Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống 2 Dàn ý & 23 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

TOP 23 bài Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống SIÊU HAY, kèm theo 2 dàn ý chi tiết, mang tới những thông tin bổ ích cho các em học sinh lớp 9 thấy rõ vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa cho đi và nhận lại.

Cho và nhận

Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9.

Nghị luận xã hội về Cho và Nhận trong cuộc sống

Dàn ý nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cho và nhận.

(Trong cuộc sống, con người muốn phát triển và thành công cần phải rèn luyện những đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến việc “cho và nhận”).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Cho”: nghĩa là cho đi, trao đi tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

“Nhận”: là chấp thuận việc làm, tình cảm mà người khác dành cho mình.

“Cho và nhận” là một thông điệp ý nghĩa: trong cuộc sống, con người cần biết trao đi tình cảm, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn. Khi trao đi những điều quý giá ấy chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, niềm hạnh phúc, an yên trong tâm hồn và cả những sự giúp đỡ từ người khác.

b. Bàn luận

(Trả lời cho câu hỏi Tại sao chúng ta phải biết cho đi và nhận lại?)

Cuộc sống còn có nhiều mảnh đời khó khăn, giúp đỡ họ làm cho xã hội phát triển tốt hơn, họ sẽ đỡ đi phần nào thiếu thốn; hơn nữa lại thể hiện được hơi ấm tình người.

Khi chúng ta trao cho người khác bất cứ điều gì, ta sẽ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn.

Hành động cho đi, giúp đỡ người khác sẽ lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội, mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và nhân văn hơn.

c. Mở rộng vấn đề

Trong cuộc sống có nhiều tấm gương về sự “cho đi”, giúp đỡ người khác.

(Học sinh tự tìm dẫn chứng chứng minh cho luận điểm này).

d. Phản đề

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người vô cảm, lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác; ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình; chỉ muốn nhận những điều tốt đẹp của người khác mà không muốn cho đi → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân.

Nghị luận Cho và Nhận ngắn gọn

Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp.

Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,…

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn.

Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

Nghị luận xã hội về Cho và nhận ngắn gọn

Trong “Một khúc ca”, nhà thơ Tố Hữu đã viết: Nếu là con chim, chiếc lá/Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không có trả/Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Đúng vậy, “cho đi” và “nhận lại” là hai cụm từ đơn giản nhưng là bài học có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời mỗi người.

Ở đây, ta có thể hiểu “cho đi” chính là biết sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh. Sự “cho đi” ấy có thể được thể hiện bằng vô vàn hình thức khác nhau. Còn “nhận lại” chính là việc chúng ta đón nhận lòng tốt, những giá trị (cả về vật chất lẫn tinh thần) mà người khác trao cho ta. “cho” và “nhận” tưởng như là hai khái niệm đối lập nhưng thực chất lại thống nhất, cùng là nền móng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Khi ta biết cách cho đi đồng nghĩa với việc ta biết quan tâm, san sẻ, thấu hiểu cho niềm vui và nỗi buồn của mọi người. Mỗi lần ta cho đi là một lần hạt mầm yêu thương được nảy nở. Con người trở nên đoàn kết, sống với nhau bằng sự chân thành. Biết cho đi cũng bồi đắp cho ta nhiều đức tính tốt đẹp như nhân hậu, vị tha, dũng cảm,… Nhờ việc cho ta mà tâm hồn ta thanh thản, tự do. Hãy thử tưởng tượng nếu mỗi người chỉ ích kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho, sống cho riêng mình thì cõi đời sẽ lạnh nhạt biết mấy! Bên cạnh đó,đúng như ông cha đã nói “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”, ta cũng sẽ được nhận lại những gì xứng đáng điều mình đã sẻ chia.

Trong cuộc sống, có rất nhiều minh chứng về sự “cho đi” và “nhận lại” này. Mỗi người là một cá thể độc lập nhưng không thể sống một cách cá nhân, ích kỉ. Lịch sử đất nước, con người được tạo nên từ chính sự “cho đi” cao cả. Để có được độc lập, hòa bình ngày hôm nay thì biết bao anh hùng dân tộc đã ngã xuống. Trong đó, có những người đã trở thành biểu tượng, cũng có những người lặng lẽ hi sinh. Họ cho đi thanh xuân, sức trẻ, trí tuệ và cả sinh mạng của mình. Và thế hệ sau đã nhận lấy điều ấy. Hôm nay, đất nước vẫn đang trên đà phát triển, con người vẫn không ngừng cống hiến và cho đi những giá trị cao đẹp để xứng đáng với những điều đã được nhận.

Ngược lại, có một số người sống nhỏ nhen, ích kỉ, dối trá. Cách sống ấy sẽ khiến họ trở nên cô độc, biến cuộc đời họ thành chuỗi ngày vô nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh việc biết cho đi, ta cũng cần biết nhận lại sao cho đúng. Ta cần biết gửi gắm niềm tin, sự sẻ chia vào những người xứng đáng, nhận thức được giá trị mà mình đã gửi trao, ý thức rõ ràng về thành quả mình đã tạo ra để không trở thành những người cả tin, mù quáng. Có như vậy, cuộc sống con người mới trở nên ý nghĩa, xã hội phát triển văn minh.

Nghị luận xã hội Cho và nhận hay nhất

Cuộc sống luôn gửi gắm đến con người những nghĩa cử cao đẹp, mong muốn con người sống có ích và truyền tải những thông điệp văn minh đến các thế hệ. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã để lại nhiều bài học sâu sắc về nghĩa cử cho đi và nhận lại vô cùng thấm thía.

Vậy thế nào là cho và nhận? Cho ở đây mang nghĩa bao quát; đó là khi chúng ta yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để khiến cho xã hội này tốt hơn. Còn nhận ở đây là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi chúng ta cho đi, giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương, giúp đỡ lại khi mình rơi vào tình huống khó khăn. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác để cộng đồng, xã hội ngày càng vững mạnh trên nền tảng tình cảm.

Làm thế nào để nhận biết được những người sẵn sàng cho đi? Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Người sẵn sàng cho đi còn là người hết lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp hơn mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong được tư lợi.

Việc cho đi mang nhiều lợi ích, ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại những điều xứng đáng: đó là sự thanh thản, thoải mái khi nhìn cuộc sống của người khác tốt đẹp hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những người sẵn sàng cho đi mà không toan tính sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại khi chúng ta gặp khó khăn,…

Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng sống với tình thương, sẵn sàng cho đi, giúp đỡ người khác. Ngoài kia vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết sống cho bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội lên án.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nghị luận bàn về Cho và nhận trong cuộc sống

Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Để khuyến khích con người có những nghĩa cử cao đẹp, sống biết cho đi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

Vậy tấm lòng ở đây là gì? Tấm lòng được nhắc đến trong câu hát là lòng nhân hậu, tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người giúp đỡ người khác hòng tư lợi cá nhân, trục lợi cho bản thân mình,… đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta không nên học theo. Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống

Nghị luận về Cho và Nhận- Mẫu 1

Một đời người - một dòng sông. Chúng ta bên cạnh việc bồi đắp cho dòng sông đó được tươi tốt hơn thì cũng cần cho đi phù sa màu mỡ để ruộng đồng phát triển xanh tươi. Đời người cũng thế, chúng ta sống thì phải biết cho đi để được nhận lại.

