Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 (Có đáp án) 11 Đề thi HSG Sử 8
Đề thi HSG Sử lớp 8 có đáp án kèm theo là bộ tài liệu gần như đầy đủ những kiến thức vừa cơ bản, vừa chuyên sâu, nhằm phục vụ tốt cho việc học tập và ôn luyện thi môn Lịch sử, đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh giỏi.
TOP 11 Đề thi học sinh giỏi Sử 8 được tổng hợp qua các kì thi cấp quận huyện, giúp các em có sự so sánh và đối chiếu kết quả sau khi tự mình bấm thời gian và giải quyết đề thi. Mỗi bài tập đều đưa ra một hoặc hai cách giải để các em học sinh tham khảo, đối chiếu tìm ra cách giải hay, ngắn gọn nhất. Qua đó các em có thêm những kĩ năng làm bài và củng cố khắc sâu các kiến thức mới được học nhanh hơn. Vậy dưới đây là trọn bộ 11 đề thi HSG Lịch sử 8 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ đề thi học sinh giỏi Sử 8 Có đáp án
- Đề thi học sinh giỏi Sử 8 - Đề 1
- Đề thi học sinh giỏi Sử 8 - Đề 2
- Đề thi HSG Lịch sử 8 - Đề 3
- Đề thi HSG Lịch sử 8 - Đề 4
- Đề thi học sinh giỏi Sử 8 - Đề 5
Đề thi học sinh giỏi Sử 8 - Đề 1
Đề thi HSG Sử 8
A. Lịch sử thế giới ( 8 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Giôn Rít – nhà văn Mĩ, đã viết tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới”. Theo em, tại sao cuốn sách lại có tên như vậy?
Câu 2 (4 điểm):
Tình hình nước Nhật những năm 1918-1939 có điểm gì giống và khác so với nước Mĩ cùng thời gian này ?
B. Lịch sử Việt Nam (12 điểm)
Câu 3 (5 điểm):
Em có nhận xét gì về các phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX ? Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối TK X I X đều thất bại ?
Câu 4 (7 điểm):
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu những nội dung chính của các đề nghị cải cách? Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó?
Đáp án đề thi HSG Sử 8
Câu 1 (4 điểm):
a. Ý nghĩa trong nước: Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga
- Trước CM: Nước nga trải qua một thời kì chưa từng có – những ngày đẫm máu : dưới ngọn cờ của Nga hoàng, hàng triệu công nhân phải chiến đấu ngoài mặt trận vì bọn tư bản, hàng triệu người khác đang rên xiết dưới gánh nặng của nạn đắt đỏ và toàn bộ tình trạng kinh tế bị tàn phá. Các tổ chức công nhân bị phá vỡ, tiếng nói của công nhân bị bóp nghẹt. Tâm hồn và thể xác người công nhân bị cưỡng chế. Tàn tích mạnh nhất để lại dấu ấn trên toàn bộ nền kinh tế Nga là chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ
- CM tháng Mười thành công, nó đã giải phóng người lao động khỏi chế độ xã hội cũ, giải phóng thân phận người lao động, họ trở thành những người chủ của đất nước, nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng …
b. Ý nghĩa quốc tế:
- Làm thay đổi thế giới – một chế độ mới, nhà nước mới ra đời trên 1/6 diện tích toàn cầu, làm các nước đế quốc hoảng sợ
- Dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quí báu, đảm bảo cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người…
Câu 2. Tình hình nước Nhật những năm 1918-1939 có điểm gì giống và khác so với nước Mĩ cùng thời gian này ?
a. Giống nhau: (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)
- Đều thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Kinh tế đều phát triển trong những năm đầu sau chiến tranh
- Phong trào công nhân phát triển, Đảng Cộng sản ra đời
- Đều bị khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933
b. Khác nhau: (Mỗi ý đúng 1 điểm)
- Nhật thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế bằng chính sách quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
- Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế bằng chính sách mới của Ru-dơ-ven: ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước ...
