Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về tình phụ tử 3 Dàn ý & 13 bài Suy nghĩ về tình phụ tử
TOP 13 bài Nghị luận xã hội về tình phụ tử hay nhất, kèm theo 3 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh thấy rõ vai trò, ý nghĩa của tình phụ tử trong hành trình trưởng thành, khôn lớn của trẻ nhỏ.
Tương tự như tình mẫu tử, thì tình phụ tử cũng vô cùng thiêng liêng, sâu nặng. Tình phụ tử chính là động lực để tiếp thêm cho con nhiều sức mạnh, vươn tới thành công. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để viết bài văn nghị luận xã hội thật hay
TOP 13 bài nghị luận xã hội về tình phụ tử
- Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử (3 mẫu)
- Nghị luận xã hội về tình phụ tử ngắn gọn (5 mẫu)
- Nghị luận xã hội về tình phụ tử đầy đủ (8 mẫu)
- Dẫn chứng về tình phụ tử
Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử
Dàn ý 1
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận về tình phụ tử trong cuộc sống.
- Có thể đi từ vai trò cùng ý nghĩa của tình phụ tử thiêng liêng.
2. Thân bài
- Nêu định nghĩa, khái niệm tình phụ tử là gì?.
- Tìm hiểu những biểu hiện của tình phụ tử.
- Ý nghĩa, vai trò của tình phụ tử với mỗi người.
- Phê phán những suy nghĩ lệch lạc về tình phụ tử.
- Nêu bài học rút ra khi nghị luận xã hội về tình phụ tử.
3. Kết bài
- Khái quát về vấn đề cần nghị luận, nêu giá trị của tình phụ tử.
- Thể hiện, bày tỏ những suy nghĩ khi nghị luận về tình phụ tử.
Dàn ý 2
1. Mở bài
- Khái quát về tình phụ tử
- Là một tình cảm thiêng liêng, không kém tình mẫu tử.
2. Thân bài
- Thế nào là tình phụ tử?
- Phụ: cha, tử: con => Tình phụ tử: Tình cha con, tình cảm thiêng liêng giữa hai người.
- Tình cảm đó là sự gắn kết yêu thương, chăm sóc của cha dành cho con và ngược lại.
- Bàn luận:
+ Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng nhất trong đời người, có vai trò đặc biệt:
- Tấm lòng cha cao cả, bao dung mọi lỗi lầm của ta
- Tình phụ tử: một trong những đạo lý truyền thống sâu sắc nhất của dân tộc ta.
+ Tình phụ tử đối với mỗi người trong cuộc sống:
- Có cha: được che chở, chăm sóc, được dạy dỗ bởi sự mạnh mẽ
- Cha luôn yêu thương ta bằng cách đặc biệt nhất
- Dẫn chứng: Người cha Tây Nguyên dẫn con đi khám bệnh ở Sài Gòn, Người cha trong "chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng, ...
- Không có cha che chở, đó là một sự thiệt thòi của đời người
+ Vai trò của tình phụ tử:
- Giúp con cái đi đúng đường trong cuộc sống
- Giúp con cái thức tỉnh khi vấp ngã trong cuộc đời
- Trách nhiệm của chúng ta:
- Phải tôn trọng, giữ gìn tình cảm thiêng liêng đó
- Luôn cố gắng học tập, ngoan ngoãn để báo đáp công ơn của cha
- Chăm sóc an ủi cha
- Không có những hành động vô lễ, bất kính bất hiếu với cha.
- Phản đề:
- Thực trạng: còn một số người coi thường cha mẹ, bất hiếu, không trân trọng tình phụ tử
- Dẫn chứng: Người đàn ông Hà Nội cùng vợ đuổi cha ra ngoài đường trong đêm.
- Cần lên án hành động này.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
- Hãy luôn trân trọng tình phụ tử thiêng liêng này
Dàn ý 3
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề vấn đề cần nghị luận: tình phụ tử.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tình phụ tử: là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình.
b. Phân tích
- Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
- Mỗi người con khi yêu thương cha sẽ tạo nên những đức tính tốt đẹp khác đồng thời tạo giúp cho gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương.
- Việc đối xử, thể hiện tình cảm với cha mình thể hiện phẩm chất, nhân cách của người đó.
c. Bàn luận
Tình phụ tử được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
- Người cha: yêu thương, quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực.
- Người con: yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mình; nghe theo những lời khuyên bảo của cha; có những hành động đền ơn đáp nghĩa với cha mình.
d. Dẫn chứng
Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, được nhiều người biết đến.
e. Phản biện
Trong xã hội có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán.
3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của tình phụ tử đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Nghị luận xã hội về tình phụ tử ngắn gọn
Bài văn mẫu 1
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”
Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con.
Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Bài văn mẫu 2
Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người nghiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nên nhiều bạn còn giận và xa lánh ba.nhưng thường khi càng lớn cách nhìn về ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi đã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi và tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn, cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên,những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi có cảm giác thấy chút e sợ.
Trước những lựa chọn của chính mình, tôi phải tự tìm hiểu, phải suy nghĩ, phải quyết định và tìm ra cách để thực hiện nó. Đó không phải là một việc đơn giản. Thế mới biết cha mình trước kia đã phải dốc lòng dốc sức thế nào mới đưa ra được quyết định cho tôi và tôi tin những gì ông mang lại cho tôi là tốt nhất,hoàn hảo nhất. Tình cha-Một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó.không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con va: ”bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại.
Bài văn mẫu 3
Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình phụ tử. Tình phụ tử là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình.
Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Mỗi người con khi yêu thương cha sẽ tạo nên những đức tính tốt đẹp khác đồng thời tạo giúp cho gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương. Việc đối xử, thể hiện tình cảm với cha mình thể hiện phẩm chất, nhân cách của người đó. Tình phụ tử của người cha được biểu hiện bằng tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực. Còn người con chính là việc yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mình; nghe theo những lời khuyên bảo của cha; có những hành động đền ơn đáp nghĩa với cha mình.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn như: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán. Không gì thay thế được tình cha, không gì quý giá hơn tình cha. Là một người con, cũng ta hãy trở thành những người con có hiếu, yêu thương và báo đáp cha của mình.
Bài văn mẫu 4
Tình phụ tử là một thứ tình cảm rất thiêng liêng và đáng có. Chúng ta phải biết trân trọng nó. Trước hết chúng ta phải hiểu tình phụ tử là gì? Tình phụ tử là tình cảm giữa cha con, là 1 tình cảm sâu sắc không tình cảm nào sánh bằng.
Trong cuộc đời mỗi người, ta hạnh phúc và ấm êm hơn nhờ vào tình phụ tử nồng ấm. Cha là người dành cho ta trọn vẹn tình yêu thương và luôn chăm sóc ta. Suốt năm tháng qua, sau lưng ta luôn là bờ vai của cha bảo vệ, chăm sóc. Cha chúng ta có thể chịu vất vả, khó nhọc nhưng không bao giờ để ta chịu thiệt thòi. Đặc biệt, trong mọi giờ phút dù ta thất bại hay hạnh phúc thì sau lưng ta vẫn có sự bao bọc, chở che. Những việc làm cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng.
Trong cuộc sống này, không có gì là miễn phí ngoài tình yêu của cha mẹ.Tình yêu thương của cha là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
Bài văn mẫu 5
Trong cuộc sống, tình phụ tử chính là một trong những tình cảm gia đình thiêng liêng và cao quý nhất. Thật vậy, tình cảm cha con chính là thứ tình cảm có ý nghĩa quan trọng đối với hành trình lớn lên và phát triển của mỗi người con.