Cho là việc chúng ta giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, san sẻ với những người có hoàn cảnh bất hạnh hoặc đơn giản là sự chia sẻ với người gặp muộn phiền trong cuộc sống của họ. Cho mang nghĩa giúp đỡ, khiến cho người khác tốt hơn. Cho là một nghĩa cử cao đẹp mà mỗi người cần có để cuộc sống thêm tốt đẹp hơn.

Khi ta cho đi, ta sẽ được nhận lại, nhận lại sự biết ơn, tình cảm chân thành từ người khác. Khi chúng ta cho đi đủ nhiều, đủ chân thành, ta sẽ nhận lại những điều lớn lao, khi ta gặp khó khăn, vấp ngã trên đường đời sẽ có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ ta như cách ta đã làm cho người khác. Cho và nhận mang một thông điệp ý nghĩa: trong cuộc sống, con người cần biết trao đi tình cảm, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn. Khi trao đi những điều quý giá ấy chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, niềm hạnh phúc, an yên trong tâm hồn. Cho đi là gốc rễ của hạnh phúc. Một trái tim rộng mở mới có thể đón nhận yêu thương. Có mỉm cười mới nhận được nụ cười. Có cho đi sự nỗ lực không ngừng ta mới mong nhận lại được thành công. Có mỉm cười mới nhận được nụ cười. Có cho đi sự nỗ lực không ngừng ta mới mong nhận được thành công. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Vậy nên hãy đừng ngần ngại việc cho đi, cho đi là bạn đã cống hiến cho cuộc đời dù đó chỉ là một điều rất nhỏ.

Học sinh chúng ta ngay từ hôm nay hãy học cách cho đi từ những điều nhỏ nhặt nhất, xây dựng một cuộc sống ý nghĩa, giàu tình yêu thương vì chỉ khi con người sống có tình yêu thương thì xã hội mới tốt đẹp hơn được. Cho và nhận muôn đời nay là một truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, hãy tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp đó để làm vẻ vang nước nhà.

Nghị luận về Cho và Nhận - Mẫu 2

Thế giới chúng ta đang sống thật muôn màu muôn vẻ và luôn chuyển biến xoay vần – trong đó, chúng ta ví như một hạt bụi, luôn trăn trở, băn khoăn về số phận của mình. Chúng ta có thể cho đi nhiều, làm việc nhiều, mơ ước nhiều, gom góp nhiều để có được cuộc sống ấm êm. Nhưng rồi, khi tất cả lắng xuống, có bao giờ bạn tự hỏi “ta cần gì từ cuộc sống?”… Sẽ có nhiều ý kiến đưa ra. Chúng ta có thể cần cha, cần mẹ, cần bạn bè, cần vật chất, cần tình yêu thương… tuy nhiên, chúng ta thực sự cần gì từ cuộc sống này? Câu trả lời rất đơn giản, đơn giản đến mức bạn sẽ bàng hoàng khi nhận ra nó. Đó là: cuộc sống của bất cứ ai đều chỉ cần “cho” và “nhận”.

Cho có nghĩa là trao cho người khác cái mình đang có, tạo cho họ một cơ hội mà không đòi hỏi được đáp trả lại. Ngược lại với cho là nhận. Nhận là tiếp nhận từ người khác một giá trị vật chất hoặc tinh thần nào đó mà không phải đáp trả lại. Giữa cho và nhận có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời.

Chúng ta thường nhìn nhận vấn đề bằng hai cách. Đối với cách nhìn bằng trực cảm, ta sẽ thấy cuộc sống có hai giai đoạn: thu nhận và cống hiến. Hai giai đoạn này chuyển biến giao thoa lẫn nhau. Như là, khi tiếp nhận đến một lúc nào đó sẽ thể hiện sự cống hiến. Khi cống hiến đến lúc nào đó sẽ thể hiện sự tiếp nhận trở lại. Đối với cách nhìn bằng biện chứng, chúng ta lại thấy hai cung cách “cho” và “nhận” này diễn ra song song với nhau. Nhưng cái này có thể nổi trội hơn cái kia, điều đó tuỳ thuộc vào bản thân mỗi người có dám đối diện và nhìn nhận hay không.

Quả thật, từ những giây phút chào đời đầu tiên, chúng ta đã cần sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, người thân, cần một nền giáo dục sơ sinh để rồi những gì chúng ta cho đi là niềm tin yêu, hy vọng lớn lao từ mọi người xung quanh. Lớn thêm nữa, bạn bắt đầu cần thêm trang phục, cần giáo dục học đường, giáo dục giới tính, nói cách khác, bạn cần tri thức. Bạn vẫn cần tình yêu, nó bao gồm tình cảm gia đình, tình cảm cộng đồng, tình bạn, tình yêu đôi lứa.

Bạn sẽ cho đi những gì? Bạn biết lo toan nhà cửa, biết tham gia hoạt động xã hội, biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người. Tính chất đó nếu được giáo dục tốt sẽ có thể được phát huy theo chiều hướng tích cực. Con người đó có đủ khả năng tư lực, tự cường, tự chủ. Họ luôn mong muốn được cống hiến cho đến tận giây phút cuối đời và coi đó là lý tưởng, lẽ sống của mình. Và quan trọng hơn, họ cảm thấy nhận được nhiều hơn những gì họ mong đợi. Dân gian thường bảo: “Con tằm đến thác vẫn còn nhả tơ”.

Thử nghĩ xem, “cho” và “nhận” có phải là điều cần thiết nhất trong cuộc sống hay không, khi một người suốt đời chỉ muốn thu nhận thật nhiều, thật nhiều để vun đắp cho riêng mình. Có thể người ấy sẽ được như ý muốn đấy, nhưng dần dần, sự ích kỷ không chịu cống hiến sẽ đẩy họ đến chỗ cô đơn và nhàm chán. Vì sao? Quá đơn giản, không gieo nhân không thể gặt quả, không “cho đi” sẽ không thể “thu nhận”. Đến một lúc nào đó, nhận ra, họ sẽ xiết bao sợ hãi và chới với trong khoảng trống mà mình đã tự chọn.