Câu 3 (5 điểm): Nhận xét về các phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX? Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối TK XIX đều thất bại ?
a. Đặc điểm các phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX (3 điểm)
- Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhất là sau khi vụ binh biến kinh thành Huế thất bại,một phong trào khởi nghĩa vũ trang mới đã bùng nổ đó chính là phong trào Cần Vương, cùng với đó là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (0.5đ)
- Các phong trào đó có đặc điểm chung là :
+ Thứ nhất, phong trào diễn ra trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp (0.5đ)
+ Thứ hai, lãnh đạo phong trào là các văn thân sĩ phu yêu nước hưởng ứng phong trào Cần Vương hoặc là những nông dân yêu nước như Đề Nắm, Đề Thám (0.5đ)
+ Thứ ba, lực lượng tham gia phong trào rất đông: sĩ phu,trí thức,binh lính…nhất là nông dân (0.5đ)
+ Thứ tư, mục tiêu của phong trào là bảo vệ quê hương đất nước hoặc giúp Vua đánh đuổi thực dân Pháp cứu nước (0.5đ)
+ Thứ năm, phong trào diễn ra sôi nổi ,quyết liệt, rộng khắp trong cả nước và đấu tranh bằng vũ trang khởi nghĩa (0.5đ)
b. Nguyên nhân thất bại của các phong trào ( 2 điểm )
- Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ của phong kiến đã lỗi thời,không thể tập hợp,đoàn kết nhân dân chống Pháp (0.5đ)
- Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau (0.5đ)
- Cách đánh giặc chủ yếu là thủ hữu, dựa vào địa thế hiểm trở của thiên nhiên như khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy (0.5đ)
- Thực dân Pháp lúc này mạnh cả về quân sô lẫn vũ khí, phương tiện (0.5đ)
Câu 4. (7 điểm):
a. Hoàn cảnh :
- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng (0.5 đ)
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren (0.5 đ)
- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến (0.5 đ)
b. Nội dung :
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng (0.5 đ)
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài (0.5 đ)
- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục... (0.5 đ)
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước (0.5 đ)
c. Nhận xét...:
- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình (1 đ)
- Hạn chế: Tuy nhiên, các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến (0.5 đ)
- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến (1 đ)
- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX (1 đ)
Đề thi học sinh giỏi Sử 8 - Đề 2
Đề thi HSG Sử 8
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (12,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm) Trình bày quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1873. Nêu ý nghĩa của quá trình đấu tranh đó?
Câu 2: (6,0 điểm) Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong bối cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của những đề nghị cải cách đó?
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8,0 điểm)
Câu 1: (5,0 điểm) Trình bày nguyên nhân, quá trình đấu tranh và ý nghĩa của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ 1918 đến 1939?
Câu 2: (3,0 điểm) Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? Em hãy nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới?
Đáp án đề thi HSG Sử 8
Câu 1: (6,0 điểm)
Trình bày quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1873. Nêu ý nghĩa của quá trình đấu tranh đó.
* Quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1873 Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta hòng biến nước ta thành thuộc địa, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Nhưng ngay từ những ngày đầu, chúng đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta: | 0,5 |
- Năm 1958, quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã làm thất bại âm mưu ban đầu của thực dân Pháp. | 0,5 |
- Năm 1859, khi Pháp đánh Gia Đinh, nhân dân ta đã vùng lên đánh Pháp, tiêu biểu là nghĩa quân Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp; | 1,0 |
- Cuộc khởi nghĩa của Trương Định lập căn cứ ở Tân Hòa đánh Pháp rất anh dũng. Sau khi Trương Định mất, con trai là Trương Quyền lên thay, tiếp tục kháng chiến | 1,0 |
- Năm 1867, Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 6 tỉnh miền Tây Nam Kì vùng lên đánh Pháp. Tiêu biểu là:Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... Nhiều căn cứ kháng chiến đã được thành lập. Ngoài ra, có cả những nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chống Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu... Đặc biệt có những anh hùng thà chết chứ không chịu đầu hàng giặc như Nguyễn Trung Trực... | 1,0 |
- Năm 1873, Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ nhất, nhân dân ta đã anh dũng ngăn cản từng bước chân quân xâm lược: + Nghĩa quân của Viên Chưởng Cơ đã đánh giặc ở cửa ô Thanh Hà và hi sinh đến người cuối cùng. + Ngày 21/12/1873, quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã làm cho tướng Pháp Gác-ni-ê và nhiều binh lính tử trận ở Cầu Giấy. | 1,0 |
* Ý nghĩa: Như vậy, từ 1858 đến 1873, nhân dân ta đã anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược: - Tuy chưa có được những thắng lợi cuối cùng nhưng đã khẳng định ý chí quyết tâm đánh Pháp giành độc lập dân tộc, quyết không chịu làm nô lệ của nhân dân ta. - Những thắng lợi đó, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi về sau. | 1,0 |
Câu 2: (6,0 điểm)
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong bối cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của những đề nghị cải cách đó.
