Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 8 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 2 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 tổng hợp 4 đề kiểm tra có đáp án chi tiết và bảng ma trận. Tài liệu được biên soạn đề rất đa dạng với nhiều cấu trúc khác nhau.

TOP 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là 4 đề thi KHTN lớp 8 cuối kì 2 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức.

1. Đề kiểm tra cuối kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề 1

1.1 Đề thi KHTN 8 cuối kì 2

A. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

Câu 1: Cách nào làm cho vật nhiễm điện trong các cách sau:

A. Cọ xát vật.
B. Nhúng vật vào nước đá.
C. Cho chạm vào nam châm
D. Nung nóng vật.

Câu 2: Đâu không phải là vật liệu cách điện trong các vật liệu sau

A. Đồng
B. Gỗ khô
C. Thuỷ tinh
C. Nhựa

Câu 3: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:

A. am pe (A).
B. vôn (V).
C. milivôn.
C. kilôvôn.

Câu 4: Trong bệnh viện, khi cấp cứu bệnh nhân có tim ngừng đập, bác sĩ hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kĩ thuật này dựa trên tác dụng nào của dòng điện

A. Tác dụng từ.
B. Tác dụng sinh lí.
C. Tác dụng nhiệt.
D. Tác dụng hóa học.

Câu 5: Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật dựa vào sự thay đổi

A. Khối lượng của vật.
B. Khối lượng riêng của vật.
C. Vận tốc các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt độ của vật.

Câu 6: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?

A.Chỉ ở chất lỏng.
B. Chỉ ở chất khí.
C.Chỉ ở chất lỏng và chất khí.
D. Ở cả chất lỏng, chất khí và chất rắn.

Câu 7. Cơ quan nào trong hệ hô hấp có chức năng tiêu diệt vi khuẩn trong không khí trước khi vào phổi?

A. Mũi.
B. Họng.
C. Thanh quản.
D. Khí quản.

Câu 8. Chức năng của hệ bài tiết là

A. điều chỉnh nồng độ muối trong cơ thể và loại thải muối ra ngoài thông qua quá trình lọc máu hình thành nước tiểu.
B. tạo ra các loại hormone giúp điều chỉnh, điều hòa, duy trì hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.
C. lọc thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong trao đổi chất và chất gây độc cho cơ thể.
D. vận chuyển máu đến thận để loại bỏ các chất độc, chất không cần thiết, chất dư thừa ra khỏi cơ thể.

Câu 9. Môi trường trong của cơ thể gồm:

A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể.
B. Máu, nước mô, bạch huyết.
C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể.
D. Máu, nước mô, bạch cầu.

Câu 10. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?

A.Tuyến sinh dục.
B.Tuyến yên.
C.Tuyến giáp.
D.Tuyến tuỵ.

Câu 11. Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hormone nào dưới đây?

A. GH.
B. Glucagôn.
C. Insulin.
D. Ađrênalin.

Câu 12. Ở nam giới, cơ quan nào sau đây là nơi sản sinh ra tinh trùng?

A. Tinh hoàn
B. Túi tinh
C. Mào tinh
D. Dương vật

Câu 13. Quần thể sinh vật là:

A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 14. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm:

A. quần xã sinh vật và các quần thể.
B. quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
C. quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.
D. quần xã sinh vật và các cá thể.

Câu 15. Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với

A. các nhân tố hữu sinh của môi trường.
B. các loài sinh vật sản xuất.
C. các nhân tố vô sinh của môi trường.
D. các loài sinh vật tiêu thụ.

Câu 16. Lựa chọn nhận định đúng trong các nhận định dưới đây

A. Ô nhiễm môi trường là sự tồn tại các chất hóa học trong thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
B. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học trong thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
C. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây bệnh nguy hiểm cho con người và sinh vật.
D. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Câu 17. Để phòng bệnh sỏi thận cần

A. uống đủ nước và có chế độ ăn hợp lí.
B. uống nhiều nước hơn bình thường.
C. hạn chế ăn các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật.
D. tăng cương ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật.

Câu 18. Hãy chỉ ra đâu là tật của mắt:

A. Cận thị.
B. Đau mắt đỏ.
C. Đau mắt hột.
D. Lẹo mắt.

Câu 19. Đâu là nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh

A. con người, cây bàng, con trâu, cái bút.
B. con gà, cây rêu tường, cá heo, con giun đất.
C. cá chép, rắn hổ mang, cái bàn, con voi.
D. hòn đá, con mèo, cá rô phi, cây mít.

Câu 20. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.
B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao.
C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con.
D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá.

B. Tự luận

Câu 21 (1 đ): Trình bày 4 phương pháp phòng, chống nóng cho cơ thể?

Câu 22 (1 đ): Thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Lấy ví dụ minh họa về chuỗi thức ăn?

Câu 23 (1 đ) : Trình bày các bước đo huyết áp (bằng huyết áp kế đồng hồ)?