“Cho” và “nhận” trong cuộc sống này bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Chúng ta nhận về chúng ta những phần vật chất, tinh thần mà chúng ta cần, hoặc chính chúng ta sẽ cho người khác điều ấy không biết chừng! Ví dụ như, những đoàn cứu trợ, tình nguyện đến vùng sâu vùng xa. Họ cho đi gạo, tiền, quần áo, sách vở, đồng nghĩa với cho đi tình thương, nụ cười, lòng nhân ái. Họ nhận lại những đoá hoa, những cái bắt tay, ôm hôn nồng nàn cũng là nhận sự cảm kích, lòng tin yêu, sự ủng hộ, và chúc phúc cho tương lai họ từ bà con đồng bào

Kinh Phật có dẫn: đức Ca-diếp trong một lần đi hành khất đã dừng chân tại một túp lều rách của bà lão ăn xin. Bà bệnh nặng sắp chết. Không có gì để bố thí trong khi đức Ca-diếp nhất định không đi chỗ khác, bà đành đổ phần nước cháo đã thiu cho ngài. Lập tức bà được siêu sinh về cõi cực lạc. Đức Ca-diếp, ông nhận bát nước cháo, và cho đi sự từ tâm và sự hồi hướng phước đức đối với bà lão nghèo.

Khi chưa là tỉ phú, một lần Billgate mua báo ở một quầy báo gần sân bay mà không có tiền, người bán báo vui vẻ tặng ông mà không đòi hỏi gì. Sau này, khi trở thành tỉ phú nước Mỹ, ông lại đến mua báo nhưng lại không có tiền lẻ, người bán báo vẫn vui vẻ tặng ông một tờ báo dù biết ông là tỉ phú. Điều đó làm Bill Gate vô cùng ngạc nhiên và rút ra một bài học quý giá: Hãy biết cho đi khi có thể và không đòi hỏi điều gì. Cho đi là mãi mãi.

Là học sinh, nhất định phải biết cho đi những gì có thể. Hãy giúp đỡ bạn bè, chia sẻ tình yêu thương; động viên, nâng đỡ, tương trợ bạn bè trong khó khăn, hoạn nạn. Hãy biết cho đi yêu thương để nhận về yêu thương. Cuộc sống là một hành trình. Đừng mong mỏi người khác sẽ đáp trả lại tương xứng mà hãy tin rằng khi bạn cho đi một cái gì đó ý nghĩa cuộc đời sẽ đáp trả lại cho bạn những gì bạn cần.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ biết cho ai, hoặc giúp đỡ ai điều gì. Những người như thế thật đáng chê trách.

Thế nhưng, cho đi không có nghĩa là cho hết những gì mình có. Phải đảm bảo mình vẫn còn có cái gì đó để tồn tại. Biết chia sẻ cho nhau trong mọi hoàn cảnh để vượt qua khó khăn. Chỉ cho những ai xứng đáng với giá trị mà họ được nhận lấy, không lấy của mình để tiếp tay cho kẻ ác, hãm hại người tốt.

Như vậy, sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống này luôn là sự tồn tại tất yếu của con người. Do đó, khi chúng ta tháo gỡ được vấn đề này có nghĩa là chúng ta đã có ý thức tự nhìn lại mình và đã có thể tự trang bị cho mình tư thế sẵn sàng cho một cuộc sống đầy màu sắc “thu nhận” và “cống hiến”. Suy cho cùng, “cho” và “nhận” là những yếu tố quan trọng và đặc biệt cần thiết để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, đặt nền tảng cho tất cả mọi nhu cầu và quyết định sự thành bại cho tài năng, danh tiếng, gia tộc và nhân bản.

Nghị luận về Cho và Nhận - Mẫu 3

Trong cuộc sống, có một chân lý hiển nhiên không ai không thừa nhận: “Cho là nhận”. Nhưng không hẳn tất cả mọi người trong chúng ta đều hiểu rõ ý nghĩa chân lý ấy.

Nhắc đến “cho” và “nhận”, ta sẽ nghĩ đó là hai khái niệm trái ngược nhau. Nhưng nếu ngẫm lại thì “khi cho đi ta sẽ nhận lại rất nhiều”.

Chắc ai cũng nhớ câu chuyện hai biển hồ , một minh chứng cho chân lý: “Cho là nhận”. Biển Ga-li-lê đã cho dòng nước mát lạnh và nó đã được nhận lại sự trong xanh mát rượi, sự thân thiện từ vạn vật: Con người đến sinh sống quanh hồ, hai bên bờ luôn tràn ngập cỏ cây và muông thú. Một minh chứng nữa là, khi trái đất tác động lên mặt trăng một lực thì nó cũng nhận lại được một lực tương tự, nhờ vậy mà mặt trăng và trái đất mới không va chạm vào nhau. Trong cuộc sống cũng vậy, khi bạn giúp người khác, người đó sẽ rất vui và ngược lại, trong lòng bạn cũng vui vì đã làm được một việc có ích. Hơn nữa, bạn sẽ có thêm sự yêu mến từ mọi người xung quanh, bạn sẽ có thêm những người bạn thân thiết và những lúc bạn gặp khó khăn, chắc chắn mọi người sẽ không từ chối giúp đỡ. Vậy thì, khi cho đi, hãy yên tâm, bạn sẽ luôn nhận lại xứng đáng, ít ra là niềm vui và sự thanh thản. Còn những người không biết cho đi thì họ cũng giống như biển chết vậy: dòng nước như mặn chát, vạn vật đều cách xa và sự sống trong họ rồi cũng héo mòn dần. Giữ cho riêng mình để rồi phải chịu cô độc, như vậy đâu phải là hạnh phúc. Nhiều người trong chúng ta, ngay cả tôi, chắc cũng đã có lúc từng nghe “Hạnh phúc là khi có được tất cả”. Nhưng chúng ta đã lầm, hạnh phúc đích thực có một phần từ việc cho đi.

Cho đi là gốc rễ của hạnh phúc. Một trái tim rộng mở mới có thể đón nhận yêu thương. Có mỉm cười mới nhận được nụ cười. Có cho đi sự nỗ lực không ngừng ta mới mong nhận lại được thành công. Có mỉm cười mới nhận được nụ cười. Có cho đi sự nỗ lực không ngừng ta mới mong nhận được thành công. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã cho đi không ít thì nhiều, nhưng có ai đã từng nghĩ: Phải “cho” như thế nào? Nếu cho chỉ vì muốn nhận lại thì hành động đó chẳng có ý nghĩa gì. Nó đã trở thành sự trao đổi. Hãy cứ cho đi từ tấm lòng mình và đừng mong người ta trả lại đúng như thế. Tôi đã từng nghe một câu nói rất hay: “Thật hạnh phúc cho những ai biết mà cho mà không cần nhớ đến và biết nhận mà không hề quên”.