* Bối cảnh: | 1,0 |
- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. Trong khi đó, triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời khiến cho kinh tế xã hội Việt nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. | 0,25 |
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng; nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. | 0,25 |
- Trước tình hình đó, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… của nhà nước phong kiến. | 0,5 |
* Nội dung cơ bản: | 4,0 |
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. | 1,0 |
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài. | 1,0 |
- Từ năm 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục… | 1,0 |
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. | 1,0 |
* Ý nghĩa: | 1,0 |
- Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời. | 0,5 |
- Góp phần vào việc chuẩn bị cho việc ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. | 0,5 |
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8,0 điểm)
Câu 1: (5,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân, quá trình đấu tranh và ý nghĩa của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ 1918 đến 1939.
1. Nguyên nhân: | 1,0đ |
- Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của đế quốc thực dân | 0,25 |
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân tiến hành khai thác, bóc lột thuộc địa | 0,25 |
- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. | 0,25 |
- Những năm 20 của thế kì XX, nhiều đảng cộng sản đã xuất hiện và lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh. | 0,25 |
2. Quá trình đấu tranh: | 3,0đ |
Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á dã diễn ra mạnh mẽ và liên tục: | |
- Ở Đông Dương: nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã đấu tranh mạnh mẽ, diễn ra với nhiều hình thức phong phú và có sự tham gia đông đảo của nhiều tầng lớp nhân dân. | 0,5 |
+ Lào: cuộc đấu tranh của Ong-Kẹo và Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm (1901-1936). | 0,5 |
+ Campuchia: Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu như: cuộc đấu tranh của nhà sư A-cha Hem-chiêu. | 0,5 |
+ Ở Việt Nam: phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi Đảng cộng sản thành lập (3/2/1930) | 0,5 |
- Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo cũng diễn ra phong trào yêu nước, chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, chống lại chế độ thực dân Hà Lan. | 1,0đ |
3. Ý nghĩa: | 1,0đ |
Tuy chưa giành được độc lập dân tộc nhưng phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á đã để lại nhiều ý nghĩa to lớn: | 0,25 |
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào độc lập dân tộc trên thế giới. | 0,25 |
- Thúc đẩy quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển, tạo điều kiện cho những cuộc đấu tranh giành độc lập về sau. | 0,25 |
- Hướng các cuộc đấu tranh vào mục đích bảo vệ hòa bình trên thế giới. | 0,25 |
Câu 2: (3,0 điểm)
Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? Em hãy nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới?
* Nguyên nhân: | 1,0đ |
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. | 0,25 |
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho mâu đó thêm sâu sắc. | 0,25 |
- Chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản lên cầm quyền có ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới. | 0,25 |
- Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. | 0,25 |
* Kết cục: | 1,5đ |
- Chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. | 0,5 |
- Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người…. | 0,5 |
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. | 0,5 |
* Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới? - Bản thân tích cực học tập, yêu tự do, bảo vệ hòa bình, có tinh thân chống chiến tranh, chống khủng bố, chống mâu thuẫn sắc tộc…. | 0,5đ |
Đề thi HSG Lịch sử 8 - Đề 3
Đề thi học sinh giỏi Sử 8
Câu 1: (2,5 điểm)
Vì sao cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc "đại cách mạng"?
Câu 2: (3,0 điểm)
Em hãy nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII - XIX? Ý nghĩa của những phát minh khoa học trên?
