hiện nay một số bạn học sinh thấy bài khó là nản, đi chép sách giải. Suy nghĩ của em về về những hành động này.Em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
Câu 5
Để đất nước được phát triển tốt, chúng ta cần tập trung khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa nhất có thể. Sau khi đất nước phát triển, chúng ta thực hiện các biện pháp tái sinh vẫn được.
Câu hỏi:
a. Em có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?
b. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?