Vậy chúng ta hãy đừng ngần ngại nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, quan tâm người khác. Vì đó là món quà mà họ luôn mong đợi khi cho đi tình yêu thương. Một lời cảm ơn sẽ là niềm hạnh phúc với người giúp đỡ ta. Lời cảm ơn sẽ thay cho lòng biết ơn của chúng ta. Những người cho luôn là người hạnh phúc nhất. Vậy thì tôi, bạn và tất cả chúng ta hãy cùng cho, để mỗi ngày nhận thêm niềm vui và cuộc sống thêm ý nghĩa nhất.

Nghị luận về Cho và Nhận - Mẫu 4

Cuộc sống vốn dĩ đã có nhiều những bộn bề lo âu, chúng ta cần biết chia ngọt sẻ bùi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Trước hết, cần phải hiểu được thế nào là “cho” và “nhận”. “Cho” chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. Còn “nhận” chính là được đáp trả, được đền ơn. “Cho và nhận” là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

Tuy rằng trong cuộc sống hiện đại nhiều bon chen, thế nhưng cũng có rất nhiều những nghĩa cử cao đẹp, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hằng năm, mỗi khi mùa đông đến, các anh chị sinh viên tình nguyện lại gom áo ấm đem lên vùng cao tặng các em ở vùng núi khó khăn. Hay mỗi khi có lũ lụt thiên tai, cả nước lại cùng tay góp tiền để cứu giúp đồng bào chịu thiệt hại nặng nề. Tất nhiên, không phải khi nào sự sẻ chia cũng chỉ là những giá trị về vật chất. Tôi đã từng được nghe kể câu chuyện về một cô gái, khi đang đi trên đường, gặp một người ăn xin. Cô lục lọi khắp người mà không tìm thấy gì để có thể cho ông lão. Cô lại gần và cầm tay ông lão giữa ngày đông giá rét, xin lỗi ông vì không có gì cho ông. Nhưng ông cụ đã nói rằng: “Cháu đã cho ông rất nhiều rồi”. Và cái cô gái cho ông lão, có lẽ ai cũng hiểu, đó là hơi ấm của tình người. Mỗi người trong chúng ta nhiều khi không thể lựa chọn số phận cũng như cuộc sống của mình. Vì vậy, sự sẻ chia là vô cùng cần thiết. Nó làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn, làm cho người với người gần nhau hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh mình. Khi bạn bè có chuyện buồn, chúng ta nên hỏi thăm, động viên để bạn bớt buồn, cũng như cố gắng phấn đấu trong tương lai.

“Cho và nhận” phải luôn song hành với nhau trong cuộc sống, ta cho đi và ta cũng có quyền nhận lại. Cuộc sống luôn công bằng với tất cả chúng ta, ta cho đi tiền bạc ta nhận lại lòng kính trọng và biết ơn, ta cho đi nụ cười ta nhận lại nụ cười, ta cho đi lòng yêu thương ta nhận lại ấm áp. Cho đi không phải là khó nhưng cho đi phải thật lòng khi đó người nhận mới cảm thấy vui và thoải mái. Mọi người thường nói: cho đi là nhận lại gấp trăm lần bởi khi cho đi thì hạnh phúc và niềm vui của người ấy sẽ khiến mình vui lây và cảm thấy mọi thứ trở nên tươi đẹp hơn khi tạo ra sắc hồng cho cuộc sống.

Có thể kể đến các mạnh thường quân gửi tiền quyên góp nhưng không để lại tên tuổi, hay là những người ngã xuống hy sinh thầm lặng để bảo vệ tổ quốc… Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nhận mà không muốn cho. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Trong cuộc sống, nếu con người ta cạnh tranh để sống thì cho đi không được hiểu theo cái nghĩa đơn thuần nữa mà nó giống như một sự trao đổi. Cho đi thì ít nhưng muốn nhận lại thật nhiều. Vì danh lợi, vì tiền tài, vì những thứ vật chất tầm thường mà họ bóp méo hai chữ cho và nhận theo đúng nghĩa của nó. Mỗi chúng ta phải biết cho đi như chính cái nghĩa của chúng, luôn phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình thương.

Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn, vì vậy mỗi người hãy biết cho đi, để nhận lại nhiều thêm. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…”. Sống trong cuộc sống này, mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh.

Nghị luận về Cho và Nhận - Mẫu 5

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai cũng có lúc gặp những khó khăn, trở ngại những lúc như vậy chúng ta cần được người khác giúp đỡ, để vượt qua những khó khăn thử thách.

Giữa những lo toan bộn bề của cuộc sống tình yêu thương cần phải chia sẻ, giúp đỡ cho nhau dù là nhỏ bé nhưng nó sẽ mang lại những thành tựu vô cùng lớn. Cho đi yêu thương sẽ nhận về những yêu thương đó chính là quy luật tồn tại bao lâu nay của cuộc sống. Là quy luật nhân quả của xã hội con người.

Đầu tiên, “cho” là một hành động thể hiện sự cảm thông, thương xót, sự sẻ chia của mình với những con người, những số phận gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình cần được giúp đỡ. Hành động cho đi cần phải xuất phát từ trái tim của người cho có như vậy hành động này mới thể hiện đúng hết ý nghĩa thiêng liêng, đáng quý của nó. Còn “nhận” là hành động được nhận về yêu thương, sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ của người khác dành cho mình. “Cho và nhận” là hai mảnh ghép gắn bó với nhau trong cuộc sống. Trong mỗi chúng ta ai cũng có lúc cho đi và có lúc được nhận về. Bởi cho và nhận là những điều không thể thiếu trong cuộc sống.

Tác giả Tố Hữu đã từng có câu thơ rất hay rằng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” hay “Người với người sống để yêu nhau”. Nếu con người trong cộng đồng sống quá ích kỷ chỉ biết tới quyền lợi, lợi ích của mình mà không quan tâm yêu thương những người xung quanh mình, không quan tâm tới cộng đồng, thì xã hội của chúng ta khi đó sẽ chỉ là một xã hội ích kỷ, chỉ có đấu tranh hận thù và căm ghét lẫn nhau. Như vậy con người chẳng khác nào những con rô bốt vô tri vô giác.

Xung quanh chúng ta có rất nhiều mảnh đời những số phận hoàn cảnh éo le, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Vì vậy, mỗi người hãy mở lòng mình ra để chia sẻ với những số phận kém bất hạnh đó. Khi chúng ta làm được một việc có ích, mang niềm vui cho người khác bản thân chúng ta cũng thấy trái tim mình ấm áp hơn. Khi cho đi yêu thương chúng ta nhận được sự bình yên nhận được niềm vui trong cuộc sống hành động ý nghĩa của mình. Đó là ý nghĩa của việc cho và nhận.

Mỗi người hãy biết chia sẻ, yêu thương giúp đỡ người khác để nhận được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn mình. Đó chính là niềm vui mà mỗi người chúng ta dễ dàng tìm được trong cuộc sống vô thường này.