Đầu tiên, cha là người có công ơn sinh thành đối với mỗi người con. Dù không trực tiếp mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày nhưng cha luôn mong ngóng sự ra đời của thiên thần nhỏ là chúng ta. Ngày chúng ta chào đời, cha đã không thể giấu được những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài. Thứ hai, cha chính là người yêu thương chúng ta vô điều kiện. Tình yêu thương của người cha thường được thể hiện bằng hành động và kín đáo hơn là mẹ. Sự yêu thương, quan tâm của cha thường tinh tế, ít khi thể hiện nhưng điều đó không có nghĩa là tình cha không bao la, rộng lớn. Cha yêu thương các con mình còn hơn yêu chính bản thân mình. Tình yêu ấy được thể hiện bằng sự quan tâm, chăm sóc, bằng những bài học làm người, bằng những lần cha ăn năn vì đã trót đánh mắng chúng ta.
Trong suốt những năm tháng mỗi người con lớn lên và trưởng thành, cha vẫn luôn ở bên để chăm sóc, theo dõi quá trình trưởng thành của chúng ta. Giống như mẹ, cha vẫn luôn ở bên đồng hành, âm thầm ủng hộ từng bước đi của mỗi đứa con, để rồi khóc òa lên hạnh phúc vì con mình đã thành công. Sau tất cả, hạnh phúc lớn nhất của mỗi người làm cha, làm mẹ vẫn là đứa con mình được hạnh phúc và trở thành những công dân tốt. Tình phụ tử chính là tình cảm cơ sở trong gia đình, là nền tảng của một gia đình hạnh phúc, góp phần làm cho xã hội văn minh, giàu đẹp hơn. Hiện nay, qua các phương tiện báo đài truyền thông, chúng ta vẫn nghe không ít những mâu thuẫn cha con dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.
Quan trọng nhất, giữa cha và con, chúng ta cần tìm ra tiếng nói chung để có thể giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tóm lại, tình cảm cha con chính là một trong những tình cảm cao quý, thiêng liêng và đẹp đẽ nhất đối với mỗi người.
Nghị luận xã hội về tình phụ tử đầy đủ
Bài văn mẫu 1
Trong cuộc đời này, cha có lẽ là người luôn thầm lặng dõi theo mỗi bước chân của ta. Không nhiều lời vỗ về, cũng không quá nhiều nhắc nhở, nhưng những ưu tư, trăn trở, những hành động quan tâm cùng tình yêu thương vô bờ của cha khiến mỗi người thêm mạnh mẽ hơn trước bao sóng gió của cuộc đời.
Tình phụ tử xưa nay vẫn được biết đến là tình cảm cha con sâu nặng. Tình phụ tử sâu nặng, to lớn và thiêng liêng như trời bể không có bút mực có thể so sánh được. Đó là mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa cha và con. Cha và con không chỉ có sự tương thích về mặt ngoại hình mà còn có sự gắn bó về mặt tâm hồn. Đó là sợi dây liên kết vô hình.
Nếu tình mẫu tử là tình cảm giữa mẹ đối với con cái thì tình phụ tử là tình cảm giữa cha đối với con cái. Nếu nhắc đến mẹ, ta nghĩ sự quan tâm dịu dàng và tinh tế, còn nhắc đến cha ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh có phần mạnh mẽ, cứng nhắc. Nhưng chính sự mạnh mẽ của cha lại đem đến cho ta một cảm giác ấm áp đầy tin tưởng.
Có thể, cha là người ít bộc lộ cảm xúc ra ngoài nhưng điều không có nghĩa là cha không buồn, không xúc động trước mọi việc xảy ra với con cái. Cái vẻ ngoài có phần lầm lì ít nói ấy vô tình đã che lấp đi tình cảm mãnh liệt. Và chính ta cũng thường hay tâm sự với mẹ nhiều hơn. Bởi hẳn có lẽ, mỗi người trong tiềm thức đều mang một nỗi sợ khi phải nói với cha, sợ đòn roi hay sợ trách mắng?. Và nó trở thành chứng ngại vật tạo ra một khoảng cách giữa ta và người cha thân thương của mình.
Cha là trụ cột gia đình – một trụ cột về cả tài chính và tinh thần, mang trên vai trọng trách với gia đình nên chính ý thức trách nhiệm đó đã tạo nên một sự mạnh mẽ cứng rắn trong cha. Nhưng cha vẫn luôn yêu thương, quan tâm và sẵn sàng vươn đôi tay rộng lớn ra để bảo vệ con cái. Sau mỗi trận đánh, mỗi đòn roi lòng của cha còn đau hơn cả chúng ta…
Cha còn là người đứng sau lưng và theo sát ta trong mỗi bước chân chập chững. Khi ta vấp ngã, cha không đưa tay ra đỡ, không làm hộ ta những điều ta phải làm mà cha nâng đỡ tạo thêm động lực cho ta thực hiện và hoàn thiện bản thân. Nên không phải ngẫu nhiên mà trong ngày đám cưới, cha sẽ là người dẫn con gái vào lễ đường. Trong giây phút xúc động đó, ta cũng thường thấy những giọt nước mắt rơi xuống từ đôi mắt có nhiều nếp nhăn của cha.
Khi mọi người đã từ bỏ, thậm chí khi cả thế giới có thể chối bỏ ta, gia đình vẫn ở đó nâng đỡ chấp nhận ta quay về. Câu chuyện về bé Nhật Linh bị sát hại man rợ ở Nhật không chỉ khiến cho ta xót xa trước sự ra đi của bé, mà ta còn xót xa hơn về hình ảnh một người đàn ông sẵn sàng bỏ hết công việc ngày ngày lê la khắp đường phố xin chữ ký để tòa án có thể trừng trị tên sát nhân với hình phạt cao nhất. Đó chính là hình ảnh đầy xúc động của cha cô bé Nhật Linh.
Hay câu chuyện về người cha mang chân giả cõng con trai lên lầu 2 để đi thi trung học phổ thông quốc gia. Người đàn ông đó là anh Nguyễn Văn Tân (phường Vỹ Dạ, TP Huế) đưa con trai là thí sinh Nguyễn Thiên Phú (học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đi thi. Anh muốn động viên tinh thần cho con trai nên không màng vất vả không cần ai giúp đỡ, tự mình với một chiếc chân giả cõng con lên tận lầu hai.
Tình phụ tử là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này. Nếu không có cha mẹ vất vả hi sinh thì sẽ không ta của ngày hôm nay. Tình phụ tử chính là bệ đỡ nâng đỡ tâm hồn ta. Trong cuộc sống có nhiều trúc trắc, nhiều cám dỗ khiến ta dễ sa đọa. Nhưng chỉ cần một lời khuyên răn chân thành kịp thời và đến từ người có tác động mạnh mẽ đến tâm khảm của ta – đó là lời khuyên của cha, thì ta sẽ được vực dậy khỏi hố sâu đen tối u mê.
Và đôi lúc ta cảm thấy cuộc sống mệt mỏi, thì hãy quay về bên gia đình bên cha, bên mẹ. Đó luôn là nơi bình yên nhất trên hành tinh này. Bạn không cô đơn mà ở phía sau luôn có gia đình kề bên. Bên ngoài bạn có thể giả vờ mạnh mẽ cứng rắn bao nhiêu thì khi mệt mỏi bạn có thể quay trở về sà vào vòng tay của cha mà òa khóc như những chú chim non về tổ, không cần phải giả vờ mạnh mẽ trước mặt cha. Cha sẽ luôn bao dung cho mọi lỗi lầm và tìm cách giúp ta giải quyết vấn đề.