Câu 24 (1 đ): Đa dạng sinh học ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm.

Em hãy đề xuất 4 biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã tại địa phương em?

Câu 25 (1 đ). Em hãy cho biết các bạn học sinh hiện nay hay bị mắc loại tật nào về mắt? Em hãy đề xuất 3 biện pháp giúp hạn chế loại tật về mắt trên.

1.2 Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 2

A. Phần trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

A

B

D

C

B

C

B

B

C

A

B

B

C

D

A

D

B

D

B. Phần tự luận

Câu

Đáp án

Biểu điểm

21

Một số biện pháp chống nóng cho cơ thể:

- Khi thời tiết nắng nóng cần giữ cho cơ thể mát mẻ;

- Đội mũ nón khi làm việc ngoài trời;

- Không chơi thể thao dưới ánh nắng trực tiếp;

- Sau khi vận động mạnh mồ hôi ra nhiều không nên tắm ngay hay ngồi trước quạt và ở nơi có gió mạnh

0,25

0,25

0,25

0,25

22

- Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ sinh dưỡng với nhau

- Tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.

- Ví dụ chuỗi thức ăn:

Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng → Sinh vật phân hủy

(HS lấy ví dụ khác về chuỗi thức ăn, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,5

23

- Bước 1: Yêu cầu người đo huyết áp nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái duỗi thẳng cánh tay. Xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe.

- Bước 2 quấn vòng đít của huyết áp kế quanh vị trí đặt ống nghe

- Bước 3 Vặn chặt núm xoay và bóp quả bóng cao su để bơm khí vào phòng bít của huyết áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ khoảng 160 -180 mmHg thì dừng lại.

- Bước 4 Vặn ngược núm xoay từ từ để xả hơi, đồng thời kéo ống nghe tim phổi để nghe thấy tiếng đập đầu tiên, đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục nghe cho đến khi không có tiếng đập nữa đó là huyết áp tối thiểu.

0,25

0,25

0,25

0,25

24

Có nhiều biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã như:

- Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học;

- Xây dựng luật và chiến lược Quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học;

- Thành lập các vườn quốc gia, khu vực tồn thiên nhiên;

- Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật;

- Nghiêm cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng;…

- ......

(HS đưa ra các biện pháp phù hợp vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,25

0,25

25

- Các bạn học sinh hiện nay hay bị mắc tật cận thị.

- Một số biện pháp hạn chế tật cận thị:

+ Học bài nơi có đủ ánh sáng.

+ Đọc và viết đúng khoảng cách quy định.

+ Xem tivi, điện thoại, máy tính... đúng khoảng cách và không nên xem quá nhiều.

+ Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vi chất vitamin A, E, C...để có đôi mắt sáng và khỏe.

+ Định kì khám mắt.

.......

(HS đưa ra biện pháp 03 biện pháp phù hợp vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,25

0,25

1.3 Ma trận đề thi KHTN 8 cuối kì 2

Xem thêm chi tiết bản đặc tả đề thi trong file tải về

2. Đề thi KHTN lớp 8 cuối kì 2 KNTT - Đề 2

2.1 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 cuối kì 2

PHÒNG GD&ĐT.........

TRƯỜNG THCS...........

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

Thời gian: 90 phút

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm; mỗi câu 0,25 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Cho các chất sau: NaOH, Cu(OH)2 , Al(OH)3, Mg(OH)2 chất nào là Base kiềm ?

A. NaOH
B. Cu(OH)2
C. Al(OH)3
D. Mg(OH)2

Câu 2. Công thức hóa học nào sau đây là Oxide ?

A. HCl
B. Ca(OH)2
C. K2O
D. KMnO4

Câu 3. Công thức phân tử của muối gồm :

A. H và gốc acid
B. Kim loại và OH
C. Hợp chất chứa Oxygen
D. Ion kim loại và anion gốc acid

Câu 4. Loại phân bón hóa học nào chứa nguyên tố dinh dưỡng Nitrogen ?

A. Phân đạm
B. Phân Kali
C. Phân lân
D. Phân PK

Câu 5. Đơn vị cường độ dòng điện là:

A. Vôn (V);
B. Ampe (A);
C. Niu tơn;
D. Kg.

Câu 6. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong các môi trường nào sau đây:

A. Chất rắn và chất lỏng.
B. Chất rắn và chất khí.
C . Chất khí và chân không.
D Chất lỏng và chất khí.

Câu 7. Nội năng của một vật là

A. động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
B. thế năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
D. tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 8. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là:

A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Đối lưu và bức xạ nhiệt.

Câu 9. Các vật sau đều dẫn nhiệt tốt:

A. Xoong nồi, thìa múc thức ăn.
B. Ấm trà làm bằng sành sứ, miếng xốp dán tường.
C. Xoong nồi, thìa inoox, ấm trà làm bằng sứ.
D. Xoong nồi làm bằng inoox, thìa kim loại.