Nghị luận về Cho và Nhận - Mẫu 6

“Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(Tố Hữu)

Chắc hẳn những câu thơ trên đều quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Chỉ qua bốn dòng thơ ngắn gọn nhưng nhà thơ Tố Hữu đã truyền tải được thông điệp về mối quan hệ nhân quả giữa cho và nhận. Vậy các bạn suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ này trong cuộc sống hiện nay?

“Cho và nhận” đã trở thành truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. “Cho” là chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình đến người khác mà không để đổi lấy bất cứ thứ gì. “Nhận” là lấy về cái được cho, được ban tặng. Hai hành động ấy có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và có tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ta có thể cho đi và nhận lại cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Sự cho đi được thể hiện qua các hành động quyên góp ủng hộ đồng bào những nơi gặp thiên tai, khó khăn. Đó là việc mua ủng hộ hội người khuyết tật những chiếc bút hoặc những gói tăm mà họ tự làm. Ngay cả việc chúng ta chia đôi cái bánh cho bạn bè trong cơn đói cũng là một biểu hiện của sự cho đi. Những hành động nhỏ nhặt nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Nó xuất phát từ sự tự nguyện và tấm lòng của mỗi con người. Ngoài những thứ vật chất, chúng ta còn có thể sẻ chia với người khác những nỗi buồn đau, mất mát mà họ gặp phải. Một sự im lặng đồng cảm hay những lời an ủi, động viên sẽ khiến người bên cạnh cảm thấy vơi bớt đi phần nào nỗi buồn.

Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Và khi cho đi một thứ gì đó cũng không cần phải được nhận lại những thứ giống như thế. Chúng ta cho đi vật chất không có nghĩa là chúng ta sẽ nhận lại được những thứ vật chất. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười hay một cử chỉ ấm áp cũng khiến chúng ta vui lòng. Sự cho đi bắt nguồn từ tình yêu thương, từ sự chân thành của mỗi cá nhân không vì mục đích vụ lợi. Ai đó đã từng nói rằng yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi, một hành động nhỏ của sự cho đi cũng đủ khiến người ta nhớ mãi.

Khi có người gặp phải những chuyện không vui, bạn đến chia sẻ, động viên sẽ giúp tâm trạng của họ trở nên tốt hơn. Để rồi khi bạn gặp phải chuyện buồn cũng vậy, có ai đó lắng nghe, an ủi khiến bạn cảm thấy không còn cô đơn. Những thùng mì tôm, những bao gạo mà chúng ta ủng hộ đồng bào bị thiên tai là một nghĩa cử cao đẹp. Một mẩu bánh mì mà những đứa trẻ nghèo chia sẻ cho nhau cũng khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng hơn. Không nhất thiết những thứ mang cho người khác phải là những thứ quý giá, cao sang mà đó có thể là những món đồ rất nhỏ bé... Hoặc đôi khi chỉ là tấm lòng yêu thương, trân trọng. “Điều ước thứ 7” - một chương trình ý nghĩa sẽ giúp nhân vật chính trong mỗi tập thực hiện ước mơ của mình. Đó là ước mơ trở thành kỹ sư của em Sùng A Dí, ước mơ gặp lại gia đình người thân trong nhiều năm xa cách, ước mơ được gặp em trai của bạn Tạ Thành Công... Khi nhắc đến hoàn cảnh của em Tạ Thành Công có lẽ mỗi chúng ta đều cảm thấy đau xót. Bố mẹ của Công bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn, em trai Tạ Công Minh bị viêm phổi nặng. Chương trình “Điều ước thứ 7” đã kết nối với những tấm lòng nhân ái muốn giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cùng hai em. Ngoài số tiền quyên góp nhận được, hai em còn được hỗ trợ chi phí học tập đến năm mười tám tuổi. Hàng năm các tổ chức vẫn thực hiện chương trình “Mùa đông ấm”, “Mùa đông cho em” nhằm quyên góp, ủng hộ thức ăn, quần áo, giày dép, sách vở cho các em dân tộc vùng cao bởi hòa cảnh các em ấy còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Những tấm lòng ấy thật đáng được trân quý.

“Cho và nhận” giúp con người gắn kết với nhau nhiều hơn, sống vị tha, nhân ái và biết yêu thương nhiều hơn. Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, ca ngợi. “Cho và nhận” như một vòng tuần hoàn luân chuyển. Có cho đi thì sẽ có nhận lại. Ngày hôm nay bạn cho đi thứ này thì ngày mai bạn sẽ được nhận lại thứ khác. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn biết bao nếu chúng ta cho đi mà không cần nhận lại. Khi giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn, ta giúp đỡ họ mà chẳng cần họ đền đáp những công ơn ấy sẽ được họ khắc ghi và nhớ mãi. Nếu dư dả, chúng ta có thể ủng hộ nhiều hơn một chút.

Nhưng trong xã hội hiện nay, thật đáng buồn vẫn có những người sống mà chỉ muốn giữ cho riêng mình. Họ chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi bất cứ thứ gì. Họ giàu có, nhiều của cải vật chất nhưng lại không muốn chia sẻ khó khăn với những người kém may mắn hơn mình. Có những người lại sống thu mình, vô cảm với nỗi đau của người khác. Cần phê phán những cá nhân có lối sống như vậy. Những cá nhân ấy cho rằng nếu mình san sẻ những gì mình có cho người khác thì bản thân sẽ bị thiệt thòi nên họ ích kỉ giữ làm của riêng.

Mỗi chúng ta hãy học cách cho đi từ những gì nhỏ bé nhất, học cách đồng cảm, sẻ chia để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Đừng tính toán thiệt hơn mà hãy cứ cho đi. Cứ cho đi rồi chúng ta sẽ được nhận lại nhiều hơn thế.

Nghị luận về Cho và Nhận - Mẫu 7

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…” Trong cuộc sống luôn cần có những tấm lòng biết yêu thương và sẻ chia, phải biết cho đi thì mới có thể nhận lại được. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại, dường như con người càng trở nên khép mình, thờ ơ, thiếu quan tâm đến những người xung quanh hơn.

“Cho và nhận” – đó là một mối quan hệ nhân quả. Cho mang ý nghĩa của sự sẻ chia, giúp đỡ. Đó có thể là những việc nhỏ nhặt như dắt một bà cụ qua đường, bẻ chiếc bánh mì làm đôi cho người bạn nghèo cùng lớp… Nhận là những gì ta được đền đáp lại. Từ xưa, khi còn thuở ấu thơ, ta vẫn thường được nghe các mẹ, các bà kể câu chuyện về những cô Tấm, nàng Lọ Lem hiền lành được ông Bụt, bà Tiên giúp đỡ khi gặp họa nạn. Đó chẳng phải là cho đi và nhận lại đấy sao?