Câu 3: (4,0 điểm)
a. Hãy lập bảng so sánh cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc với Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 theo mẫu sau:
Nội dung so sánh | Cách mạng Tân Hợi | Cách mạng tháng Mười Nga |
Nhiệm vụ | ||
Lãnh đạo | ||
Chính quyền nhà nước | ||
Lực lượng | ||
Tính chất | ||
Hướng tiến lên |
b. Lênin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 4: (1,0 điểm)
Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Câu 5: (5,5 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884, em hãy chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"
Câu 6: (4,0 điểm)
Bằng vốn kiến thức lịch sử của mình, em hãy cho biết:
a. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
b. Nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
c. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Đáp án đề thi học sinh giỏi Sử 8
Câu | Nội dung | Điểm | |||||||||||||||||||||
1 | CM TS Pháp được coi là cuộc đại cách mạng vì: - Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân mà trước tiên là nông dân. Đây chính là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên … - Cách mạng đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa Lu-i XVI lên máy chém, thiết lập nền cộng hòa với bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền nổi tiếng. - Cách mạng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân. Ví dụ: Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân … - Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển … - Có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thé giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở Châu Âu. Nó được ví như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến Châu Âu | 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
2 | * Thành tựu về khoa học tự nhiên: - Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn - Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng … - Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật … - Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền… * Ý nghĩa: - Thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong việc tìm hiểu, khám phá và chinh phục thiên nhiên, chống lại những học thuyết phản động, chứng minh sự đúng đắn của triết học duy vật Mác xít - Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh - Đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển. | 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 | |||||||||||||||||||||
3.a |
| 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
3.b | Vai trò của Lênin … - Lênin là người sáng lập ra Đảng Bôn Sê Vích Nga - Lênin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrát … ) | 0,25 0,75 | |||||||||||||||||||||
4 | Nét mới của phong trào độc lập dân tộc của Châu Á: - Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng - Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước Châu Á cũng được thành lập như Đảng cộng sản Trung Quốc, ĐCS Inđônêxia, ĐCS của các nước Đông Nam Á … | 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
5 | Chứng minh câu nói … - Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói "Bao giờ người Tây …" - Khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất và quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã chứng minh điều đó: * Tại mặt trận Đà Nẵng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng (1/9/1858) quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền …. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch * Mặt trận Gia Định: - Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861). - Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo … * Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì: - Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. - Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh … với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân … Dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị … * Mặt trận Bắc Kì: - Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến. Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc … Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh… Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận … - Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè … Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Rivie bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy … Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta. | 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
6.a | a. Nguyên nhân: - Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mính - Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh | 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
6.b | b. Nhận xét sự khác biệt … - Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX - Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần Vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. - Nghĩa quân chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. - Khởi nghĩa Yên Thế không phải do văn thân sĩ phu yêu nước phát động, tập hợp, mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu (xuất thân từ nông dân) … | 0,5 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
6.c | c. Ý nghĩa: - Là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng oanh liệt của nông dân. Ngay cả khi các phong trào khác đã tan rã, nhưng phong trào nông dân Yên Thế vẫn tồn tại. Điều đó chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm - Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp | 0,75 0,25 |
Đề thi HSG Lịch sử 8 - Đề 4
Đề thi học sinh giỏi Sử 8
Câu 1: (2,5 điểm)
Vì sao cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc " đại cách mạng" ?
Câu 2: (3 điểm)
Em hãy nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thê kỉ XVIII-XIX? Ý nghĩa của những phát minh khoa học trên?
