Dẫn chứng về ý chí, nghị lực sống Những tấm gương về ý chí, nghị lực
Dẫn chứng về ý chí, nghị lực sống bao gồm những ví dụ, những tấm gương tiêu biểu, đặc sắc nhất trong cuộc sống, văn học, xã hội, lịch sử, thế giới để các em lồng ghép vào bài văn Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống thêm chặt chẽ, sâu sắc.
Những dẫn chứng về ý chí, nghị lực sống tiêu biểu, đặc sắc nhất, còn giúp bài văn nghị luận thêm tính chặt chẽ, đạt điểm cao. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm nhiều dẫn chứng về ý chí, nghị lực sống thật hay.
Dẫn chứng về ý chí, nghị lực sống hay nhất
Dẫn chứng về ý chí nghị lực trong đời sống
1. Newton là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng.
2. Andersen Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andersen đã lang thang lên thành phố Copenhagen đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và tình yêu nghệ thuận đã giúp ông thành công. Những câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp.
3. Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. anh nổi tiếng với phương châm “cuộc sống không giới hạn”.
4. Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. cô đã lập nên quỹ “ước mơ của thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. tuy thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “ngày hội hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
5. Helen keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người mỹ. bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng.tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. trong thế chiến thứ i và thứ ii, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. bà dành trọn cuộc đời cho hội người mù mỹ. bài học mà keller rút ra: lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.
6. Nhà văn “phù thủy” J.K. Rowling
Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội. Nhưng với nghị lực phi thường. Nhà văn nữ đã mang đến 7 tập Harry Potter đến với thế giới. Sau đó Rowling nổi tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách.
7. Thomas Edison
Một nhà khoa học,và là nhà phát minh vĩ đại của thế giới. Ở ông có một nghị lực phi thường đối với các phát minh mà chúng ta không thể nào tìm thấy ở một ai khác. Thầy giáo của Edison từng mắng ông là “dốt tới mức không thể học được bất cứ cái gì”. Và sau này thứ mà chúng ta nhìn thấy chính là một nhà phát minh vĩ đại nhất lịch sử nhân loại với cái tên Thomas Edison. Vậy bài học cho chúng ta đó là đừng vì câu nói của người khác mà sống theo những lời như vậy. Hãy cứ sống bằng chính nghị lực và bản lĩnh của chúng ta.
Danh ngôn về ý chí nghị lực
- Nguyễn Khải: Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phái có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.
- Tố Hữu: Mỗi lần ngã là 1 lần bớt dại / Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
- Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn .
- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền / Đào núi và lấp biển / Quyết chí ắt làm nên”.
Dẫn chứng về ý chí nghị lực - Mẫu 1
Nick Vujicic – sinh ra đã không có tứ chi, trong những năm đầu cuộc đời, anh đã phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung quanh, sự từ chối nhận học của nhiều trường, rơi vào trầm cảm tồi tệ và nhiều lần có ý định từ bỏ cuộc sống, năm anh 10 tuổi anh đã cố tự dìm mình trong bồn tắm, nhưng tình yêu đối với cha mẹ không cho phép anh làm điều đó. Thế rồi anh nhận ra trên thế giới này không phải chỉ có mình anh chịu những thiệt thòi, bất hạnh đó, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân mà có suy nghĩ vô cùng tích cực rằng “Chúa đã tạo ra anh ắt có dụng ý nào đó và sẽ không để anh trở nên vô dụng mãi” “tôi được sinh ra không phải là một sự trừng phạt mà là sự sáng tạo đặc biệt của Chúa để Chúa hiển lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi”. Nick dần tìm ra cách sống một cuộc sống đầy đủ mà không có tứ chi, học được thành thạo những kỹ năng đời thường mà một người bình thường thực hiện dễ dàng. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép, trở thành nhà diễn thuyết và tuyên truyền động lực nổi tiếng, thành đại sứ của nghị lực phi thường, anh đã đem đến cho biết bao con người niềm tin, ý chí, nghị lực đối với bản thân họ, đối với cuộc sống này.
Trên đời này không có điều gì quá tồi tệ và không thể vượt qua, cũng không có bất hạnh nào không thể chịu đựng được, quan trọng là cách bạn chấp nhận nó, vượt qua nó như thế nào.
Dẫn chứng về ý chí nghị lực - Mẫu 2
Có bao giờ bạn tự hỏi, những con người đứng trên bục vinh quang kia, rốt cuộc họ có những tố chất gì, để trở thành những con người chiến thắng? Một số người tự nhủ rằng: "Họ thật là may mắn", mà có biết đâu những con người ấy phải có một ý chí, nghị lực phi phàm. Trong cuộc sống hiện nay, con người rất cần ý chí và nghị lực, sống không chỉ tồn tại mà phải sống cho ngẩng cao đầu.
