Bộ đề thi học kì 1 lớp 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 7 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 8 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi học kì 1 lớp 8 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm 7 đề thi kèm theo đáp án và bảng ma trận của các môn Toán, Ngữ văn, Tin học, Lịch sử Địa lí, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Khoa học tự nhiên.

Đề thi học kì 1 lớp 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô, các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 7 đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8

1.1. Đề thi cuối kì 1 Văn 8

PHÒNG GD&ĐT.....

TRƯỜNG THPT.......

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

(Theo John Ruskin)

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

Câu 2. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?

A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông

Câu 3: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A. Đi thi chạy.
B. Đi diễu hành.
C. Đi cổ vũ.
D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

Câu 4: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

A. Là một em bé.
B. Là một cụ già.
C. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
D. Là một người đàn ông mập mạp.

Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”.

A. Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa hàm ý mỉa mai.
D. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?

A. nhẫn nại
B. chán nản
C. dũng cảm
D. hậu đậu

Câu 7: Đoạn văn sau có mấy câu ghép:

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
D. 4 câu

Câu 8: Nội dung chính của văn bản là:

A.Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.
B.Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.
C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
D.Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ.

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai?

Câu 10: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Kể lại chuyến đi thăm quan (di tích lịch sử) đáng nhớ ( VD : HỒ GƯƠM )

------------------- HẾT-------------------

Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:…………………..

Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………….

1. 2. Đáp án đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 8

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. Đọc

hiểu

1

C

0,5

2

B

0,5

3

A

0,5

4

C

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

B

0,5

9

- Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)

0,5

0,5

10

- Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)

1,0

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một kỷ niệm khiến em nhớ mãi

0,25

c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm theo gợi ý sau:

2.5

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa:

+ Đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng người yêu thích khám phá, trải nghiệm.

+ Thủ đô Hà Nội có Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) với cả nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử.

- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Em rất háo hức và mong chờ chuyến đi.

Thân bài:

1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức - Mục đích của chuyến tham quan

- Nhân dịp nghỉ hè, nhóm bạn thân của chúng em đã được các bố mẹ tổ chức cho đi thăm Hồ Gươm.

- Chuyến đi diễn ra nhằm mục đích trải nghiệm, du lịch, khám phá những nét đẹp về phong cảnh thiên nhiên cũng như nét đẹp lịch sử, văn hóa của Hồ Gươm.

2. Chuyến đi bắt đầu như thế nào - Trên đường đi

- Chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng, vào một ngày tháng 6 hứa hẹn sẽ có nắng đẹp.

- Sáng sớm chúng em đã thức dậy chuẩn bị, thời tiết thật đẹp, những chú chim đang hót líu lo đón chào tia nắng đầu tiên của ngày mới.

- Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúng em. Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịp chuẩn bị mở cửa.

- Chúng em gồm 3 gia đình, xuất phát trên một xe ô tô 16 chỗ. Trên đường, chúng em hát hò vui vẻ, chơi trò chơi…

- Chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ Gươm.

3. Diễn biến chuyến tham quan

a. Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến Hồ Gươm

- Em rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết.

- Hồ Gươm rất rộng, em cảm giác như một chiếc gương khổng lồ. Chung quanh Hồ Gươm được soi bóng bởi các hàng cây to, xanh mát.

- Quanh hồ Gươm là rất đông người, hàng quán. Đặc biệt, chúng em được gặp khá nhiều du khách nước ngoài.

b. Đi thăm Tháp Rùa

- Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là Tháp Rùa.

- Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Tháp Rùa cho chúng em cảm giác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử.

- Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

c. Đi thăm đền Ngọc Sơn

- Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn.

- Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt.

- Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu - thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người quan niệm là hàng ngày vẫn đưa những việc làm tốt của mọi người báo lên trời cao.

- Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp em.

d. Đi thăm tháp Hòa Phong

- Tháp Hòa Phong nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm.

- Tháp Hòa Phong là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực dân Pháp phá dỡ năm 1898.

- Tháp được xây dựng kiên cố gồm 3 tầng với tầng 1 được mở cửa theo 4 hướng.

- Chúng em vui vẻ chụp ảnh ở tháp Hòa Phong cùng các du khách khác.

4. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa tại địa điểm văn hóa

- Nhóm chúng em được giới thiệu và thưởng thức món bún chả nổi tiếng của Hà Nội.

- Chúng em tận hưởng sự mát mẻ ở phố Tràng Tiền, trong hàng kem nổi tiếng để xua đi cái nóng nực mùa hè.

- Chúng em đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ Hồ. Đây là con phố chuyên bán sách.

- Chúng em tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị.

5. Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em

- Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến đi vừa qua.

- Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử; thêm cảm phục công lao của ông cha đã gìn giữ bảo vệ đất nước.