Câu 3: (4 điểm)
a. Hãy lập bảng so sánh cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc với Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 theo mẫu sau:
Nội dung so sánh | Cách mạng Tân Hợi | Cách mạng tháng Mười Nga |
Nhiệm vụ | ||
Lãnh đạo | ||
Chính quyền nhà nước | ||
Lực lượng | ||
Tính chất |
b. Lênin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 4: (1 điểm)
Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
Câu 5: (5,5 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884, em hãy chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực " Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"
Câu 6: (4 điểm)
Bằng vốn kiến thức lịch sử của mình, em hãy cho biết:
a. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
b. Nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
c. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Đáp án đề thi HSG Lịch sử 8
Câu | Nội dung | Điểm | |||||||||||||||||||||
1 (2,5đ) | CM TS Pháp được coi là cuộc đại cách mạng vì: - Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân mà trước tiên là nông dân. Đây chính là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên … - Cách mạng đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa Lu-i XVI lên máy chém, thiết lập nền cộng hòa với bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền nổi tiếng. - Cách mạng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân. Ví dụ: Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân … - Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển … - Có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thé giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở Châu Âu. Nó được ví như " cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến Châu Âu | 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
2 (3đ) | * Thành tựu về khoa học tự nhiên: - Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn ( người Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn - Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp ( người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng … - Năm 1837, Puốc-kin-giơ ( người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật … - Năm 1859, Đác-uyn ( người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền… * Ý nghĩa: - Thể hiện sự tiến bộ của nhân loại trong việc tìm hiểu, khám phá và chinh phục thiên nhiên, chống lại những học thuyết phản động, chứng minh sự đúng đắn của triết học duy vật Mác xít - Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh - Đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển. | 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 | |||||||||||||||||||||
3.a (3đ) |
| 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
3.b (1đ) | Vai trò của Lênin … - Lênin là người sáng lập ra Đảng Bôn Sê Vích Nga - Lênin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrát … ) | 0,25 0,75 | |||||||||||||||||||||
4 (1đ) | Nét mới của phong trào độc lập dân tộc của Châu Á: - Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng - Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước Châu Á cũng được thành lập như Đảng cộng sản Trung Quốc, ĐCS Inđônêxia, ĐCS của các nước Đông Nam Á … | 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
5 (5,5đ) | + Chứng minh câu nói … - Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói " Bao giờ người Tây …" - Khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất và quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã chứng minh điều đó: * Tại mặt trận Đà Nẵng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng (1/9/1858) quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền …. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch " đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch * Mặt trận Gia Định: Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ (12/1861). Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo … * Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì: Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh … với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân … Dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị … * Mặt trận Bắc Kì: - Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến. Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc … Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh… Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần thứ nhất. Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận … - Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè … Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Rivie bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy … Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta. | 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
6.a (1,0) | a. Nguyên nhân: - Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mính - Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh | 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
6.b (2đ) | b. Nhận xét sự khác biệt … - Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX - Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng " Cần Vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. - Nghĩa quân chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. - Khởi nghĩa Yên Thế không phải do văn thân sĩ phu yêu nước phát động, tập hợp, mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu (xuất thân từ nông dân) … |
0,5 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||||||||
6.c (1đ) | c. Ý nghĩa: - Là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng oanh liệt của nông dân. Ngay cả khi các phong trào khác đã tan rã, nhưng phong trào nông dân Yên Thế vẫn tồn tại. Điều đó chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm - Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp |
0,75 0,25 |
Đề thi học sinh giỏi Sử 8 - Đề 5
Đề thi HSG Sử 8
Câu 1. (3,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? Em có suy nghĩ gì về các cuộc xung đột trên thế giới hiện nay?
Câu 2. (3,0 điểm)
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Bằng kiến thức lịch sử đã học từ năm 1858 - 1873, hãy làm sáng tỏ câu nói trên.
Câu 3. (3,0 điểm)
Vì sao vào nửa cuối thế kỉ XIX ở nước ta xuất hiện các đề nghị cải cách? Phân tích kết cục các đề nghị cải cách đó và liên hệ với quá trình đổi mới của Việt Nam hiện nay?
Câu 4. (1,0 điểm)
Nhân dân Hải Phòng đã có những đóng góp gì trong phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược?