Không biết bạn đã từng đọc qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri hay chưa? Truyện kể về Giôn-xi, là nữ họa sĩ nghèo, nhưng mắc phải căn bệnh sưng phổi. Chính bệnh tật và nghèo túng khiến cô không muốn sống nữa. Nhưng rồi nhờ tình thương và sự chia sẻ của Xiu và cụ Bơ-men, cô đã khỏi bệnh và tìm được lại niềm tin vào cuộc sống. Câu chuyện phản ánh tình thương những con người cùng khổ, nhưng ấy cũng là ý chí, nghị lực phi thường của con người. Nếu như Giôn-xi không có quyết tâm, cô sẽ không bao giờ bước ra được khoảng tối tăm của chính tâm hồn mình. Ý chí và nghị lực chính là lòng quyết tâm của con người, cố gắng vượt qua khó khăn, gian khổ trên đường đời.
Con người nếu không có ý chí và nghị lực thì không thể tồn tại trên đời này. Mỗi chặng đường mà bạn đã đi qua phản ánh ý chí và nghị lực chính mình. Bạn không thể biết đi, không thể biết viết, biết nói,… nếu không có chí học hỏi, rèn luyện. Hãy nhìn những vận động viên với những chiếc huy chương vàng lấp lánh, tôi tin rằng, cũng có lúc họ bi quan, muốn từ bỏ môn thể thao mà họ theo đuổi, những lúc chấn thương,… nếu không có một ý chí nghị lực vươn lên không ngừng, họ sẽ không thể chinh phục được những đỉnh cao ấy! Hãy lấy gương của hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Ký, viết chữ bằng chân, những vận động viên trong Pa-ra-game đã mang về cho Tổ quốc vinh quang; mà soi vào mình, bạn là một con người bình thường, lành lặn, sao không cố gắng, quyết tâm hết sức mình. Khi chúng ta đã quyết tâm và cố gắng hết sức mình dù những thành quả ấy chưa cao, nhưng chúng ta vẫn có thể tự hào với mọi người, và với chính mình.
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Sống trong cuộc sống hiện đại, nếu con người không có được ý chí, nghị lực, thì bạn sẽ rất có thể sa ngã vào những tệ nạn khôn lường. Ví như những cầu thủ trong SEA Games 23, nếu họ đã có đủ ý chí và nghị lực, họ sẽ không để bị ma lực của đồng tiền làm cho "mờ mắt" mà để rồi sa vào ngục tù, nhà giam. Đừng bao giờ để mình sa vào tệ nạn vì thiếu ý chí, nghị lực.
"Có chí thì nên"! Câu tục ngữ ấy trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ sai. Đừng bao giờ để ý chí và nghị lực biến mất trong tâm trí bạn. Hãy sống và sống ngẩng cao đầu, bạn nhé!
Dẫn chứng về ý chí nghị lực - Mẫu 3
Ludwig van Beethoven (phiên âm: Lút-vích van Bét-thô-ven, sinh ngày 17/12/1770 - mất 26/3/1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn cuộc đời ông sống ở Viên, Áo.
Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn.
Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc thiên tài, vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.
Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vật, vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại và nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kì âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau.
Dẫn chứng về ý chí nghị lực - Mẫu 4
Theo sách "Kể chuyện danh nhân thế giới", cậu bé này mồ côi cha từ khi còn trong bụng mẹ và được sinh ra yếu ớt, quặt quẹo đến nỗi người ta tin rằng cậu không thể sống được. Năm lên 3 tuổi, Newton phải sống với bà ngoại khi mẹ đi lấy chồng khác.
Cuộc sống quạnh hiu cùng bà trong ngôi nhà bằng đá xám khiến Newton, với bản tính thầm lặng vốn có, càng trở nên lặng lẽ hơn và già trước tuổi.
Từ nhỏ, Newton đã thích thú với các môn thủ công và tỏ ra là người rất khéo tay. Cậu thường dành tiền bà ngoại cho để mua dùi, đục, búa rồi suốt ngày loay hoay làm đồ chơi.
Năm 12 tuổi, Newton vào học trường trung học Grantham. Vốn người yếu ớt, cậu thường bị bạn bè bắt nạt, có lần còn bị đấm vào bụng đến ngất đi. Newton đã quyết tâm trả thù bằng cách học thật giỏi để đứng đầu lớp. Từ đó, cậu bé trở thành học sinh xuất sắc, được các bạn mến phục. Sau này ông là nhà thiên tài với rất nhiều phát minh vĩ đại cho đời. Thế giới không ai là không biết đến ông. Ông là người chiến thắng cái khó khăn thiếu thốn bằng chính nghị lực của bản thân.
- Lượt tải: 22
- Lượt xem: 85.136
- Dung lượng: 186,2 KB