Kết bài:

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng quý

- Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắng rèn luyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

1.3.  Ma trận đề thi học kì 1 Văn 8

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- Truyện

5

0

3

1

0

1

0

60

2

Viết

- Bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng số câu

5

1*

3

1*

0

1*

0

1*

11

Tổng điểm

2,5

0.5

1.5

2.0

0

2.5

0

1.0

10

Tỉ lệ %

30%

35%

25%

10%

100

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / Kĩ năng

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận Dụng

Vận dụng cao

1

ĐỌC HIỂU

Truyện

Nhận biết:

- Nhận biết được phương thức biểu đạt trong truyện.

- Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nội dung

- Xác định được câu ghép

Thông hiểu:

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về sự việc trong văn bản.

5TN

3TN

1TL

1 TL

2.

VIẾT

Viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Viết được bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm

Tổng

5 TN

3 TN

1 TL

1

TL

1 TL*

Tỉ lệ %

30%

35%

25%

10%

Tỉ lệ chung

65%

35%

2. Đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 8

2.1 Đề thi cuối kì 1 Tiếng Anh 8

TRƯỜNG THCS.........

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
MÔN TIẾNG ANH 8 Friends plus
Năm học 2023-2024
Thời gian làm bài: 45 phút

I.Find the word with different sound in the underlined part in each line.(1pt)

1. A. stripe B. string C. spring D. trip

2. A. honey B. donkey C. survey D. money

3. A. fields B. flowers C. lemons D. parks

4. A. looked B. cooked C. naked D. booked

II. Choose the correct option for each gap in the sentences.(2.5pts)

1. Tet is an occasion for family…………. in Viet Nam.

A. visiting
B. meeting
C. reunions
D. seeing

2. Saint Giong was unable to talk, smile, or walk…………. he was three years old.

A. If
B. because
C. while
D. even though

3. We do not have many carnivals in Viet Nam;………., we have many tradition festivals.

A. nevertheless
B. while
C. although
D. because

4. Would you like to go…………… a walk………… the park this afternoon?

A. to -at
B. for - at
C. to - in
D. for- in

5. At school, the teacher and students………….. follow the rules.

A. has to
B. have to
C. need to
D. haven’t to

6.Children need a caring environment to develop………… mentally…………. physically.

A. and- and
B. both-and
C. the-the
D. in- and

7. ………. you study harder, you won’t be able to pass the examination.

A. Unless
B. Because
C. If
D. without

8.The buses were very ………. this morning. We can’t go to the church with you in time.

A. crowd
B. crowded
C. full
D. busy

9. He …………. cross the street when the traffic light is green for pedestrians.

A. should

B. shouldn’t
C. ought
D. oughtn’t

10. You………. use your mobile phone on the plane.

A. must
B. mustn’t
C. don’t have to
D. have to

III. Put the words in brackets into the right forms to complete the sentences.(1.5pts)

1. I’m so…………… about your trip. It’s going to be amazing.(excite)

2. Ao dai is our ……………. dress. We wear it every Monday at school.( tradition)

3. After ………. Food from the plate, you should put it into your bowl before eating.( take)

4. My close friend gave me a …….. present on my birthday. I like it so much.( wonder)

5.My father and I _____________ up at 5 o’clock every morning. (get)

6.They _____________ English at the moment. ( learn)

IV. Read the passage andchoose the best option A,B,C,D to complete it.(2.5 pts)

The Rice- cooking Festival

The Rice- cooking(1) ……….was held in communal house yeard about one kilometer a way from (2)……There were three(3)…….: water fetching, fire- making and rice-cooking. The festival(4)…… one day. In the water- fetching(5)……. , one person from each team had (6)…………. to the river to get the(7)……….... In the fire-making contest, two team members had to make fire in the (8)…… way.They tried to rub pieces of (9)…………… together to make the fire. Six people from each team(10)…… in the Rice- cooking Festival. They had to separate the rice from the husk and then cook the rice.

1. A. holiday B. contest C. festival D. competition

2. A. mountain B. city C. house D. river

3. A. holidays B. contests C. festivals D. competitions

4. A. takes B. took C. laking D. take

5. A. contest B. contests C. test D. tests

6. A. to run B. run C. ran D. running

7. A. bamboo B. rice C. fire D. water

8. A. strange B. tradition C. traditional D. traditionally

9 .A. bamboo B. rice C. fire D. water

10. A. participate B. participates C. participating D. participated

V. Read the passage and answer these questions below. (1pt)

After retiring, my uncle – a lover of the sea- took up a strange leisure activity : he spends most mornings at the beach, looking for things that the sea sends ashore. He says: It’s a multi-beneficial leisure activity. I can get some exercise, blending, picking up, and walking. I can breathe the fresh air and enjoy the vastness and quietness of the sea. Sometimes I watch the children playing beach games and I feel years younger. At the same time, I can also clean the beach. It’s volunteer work, isn’t it? Many of the things I pick up from the beach are still useful to someone. I clean them and sell them at the Sunday flea market in the town nearby. Do you know of any leisure activity that pays? Mine does!

