Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi cuối kì 1 Văn 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo

A. Kiến thức ôn thi học kì 1 Văn 8

*Ngữ liệu: Sử dụng ngữ liệu từ các văn bản ngoài chương trình SGK.

Yêu cầu:

- Xác định thể loại, đặc điểm của thể loại, phương thức biểu đạt.

- Nêu thông điệp, bài học và vận dụng vào việc làm cụ thể…

- Văn nghị luận.

- Truyện cười.

- Hài kich

- Văn nghị luận bàn về vấn đề đời sống.

- Kể lại một hoạt động.

* Tiếng Việt :

- Đoạn văn trong văn bản.

- Từ toàn dân, từ địa phương.

- Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn.

- Trợ từ, thán từ

I. TRI THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Văn Nghị luận

- Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận

+ Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.

+ Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng.

-. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận

- Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

- Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan.

- Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:

Bằng chứng khách quan

Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện…

Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan.

Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế.

Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng.

2. Truyện cười

Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đã kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.

- Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, phong tục gắn với từng truyện.

- Nhân vật thường có hai loại:

Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,... hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ.

Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện Trạng Quỳnh, Xiển Bột,...) hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phủ của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại (truyện Bác Ba Phi,...).

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,... Các thủ pháp gây cười khá đa dạng, linh hoạt. Dưới đây là một số thủ pháp thường gặp:

1. Tạo tình huống trào phúng bằng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai cách:

a. Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoàigiữa thật và giảgiữa lời nói hành động.

b. Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật

tạo nên những liên tưởng, đối sảnh bất ngờ, hải hước, thú vị

2. Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng (lối nói khoa trương, phóng đại chơi chữ,...)

3/ Hài kịch

Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lỗ bịch, lỗi thời của con người.Lão hà tiện Tác tuyp (Tartuffe) Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e (Molière)... là những kiệt tác về hài kịch. Hài kịch mang đầy đủ các đặc điểm chung của kịch, đồng thời thể hiện đặc điểm riêng qua các yếu tố như: nhân vật, hành động, xung đột, lời thoại, thủ pháp trào phùng....

Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biển cổ dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu. Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ...) tạo nên nội dung của tác phẩm hải kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phân công; thăm dò – làng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ, cầu xin – từ chối,... Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hải kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột; qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Xung đột kịch thường này sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thể lực. Có nhiều kiểu xung đột, xung đột giữa cái cao cả với cải cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cải thấp kém với cái thấp kém,... Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cái thấp kém. Ví dụ: xung đột giữa những kẻ có mưu đồ đen tối với nhau hay xung đột giữa thói keo kiệt, bủn xỉn của một kẻ cho vay nặng lãi với nhu cầu tiêu pha lãng phi của những đứa con hư...

Lời thoại là lời của các nhân vật hải kịch nói với nhau (đối thoại) nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bằng thoại) góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.

Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục,hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ, ...

2/ Căn cứ để xác định chủ đề

Chủ đề là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Để xác định chủ đề của tác phẩm văn họccần dựa trên nhiều yếu tố như nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm; giọng điệu, ngôn từ. thái độ, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trở tỉnh (trong tác phẩm thơ); cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động, xung đột,... (trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch)

II. TRI THỨC TIẾNG VIỆT

1/ Đoạn văn

a. Khái niệm

- Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều cân tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn. Câu chủ đề trong đoạn văn mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.

b, Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

+ Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của cây chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.

+ Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

+ Đoạn văn song song là đoạn văn mà các câu triển khai nội dung song song nhau. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

+ Đoạn văn phối hợp: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

2. Từ tượng hình và từ tượng thanh, đặc điểm và tác dụng

a. Khái niệm:

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom,…

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn như khúc khích, róc rách, tích tắc,…

b. Đặc điểm và tác dụng:

- Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao, có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động, và cụ thể, thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

3. Từ Hán Việt

Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

- Một số yếu tố Hán Việt thông dụng có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:

4. Nghĩa Tường minh và nghĩa hàm ẩn.

Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.

Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến

Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống

5. Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị giao tiếp.

Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong

Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn

6. Đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ

- Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu

Ví dụ: những, có, chính, mỗi, đích, ngay, nhỉ, nhé, nha, nghen,...

Trợ từ không có vị trí cố định trong câu, có thể chia thành 2 loại trợ từ:

+Trợ từ nhấn mạnh (những, có, chính, mỗi, ngay) thường đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh.

+ Trợ từ tình thái (tiểu từ tính thái) (à, ạ, nhỉ, nhé, nha, nghen, đấy, này,...) thường đứng ở đầu câu hoặc cuối cuối, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn , câu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Có thể chia thành hai loại thán từ:

+ Thán từ bộc lộ cảm xúc (a, á, ô, ối, chà,...) dùng để bộc lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi,...)

+ Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, ừ....)

Thán từ thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra tạo thành một câu đặc biệt. Khi sử dụng thán từ, người nói thường dùng theo ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt tương ứng với tình cảm, cảm xúc mà thán từ biểu thị,...

III/ TẠO LẬP VĂN BẢN

1. Viết bài văn nghị luận bàn về 1 vấn đề đời sống

- Bài văn NL về 1 vấn đề trong đời sống thuộc thể NLXH. Trong đó, người viết đưa ra ‎ kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

- Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Nêu được vấn đề cần bàn luận.

+ Trình bày được ý‎ kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận.

+ Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ‎ý kiến.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ‎ kiến của người viết về vấn đề ấy.

Thân bài:

- Giải thích vấn đề cần bàn luận.

- Đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, đưa ra được bằng chứng đa dạng cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

- Xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện.

Kết bài: Khẳng định lại ý‎ kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

2. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Khái niệm

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong bài văn đó, người viết kể lại các sự kiện của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố này để tăng sự sinh động cho bài viết.

- Yêu cầu đối với kiểu văn bản

• Kể lại một hoạt động xã hội theo ngôi thứ nhất.

• Nêu được các thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động.

• Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí.

• Kết hợp với yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.

• Bố cục bài viết cần đảm bảo:

Mở bài: giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc

Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động; kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động xã hội; kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

Kết bài: Khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nếu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.

B. Đề tham khảo cuối kì 1 Văn 8

ĐỀ 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công...vv. Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công mang lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.

Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết.

[…]

Hạnh phúc là cảm giác an nhiên tự tại, nó không phụ thuộc vào thành công hay thất bại hay các yếu tố bên ngoài. [...] Những người hạnh phúc thường có tầm nhìn rộng mở, đa chiều. Bởi vậy mà họ luôn nhận ra những khía cạnh tích cực của cuộc sống, họ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn thử thách.

Hạnh phúc tại tâm và hoàn toàn nằm trong tay ta. Thành công có thể đến rồi đi, nhưng hạnh phúc luôn ở lại. Chúng ta có thể tìm được sự bình an trong tâm hồn và mở lòng đón nhận mọi thành bại được mất, thịnh suy vinh nhục của cuộc đời. Và hơn hết hạnh phúc chân thật vốn luôn sẵn có, bạn không phải tìm kiếm đâu xa. Một người biết trân trọng tri ân những gì mình đang có thì luôn cảm thấy hạnh phúc và bằng lòng với hiện tại.

Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.

(Theo: http://songhanhphuc.net/tintuc)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2: Xác định luận đề, hệ thống luận điểm của văn bản?

Câu 3: Xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết qua đoạn văn sau:

Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết.

Câu 4: Đoạn văn “Chúng ta ai cũng… mục tiêu của mình.” Được viết theo kiểu đoạn văn nào? Xác định câu chủ đề và vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn (nếu có).

Câu 5: Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản trên?

Câu 6: Từ vấn đề mà văn bản nêu lên, em hãy đưa ra những giải pháp để cuộc sống con người ngày càng hạnh phúc hơn.

,................

Tải file về để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 45
  • Lượt xem: 2.262
  • Dung lượng: 180,5 KB
Sắp xếp theo