Nhiều khi, bản thân cho đi nhiều điều nhưng lại không biết được rằng mình đã được nhận lại từ người khác từ lúc nào. Có một câu chuyện kể rằng một cô gái đi trên đường bất chợt gặp một người ăn xin. Thương cho ông lão đã già mà vẫn phải sống cơ cực, nghèo khổ, cô muốn gửi cho ông một chút gì đó để cho ông đỡ vất vả. Tuy nhiên khi lục lọi khắp người, cô lại không tìm thấy gì để có thể cho ông lão. Cảm thấy áy náy, cô lại gần và cầm tay ông lão, xin lỗi ông vì không có gì cho ông. Nhưng thật bất ngờ, ông cụ đã nói rằng: “Cháu đã cho ông rất nhiều rồi”. “Hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác” và thứ mà cô gái đã trao cho ông lão, có lẽ ở đây ai cũng hiểu, đó chính là niềm hạnh phúc, là hơi ấm của tình người. Tình thương của cô đã giúp cho ông lão cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Chính bản thân cô cũng phần nào cảm thấy ấm lòng vì thấy việc mình làm phần nào cũng đem lại giá trị cho người khác. Cái sự nhận lại này đôi khi không phải là trong phút chốc mà có được. Trồng cây phải lâu năm thì mới có được ngày hái quả, sẽ có một lúc nào đó khi gặp khó khăn, bạn sẽ gặp được sự giúp đỡ của những người mà có khi chính bản thân mình không quen biết.

Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ mà không hề đòi hỏi sự báo đáp. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Hoặc thậm chí, khi nhìn thấy những người đang cần sự giúp đỡ của mình, thì điều đầu tiên họ nghĩ là tính toán xem làm thế nào để có lợi cho mình. Họ không quan tâm đến những người xung quanh, chỉ biết giữ lấy của riêng mình. Gieo nhân nào gặt quả nấy, khi gặp khó khăn, họ sẽ bị người khác quay lưng vì trước kia chính họ đã sống quá thờ ơ với mọi người.

Khi ta trao yêu thương cũng là lúc ta nhận lại hạnh phúc, xây dựng và nuôi dưỡng cho tâm hồn giàu đẹp. “Cho và nhận” - tưởng chừng như là những khái niệm đơn giản nhưng để hiểu và làm được thì không hề dễ dàng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia, kết nối giữa con người với con người.

Nghị luận về Cho và Nhận - Mẫu 8

Dù cuộc sống xã hội có thay đổi và phát triển đến nhường nào thì tình yêu thương giữa người với người là không thể thiếu. Sự chia sẻ đôi khi chỉ rất bình dị, giản đơn nhưng lại chứa sức mạnh vô bờ đối với những người nhận được sự giúp đỡ. Trao đi yêu thương và nhận lại thành quả là một trong những quy luật tất yếu của cuộc sống.

Khái niệm “cho và nhận” thường khó để phân định sao cho công bằng. Đại ý của câu nói này là nếu chúng ta sống và biết cách chia sẻ, giúp đỡ mọi người thì chúng ta cũng sẽ nhận lại xứng đáng với những gì đã cho đi.

“Cho” là cho đi những yêu thương, sự quan tâm, giúp đỡ người khác có thể cả về vật chất lẫn tinh thần. Những điều này là xuất phát từ tận đáy lòng của mỗi người với mong muốn cuộc sống của tất cả mọi người sẽ trở nên tốt hơn. Họ làm những điều ấy nhưng không màng tới lợi nhuận toan tính. “Nhận” là được đáp trả lại những gì mình đã cho đi. “Cho và nhận” là một mối quan hệ nhân quả khăng khít, tương hỗ nhau trong cuộc sống của tất cả mọi người.

Trong cuộc sống xã hội xưa và nay, việc cho và nhận là những điều rất quen thuộc trong cuộc sống. Thầy cô giáo luôn cố gắng dồn bao tâm huyết dạy dỗ học sinh nên người, đạt được những thành công sau này. Và rồi những người học trò năm xưa khi đạt được “công thành danh toại” sẽ luôn biết ơn, tri ân tới những người thầy của mình. Hay ta đã nghe rất nhiều câu chuyện trong cuộc sống, khi chúng ta chung tay giúp đỡ những mảnh nghèo bất hạnh, giúp họ có được điểm tựa để vươn lên trong cuộc sống thì bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ nhận được những may mắn, giúp đỡ khi ta cần.

Mỗi ngày khi ta sống có ích, biết cách lắng nghe quan tâm người khác một chút thì chúng ta cũng sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hơn. Ngay cả bản thân tôi, khi đi trên đường chỉ là giúp cụ già sang đường, hay nhắc nhở người đi xe máy quên gạt chân chống xe. Nhận được lời cảm ơn hay một nụ cười từ họ cũng khiến tôi cảm thấy tinh thần mình tốt hơn. Với cuộc sống hiện đại với sự phát triển của thế giới ảo từ mạng Internet, chắc hẳn nhiều người lo ngại rằng con người ngày càng trở nên vô tâm hơn. Thế nhưng tôi tin rằng vẫn có rất nhiều người có tấm lòng bao dung hiền hậu, sẵn sàng trao đi yêu thương. Ông bà ta có câu: “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, đây là những bài học răn dạy ta sống là phải biết chia sẻ. Sự cho đi đôi khi không phải là sự nhận lại đền ơn báo đáp ngay tức thì, mà là sau một quá trình, ta sẽ nhận ra được những thành quả giá trị mà ta đã nhận được.

Tuy nhiên, nhiều cá nhân sống ích kỷ chỉ biết nhận sự giúp đỡ, dựa dẫm vào người khác. Nhiều câu chuyện thương tâm được chia sẻ trên mạng xã hội vì có cuộc đời bất hạnh, bệnh tật. Họ nhận được sự thương cảm từ những nhà hảo tâm, nhưng đằng sau những câu chuyện ấy là họ chỉ biết lợi dụng lòng thương, phụ thuộc vào những điều ấy thay vì cố gắng vượt lên số phận. Hay sự tính toán thua thiệt trước khi bắt đầu giúp một ai đó cũng khiến cho tâm hồn con người trở nên lấm đen, che mờ đi tấm lòng lương thiện của họ.

Cho đi là điều chúng ta nên làm trong cuộc sống. Tôi tin rằng làm người tốt chắc chắn sẽ nhận được những món quà kì diệu từ cuộc sống khi ta cần.

Nghị luận về Cho và Nhận - Mẫu 9

Khi xã hội ngày càng phát triển, con người dường như trở nên xa cách hơn. Đôi khi chúng ta không còn để ý quá nhiều đến những người xung quanh. Chính vì vậy, sự “cho đi và nhận lại” trong cuộc sống là một vấn đề đáng phải suy ngẫm.