1. When did the writer’s take up this strange activity?

- ………………………………………………………………………………………..

2. Which part of the day does he go to the beach?

-………………………………………………………………………………………..

3. How does he feel watching the children playing beach games?

- ……………………………………………………………………………………….

4. What kind of volunteer work does he do?

-……………………………………………………………………………………..…

VI. Rewrite or combine the sentences, using the suggested words.( 1.5pts)

1. Tet is the most important festival in Viet Nam. Most Vietnanese return home for Tet.

( using therefore).

=>……………………………………………………………………….…………………

2. You are Vietnamese, you should know the story of chung cakes.

=> If…………………………………………………………………………………..……

3. All the students love the principal. He is very kind.( using because)

=>………………………………………………………………………

4. Mr Lam was very busy; however,he spent the whole day at the La Mat Village festival.

=> Although……………………………………………………………………………….

5. He likes to listen to pop music than to watch TV after school.

=> He prefers……………………………………………………………….…

THE END

2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Tiếng Anh 8

I. Find the word with different sound in the underlined part in each line.(1p)

4 X 0,25 = 1

1-A2-C

II. Choose the correct option for each gap in the sentences.(2.5pts)

10 X 0,25 = 2.5

1-C

2-D

3-A

4-D

5-B

6-B

7-A

8-B

9-A

10-B

III. Put the words in brackets into the right forms to complete the sentences.(1.5pts)

6 X 0,25 = 1,5

1. excited

2. tradition

3. taking

4. similarity

IV. Read the passage andchoose the best option A,B,C,D to complete it.(2.5 pts)

1-C

2-D

3-A

4-D

5-B

6-B

7-A

8-B

9-A

10-B

V. Rewrite these sentences ( 2,5pts)

5 x 0,5 = 2,5

1. Tet is the most important festival in Viet Nam therefore, most Vietnanese return home for Tet.

2. If you are Vietnamese, you should know the story of chung cakes.

3. All the students love the principal because he is very kind.

4. Although Mr Lam was very busy, he spent the whole day at the La Mat Village festival.

5. He prefers listening to pop music to watching TV after school.

3. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8

3.1 Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

TRƯỜNG THCS……….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2023 - 2024

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 8

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
B. Bắt nạt là sự gây hấn hay hành vi làm hại nhằm vào một người với mục đích tạo ra cảm giác bị cô lập. 
C. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân hoặc tập thể lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.
D. Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi công kích lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.

Câu 2 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về lợi ích của quảng cáo, tiếp thị?

A. Phân loại các khách hàng tiềm năng.
B. Giữ chân cơ sở khách hàng hiện tại.
C. Quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho khách hàng tiềm năng.
D. Cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu hoặc văn hóa doanh nghiệp.

Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, tình bạn là gì?

A. Là mối quan hệ được xây dựng bằng lòng tin, sự thấu hiểu, tình cảm trong sáng giữa hai hoặc nhiều người.
B. Là mối quan hệ giữa hai bạn cùng giới.
C. Là mối quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
D. Là mối quan hệ đem lại sự thân thiết, chia sẻ giữa hai người

Câu 4 (0,5 điểm). Theo em tiết kiệm là gì?

A.Tiết kiệm là việc giảm bớt hao tổn trong việc sử dụng tài sản, lao động, vốn, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra.
B. Tiết kiệm là việc giảm bớt chi phí trong việc sử dụng tài sản, lao động, vốn, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra.
C. Tiết kiệm là việc giảm bớt mức tiêu thụ trong việc sử dụng tài sản, lao động, vốn, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra.
D. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao hụt trong việc sử dụng tài sản, lao động, vốn, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc nên làm để thuyết phục người thân thực hiện ý tưởng kinh doanh cùng em?

A. Đưa ra dẫn chứng cụ thể, xác thực.
B. Giải thích cho người thân về điều có lợi cho mình và người thân khi thực hiện ý tưởng.
C. Thể hiện sự đam mê và kiên trì với ý tưởng.
D. Đưa ra những số liệu doanh số tốt nếu thực hiện được ý tưởng.

Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?

A. Gây ra vết thương về thể xác, thương tích, thương tật.
B. Sự sợ hãi, ám ảnh, trở ngại trong cuộc sống.
C. Gây một số biểu hiện liên quan đến bệnh về tâm lí.
D. Gây ra sự phản kháng, nổi loạn trong tính cách của nạn nhân.

Câu 7 (0,5 điểm). Lan rủ Hà đi sau giờ học qua nhà bạn ấy để chơi nhảy dây. Hà đáp “Hôm nay mình còn phải đi thăm bà. Hẹn bạn khi khác nhé”. Hà đã sử dụng cách từ chối trong tình huống nào?

A. Tình huống vượt quá khả năng.
B.Tình huống nguy hiểm.
C.Tình huống không phù hợp với sở thích cá nhân.
D. Tình huống không phù hợp với nhu cầu.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách thể hiện ý kiến của bản thân một cách lễ phép?

A. Trực tiếp ngắt lời.
B. Không phủ nhận hoàn toàn vấn đề.
C. Giữ thái độ bình tình.
D. Nói năng nhỏ nhẹ.

Câu 9 (0,5 điểm). Em phải xử lí một số đồ dùng không còn cần đến nữa nhưng không muốn bỏ đi một cách lãng phí. Em sẽ làm gì?

A. Nhờ người thân xử lí đồ dùng đó.
B. Cho những người cần đến hoặc đem tái chế.
C. Bán lại cho người cần mua với giá cao.
D. Thực hiện thu gom và đem đến nơi bán sắt vụn.

Câu 10 (0,5 điểm). Tôn trọng là gì?

A.Là sự đề cao quan điểm nhận thức cá nhân của người này đối với người khác.
B.Là cái nhìn chủ quan của người này đối với người khác.
C. Là thái độ hay sự đánh giá đúng mực của người này với những người khác.
D. Là sự đánh giá danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương.

Câu 11 (0,5 điểm). Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội?

A. Nhận thức được hành động của bản thân.
B. Chủ động tránh xa các bài đăng xấu, độc hại.
C. Cởi mở, hòa đồng với mọi người.
D. Còn e ngại, rụt rè.

Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự tôn trọng?

A.Lắng nghe ý kiến của người khác.
B. Không phân biệt đối xử.
C.Cư xử phải phép với mọi người.
D.Chỉ trích và phán xét khuyết điểm của người khác.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Nhận diện và vận dụng kĩ năng phòng, tránh bị bắt nạt học đường trong các trường hợp sau:

- Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, một nhóm bạn tranh luận về trận bóng đá diễn ra hôm qua. Hùng có tham gia đưa ra ý kiến của mình nhưng các bạn không quan tâm và nói “Cậu không được có ý kiến trong nhóm này!”.

- Tình huống 2: Minh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi nhưng lại ít nói. Một nhóm bạn trong lớp yêu cầu Minh phải giải bài tập và cho các bạn chép, nhắc bài trong giờ kiểm tra nếu không Minh sẽ bị các bạn cô lập.

Câu 2 (1,0 điểm). Chia sẻ một số cách tiếp thị, quảng cáo mà em đã gặp. Nêu những ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo đến quyết định mua sắm của em lúc đó.

3.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 HĐTN 8

I. TRẮC NGHIỆM

Xem đáp án chi tiết trong file tải về

II. TỰ LUẬN

Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

3.3 Ma trận đề thi học kì 1 HĐTN 8

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 3: Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ

2

3

1

1

6

1

6,0

Chủ đề 4:

Kinh doanh và tiết kiệm

2

3

1

1

6

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

4

6

2

1

1

12

2

14

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 (BẢN 2) -BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ

Nhận biết

- Nêu được định nghĩa của hành vi bắt nạt học đường.

- Nhận biết được cách từ chối trong trường hợp vượt quá khả năng.

2

C1, C7

Thông hiểu

- Nêu được ý không không phải là việc nên làm để thuyết phục người thân thực hiện ý tưởng kinh doanh cùng em.

- Nêu được ý không phải là hậu quả của bạo lực học đường.

- Nêu được nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội.

3

C5, C6, C11

Vận dụng

Nhận định được tình bạn là gì.

1

C3

Vận dụng cao

- Nhận diện và vận dụng kĩ năng phòng, tránh bị bắt nạt học đường trong các trường hợp.

1

C1

(TL)

Kinh doanh và tiết kiệm

Nhận biết

- Xác định được khái niệm của sự tiết kiệm.

- Nêu được định nghĩa của sự tôn trọng.

2

C4, C10

Thông hiểu

- Xác định được ý không đúng khi nói về lợi ích của quảng cáo, tiếp thị.

- Xác định được ý không phải là cách thể hiện ý kiến của bản thân một cách lễ phép.

- Nhận định được ý không phải là biểu hiện của sự tôn trọng.

3

C2, C8, C12

Vận dụng

- Nhận biết được cách tiết kiệm tránh lãng phí.

