Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 10 Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 8 (Có ma trận, đáp án)
Đề thi GDCD 8 học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 tổng hợp 10 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 10 Đề thi cuối kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát chương trình học trong SGK. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức, bộ đề thi học kì 1 Tiếng Anh 8 Kết nối tri thức.
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức năm 2024
Đề thi GDCD 8 học kì 1
I. TRẮC NGHIỆM (3 Điểm)
Câu 1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ:
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. đất nước này sang đất nước khác.
C. vùng miền này sang vùng miền khác.
D. địa phương này sang địa phương khác.
Câu 2. Câu tục ngữ: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nói về truyền thống nào?
A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống văn hóa.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không phải là biểu hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?
A. Luôn nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác trên thế giới.
B. Sẵn sàng chia sẻ và tiếp thu những tiến bộ về mọi mặt của các dân tộc trên thế giới.
C. Chỉ những quốc gia giúp chúng ta có nhiều nguồn lợi về kinh tế mới cần tôn trọng.
D. Tôn trọng, sẵn sàng làm bạn với tất cả các dân tộc khác trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và các quyền cơ bản của công dân.
Câu 4. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập.
B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.
C. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập.
D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài.
Câu 5. Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?
A. Hay nghỉ phép với các lí do không chính đáng.
B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình trong công việc.
C. Chỉ làm những việc mình được giao.
D. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác.
Câu 6. Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là?
A. Lao động tự giác.
B. Lao động sáng tạo.
C. Lao động.
D. Sáng tạo.
Câu 7. Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất việc biết bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
Câu 8. Em đồng tình với quan điểm nào dưới đây?
A. Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thòi.
B. Lời nói, hành động bảo vệ lẽ phải cần phù hợp với lứa tuổi.
C. Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lý làm người.
D. Những việc làm sai trái của người thân thì nên che dấu.
Câu 9. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A. Của các nhà chức trách.
B. Của mỗi người chúng ta.
C. Của các nhà môi trường.
D. Của các nhà máy khai thác khoáng sản.
Câu 10. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống; tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế.
B. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt.
C. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người.
D. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống.
Câu 11. Theo em, mục tiêu cá nhân là gì?
A. Là những gì mà chúng ta đạt được sau một khoảng thời gian làm việc vất vả.
B. Là những điều mà chúng ta muốn đạt được cho mình trong cuộc sống.
C. Là các trở ngại chúng ta gặp trong thời gian chúng ta làm một công việc nào đó.
D. Là các bảng liệt kê các công việc chúng ta đã hoàn thành.
Câu 12. Bước đầu tiên trong khâu lên kế hoạch lập mục tiêu cá nhân là gì?
A. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.
B. Cam kết thực hiện kế hoạch.
C. Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi.
D. Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu.
PHẦN ll. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Sylvia Early đã từng nói: “Thiên nhiên có thể sống mà không cần con người nhưng con người sẽ không thể tồn tại nếu không có thiên nhiên”. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải thích câu nói trên.
Câu 2 (3,0 điểm).
Trên đường đi học về, M và H nhìn thấy cô V đem rác ra bờ hồ vứt. M rủ H đến nhắc nhở cô V không được đổ rác xung quanh hồ nhưng H bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm. Em có nhận xét như thế nào về hành vi của các nhân vật trong tình huống trên?. Nếu là M, em sẽ làm gì?
Câu 3 (2,0 điểm).
a. Trong hai mục tiêu dưới đây, mục tiêu nào là ngắn hạn, mục tiêu nào là dài hạn?
- Chị M đặt mục tiêu trong tháng này sẽ đọc xong cuốn sách về kỹ năng làm việc nhóm.
- Bạn G đặt mục tiêu 25 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện thiếu nhi.
b. Để xác định được mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn, em cần chú ý điều gì?
Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 8
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm -mỗi đáp án đúng 0,25 điểm).
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | A | C | B | B | B | C | C | B | A | B | D |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1
| - Câu nói của Sylvie Early đã thể hiện vai trò quan trọng của thiên nhiên đối với con người. Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta không khí, thức ăn, nước uống, tư liệu sản xuất, vật dụng sinh hoạt. Nếu không có thiên nhiên con người sẽ không thể tồn tại. -Tuy nhiên môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề do ý thức của con người. Chúng ta sẽ không thể sống hạnh phúc trong một môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường chính là cách giữ gìn cuộc sống của chúng ta. | 2,0
|
2 | *Nhận xét hành vi - Hành vi vứt rác xuống hồ nước của cô V là vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. - Việc làm của bạn M là đúng, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ môi trường, nhằm ngăn chặn hành vi sai trái của người khác tác động xấu đến môi trường. - Việc làm của H là chưa đúng, bạn chưa thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ môi trường được quy định trong Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ môi trường. * Nếu em là M em sẽ làm như sau: Em sẽ rủ H đến nhắc nhở cô V không được vứt rác ra hồ, làm như vậy là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Nếu cô V cố tình không thực hiện em sẽ báo với cơ quan chức năng để giải quyết.
| 3,0đ |
3
| 1. Mục tiêu a là mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu b là mục tiêu dài hạn 2. Để xác định được mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn, em cần chú ý: + Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân. + Nắm được những điểm mạnh điểm yếu trong tính cách của bản thân. + Xác định các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình. ……. ( HS có thể đưa ra các phương án khác tùy vào mục tiêu của mình nếu hợp lí vẫn cho điểm) | 2,0 đ |
Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 8
TT |
Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài | Mức độ đánh giá | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 |
Giáo dục đạo đức | Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | 2 câu | 0,5 | |||||||
Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | 2 câu | 0,5 | |||||||||
Lao động cần cù, sáng tạo | 2 câu | 05 | |||||||||
Bảo vệ lẽ phải | 2 câu | 1câu | 0,5 1,0 | ||||||||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 2 câu | ½ câu | ½ câu | 0,75 3,5 | |||||||
2 | Kĩ năng sống | Xác định mục tiêu cá nhân | 2 câu | 1 câu | 1,0 2,5 | ||||||
Tổng câu | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 100 | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100 |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 NĂM HỌC 2024- 2025
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ đánh giá | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức | 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam |
Nhận biết: - Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. | 1 TN | |||
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | Nhận biết: - Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. | 1 TN | |||||
3. Lao động cần cù, sáng tạo
| Nhận biết: - Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động. - Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. | 1 TN | |||||
4. Bảo vệ lẽ phải
| Nhận biết: - Nêu được lẽ phải là gì? Thế nào là bảo vệ lẽ phải. Vận dụng cao: - Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. | 2 TN | 1TL | ||||
5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Nhận biết: - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Thông hiểu: - Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. | 3 TN | 1/2TL | 1/2TL | |||
2 | Kĩ năng sống | 6. Xác định mục tiêu cá nhân
| Nhận biết: - Nêu được thế nào là mục tiêu cá nhân. - Liệt kê được các loại mục tiêu cá nhân. Vận dụng: - Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân. - Lập được kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu của bản thân. | 4 TN | 1TL | ||
Tổng |
| 12 câu TNKQ | 1/2 câu TL | 1,5 câu TL | 1 câu TL | ||
Tỉ lệ % |
| 30% | 30% | 30% | 10% | ||
Tỉ lệ chung |
| 60% | 40% |
. . . . . . . . . .
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 GDCD 8