Đáp án đề thi HSG Sử 8
Câu 1 (3,0 điểm)
* Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường thuộc địa lại nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho các mâu thuẫn ấy thêm sâu sắc, dẫn đến việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a, Đức, Nhật. 0,5 điểm
- Giữa các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau khối phát xít và khối dân chủ, hai khối này mâu thuẫn với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt, khối Anh – Pháp - Mỹ thực hiên đường lối thỏa hiệp nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh vào Liên Xô ... 0,5 điểm
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá dữ dội nhất trong lịch sử loài người 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần thế chiến thứ nhất và bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1000 năm trước đó cộng lại. Chiến tranh kết thúc dẫn tới những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. 0,5 điểm
- Chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành hiện thực ở nhiều nước, hình thành cục diện mới trên chính trường thế giới. 0,25 điểm
- Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhât. Khối đồng minh (Liên Xô - Mĩ - Anh) đã chiến thắng. Đó là thắng lợi vĩ đại của cả loài người tiến bộ, của các dân tộc lớn nhỏ trong cuộc chiến đấu kiên cường chống chủ nghĩa phát xít. 0,25 điểm
* Các cuộc xung đột trên thế giới hiện nay
- Trong những năm gần đây, nhiều cuộc xung đột sảy ra đó chỉ là sự tranh chấp giữa một số quốc gia và xung đột dân tộc, tôn giáo sắc tộc. 0,25 điểm
- Tình trang vũ khí hạt nhân rải rác ở cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Iran là vấn đề gây căng thẳng quy mô quốc tế. Quan hệ giữa Israel với thế giới Hồi giáo luôn bị căng thẳng, tình hình chính trị ở Trung Đông - Bắc Phi diễn ra ngày càng phức tạp gia tăng bất ổn khu vực. 0,25 điểm
- Thời gian gần đây Trung Quốc liên tục gây xung đột và bành trướng sức mạnh trước Nhật Bản, Ấn Độ, các nước ASEAN, Việt Nam, đặc biệt vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Hay sự tàn bạo của nhà nước IS, khủng bố đẫm máu nhiều nơi gây nhiều quan ngại sâu sắc với nền hoà bình và an ninh khu vực cũng như thế giới. 0,25 điểm
- Khi chiến tranh xảy ra toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả khôn lường, cả những nước thắng trận và bại trận ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới. Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại…. 0,25 điểm
Câu 2 (3,0 điểm)
1. Hoàn cảnh lịch sử: 1/9/1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cho công cuộc xâm lược nước ta. Nhân dân 2 miền Nam - Bắc đã vùng lên đấu tranh theo bước chân xâm lược của Pháp. 0,25 điểm
2. Quá trình kháng chiến
* 1858 - 1862: Nhân dân Miền Nam cùng sát cánh với quân triều đình đứng lên chống Pháp xâm lược.
- 1858 trước sự xâm lược của thực dân Pháp, đội quân của Phạm Gia Vĩnh và quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đắp thành luỹ, bao vây địch, thực hiện “vườn không nhà trống”, giam chân địch suốt 5 tháng liền làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. 025 điểm
- Ở Bắc Kì có đội quân học sinh gần 300 người do Phạm Văn Nghị đứng đầu xin vào Nam chiến đấu. 0,25 điểm
- 1859 Quân Pháp chiếm Gia Định, nhiều đội quân của nhân dân hoạt động mạnh, làm cho quân Pháp khốn đốn. Tiêu biểu là khởi nghĩa của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng ngày 10/12/1861 trên sông Vàm cỏ Đông. 0,25 điểm
* 1862 - 1873: Nhân dân tự động kháng chiến mặc dù khi nhà Nguyễn đầu hàng từng bước rồi đầu hàng hoàn toàn.