Đã có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ “cho và nhận”. “Cho” là cho đi những yêu thương, sẵn sàng có thể giúp đỡ người khác và những việc làm đó xuất phát từ trái tim từ bản thân của mỗi người. “Nhận” là được đáp trả lại từ những gì mình đã cho đi. “Cho và nhận” có mối quan hệ khăng khít nhau, đó còn là mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó là mối quan hệ tương trợ nhau. Có câu hát rằng “Sống trên đời sống cần có một tấm lòng” đây là một câu hát, một triết lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính và đang được ghi nhận.

Biểu hiện của “cho đi và nhận lại” trong cuộc sống đó chính là trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mà đôi lúc chúng ta cũng không thể nhận ra được. Đó chính là phép màu, là điều kì diệu mà tạo hóa ban tặng. Khi mỗi người chúng ta sống có ích, sống biết cho đi thì chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết và ta sẽ cảm thấy yêu đời hơn, hạnh phúc hơn.

Ở đâu đó xung quanh chúng ta luôn có những mảnh đời bất hạnh cần được sẻ chia giúp đỡ. Chúng ta không ngần ngại mà hãy giúp đỡ, bao dung và rộng lượng khi còn có thể. Chúng ta trao đi yêu thương thì chúng ta sẽ được nhận lại niềm vui từ trong tâm hồn của mình. Không hẳn là cho đi rồi sẽ trông chờ người ta trả lại cho mình là vui mà niềm vui bắt nguồn từ chính cảm xúc, nhận lại được những điều thực sự ý nghĩa. Có rất nhiều người đi làm từ thiện cả đời luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ bần cùng, mang cho họ những miếng cơm manh áo “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, đấy là những tấm lòng thực và chân thành của họ dành cho những con người đói khổ bất hạnh của xã hội. Họ trao đi cả đời mà chẳng mong nhận lại được điều gì nhưng những cái họ nhận được là hữu hình, là ý nghĩa của cuộc sống trong họ.

Bên cạnh những người luôn biết cho đi thì còn rất nhiều người sống rất ích kỷ, chỉ mong muốn nhận về cho mình chứ không hề muốn cho đi. Họ cứ giữ khư khư cho riêng mình. Đây là một thực tế rất đáng lên án. Những sự tính toán hơn thiệt được mất trong cuộc sống sẽ làm cho họ đánh mất đi chính mình và sẽ bị mọi người xa lánh.

Cho đi là một điều chúng ta nên làm trong cuộc sống cho nên chúng ta hãy sống sao để cho bản thân thấy có ý nghĩa hơn và bạn sẽ thấy điều kì diệu từ trong cuộc sống về luật cho đi và nhận lại.

Nghị luận về Cho và Nhận - Mẫu 10

Trong bài thơ “Một khúc ca”, Tố Hữu có viết:

“Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Quả vậy, cuộc sống luôn cần có sự cho đi và nhận lại. Đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống mà mỗi người cần ý thức được.

Đầu tiên, cần hiểu được “cho” và “nhận” là hai khái niệm dường như đã đi cùng với nhau. “Cho” hiểu đơn giản là chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả. Còn “nhận” là lấy về, thu về những gì được cho, được tặng. Trong cuộc sống, “cho” và “nhận” có một mối quan hệ mật thiết với nhau.

Những thứ mà con người cho đi có thể là về vật chất hoặc tinh thần. Sự “cho đi” được biểu hiện từ những hành động rất cụ thể.Việc chúng ta ủng hộ lương thực, thực phẩm hay tiền bạc cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Hay sự chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn với bạn bè, người thân xung quanh. Dù là sự cho đi về vật chất hay tinh thần, thì nó đều phải xuất phát từ một tấm lòng chân thành, không tính toán hay vụ lợi. Khi đó, chúng ta sẽ “nhận lại” được nhiều điều quý giá hơn. Đó là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp… Dù nhận lại điều gì thì chắc chắn sẽ đem đến cho người nhận niềm hạnh phúc. Bởi khi biết trao đi yêu thương, để lan tỏa và nhận lại thêm nhiều yêu thương hơn.

Người dân Việt Nam có lẽ không ai là không biết đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời của Người đã cống hiện cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Bác lo cho nhân dân, cho đất nước mà quên đi niềm hạnh phúc cá nhân:

“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người”

(Bác ơi, Tố Hữu)

Để rồi đến khi Bác mất đi, cả đất phải khóc thương. Cuộc đời của Bác giản dị chẳng có thứ gì quý giá. Nhưng Bác lại nhận được một thứ vô cùng quý giá - tình cảm của hàng triệu con người không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.

“Cho” và “nhận” là những quy luật tự nhiên trong xã hội con người. Nếu chúng ta không biết cho đi, sẽ chẳng thể nào nhận lại được một điều gì. Đôi khi “cho đi” là một điều hạnh phúc, bởi nó giúp con người trở nên gắn kết hơn, bởi cái cho đi không chỉ là vật chất mà còn là lòng nhân ái. Khi xã hội ngày càng phát triển hơn, con người dường như càng thu hẹp bản thân, trở nên vị kỷ hơn. Từ đó việc chấp nhận “cho đi” cũng dần trở nên khiêm tốn hơn. Vậy nên mỗi người hãy tự ý thức được rằng “cho đi” thì mới “nhận lại”. Nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó.

Đôi khi, có những kẻ tham lam tàn nhẫn sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, kẻ tầm thường chỉ muốn nhận muốn vay mà không muốn cho, muốn trả. Hay đặc biệt phải kể đến đó là một bộ phận giới trẻ hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân… để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với những người xung quanh. Đó là những con người sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân cần phải lên án.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều”. Quả vậy, mỗi người hãy biết mở rộng trái tim, cho đi để nhận lại những điều tốt đẹp.

....

Nghị luận suy nghĩ về vấn đề cho và nhận

Không một ai có thể một mình mà có thể tạo ra cả thế giới. Cuộc sống trở nên đẹp đẽ và nhân ái bởi con người đã biết cho đi nhiều hơn là nhận về. Vấn đề cho những gì và nhận về như thế nào cho đúng đắn vốn là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ.

“Cho” là cho đi, trao đi những gì mình có (vật chất, tình cảm, sự giúp đỡ,…), sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn hơ mình mà không cần đền đáp. “Nhận” là nhận về mình một cái gì đó (vật chất, tình cảm, sự giúp đỡ,…) từ người khác.

Trong cuộc sống, con người cần biết trao đi tình cảm, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn. Khi trao đi những điều quý giá ấy chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, niềm hạnh phúc, an yên trong tâm hồn và cả những sự giúp đỡ từ người khác.

Cuộc sống còn có nhiều mảnh đời khó khăn, giúp đỡ họ làm cho xã hội phát triển tốt hơn, họ sẽ đỡ đi phần nào thiếu thốn; hơn nữa lại thể hiện được hơi ấm tình người. Khi chúng ta trao cho người khác bất cứ điều gì, ta sẽ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn. Hành động cho đi, giúp đỡ người khác sẽ lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội, mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và nhân văn hơn.