Câu 10. Mỗi quả thận gồm

A. Khoảng 1 triệu đơn vị chức năng
B. khoảng 2 triệu đơn vị chức năng
C. khoảng 3 triệu đơn vị chức năng
D. khoảng 4 triệu đơn vị chức năng

Câu 11. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của tính chất nào

A. Vật lý, Hóa học, toán học
B. Vật lý, hóa học và sinh học
C. Vật lý, Hóa học và thành phần các chất
D. Sinh học, hóa học và công nghệ

Câu 12. Trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống gọi là gì

A. Cân bằng tự nhiên
B. Cân bằng sinh học
C. Cân bằng vật lý
D. Cân bằng hóa học

Câu 13. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi về giá trị nào của các yếu tố như độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ ...

A. Giá trị thặng dư
C. Giá trị cốt lõi
B. Giá trị chính xác
D. Giá trị trung bình

Câu 14. Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là

A. tập hợp quần xã.
B. hệ quần thể.
C. hệ sinh thái.
D. sinh cảnh.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.

Câu 16. Quần xã sinh vật là.

A. tập hợp các sinh vật cùng loài.
B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.
C. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên

II.TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17. ( 1 điểm ) Hòa tan mẫu đá vôi (CaCO3 ) vào dung dịch Hydro chloric acid. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học.

Câu 18.( 2.0điểm) Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay.

Câu 19. (1.0điểm) Hãy nêu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.

Câu 20. Em hãy kể tên hai đồ dùng điện trong gia đình và cho biết những đồ dùng điện đó hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện. (0,5 điểm)

Câu 21. Khi bơm lốp xe căng hơi để ngoài trời nắng thường hay bị nổ lốp. Hãy giải thích? (1 điểm)

Câu 22. ( 0,5 điểm ): Địa phương em đã làm gì để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón ?

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

D

A

B

C

C

B

D

A

B

A

D

C

C

C

II. TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 17

Mẫu đá vôi tan dần có sủi bọt khí

PTHH: CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O

0,5 đ

0,5 đ

Câu 18

- Do khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải ; quá trình đun nấu trong các hộ gia đình ; do cháy rừng.

- Do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật : thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm bệnh,…

- Do các chất phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử ; từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

- Do chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách tạo môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

- Do quá trình xây dựng, sinh hoạt, khai thác,… thải ra các vật liệu rắn.

- Do nước thải từ các nhà máy, hoạt động sản xuất,…

0.5đ

0.5đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

Câu 19

Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Giữ gìn vệ sinh tai đúng cách: không dùng vật nhọn để lấy ráy tai, không tắm ở nguồn nước bị ô nhiễm.

- Tránh bị nhiễm khuẩn.’

- Khám và điều trị kịp thời các bệnh về tai, mũi họng.

0.5đ

0.25đ

0.25đ

Câu 20

Nêu đúng tên mỗi dụng cụ và tác dụng của dòng điên tương ứng với mỗi dụng cụ đó được 0,25 điểm

0,5đ

Câu 21

Vì lốp xe đạp đã bơm căng mà để xe đạp ngoài trời nắng thì không khí trong lốp xe đạp sẽ nở ra tạo ra lực rất lớn tác dụng lên lốp xe làm xe bị nổ lốp.

Câu 22

Bón phân đáp úng 4 đúng: Đúng phân bón, đúng lượng, đúng cách, đúng thời điểm

0,5 đ

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8

TT

Phần/

Chương/Chủ đề/Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết (TN)

Thông hiểu (TL)

Vận dụng thấp (TL)

Vận dụng cao (TL)

TN

TL

1

Chương II: Một số hợp chất thông dụng

-Base – Thang pH

1

1

- Oxide

1

1

- Muối

1

1

1

1

- Phân bón hóa học

1

1

1

1

Chương V:

Điện

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

1

1

Đo cường độ dòng điện. Đo hiệu điện thế

1

1

Chương VI: Nhiệt (Năng lượng và cuộc sống)

Năng lượng nhiệt và nội năng

1

1

Sự truyền nhiệt

(Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt)

3

3

Sự nở vì nhiệt

1

1

Chương VII: Sinh học cơ thể người

(12 tiết) = 1.25 điểm

Cấu tạo của thận

Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.

1

1

1

1

Chương VIII: Sinh vật và môi trường

(15 tiết) = 3.5

– Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.

– Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái.

Nêu được khái niệm sinh quyển.

– Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên.

– Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường

– Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu

– Trình bày được sơ lược về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm do sinh vật gây bệnh).

1

1

1

1

1

1

1

6

1

Tổng số câu

16

3

2

1

16

6

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,5

0,5

4,0

6,0

Tỉ lệ %

40

30

25

5

40

60

........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 617
  • Lượt xem: 8.652
  • Dung lượng: 188,4 KB
Sắp xếp theo