- 1862, nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất phong trào phản đối lệnh bãi binh và phản đối hiệp ước lan rộng ra 3 tỉnh Miền Đông, đỉnh cao là khởi nghĩa Trương Định với ngọn cờ “Bình Tây đại Nguyên Soái”. Nhân dân khắp nơi nổi dậy, phong trào nổ ra gần như Tổng khởi nghĩa: Căn cứ chính ở Tân Hoà, Gò Công làm cho Pháp và triều đình khiếp sợ. 0,5 điểm
- 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì: Nhân dân miền Nam chiến đấu với nhiều hình thức phong phú như: Khởi nghĩa vũ trang, dùng thơ văn để chiến đấu (Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị). Thực dân Pháp cùng triều đình tiếp tục đàn áp, các thủ lĩnh đã hy sinh anh dũng và thể hiện tinh thần khẳng khái anh dũng bất khuất. Nguyễn Hữu Huân: 2 lần bị giặc bắt, được thả vẫn tích cực chống Pháp, khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ. Nguyễn Trung Trực: bị giặc bắt đem ra chém, ông đó khẳng khái tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. 0,5 điểm
- 1873, thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần I: nhân dân Hà Nội dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu quyết liệt để giữ thành Hà Nội (quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh địch ở cửa Ô Thanh Hà), Pháp đánh rộng ra các tỉnh nhưng đi đến đâu cũng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân Bắc Kì. 0,25 điểm
- 21/12/1873, Đội quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích giặc ở Cầu Giấy, giết chết tướng Gác-ni-ê, làm quân Pháp hoảng sợ. 0,25 điểm
=> Như vậy, giặc Pháp đánh đến đâu nhân dân ta bất chấp thái độ của triều đình Nguyễn đã nổi dậy chống giặc ở đó bằng mọi vũ khí, nhiều hình thức, cách đánh sáng tạo, ở nhiều địa phương, với nhiều giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia đông đảo, làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp. 0,5 điểm
Câu 3 (3,0 điểm)
- Vào những năm 60 của TK XIX, Pháp mở rộng chương trình xâm lược Nam Kì và chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. Trong khi đó triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng. Đời sống nhân dân khó khăn, mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt làm bùng nổ các cuộc khởi của nhân dân, binh lính, đẩy đất nước vào tình trạng rối ren. 0,5 điểm
- Trong bối cảnh đó, một số quan lại, sĩ phu xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong nuốn nước nhà giàu mạnh, đủ sức tấn công kẻ thù nên họ đó mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, những yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước Phong kiến => Trào lưu cải cách Duy tân ra đời. 0,25 điểm
* Các cải cách không thực hiện được vì:
- Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 0,5 điểm
- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp nhận thay đổi, từ chối mọi đề nghị cải cách, làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới khiến cho xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến. 0,25 điểm
* Ý nghĩa - tác động:
- Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đó gây một tiếng vang lớn, tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi thời của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. 0,25 điểm
- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. 0,25 điểm
* Liên hệ với quá trình đổi mới của Việt Nam hiện nay: Việt Nam từ khi tiến hành cải cách mở cửa (đại hội Đảng 6/1986) đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực:
- Kinh tế: Đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, gia nhập tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh WTO. 0,25 điểm
- Chính trị: Ổn định và được đánh giá là môi trường chính trị ổn định ở Châu Á. 0,25 điểm
- Văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật có bước phát triển. Xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện. 0,25 điểm
=> Việt Nam đã bước đầu khởi sắc và đang hoà mình vào xu thế phát triển chung của thế giới hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. 0,25 điểm
Câu 4 (1,0 điểm)
- Ngay từ đầu nhân dân Hải Phòng đã anh dũng đứng lên chống Pháp bằng mọi hình thức như tập kích các toán quân tuần tiễu của địch, chặn đánh các tàu giặc trên sông, phá các kho hàng của chúng. Ở Cát Bà, nhân dân đó đánh trả quyết liệt những trận đổ bộ của giặc lên đảo. 0,25 điểm
- Sau chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi được phát ra, nhân dân Hải Phòng hưởng ứng rất đông đảo. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Đốc Tít ở vùng Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Các thủ lĩnh nghĩa quân khác như Đốc Trinh, Lãnh Tư, Cử Bình (An Lão) đó phối hợp chiến đấu cùng nghĩa quân Đốc Tít, gây cho địch nhiều thiệt hại. 0,25 điểm
- Trong những năm cuối thế kỉ XIX cũng phải kể đến phong trào Mạc Thiên Binh (1897) đã gây cho quân Phâp nhiều khó khăn, lúng túng…. 0,25 điểm
- Các phong trào đấu tranh của nhân dân Hải Phòng đó góp phần làm chậm quá trình bình định của xâm lược Pháp cuối thế kỉ XIX, tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống yêu nước bất khuất của quê hương… 0,25 điểm
...............
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem trọn bộ tài liệu
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- AnThích · Phản hồi · 61 · 03/08/22