“Cho” và “nhận” gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn. Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn. Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái. Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến.

Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình.

“Cho” và “nhận” là hành động cần xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người. Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân. Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết cho đi và nhận lại. Họ sống ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân, bỏ mặc người khác. Họ vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn của người khác, thậm chí là sẵn sàng tước đoạt lợi ích của người khác để làm giàu cho mình. Những người như thế thật đáng chê trách và lên án.

Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi. Hãy cho đi nhiều hơn là nhận về. Phê phán, lên án lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.

Cuộc sống trở nên đẹp đẽ bởi có nhiều người biết cho đi. Càng nhận về càng giàu có trí tuệ; càng cho đi càng càng sung túc trái tim. Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Vì thế, sống, hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn học cách cho đi.

Nghị luận xã hội bàn về Cho và Nhận trong cuộc sống

"Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

Chắc hẳn những câu thơ trên đều quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Chỉ qua bốn dòng thơ ngắn gọn nhưng nhà thơ Tố Hữu đã truyền tải được thông điệp về mối quan hệ nhân quả giữa cho và nhận. Vậy các bạn suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ này trong cuộc sống hiện nay?

Cho và nhận đã trở thành truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Cho là ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu g đổi lấy bất cứ thứ gì. Nhận là lấy về cái được cho, được ban tặng. Hai hành động ấy có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và có tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ta có thể cho đi và nhận lại cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Sự cho đi được thể hiện qua các hành động quyên góp ủng hộ đồng bào những nơi gặp thiên tai, khó khăn. Đó là việc mua ủng hộ hội người khuyết tật những chiếc bút hoặc những gói tăm mà họ tự làm. Ngay cả việc chúng ta chia đôi cái bánh cho bạn bè trong cơn đói cũng là một biểu hiện của sự cho đi. Những hành động nhỏ nhặt nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách" của dân tộc ta. Nó xuất phát từ sự tự nguyện và tấm lòng của mỗi con người. Ngoài những thứ vật chất, chúng ta còn có thể sẻ chia với người khác những nỗi buồn đau, mất mát mà họ gặp phải. Một sự im lặng đồng cảm hay những lời an ủi, động viên sẽ khiến người bên cạnh cảm thấy vơi bớt đi phần nào nỗi buồn.

Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Khi cho đi một thứ gì đó không nhất thiết chúng ta phải được nhận lại những thứ giống như thế. Chúng ta cho đi vật chất không có nghĩa là chúng ta sẽ nhận lại được những thứ vật chất. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười hay một cử chỉ ấm áp cũng khiến chúng ta vui lòng. Sự cho đi bắt nguồn từ tình yêu thương, từ sự chân thành của mỗi cá nhân không vì mục đích vụ lợi. Ai đó đã từng nói rằng yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi, một hành động nhỏ của sự cho đi cũng đủ khiến người ta nhớ mãi.

Khi ai đó gặp phải những chuyện không vui, bạn đến chia sẻ, động viên sẽ giúp tâm trạng của họ trở nên tốt hơn. Và khi bạn gặp phải chuyện buồn cũng vậy, có ai đó lắng nghe, an ủi cũng khiến bạn cảm thấy mình không hề cô đơn. Những thùng mì tôm, những bao gạo chúng ta ủng hộ đồng bào bị thiên tai là một nghĩa cử cao đẹp của sự cho đi. Một mẩu bánh mì mà những đứa trẻ nghèo chia sẻ cho nhau cũng khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng vì sự cho đi luôn tồn tại trong cuộc sống này. Không nhất thiết những thứ mang cho người khác phải là những thứ quý giá, cao sang mà đó có thể là chiếc bánh, gói mì, những bộ quần áo không mặc đến,... Chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết đến chương trình "Điều ước thứ 7", đây là chương trình giúp nhân vật chính trong mỗi tập thực hiện ước mơ của mình. Đó là ước mơ trở thành kĩ sư của em Sùng A Dí, ước mơ gặp lại gia đình người thân trong nhiều năm xa cách, ước mơ được gặp em trai của bạn Tạ Thành Công,... Nhắc đến hoàn cảnh của em Tạ Thành Công có lẽ mỗi chúng ta đều cảm thấy đau xót. Bố mẹ của Công bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn, em trai Tạ Công Minh bị viêm phổi nặng. Chương trình "Điều ước thứ 7" đã kết nối với những tấm lòng nhân ái muốn giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cùng hai em. Ngoài số tiền quyên góp nhận được, hai em còn được hỗ trợ chi phí học tập đến năm 18 tuổi. Hàng năm các tổ chức vẫn thực hiện chương trình "Mùa đông ấm", "Mùa đông cho em" nhằm quyên góp, ủng hộ thức ăn, quần áo, giày dép, sách vở cho các em dân tộc vùng cao bởi hòa cảnh các em ấy còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Những tấm lòng ấy thật đáng được trân quý.

Cho và nhận giúp con người gắn kết với nhau nhiều hơn, sống vị tha, nhân ái và biết yêu thương nhiều hơn. Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, ca ngợi. Cho và nhận như một vòng tuần hoàn luân chuyển. Có cho đi thì sẽ có nhận lại. Ngày hôm nay bạn cho đi thứ này thì ngày mai bạn sẽ được nhận lại thứ khác. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn biết bao nếu chúng ta cho đi mà không cần nhận lại. Khi giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn, ta giúp đỡ họ mà chẳng cần họ đền đáp nhưng công ơn ấy sẽ được họ khắc ghi và nhớ mãi. Nếu dư dả, chúng ta có thể ủng hộ nhiều hơn một chút. Nhưng trong xã hội hiện nay, thật đáng buồn vẫn có những người sống mà chỉ muốn giữ cho riêng mình. Họ chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi bất cứ thứ gì. Họ giàu có, nhiều của cải vật chất nhưng lại không muốn chia sẻ khó khăn với những người kém may mắn hơn mình. Có những người lại sống thu mình, vô cảm với nỗi đau của người khác. Cần phê phán những cá nhân có lối sống như vậy. Những cá nhân ấy cho rằng nếu mình san sẻ những gì mình có cho người khác thì bản thân sẽ bị thiệt thòi nên họ ích kỉ giữ làm của riêng.

Mỗi chúng ta hãy học cách cho đi từ những gì nhỏ bé nhất, học cách đồng cảm, sẻ chia để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Đừng tính toán thiệt hơn mà hãy cứ cho đi. Cứ cho đi rồi chúng ta sẽ được nhận lại nhiều hơn thế.

...

>> Tải file để tham khảo các mẫu còn lại!

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Duyên
150
  • Lượt tải: 350
  • Lượt xem: 551.875
  • Dung lượng: 572,1 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan