Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận Học, học nữa, học mãi (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận Học, học nữa, học mãi của Lênin gồm 3 đoạn văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, tích lũy vốn từ để ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.
"Học, học nữa, học mãi" tức là học hỏi suốt đời, học không ngừng nghỉ để tiếp thu tri thức nhân loại. Qua đó cũng cho chúng ta thấy việc học rất quan trọng trong cuộc sống. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để hiểu sâu sắc hơn:
Viết đoạn văn về câu Học, học nữa, học mãi
Đoạn văn nghị luận Học, học nữa, học mãi
Bàn về học tập, Lênin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Vậy học là gì và nó có tầm quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta như thế nào? Trước hết, học là quá trình tích lũy tri thức, kĩ năng, kiến thức. Đó là quá trình rất dài và gian khổ đòi hỏi phải kiên trì, chăm chỉ. Hơn hết, có thể khẳng định rằng, học tập có vai trò rất quan trọng đối với bản thân. Học không chỉ giúp bạn tích lũy kiến thức mà nó còn giúp bạn trau dồi, rèn luyện bản thân. Hơn thế nữa, học tập còn giúp bạn rút ngắn con đường đến thành công. Bên cạnh đó, học tập không đơn thuần chỉ dừng lại ở những năm tháng bạn học ở trường, lớp mà nó còn kéo dài đến khi bạn già, đến khi bạn không còn khả năng tích lũy kiến thức. Bởi lẽ kiến thức rất sâu, rất rộng, nó không chỉ dừng lại ở trang sách mà nó còn có những thay đổi qua năm tháng, qua cuộc sống. Thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều bạn học sinh đang không ngừng học tập để đạt nhiều thành tích, không phụ lòng cha mẹ, góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên cạnh đó vẫn có bạn sở hữu quan điểm học tập lệch lạc, cho rằng đây là việc không cần thiết. Thật vậy, câu nói của Lê nin là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ đó, mỗi chúng ta hãy không ngừng học tập, nỗ lực phấn đấu. Hãy luôn nhớ rằng "Học tập không phải là con đường duy nhất nhưng nó là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công".
Đoạn văn suy nghĩ về câu Học, học nữa, học mãi
Học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức. Nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Lê Nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”. Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ ràng từ trước đến nay. Bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng. Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN hoặc các bác học Newton, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân loại. Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:“Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” hay: “Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin) hay câu của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của Lê-nin.
Đoạn văn suy nghĩ về câu nói của Lê Nin “Học, học nữa, học mãi”
Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó mang lại cho con người vô số kiến thức trên nhiều lĩnh vực : khoa học, tư tưởng... để từ đó, với những kiến thức đã học được. Con người có thể áp dụng chúng vào cuộc sống của mình. Làm cho cuộc sống của mình trở nên thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Thế nhưng, kiến thức của nhân loại thì vô cùng lớn, có thể nói rằng một đời người cả trăm năm cũng không thể học hết tất cả những tri thức ấy, cũng như câu châm ngôn của Lê Nin: Học, học nữa, học mãi.Vậy học là gì? Việc học được định nghĩa rằng: Học là một hành động của con người, rèn luyện tư duy lô-gic theo một cách nào đó, để tiếp thu kiến thức chưa biết, rèn luyện những kiến thức đã biết. Việc học có rất nhiều cách, chúng ta có thể học trong trường, ngoài xã hội..nhưng dù cho ta học theo cách nào đi nữa thì mục đích chính của ta là tiếp thu, tích lũy kiến thức cho bản thân. Quan điểm học và mục tiêu tùy người mà có cách học riêng. Có người học để trở thành một nhà kinh doanh giỏi, có người học để trở thành một luật sư có tài hùng biện xuất chúng hay đơn giản chỉ là một anh công nhân lành nghề. Dù muốn trở thành bất kì ai, làm bất kì việc gì thì ta vẫn trải qua quá trình tiếp thu, học hỏi kiến thức không ngừng. Ở xứ sở bạch dương, có một nhà văn, thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau này lớn lên ông lên Moscow để kiếm sống, dù không qua một trường lớp nào ở đây, ông đã phấn đấu luôn luôn tự học hỏi và đã trở thành một trong những nhà văn vĩ đại của nước Nga với tác phẩm nổi tiếng “Sông đông êm đềm của mình” đó chính là Solokhov. Thêm một con người tài năng nữa, chúng ta hãy đến nước Mỹ, người mà sắp được nói đến ở đây không ai khác ngoài Steve Job nhà sáng lập ra hãng Apple nổi tiếng, dù đã bỏ lỡ đại học giữa chừng, chỉ với vài nghìn đô trong tay cùng với ý chí tìm tòi nghiên cứu khoa học, ông đã chế tạo chiếc máy tính đầu tiên của hãng khiến cho thế giới phải sửng sốt. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Mỗi ngày có thêm một kiến thức mới được phát hiện và bổ sung vao kho tàng tri thức của con người. Do đó nếu con người không liên tục tiếp thu những kiến thức mới thì sẽ bị tục hậu so với thời đại và tồi tệ hơn là bị xã hội đào thải. Nếu một xã hội mà ai ai cũng có tinh thần luôn hoàn thiện bản thân mình thông qua việc học thì xã hội và đất nước đó sẽ phát triển vượt bậc và sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể và Singapore chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó. Ngược lại nếu ai cũng thu mình khư khư giữ lối suy nghĩ cũ, những cách thức cũ thì xã hội đó và đất nước đó sẽ giống như ếch ngồi đáy giếng, nhanh chóng suy tàn, qua đó cho ta thấy được tầm quan trọng của việc học hỏi không ngừng, để bắt kịp xu thế chung của thời đại.Việc học hỏi không ngừng rất quan trọng. Cho dù là ai bất cứ độ tuổi nào thì việc học không bao giờ là muộn cả. Vì đó là công việc cả đời. Cũng như câu nói của Lê Nin: Học, học nữa, học mãi.
- Lượt tải: 36
- Lượt xem: 27.728
- Dung lượng: 135,7 KB