- Chia sẻ một số cách tiếp thị, quảng cáo mà em đã gặp. Nêu những ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo đến quyết định mua sắm của em lúc đó.

1

1

C9

C2 (TL)

Vận dụng cao

4. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8

4.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8

PHÒNG GD&ĐT.............

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2023 – 2024

MÔN: GDCD 8

Thời gian làm bài: ... phút

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm lẽ phải?

A. Lẽ phải là những điều đúng đắn.
B. Vi phạm chuẩn mực đạo đức và lợi ích chung của xã hội.
C. Được xác định dựa trên những quy tắc chung của con người.
D. Phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội.

Câu 2. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ

A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
B. được mọi người yêu mến, quý trọng.
C. bị mọi người xung quanh lợi dụng.
D. nhận được nhiều lợi ích vật chất.

Câu 3. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Không chấp nhận và làm những việc sai trái.
B. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.
C. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.
D. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Anh B gửi đơn tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc của ông X.
B. Chị H che dấu hành vi sử dụng chất ma túy của người thân.
C. Bạn V dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.
D. Thấy anh K làm sai, anh H góp ý và khuyên anh K sửa đổi.

Câu 5. Câu tục ngữ “phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn” phản ánh về vấn đề gì?

A. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn.
C. Nhân ái, yêu thương con người.
D. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

Câu 6. Việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
C. Suy giảm niềm tin của con người vào cộng đồng.
D. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

Câu 7. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?

A. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
B. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
C. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
D. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 8. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?

A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
B. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
C. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
D. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.

Câu 9. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam?

A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.
D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.

A. Môi trường.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Thời tiết.

Câu 11. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho

A. môi trường trong lành, sạch đẹp.
B. môi trường sinh thái được cân bằng.
C. hệ sinh thái phong phú, đa dạng.
D. nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

A. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.
B. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.
C. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
D. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

Câu 13. Chủ thể nào sau đây có vai trò: đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

A. Nhà nước.
B. Cá nhân công dân.
C. Các tổ chức xã hội.
D. Các cơ sở giáo dục.

Câu 14. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?

Tình huống. Trên đường đi học về, M và V phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. M rủ V đi báo công an xã, nhưng V từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với V, M đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.

A. Không có bạn học sinh nào.
B. Cả hai bạn M và V.
C. Bạn V.
D. Bạn M.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?
Tình huống. Trên đường đi học về, H và T phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. H rủ T đi báo công an xã, nhưng T từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với T, H đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.

A. Bạn H.
B. Bạn T.
C. Cả hai bạn H và T.
D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 16. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. P và K sinh ra và lớn lên tại xóm X, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trên địa bàn xã Tam Lãnh có mỏ vàng Bồng Miêu. Dạo gần đây, thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia.
Câu hỏi: Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
C. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.
D. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P.

Câu 17. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu sức khỏe, mục tiêu học tập, mục tiêu gia đình, mục tiêu sự nghiệp,… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Thời gian thực hiện.
B. Năng lực thực hiện.
C. Lĩnh vực thực hiện.
D. Khả năng thực hiện.

Câu 18. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian, gồm:

A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính.
B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội.
D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Cụ thể.
B. Đo lường được.
C. Có thể đạt được.
D. Không có thời hạn.

Câu 20. “Những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Mục tiêu cá nhân.
B. Kế hoạch cá nhân.
C. Mục tiêu phấn đấu.
D. Năng lực cá nhân.

Câu 21. Tiêu chí “cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?

A. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.
B. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
C. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
D. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.

Câu 22. Bạn S (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn S thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu ngắn hạn.
B. Mục tiêu sức khỏe.
C. Mục tiêu sự nghiệp.
D. Mục tiêu tài chính.

Câu 23. Đầu năm học, K quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. K đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, K thực hiện rất tốt, nhưng sau đó K chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. K tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến Không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, K có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.

Nếu là bạn thân của K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Khuyên K kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.
C. Khuyên K từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Trách móc, phê bình K gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.

Câu 24. Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn T có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. T dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, T đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, T cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì.

Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên T kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Phê bình T gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nhận xét việc làm của các nhân vật trong mỗi trường hợp dưới đây:

a) Là cán bộ ở tổ dân phố, bác Y thường xuyên tới từng hộ gia đình để tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.

b) Để giúp công ty tăng lợi nhuận, bà N (giám đốc) đã cắt giảm chi phí bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

Câu 2 (2,0 điểm): Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?

Tình huống a) Khi thấy người đàn ông có hành động sàm sỡ với một bé gái, em định lên tiếng thì bị ông ta đe doạ.

Tình huống b) Bạn thân của em mắc khuyết điểm, bạn muốn em không nói với ai.

4.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 8

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-C

4-B

5-D

6-C

7-C

8-D

9-C

10-A

11-D

12-A

13-A

14-D

15-A

16-A

17-C

18-B

19-D

20-A

21-A

22-C

23-B

24-A

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Trường hợp a) Việc làm của bác Y là đúng, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở tổ dân phố.

- Trường hợp b) Việc làm của bà N là không đúng, vi phạm nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường khi tiến hành sản xuất kinh doanh.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Gợi ý xử lí tình huống a) Em sẽ:

+ Em sẽ nhanh chóng tìm người lớn để báo sự việc, nhờ người lớn can thiệp; + Em tìm cách để đưa bé tránh xa người đàn ông đó;

+ Nếu có điện thoại thông minh, em sẽ tìm cách chụp lại hành động của người đàn ông làm bằng chứng rồi tìm người lớn hỗ trợ để ngăn chặn hành động của ông ta lại.

- Gợi ý xử lí tình huống b) Em sẽ khuyên nhủ và giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Nếu bạn vẫn tiếp tục mắc khuyết điểm, em sẽ tìm cách nói với thầy, cô giáo hoặc bố mẹ bạn để bạn không mắc khuyết điểm nữa.

4.3 Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 8

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 4:

Bảo vệ lẽ phải

2

1

5

0

3

0

0

0

10

1

5,5

Bài 5:

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1

0

4

0

3

0

0

1

8

1

3,0

Bài 6:

Xác định mục tiêu cá nhân

1

0

3

0

2

0

0

0

6

0

1,5

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 4

10

1

Bảo vệ lẽ phải

Nhận biết

- Nhận biết được bảo vệ lẽ phải là gì, biểu hiện của người bảo vệ lẽ phải.

- Nêu được thế nào là bảo vệ lẽ phải và trách nhiệm của HS trong tôn trọng lẽ phải.

2

1

C1, C3

C1 (TL)

Thông hiểu

- Nhận biết được những việc làm không tôn trọng lẽ phải.

- Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi.

- Biết được câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.

5

C6, C8, C13, C15, C16

Vận dụng

Thực hiện những việc làm bảo vệ lẽ phải, phê phán hành vi không bảo vệ lẽ phải.

3

C17, C19, C21

Vận dụng cao

Bài 5

8

1

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết

Nhận biết được việc làm bảo vệ môi trường.

1

C2

Thông hiểu

- Xác định được mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường.

- Biết được những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nhận biết được tình hình tài nguyên rừng nước ta hiện nay.

4

C4, C7, C9, C10

Vận dụng

- Giải thích được lí do vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ môi trường.

- Thực hiện được những việc làm bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.

3

C18, C20, C22

Vận dụng cao

Xử lí tình huống liên quan đến bảo vệ môi trường.

1

C2 (TL)

Bài 6

6

0

Xác định mục tiêu cá nhân

Nhận biết

Nhận biết được các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

1

C5

Thông hiểu

- Tìm hiểu cách xác định mục tiêu dài hạn.

- Nắm được tiêu chí để phân loại mục tiêu cá nhân.

- Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.

3

C11, C12, C14,

Vận dụng

- Nêu được ý nghĩa của việc xây dựng mục tiêu cá nhân trong cuộc sống.

- Biết xác định mục tiêu cá nhân và kế hoạch hành động để đạt mục tiêu đó.

2

C23, C24

Vận dụng cao

5. Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8

5.1 Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8

PHÒNG GD&ĐT.............

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2023 – 2024

MÔN: CÔNG NGHỆ 8

Thời gian làm bài: ... phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tỉ lệ nào dưới đây là tỉ lệ phóng to?

A. 1:10
B. 1:500
C. 20:1
D. 1:1

Câu 2. Khối nào không phải là khối đa diện?

A. Khối lăng trụ đều.
B. Khối lăng trụ đều.
C. Khối trụ.
D. Khối chóp đều.

Câu 3. Bản vẽ lắp bao gồm các nội dung nào?

A. Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
B Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
C. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên.
D. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật.

Câu 4. Để hình dung được hình dạng bên ngoài ngôi nhà, em sử dụng bản vẽ nào dưới đây?

A.Bản vẽ chi tiết.
B. Bản vẽ mặt đứng.
C. Bản vẽ mặt bằng.
D. Bản vẽ mặt cắt.

Câu 5. Đường kích thước có đặc điểm:

A. Vuông góc với phần tử cần ghi kích thước
B. Vượt quá phần tử cần ghi kích thước 2 mm
C. Vượt quá phần tử cần ghi kích thước 4 mm
D. Song song với phần tử cần ghi kích thước

Câu 6. Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật?

A. Dựa vào bản vẽ kĩ thuật, người công nhân trao đổi thông tin với nhau.
B. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm.
C. Căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để lắp ráp sản phẩm.
D. Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung của kĩ thuật nên phải trình bày theo quy tắc thống nhất.

Câu 7. Để biểu diễn đường bao khuất, cạnh khuất, em sử dụng nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm
B. Nét đứt mảnh
C. Nét liền mảnh.
D. Nét đứt đậm.

Câu 8. Cho biết yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết dưới đây là gì?

A. Vật liệu thép.
B. Tỉ lệ 2:1.
C.Làm tù cạnh và mạ kẽm.
D. Đường kính lớn 44 cm.

Câu 9. Em sẽ đọc bản vẽ chi tiết ở câu 8 theo trình tự nào?

A. Khung tên → Hình biểu diễn → Yêu cầu kĩ thuật → Kích thước.
B. Khung tên → Yêu cầu kĩ thuật → Hình biểu diễn → Kích thước.
C. Hình biểu diễn → Khung tên → Yêu cầu kĩ thuật → Kích thước.
D. Khung tên → Hình biểu diễn → Kích thước → Yêu cầu kĩ thuật.

Câu 10. Khối nón được tạo thành như thế nào?

A. Quay một hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông.
B. Quay một hình tam giác đều một vòng quanh một cạnh của tam giác đó.
C. Quay một hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định.
D. Quay một nửa hình tròn một vòng quanh đường kính của nửa đường tròn đó.

Câu 11. Bản vẽ mặt bằng có vai trò như thế nào?

A. Biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà.
B. Thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
C. Thể hiện cách bố trí và diện tích các phòng.
D. Thể hiện vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc...

Câu 12. Hướng chiếu đứng có hướng chiếu

A. Từ trên xuống.
B. Từ trước tới.
C. Từ trái sang.
D. Từ phải sang.

Câu 13. Lõi dây điện có thể được làm từ vật liệu nào sau đây?

A. Sắt
B. Nhôm
C. Cao su
D. Nhựa

Câu 14. Đặc điểm của kim loại đen là:

A. Cứng, chắc, có từ tính và dễ bị gỉ sét.
B. Không bị oxi hóa, ít bị mài mòn.
C. Có tính chống ăn mòn, dễ gia công.
D. Có độ bền cao, chịu được nhiệt độ cao.

Câu 15. Để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau người ta thường sử dụng:

A. Bộ truyền động xích.
B. Bộ truyền động bánh răng.
C. Bộ truyền động ma sát.
D. Bộ truyền động đai.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng về cơ cấu truyền chuyển động?

A. Khi máy móc hoạt động, nguồn chuyển động từ vật dẫn thường được truyền tới các bộ phận khác để thực hiện chức năng của máy.
B. Trong các bộ truyền động ma sát, phổ biến nhất là truyền động đai.
C Truyền động bánh răng, truyền động xích là hai cơ cấu truyền chuyển đông ăn khớp phổ biến.
D. Bánh răng nào có số răng ít hơn thì sẽ quay chậm hơn.

Câu 17. Đĩa xích xe đạp có 45 răng, đĩa líp xe đạp có 15 răng và quay 9 vòng/phút. Tỉ số truyền i là

A. 2
B. 6
C. 0,6
D. 0,2

Câu 18. Cơ cấu tay quay thanh lắc không được ứng dụng trong

A. Máy dệt.
B. Máy khâu đạp chân.
C. Xe tự đẩy.
D. Máy lọc nước.

Câu 19. Nét đứt mảnh dùng để vẽ:

A. Đường bao thấy
B. Đường kích thước
C. Đường bao khuất
D. Đường tâm

Câu 20. Để đo độ dài các chi tiết có kích thước lớn hơn 1 000 mm, em sẽ dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Thước lá
B. Thước cặp
C. Thước cuộn
D. Ê ke

Câu 21. Dụng cụ nào dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu?

A. Đục
B. Dũa
C. Cưa
D. Búa

Câu 22. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi đục?

A. Có thể dùng búa có cán bị vỡ, nứt.
B. Mặc trang phục bảo hộ lao động.
C. Phải có lưới chắn phoi ở phía đối diện người đục.
D. Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.

Câu 23. Ngành nghề nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ khí?

A. Thợ sửa chữa ô tô.
B. Thợ hàn.
C. Kĩ sư cầu đường.
D. Kĩ sư luyện kim.

Câu 24. Người lao động trong lĩnh vực cơ khí đòi hỏi có phẩm chất nào?

A. Ưa sạch sẽ, cận thận, tỉ mỉ.
B. Sáng tạo, có niềm yêu thích với con chữ.
C. Có khả năng thuyết trình tốt.
D. Kiên trì, yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. So sánh về đặc điểm và tính ứng dụng của chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn.

b.Để đảm bảo an toàn khi dũa, em cần lưu ý gì?

Câu 2 (1,0 điểm) Người ta muốn làm một bộ truyền động đai với tổng đường kính của bánh dẫn và bánh dẫn là 270 cm và muốn bánh dẫn quay 60 vòng/phút. Hỏi đường kính của bánh dẫn, bánh bị dẫn và vận tốc của bánh bị dẫn bằng bao nhiêu, biết tỉ số truyền là 0,8?

4.2 Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 8

I.TRẮC NGHIỆM

Đáp án trắc nghiệm hiện chưa có. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a

Đặc điểmChất dẻo nhiệtChất dẻo nhiệt rắn
Khi gia nhiệtHóa dẻoHóa rắn
Khả năng tái chếCó khả năng tái chếKhông có khả năng tái chế
Tính cơ họcThấp hơnCao hơn

b.

- Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt

- Vật khoan thẳng góc với mũi khoan

- Không cúi gần mũi khoan

- Không dùng tay hoặc vật khác chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay

Câu 2 (1,0 điểm)

5.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Công nghệ 8

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

1

1

1

3

0,75

2. Hình chiếu vuông góc

3

1

4

1,0

3. Bản vẽ kĩ thuật

2

1

2

5

1,25

4. Vật liệu cơ khí

1

1

0,5

2

0,5

2,5

5. Gia công cơ khí

1

1

1

0,5

3

0,5

1,75

6. Truyền và biến đổi chuyển động

3

1

1

1

5

1

2,25

7. Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

1

1

2

0,5

Tổng số câu TN/TL

12

6

0,5

6

0,5

1

24

2

10

Điểm số

3,0

1,5

2,0

1,5

1,0

1,0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

3,0 điểm

30 %

3,5 điểm

35 %

2,5 điểm

25 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: CÔNG NGHỆ 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

VẼ KĨ THUẬT

12

1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Nhận biết

- Nhận biết tỉ lệ phóng to.

1

C1

Thông hiểu

- Giải thích vì sao phải quy định các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.

1

C6

Vận dụng

- Lựa chọn sử dụng nét vẽ.

1

C7

2. Hình chiếu vuông góc

Nhận biết

- Nhận biết khối đa diện.

- Xác định hình chiếu bằng của vật thể.

- Xác định hướng của hướng chiếu đứng.

3

C2

C5

C12

Thông hiểu

- Hiểu cách tạo khối nón.

1

C10

3. Bản vẽ kĩ thuật

Nhận biết

- Nêu các nội dung của bản vẽ lắp.

- Nêu yêu cầu kĩ thuật.

2

C3

C8

Thông hiểu

- Vai trò của bản vẽ mặt bằng.

1

C11

Vận dụng

- Lựa chọn sử dụng bản vẽ.

- Đọc bản vẽ.

2

C4

C9

CƠ KHÍ

2

12

4. Vật liệu cơ khí

Nhận biết

- Chỉ ra vật liệu thường được sử dụng làm lõi dây điện.

1

C13

Thông hiểu

- Đặc điểm của kim loại đen.

- So sánh về đặc điểm và tính ứng dụng của chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn.

0,5

1

C1a

C14

5. Gia công cơ khí

Nhận biết

- Nhận biết dụng cụ dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu.

1

C21

Thông hiểu

- Hiểu về quy tắc an toàn khi đục.

1

C22

Vận dụng

- Sử dụng công cụ đo.

- Những điều em cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi dũa.

0,5

1

C1b

C20

6. Truyền và biến đổi chuyển động

Nhận biết

- Chỉ ra bộ truyền động thường được sử dụng để quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau.

- Công thức tính tỉ số truyền i trong cơ cấu truyền động đai.

2

C15

C19

Thông hiểu

- Hiểu về cơ cấu truyền chuyển động để tìm phát biểu sai.

- Tính tỉ số truyền i.

2

C16

C17

Vận dụng

- Ứng dụng của cơ cấu tay quay thanh lắc.

- Tính đường kính của bánh dẫn, bánh bị dẫn và vận tốc của bánh bị dẫn.

1

1

C2

C18

7. Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

Nhận biết

- Nêu tên ngành nghề không thuộc lĩnh vực cơ khí.

1

C23

Vận dụng

- Liên hệ thực tiễn về phẩm chất của người lao động.

1

C24

6. Đề thi học kì 1 Toán 8

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 25
  • Lượt xem: 1.388
  • Dung lượng: 157,8 KB
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mỹ Nhung
    Mỹ Nhung inbox e vs ạ
    Thích Phản hồi 21:47 12/12
    • Mỹ Nhung
      Mỹ Nhung ib ạ
      Thích Phản hồi 21:46 12/12