Có thể đó là những hành động trực tiếp hoặc đôi khi chỉ là một cái vuốt tóc vỗ về nhưng cũng đã đủ tiếp thêm động lực cho ta. Mỗi khi mệt mỏi hãy nhớ đến vòng tay ấm áp của cha bạn sẽ có thêm sức lực để tiếp tục chiến đấu cho cuộc sống này. Sự nghiêm khắc của cha trong lời nói, trong hành động không phải vì cha không thương yêu chúng ta mà đó là cách thể hiện tình yêu thương của cha. Sẽ có lúc bạn phải cảm ơn cách giáo dục mạnh mẽ nghiêm khắc ấy để ta có thể đứng vững trong xã hội nhiều cạm bẫy này.
Và đúng với câu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, nếu mẹ là đại diện cho những gì hiền dịu nhất thì cha lại đại diện cho những gì nghiêm khắc nhất. Bởi lẽ trong bất cứ gia đình nào cũng cần có một người đứng ra làm “nhân vật phản diện” để dạy dỗ con cái. Và vai trò đó thường do cha đảm nhiệm. Ta thường thấy mẹ làm việc nhà tất bật từ sáng đến tối nhưng cũng đừng quên cha của ta cũng vất vả lam lũ ngoài kia để kiếm từng đồng để nuôi nấng ta…
Những gian khổ, hy sinh của cha ít thể hiện ra nhưng có bao giờ bạn chú ý lưng áo của cha ướt đẫm mồ hôi, bạc phếch đi theo năm tháng?. Có bao giờ bạn chú ý đuôi mắt cha cũng đã xuất hiện những nếp nhăn, mái tóc của cha đã điểm bạc hơn?. Và có bao giờ bạn chú ý những lần cha thao thức ngắm nhìn xa xăm lo lắng cho cuộc sống mưu sinh?… Hãy ngắm nhìn những điều đó để thêm trân quý tình cảm cha dành cho ta.
Như hình ảnh ông Sáu ngồi miệt mài tỉ mỉ làm từng chiếc răng lược chỉ vì lời nói vu vơ của bé Thu “cha tặng con cây lược ngà” – trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Tuy cuối cùng ông Sáu hy sinh, nhưng trước lúc nhắm mắt ông vẫn nghĩ về con gái. Chính con cái là động lực để cha vượt qua mọi khó khăn. Cha mẹ có thể vì tương lai của con mình mà chấp nhận và sẵn sàng đánh đổi tất cả.
Tình cha con thiêng liêng là thế nhưng vẫn có nhiều bạn trẻ vẫn chưa ý thức được ý nghĩa cao cả của nó. Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Các bạn học sinh thường cảm thấy cha thật nghiêm khắc. Cha không bao giờ chịu lắng nghe thấu hiểu cho mình. Nhưng thực chất cha mẹ luôn ở bên cạnh ta, chỉ có ta thay đổi chứ tình thương cha mẹ dành cho ta không bao giờ đổi thay.
Các bạn cứ viện lí do chênh lệch về tuổi tác, khoảng cách thế hệ, cha mẹ đã lạc hậu cổ hủ nên không hiểu cho các bạn, không thể chia sẻ cùng các bạn. Nhưng thực chất có bao giờ bạn ngồi xuống lắng nghe những lời khuyên của cha, nghe những tâm sự chất chứa trong lòng cha?. Bạn muốn được thấu hiểu nhưng đã bao giờ bạn chịu hạ mình xuống thấu hiểu cho cha mình chưa?.
Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của internet của công nghệ, các bạn trẻ hiện nay chỉ chăm chăm vào việc phát triển các mối quan hệ ảo trên mạng xã hội mà dần dần xa rời các mối quan hệ đời thực. Trong bữa cơm gia đình, nếu ngày xưa là những cuộc trao đổi về mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống thì giờ đây chỉ còn là những cuộc đối thoại ngắn bởi các bạn đang bận lướt mạng xã hội. Các bạn sẵn sàng bỏ thời gian ra để trả lời tin nhắn, để bình luận vào bài viết của người khác, để đếm lượt tương tác trên các bài viết của mình mà không thể dành thời gian đó để cùng nhâm nhi một tách trà với cha…
Có nhiều bạn trẻ sẵn sàng chia sẻ những tin tức về công lao to lớn của cha, có thể viết những bài viết rất xúc động về cha trên mạng xã hội nhưng trên thực tế thì lại không hề yêu thương biết ơn người đã sinh thành mình. Vậy thì những chia sẻ ấy có xuất phát từ tấm lòng hay chỉ là một cách thể hiện ra bên ngoài cho người khác thấy mà thôi…
Bên cạnh đó, cũng có nhiều tin tức đáng buồn về con cái nhẫn tâm sát hại bậc sinh thành của mình chỉ vì mâu thuẫn, chỉ vì tiền bạc. Con người phải chăng đang trở nên vô cảm với đồng loại, đặc biệt với chính cha mẹ của mình?. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng áp đặt cứng nhắc suy nghĩ của mình lên con cái. Hãy cho con cái một khoảng không tự do vừa đủ để con cái học được cách tự lập và không bị quá ngột ngạt.
Đôi lúc cha mẹ chỉ nên đưa cho con cái lời khuyên, đừng lấy thân phận đấng sinh thành mà ép buộc con cái đi theo con đường mà ta vạch sẵn. Đừng biến con cái trở thành công cụ để hoàn thành ước mơ dang dở của mình, cũng như để làm rạng danh gia đình. Cha mẹ và con cái là mối quan hệ tác động hai chiều. Tình yêu thương nên xuất phát từ cả hai phía. Cả cha mẹ và con cái nên lắng nghe nhau nhiều hơn, quan tâm nhau nhiều hơn. Cuộc sống không chỉ có tiền tài, danh vọng, quyền lực mà còn cần có một gia đình. Hãy nhớ gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu.
Tình phụ tử không chỉ được thể hiện bằng những lời nói yêu thương mà nó còn phải được thể hiện bằng hành động. Điều quan trọng nhất dù là xuất phát từ lời nói hay hành động thì đều phải là những gì chân thành nhất, xuất phát từ tấm lòng trân trọng công lao to lớn của cha.
Dù có lớn khôn dù có thông minh hay dù có trở thành ai trong tương lai thì hãy luôn nhớ về đấng sinh thành đã chăm sóc ta vất vả bao lâu. Chính vì vậy dù có báo hiếu bao nhiêu vẫn mãi mãi không bao giờ là đủ. Khi cha mẹ già rồi có thể bạn sẽ thấy họ thật phiền phức lôi thôi nhưng hãy nhớ đến ngày bạn thơ bé bạn cũng đã từng phiền phức lôi thôi như thế nhưng cha mẹ vẫn luôn yêu thương chở che. Và trước khi báo đáp cho cha mẹ, thì hãy sống cho xứng đáng với tình yêu thương ấy.
Mỗi chúng ta dù nhỏ bé thất bại hay dù vĩ đại thành công thì hãy luôn nhớ về cha mẹ những người đã chắp cánh ước mơ cho ta, nâng đỡ ta trong cuộc sống này. Hãy mãi mãi khắc ghi trong lòng. Đừng để khi cha mẹ tóc đã bạc phai mà bạn vẫn chưa làm gì để phụng dưỡng.
Bài văn mẫu 2
Có một câu ca dao đã từng ví: Con không cha như nhà không nóc”. Thử hỏi ngôi nhà là nơi ta cùng người thân chung sống, che mưa che nắng ấy vậy mà không có nóc thì nó sẽ như thế nào? Với con cái, ngoài sự chăm sóc chu đáo cần mẫn của người mẹ thì sự che chở bao bọc của người cha là mái nhà cho con vui chơi học hỏi hình thành nết người cho con. Cha là người bảo vệ cho con khỏi mưa nắng bão táp, ủ ấm con trong ngôi nhà của mình. Vì thế nếu như một ngôi nhà không có nóc thì đó là một ngôi nhà không hoàn chỉnh, nhất là với những đứa con đó là một sự thiệt thòi không nhỏ.
Mỗi đứa bé sinh ra trên cõi đời này đều có một cha và một mẹ nhưng mỗi người cha người mẹ của mỗi người sẽ khác nhau. Cha tôi sẽ khác ba bạn, cha tôi làm nông dân, cha bạn làm công nhân hay nhà khoa học nhưng chúng ta không cần quan tâm bởi chúng ta đang xét đến hình ảnh người cha trong gia đình chứ không phải địa vị ngoài xã hội. Những ai đã có một gia đình nhỏ, đã làm cha thì chắc hẳn đã biết được cảm giác hạnh phúc khi những đứa con nhỏ chào đời. Từ ấy trong cha bừng nên một ngọn nến, ngọn nến ấy ấp ủ trong cha sự yêu thương với gia đình con cái, tinh thần trách nhiệm ước mơ cho tương lai con cái sau này. Có nhiều người đã không quản hi sinh thân mình để che chắn bảo vệ con, nhiều người cha không tốt nhưng sau khi làm cha họ đã thay đổi, có người cha vì con mà trở thành những người cha gương mẫu, luôn tu chí rèn luyện bản thân cống hiến hết mình cho con mà không hề than vãn hay trách móc. Đó chẳng phải là tình cảm bao la vô bờ bến của người cha hay sao? Vì vậy mà đừng nên suy nghĩ đắn đo xem cha chúng ta là người như thế nào bởi lúc nào cha cũng thật vĩ đại.
Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người nghiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nên nhiều bạn còn giận và xa lánh cha. Nhưng thường khi càng lớn cách nhìn về cha của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi đã hiểu và thương cha nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi và tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn, cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên, ông cũng luôn đưa ra những lời khuyên, những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi có cảm giác thấy chút e sợ. Trước những lựa chọn của chính mình, tôi phải tự tìm hiểu, phải suy nghĩ, phải quyết định và tìm ra cách để thực hiện nó. Đó không phải là một việc đơn giản. Thế mới biết cha mình trước kia đã phải dốc lòng dốc sức thế nào mới đưa ra được quyết định cho tôi và tôi tin những gì ông mang lại cho tôi là tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Với mọi người tôi không cần biết họ nghĩ về cha tôi ra sao nhưng với tôi cha là số một. Tôi chưa bao giờ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Tôi thấy những gì mà mình được hưởng từ cha mẹ thật là hạnh phúc. Đặc biệt là có một nóc nhà như cha tôi. Tình cha thật là vĩ đại, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng trái tim và tình yêu thương dành cho đấng sinh thành. Ở trong không gian bao la đầy ắp tình thương của người cha tôi tha hồ vùng vẫy nhảy múa và luôn được an tâm. Đó là một nguồn sức mạnh tiềm ẩn vững chắc cho sự phát triển bay cao bay xa của tôi. Dù tôi có vấp ngã hay sai trái thì khi ngoảnh lại sẽ vẫn nhận được tình cảm thương yêu của cha, ánh mắt đầy hi vọng,cái gật đầu đầy tin tưởng để tôi có thể tiếp tục bước đi.
Không một từ ngữ hay một điều gì có thể nói hết sự vĩ đại ấy. ”Công cha như núi thái sơn” - một câu tục ngữ để nói về công lao của người cha hay “Khúc hát tình cha - Ngọc Sơn” cũng chỉ là sự mô phỏng tượng trưng chứ không phải là tất cả. Trái Đất của chúng ta rộng lớn thật nhưng ta còn có thể đo được độ lớn của nó nhưng tấm lòng của cha dành cho con thì đố ai so nổi? Là những người con như tôi và các bạn hãy yêu thương cha mình bởi không một người đàn ông nào trên thế giới tốt hơn cha ruột của mình cả. Ai là người dạy ta cách đối nhân xử thế? Ai là người ngồi cả trưa quạt cho ta ngủ khi mất điện, ai dạy ta bản lĩnh và cách nhìn cuộc sống. Đó chỉ có thể là cha.
Trên đời cái gì cũng có hai mặt, có đen thì sẽ có trắng. Đa số chúng ta có những người cha vĩ đại nhưng trong xã hội đầy rẫy những người cha không tốt, đối xử tệ bạc với con cái, bắt con cái đi ăn xin đánh giày để lấy tiền uống rượu. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong xã hội, đó là những người cha vô lương tâm, không có ý chí, những người chịu thua số phận, chấp nhận đứng dưới đáy của xã hội. Nhưng dù thế nào cha vẫn là cha dù xấu dù tốt. Rồi có ngày những người cha như vậy sẽ biết hối lỗi và sống khác đi.
Núi cao to sông chảy dài thế nào ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ. Điều đó đã trở thành đạo lí và bổn phận của con cái, chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
Tình cha - một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó. Không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con và: "Bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại".
Bài văn mẫu 3
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn, Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!
Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội trấu, đạp xích lô không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện để kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề!
Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm rau, cơm mắm qua ngày.
Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.
Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.
Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con. Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!
Bài văn mẫu 4
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Hẳn ai trong cuộc đời cũng dành tình cảm trọn vẹn sự thủy chung, yêu thương cho hai đấng sinh thành của mình là cha và mẹ. Tình mẫu từ từ trước đến nay dường như đã được nói đến, nhắc đến rất nhiều, cả trong văn chương cũng như trong đời sống. Nói như vậy cũng không có nghĩa là tình phụ tử không bao la, cao cả như tình mẫu tử. Không, tình cảm ấy cũng thiêng liêng, đáng trân quý, chỉ là sự thể hiện tình cảm đối với con cái của một người đàn ông và một người đàn bà là thường có sự khác nhau.
Tình phụ tử là tình cảm giữa cha và con, tình cảm ấy bền chặt và bao dung, theo mỗi con người đến hết cuộc đời. Nếu mẹ là người mà mỗi khi nhắc đến đều gợi cho ta cảm giác sự thân thương dịu dàng, bao dung thì tình cha lại nồng ấm một cách khác biệt. Mẹ là người chăm sóc ta nhiều hơn cha, sớm khuya lo lắng cho ta từ bữa ăn giấc ngủ thì cha với tầm nhìn cao và mạnh mẽ hơn, là trụ cột gia đình, bảo vệ mẹ, bảo vệ con, vất vả mưu sinh vì miếng cơm manh áo cho gia đình. Cha là một người sẽ nghiêm khắc hơn mẹ nhưng cũng chính là người dạy dỗ, làm nền tảng vững chắc về sự hình thành nhân cách của người con.
Tình cảm của cha thường không bao giờ được nhẹ nhàng, âu yếm như của mẹ, nhưng nó cũng mãnh liệt, trọn vẹn và cũng vô cùng vững bền. Cha cũng như mẹ luôn luôn lo lắng cho con, khi có con, khi là người sinh con ra trên đời, cha mẹ hiểu rõ trách nhiệm cũng như tình cảm của mình. Con chính là nguồn sống của cha mẹ. Tuy nhiên khác với mẹ, tình cảm mẹ dành cho con được biểu lộ rất rõ ràng, nhưng còn với cha, nó rất thầm kín, ít khi được biểu lộ ra bên ngoài.
Tôi vừa xem được một clip rất cảm động trên mạng nói về tình cảm của cha dành cho con. Rất cảm động, rất đời thường nhưng không phải đứa con nào cũng nhận ra những tình cảm cao thượng nơi cha. Bình thường cha là người rất ồn ào, nhưng lại là người rất lặng lẽ đúng thời điểm, đó là khi cha nhẹ nhàng mang nước cho con khi con học bài. Bình thường cha là người khá luộm thuộm và không chịu để ý ngoại hình nhưng cha lại chỉnh chu đến mức thái quá trong ngày trọng đại của con. Bình thường cha là người rất tính toán chi tiêu, luôn cân nhắc suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định mua bán đồ vật gì trong nhà, nhưng với con, cha hào phóng, không tiếc con điều gì. Những khuyết điểm đáng yêu cùng với đó là những ưu điểm tuyệt vời của cha có thể có những đứa con dễ dàng cảm nhận được, nhưng cũng có thể là không.
Trong các tác phẩm văn chương, cũng có nhiều tình cảm cha con vô cùng cảm động. Đó là câu chuyện cha con của ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Vì chiến tranh, ông Sáu phải xa nhà đi đánh trận từ khi con gái đầu lòng mới tròn một tuổi, tại nơi chiến khu ông chưa bao giờ nguôi nhớ thương về con gái và luôn mong mỏi có một ngày được trở về gặp con gái mình. Hay cũng trân quý và đáng thương cho tình cảm mà người cha như Lão Hạc dành cho con trai mình, ông đã bất chấp cả mạng sống của mình vì muốn giữ lại mảnh đất cho con trai. Những tình cảm đó đáng trân trọng vô cùng.
Nhưng trong thực tế hiện nay, lại có rất nhiều người không hiểu được tình cảm của cha dành cho mình, có nhiều trường hợp còn có những hành vi ngược đãi cha mẹ. Cha mẹ già yếu lại thấy phiền không muốn chăm sóc và đẩy cha mẹ vào viện dưỡng lão. Những hành vi đó đáng phê phán vô cùng.
Tình phụ tử là tình cảm quan trọng trong mỗi cuộc đời con người, nó cũng thiêng liêng, cao cả và cảm động không kém gì tình mẫu tử. Mẹ và cha là hai người đã sinh thành, dưỡng dục và cho con cái có cuộc sống trên đời để được sống, trải nghiệm và yêu thương.
Bài văn mẫu 5
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời con người là tình mẫu tử, nó là mối keo sơn gắn kết người sinh thành ra chúng ta. Trong cuộc sống cũng như trong thơ văn, tình mẫu tử luôn được nhắc đến với thái độ kính trọng, trân trọng nhất. Tuy không được nhắc nhiều đến trong thơ văn, trong cuộc sống, thế nhưng, tình phụ tử cũng là một thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào! Nó cũng cao cả, sâu nặng, nghĩa tình như tình mẫu tử vậy.
Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, như trời như biển mà có cố gắng cả đời chúng ta cũng chẳng thể trả hết. Nếu như tình mẫu tử là sợi dây liên kết giữa người mẹ và con mình thì tình phụ tử lại là mối liên kết giữa cha và con. Tuy được thể hiện theo từng khía cạnh, cũng như biểu hiện khác nhau nhưng chung quy lại đều là một thứ tình cảm sâu nặng tựa trời biển.
Tình cảm phụ tử - phụ là cha, tử là con, nó gợi cho chúng ta sự gắn bó khăng khít, sự thủy chung, yêu thương bao dung, bền chặt. Nếu như mỗi lần nhắc tới mẹ, ta lại cảm thấy một sự nhẹ nhàng, ấm áp, dịu êm thì nhắc tới cha, ta lại cảm thấy một sự ấm áp khác lạ. Đó là sự ấm áp đầy nam tính, dù không dịu dàng như mẹ nhưng lại khiến ta an tâm và tin tưởng biết nhường nào! Phải, tình phụ tử cũng là tình cảm thiêng liêng bậc nhất của cuộc đời người, nó đóng một vai trò thật đặc biệt trong đời sống của chúng ta. Mẹ sinh thành ra ta, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi nuôi dạy ta nên người. Mẹ là người lo cho ta giấc ngủ ngon, sớm khuya bên cạnh thì cha lại là người trụ cột trong gia đình, có tầm nhìn cao rộng hơn, mạnh mẽ hơn, giúp bảo vệ gia đình, bảo vệ mẹ, bảo vệ ta. Cha là người vất vả hy sinh công sức, thời gian bên ngoài xã hội lo cho gia đình vì miếng cơm, manh áo. Cha cũng sẽ là người nghiêm khắc với ta hơn bởi cuộc đời đã tôi luyện cho cha thành một người cứng cỏi như thế. Có lẽ vì vậy, tình phụ tử không êm dịu, nhẹ nhàng như tình mẫu tử mà nó mạnh mẽ, can đảm hơn rất nhiều.
Tình phụ tử sẽ giúp chúng ta bước qua sóng gió cuộc đời, nó cũng như tình mẹ vậy, vô cùng mãnh liệt, vô cùng vững bền. Cha cũng như mẹ, luôn lo lắng cho ta, luôn bao dung cho ta mọi lỗi lầm cùng như sai trái. Nếu như mẹ ân cần khuyên bảo, nhẹ nhàng răn dạy chúng ta để chúng ta đi đúng con đường đời thì cha lại khác. Cha rất nghiêm khắc với ta, có thể thẳng thắn khuyên răn chúng ta bằng những lời lẽ cứng cỏi, giáo dục chúng ta bằng sự nghiêm khắc của mình. Tình phụ tử khác với tình mẫu tử, bởi tình mẫu tử luôn được bộc lộ ra một cách tình cảm nhất, rõ ràng nhất nhưng tình phụ tử lại rất ít được biểu lộ, nó chỉ tồn tại thầm kín trong tâm hồn ta, chảy thật mạnh mẽ trong tim của ta.
Có mẹ có cha trên đời thì là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của chúng ta. Vậy mới nói, tình phụ tử, tình mẫu tử đối với mỗi người mà nói trong cuộc sống thật sự vô cùng quan trọng. Có cha trong đời, ta sẽ được chở che bằng đôi vai rộng, bằng tấm lưng lớn. Cha sẽ chăm sóc ta, dạy ta sự can đảm, sự mạnh mẽ và trưởng thành. Vâng, có cha, cuộc đời thật hạnh phúc biết nhường nào!
Tôi đã từng chứng kiến một câu chuyện về một người cha đưa đứa con nhỏ của mình băng rừng vượt suối để lên tới bệnh viện. Anh ở tận Tây Nguyên xa xôi, nhưng vì đứa con bệnh nặng, chẳng thể chữa trị tại quê nhà, vậy nên anh lặn lội mang con tới tận Sài Gòn để mong có được sự chữa trị tốt nhất. Trên người anh chỉ vỏn vẹn vài triệu bạc vừa bán được chút cà phê, mang cả lên đây chờ con khám bệnh. Nhìn gương mặt, thân hình của anh, tôi thấy được sự vất vả, nắng gió, cực nhọc, nhưng tình phụ tử, tình yêu con đã giúp anh vượt qua tất cả, mang con đến với những gì tốt đẹp nhất mà anh có thể cho nó. Phải, chẳng có gì bằng tình yêu mà cha mẹ dành cho con cái của mình được. Họ có thể chịu khổ, nhưng họ sẽ dành cho con mình những gì tốt đẹp nhất mà họ có được.
Hay các bạn có đọc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Đó là hình ảnh một người cha đau khổ, con không nhận ra vì ông đã xa nó đi chiến đấu khi nó còn quá nhỏ, nhưng ông vẫn dành cho nó sự yêu thương nhất. Dù rằng bị con chối từ nhưng đối với ông, tình phụ tử đã khiến ông không một phút giây nào thôi nhung nhớ tới đứa con nhỏ ở quê nhà. Ông trân trọng từng phút từng giây bên con.
Cha đối với chúng ta mà nói, luôn yêu thương chúng ta bằng những cách đặc biệt nhất. Ta đi sai đường, mắc lầm mắc lỗi thì cha mẹ chính là người đau lòng nhất. Có thể nói, nếu không có cha trong cuộc đời này, đó là một thiệt thòi vô cùng to lớn của chúng ta. Tình phụ tử của cha sẽ giúp chúng ta đi đúng con đường của mình giữa hàng trăm con đường ở cuộc đời bộn bề sóng gió này. Cha sẽ chỉ dạy, sẽ hướng chúng ta tới những gì tốt đẹp nhất mà cha có thể mang tới. Rồi khi vấp ngã, cha sẽ nâng ta dậy, dạy ta những bài học quý, chỉ cho ta cách thức đứng lên giữa cuộc sống bon chen này. Phải, có cha, điều đó thật tuyệt vời biết bao nhiêu.
Vậy nên mỗi chúng ta hãy luôn tâm niệm trong lòng tình phụ tử thiêng liêng này, phải luôn luôn trân trọng và giữ gìn nó một cách cẩn thận nhất. Hãy lắng nghe người cha yêu quý của mình, chăm sóc theo cách tốt nhất mà mình có thể. Và chúng ta càng phải cố công học tập thật tốt hơn nữa, ngoan ngoãn để không phụ lòng mong mỏi và niềm tin mà cha chúng ta đã đặt vào chúng ta.
Tuy hiện nay, đâu đó vẫn xuất hiện một vài tin tức đáng buồn về tình phụ tử. Một người đàn ông ở Hà Nội cùng vợ của mình đã đuổi người cha già hơn tám mươi tuổi của mình ra ngoài đường trong đêm khiến người cha ấy phải ngủ ngoài lề đường. Thật sự một người con lại có thể đối xử với người cha đã nuôi nấng mình như vậy sao? Đó là một hành vi ngược đãi cha mẹ thực sự đáng lên án vô cùng. Cha mẹ chúng ta dù già yếu nhưng vẫn là người chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta từ thuở còn thơ, đừng bao giờ cảm thấy phiền vì phải chăm sóc cha mẹ của mình.
Bài văn mẫu 6
Chẳng có một thước đo giá trị nào có thể đo được tình phụ tử - những tình cảm mà người cha dành cho người con của mình. Đó là thứ tình cảm mà chẳng ngôn ngữ nào có thể diễn tả được.
Tình phụ tử, là tình cha con, thứ tình cảm thiêng liêng, quý giá. Ai được sinh ra trên đời cũng có một người cha. Người mà luôn thầm lặng dõi theo chúng ta trên mọi nẻo đường. Từ khi còn thơ ấu, cha đã luôn là người sát cánh bên ta. Những hình ảnh về cha lúc nhỏ, đó là những hình ảnh về một người nghiêm khắc, khó tính. Cha tạo cho chúng ta cảm giác lạnh lùng, khó gần. Cha trong mắt chúng ta, là người chỉ biết đến công việc, chỉ biết kiếm tiền. Đôi khi chúng ta thấy cha thật vô tâm, chẳng quan tâm gì đến chúng ta như mẹ cả. Mẹ thì luôn quan tâm tới chúng ta, lắng nghe chúng ta, còn cha, thật thầm lặng.
Nhưng, cha thầm lặng, bởi cha mang trong mình nhiều nỗi ưu tư, trăn trở về cuộc sống. Làm sao có thể chăm sóc, nuôi dưỡng chúng ta cho thật tốt. Gánh nặng của người cha là rất lớn, người cha, người đàn ông trụ cột trong gia đình. Cho nên, tất cả những công việc mà cha phải gánh vác là rất nhiều, khiến cho chúng ta luôn thấy cha thật nghiêm khắc, hay khó tính, nhưng thực ra thì, cha lại rất thương yêu chúng ta.
Sự yêu thương của cha được thể hiện qua hành động thực tế: những bữa cơm ngon, tiền tiêu vặt, những món quà cha tặng, hay là tiền để cho chúng ta đi học, đi chơi. Cha lo cho chúng ta rất nhiều thứ từ khi chúng ta còn bé. Bằng sự vất vả, khổ cực làm việc của cha. Chúng ta mới có những thứ chúng ta cần thiết, tiền để nuôi sống chúng ta. Đừng trách cha vì cha lạnh nhạt, chẳng quan tâm nói chuyện với chúng ta nhiều như mẹ. Bởi bạn biết đấy, cha là một người tuyệt vời. Tuyệt vời vì cha hi sinh cả cuộc đời mình để nuôi nấng chúng ta, chẳng một lời than phiền.
Khi chúng ta sinh ra, trong mắt cha, chúng ta là người quan trọng nhất. Nhưng dần dần, khi chúng ta lớn lên, cái tuổi mà chúng ta dần dần trưởng thành. Chúng ta dần xa lánh với cha mình, lạnh lùng, ít quan tâm tới cha hơn. Nhưng cha vẫn luôn quan tâm tới chúng ta, bất kể là nắng mưa đi chăng nữa. Hay tới khi chúng ta có người yêu, lập gia đình. Cha lại là người hết lòng chăm lo cho con cái chúng ta. Cha là như vậy đấy, vĩ đại, bao la như vậy.
Tuy nhiên, trong xã hội, cũng có những người cha không hoàn hảo như vậy. Những người cha đánh đập chính những người con của mình. Vì họ bất lực trong cuộc sống, nên đánh đập chính con đẻ của mình là một sự giải sầu. Cũng có những người cha nghiện ngập, chỉ biết rượu chè, cờ bạc, hút chích, chẳng quan tâm gì đến con cái, chỉ biết có bản thân mình. Và những đứa trẻ, thật bất hạnh khi sống cùng những người cha như vậy. Hay xã hội hiện nay, với sự hội nhập không ngừng, văn hóa con người cũng trở lên xuống cấp. Những ông bố, bà mẹ tàn nhẫn vứt bỏ những đứa con của mình. Những người cha máu lạnh, vì phút bồng bột không làm chủ được bản thân mà gây hậu quả. Để rồi người nhận hậu quả lại chính là những người con của mình.
Cha, người tuyệt vời nhất, người quan tâm tới chúng ta nhất trên đời, người có thể hi sinh tất cả một cách thầm lặng. Là người con, chúng ta hãy trân trọng những giây phút được ở bên cha của mình. Bởi ai rồi cũng già, và cha cũng vậy. Cha cũng sẽ chẳng theo chúng ta tới suốt cuộc đời được, chẳng thể ở bên ta, chăm sóc ta như lúc ta còn thơ ấu nữa.
Cha, người cho chúng ta tất cả, hi sinh tất cả cho chúng ta. Tình yêu mà cha dành cho chúng ta vô cùng to lớn. Hãy yêu thương gia đình, trân trọng những giá trị tốt đẹp mà ta đang có. Như vậy, hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn.
Bài văn mẫu 7
Những tình cảm yêu thương đối với cha mẹ luôn là những thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đó là mối keo sơn gắn kết giữa chúng ta với đấng sinh thành. Bên cạnh tình mẫu tử cao quý thì tình cảm phụ tử cũng rất sâu nặng và nghĩa tình đó là thứ tình cảm mà chẳng ngôn ngữ nào có thể diễn tả được.
“Cha là bóng mát giữa đời
Cha là điểm tựa bên đời của con”
Tình phụ tử là tình cảm của người cha dành cho những người con của mình, tình cha ấm áp như vầng thái dương, ngọt ngào như dòng nước đầu nguồn. Trong đời sống tinh thần đầy đa dạng phong phú của con người thì tình cha con là thứ tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm, thứ tình thân của cốt nhục ruột rà. Ai sinh ra cũng có một người cha, được yêu thương đùm bọc và che chở, không quản nhọc nhằn hy sinh gian khổ để bảo vệ, chăm sóc, đem đến những điều tốt đẹp nhất cho các con. Luôn ấp ủ, ủng hộ và có trách nhiệm giúp đỡ cho những ước mơ, tương lai của con cái sau này. Công lao to lớn của người cha làm sao có thể kể hết bằng ngôn từ, nó đã được thể hiện rất nhiều trong những bài ca dao, dân ca, tục ngữ như sau:
“Công cha như núi ngất trời ”
“Công cha như núi thái sơn”
“Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi ”.
“Cha là núi xanh hoài cỏ dại
Cha là trời mây trắng con bay ”.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc đáng tin cậy cho vợ và các con. Từ xa xưa, những người làm cha luôn gánh vác mọi việc lớn như xây nhà, chẻ củi, gánh nước,.. Đến những việc nhỏ hơn như đưa ra những lời khuyên bảo chân thành, những kinh nghiệm sống quý báu để con hướng tới những lối đi đúng đắn, những cử chỉ dạy dỗ dìu dắt từng bước đi đầu đời cho chúng ta, những ánh mắt đầy tự hào và trìu mến khi thấy con mình thành công những tình cảm hay ánh mắt ấy cũng đều khởi phát từ trái tim ấm áp của cha. Đôi khi trong cuộc sống chúng ta đứng trước những sự lựa chọn khó khăn hay còn đang loay hoay, bế tắc với những mớ hỗn độn của công việc do mình bày ra, cha chỉ nhẹ nhàng bước đến bên con và mỉm cười, dốc lòng, dốc sức cùng đồng hành để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho con. Mặc dù bận bịu vất vả mưu sinh vì miếng cơm manh áo cho gia đình nhưng cha vẫn luôn tỏ ra mình mạnh khỏe không mệt mỏi cho dù thế nào thì cha vẫn luôn tự mình chịu, không muốn để con cái của mình phải lo lắng. Những lúc mình bất lực hay làm sai điều gì đó cha vẫn ung dung với giọng nói điềm tĩnh, ấm áp, truyền cho con niềm tin, sức mạnh để chống chọi với cuộc sống đầy tấp nập và chông gai này. Qua bao nhiêu năm tháng cha càng ngày càng già đi các con càng lớn dần nhưng đối với cha các con lớn bao nhiêu đi chăng nữa thì vẫn là đứa nhóc ngây thơ của cha, tình cảm của cha không phai theo năm tháng mà ngày càng được tăng lên. Vậy đấy tình cảm của cha thiêng liêng biết bao, người đã làm thầy, làm bạn cùng chia sẻ tâm sự, hỗ trợ chúng ta trong những lúc khó khăn nhất, dạy dỗ ta những bài học làm người quý báu, không bao giờ bỏ cuộc. Những lúc như thế ta thấy cha thật vĩ đại biết bao nhiêu! Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu hết tấm lòng mẹ cha, ta thường thấy cha ta thầm lặng, bởi lẽ là trụ cột của gia đình mang nhiều nỗi ưu tư, trăn trở về cuộc sống. Đó là hình ảnh về một người lúc nào cũng nghiêm khắc, khó tính, cứng rắn trong mọi chuyện, lạnh lùng dứt khoát, thường xuyên quan sát, thường xuyên xem xét những việc làm của các con của mình trong quá trình trưởng thành. Nhưng thật ra, những người cha có tình yêu thương con đều mang một màu sắc riêng, khác với những người mẹ, người bà thường chu đáo, nhẹ nhàng, dịu dàng và âu yếm. Bất cứ người cha nào cũng có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con cái theo cách của riêng mình, thường là “ Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ”, tình yêu thương con ấy được thể hiện ở những hành động cụ thể, ở sự hy sinh không kể đền đáp, răn dạy nghiêm khắc, không nuông chiều để người con nào cũng trưởng thành nên người, không sa đà hư hỏng. Vậy mới thấy, trách nhiệm của một người làm cha cũng thật là nặng nề, vừa thể hiện sự quan tâm lo lắng cũng vừa kỷ cương, nghiêm túc, cho nên con cái hiền hay hư hỏng cũng tùy thuộc vào một phần của người cha bởi sự bao dung bạn dạy dỗ từ những người cha tâm lý. Cha bạn có thể không hoàn hảo nhưng cha vẫn luôn yêu thương bạn theo cách hoàn hảo nhất. Họ ra sức nuôi nấng, chỉ dạy ta để kế nghiệp cha ông dòng tộc và trở thành một con người có ích cho xã hội, làm rạng danh quê hương đất nước, đòi hỏi người cha phải có một sự kiên trì bền bỉ, nhiệt huyết để bên cạnh thôi thúc các con nên người. Không những thế, cha còn là tấm gương mẫu mực tốt nhất mà con mình noi theo, học tập, là bó đuốc cháy hết mình để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc đủ đầy cho gia đình thân yêu. Bên cạnh một người mẹ hiền thục, đằm thắm là một người cha nghiêm túc từ tốn lúc nào cũng vậy, cho dù cách thức biểu hiện tình cảm với con cái có khác nhau như thế nào những bậc làm cha làm mẹ vẫn luôn dành cho con mình những điều tốt đẹp nhất về tất cả mọi mặt. Tình cha luôn là điểm tựa chắc chắn cho con trong những bước đường đời, khi các con lớn lên trong tình yêu thương che chở ấy thì chúng sẽ trở nên tự tin hơn, dũng cảm, kiên cường và cứng cáp hơn, không chịu khuất phục trước những chông gai, thử thách, vì luôn có cha ở phía sau dõi theo, khích lệ, động viên và uốn nắn ta.
Giống như nhà thơ Y Phương đã từng viết:
“Chân phải bước đến cha
Chân trái bước đến mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười”
Chính đạo lý phụ tử cao đẹp ân tình, của tình thân máu mủ ruột rà, nên cha luôn hướng cho con đến ý chí thành công của đạo làm người cho dù những lúc phải gồng mình nuôi dạy con, phải ra sức khuyên nhủ cho con không lầm đường lạc lối nhưng tình cảm thiêng liêng của cha vẫn không hề thay đổi mà vẫn luôn đúng mực, mặc dù con cái có cứng đầu, sai trái bao nhiêu đi nữa thì vòng tay nồng ấm của cha vẫn dang rộng chào đón. Thật hạnh phúc cho những người con còn được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của cha mình. Trong truyền thuyết quý báu của dân tộc ta, hình tượng về người cha Lạc Long Quân tài ba lỗi lạc thương con là niềm tự hào mạnh mẽ về truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, về dòng máu Lạc Hồng của người Việt Nam. Trong tác phẩm văn học viết về tình phụ tử sâu nặng thì phải kể đến đó là cha con Chử Đồng Tử, còn cả lời trăn trối của người cha già trước khi chết là nhường lại cho con tất cả những gì mà người cha đang có gợi cho ta nghĩ đến đức hy sinh cao cả của cha. Khi chúng ta đọc câu chuyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ta lại càng xót xa, thấm thía hơn, tình cảm của ông dành cho người con của mình đó là hình ảnh của người cha già nua, sống mòn mỏi quá ngày, tận khổ lo lắng cho người con đi làm xa để rồi Lão Hạc lại lựa chọn cái chết trong đau đớn cô độc vì muốn dành cho con mình một con đường sống. Một cái chết thật nghiệt ngã đắng cay nhưng cũng rất bi hùng của tình phụ tử đã lấy đi bao nước mắt của con người có tâm hồn nguội lạnh, khô cằn nhất. Trong những đời sống chiến đấu bảo vệ đất nước của dân ta luôn luôn có truyền thống tốt đẹp cha truyền con nối, kế nghiệp cha anh, “ Lớp cha trước lớp con sau đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Có lẽ đồng bào cả nước sẽ không bao giờ quên được vị cha già kính yêu của dân tộc, một vị lãnh tụ vĩ đại của cước nhà, đó chính là Bác Hồ thân yêu là tấm gương sáng cho biết bao thế hệ học tập, rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp từ Bác. Những câu chuyện xuất phát từ tình cảm phụ tử lúc nào cũng cảm động, tràn đầy ý nghĩa đặc biệt là ông Sáu trong Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng. Vì chiến tranh, ông Sáu phải xa nhà đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc từ khi con gái đầu lòng mới tròn một tuổi, tại chiến khu rừng núi xa xôi khắc nghiệt, người cha ấy vẫn không bao giờ nguôi đi nỗi nhớ thương con và luôn mong mỏi được sớm trở về thăm người con gái thân yêu của mình. Ông đã miệt mài, tỉ mỉ chăm chút từng chiếc răng lược chỉ vì lời nói vu vơ của bé Thu và nói lên những tình cảm yêu thương tha thiết: “ Cha tặng con chiếc lược ngà ”. Chính có con cái đã là động lực để cho người cha vượt qua mọi gian khổ, gánh nặng của cuộc đời. Họ có thể vì tương lai tươi sáng của con mình mà chấp nhận và sẵn sàng đánh đổi hy sinh tất cả. Quả thật, “ Mây trời lồng lộng không đếm được công cha ”, tuy là người ít bộc lộ cảm xúc yêu thương ra bên ngoài nhưng cái vẻ ngoài lầm lì ít nói ấy vẫn không thể che lấp đi những tình cảm mãnh liệt của cha. Tuổi thơ của ai mà lại không được một lần cưỡi trên lưng cha, được dạy chơi thả diều, tập xe đạp, chúng ta nên biết dành nhiều thời gian cho cha mẹ, chăm sóc đỡ đần công việc của họ, báo hiếu cha bằng những niềm hạnh phúc về vật chất và tinh thần. Tùy thuộc vào khả năng của mọi người mà có những lời nói quan tâm, có những hành động báo đáp biết ơn công lao to lớn của cha mẹ. Nhưng hiện nay với lối sống hiện đại thì các bạn trẻ được cha mẹ nuông chiều quá mức lâu dài hình thành tính cách ỷ lại và không coi trọng công lao của cha mẹ, ngoài ra còn có những người coi thường cha mẹ hơn nữa là đánh đập cha mẹ chỉ vì không đưa tiền hoặc những thứ vật chất khác. Đấy là những hành động bất hiếu của con đối với người sinh và nuôi nấng mình. Vì vậy yêu kính các bậc sinh thành, làm tròn đạo làm con là bổn phận trách nhiệm của mỗi con người, ta hãy học cách yêu từng giọt mồ hôi mặn chát, những tiếng thở dài khi mùa màng thất bát, học cách trân trọng lấy đôi bàn tay sạm đen vì mưa nắng làm mọi việc nặng của cha để mưu sinh vì các con. Hãy biết lắng nghe và cảm nhận tình cha ấm áp trong từng ánh mắt nghiêm nghị, hãy biết thấu hiểu, luôn trở về và giải bày với ta khi ta phạm lỗi lầm, những biến cố vui buồn thăng trầm của cuộc đời vì chỉ có cha mới có đủ lòng bao dung rộng lượng để tiếp thêm sức mạnh cho ta mà thôi.
Biết báo hiếu làm tròn trách nhiệm là một người con ta nên biết chia sẻ, quan tam cha nhiều hơn, để cho cha mình được hạnh phúc an vui vơi bớt đi những gánh nặng của cuộc đời là điều mà chúng ta nên làm. “Cha luôn nói tôi là niềm tự hào đời này của cha. Thực ra tôi cũng muốn nói cha là niềm kiêu hãnh trong sinh mệnh của tôi ”. Dù mai sau khôn lớn có đi đâu tự mình bay thật xa thì những lời căn dặn quý báu, những cái xoa đầu dịu dàng của cha sẽ khiến chúng ta nhớ mãi không quên và theo ta đến hết cuộc đời.
Bài văn mẫu 8
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, mây trời lồng lộng không kể hết công cha. Nếu mẹ là người yêu thương ta theo cách ân cần nhất, thì người cha luôn thể hiện tình yêu với con theo cách riêng của mình. Tình phụ tử khó có thể đong đếm được bằng một đơn vị nào, hay ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, chỉ bằng một ánh mắt, một cử chỉ, cũng có thể là ngôn ngữ rõ ràng nhất thể hiện tình cha con.
Trong suy nghĩ của nhiều người, hình ảnh về người cha lúc nào cũng đi kèm với sự nghiêm khắc, là khi trốn đi chơi về muộn sẽ ‘run lập cập’ mỗi khi bước vào nhà mà sợ cha phát hiện. Trái ngược lại hoàn toàn với hình ảnh của mẹ, người luôn bao dung, chở che chúng ta. Tuy nhiên, tình phụ tử, chính là được biểu hiện qua những sự nghiêm khắc, khó tính ấy: người cha nghiêm khắc để mong con đi chơi còn biết đường về, người cha khó tính luôn đi kèm với những trăn trở, lắng lo làm sao để nuôi dưỡng con nên người.
Sự yêu thương của cha dành cho con ngoài những sự nghiêm khắc còn được thể hiện qua những hành động cực dễ thương như chuẩn bị những bữa cơm, những món quà bất ngờ, dành ngày nghỉ hiếm hoi cho con đi học, đi chơi. Tuy nhiên, tình phụ tử đôi khi lại nhạt dần khi con nhỏ lớn lên, trưởng thành đồng nghĩa với việc trở nên độc lập hơn. Chúng ta dần xa cách cha, lạnh lùng.
Ngược lại, cha vẫn luôn quan tâm, dõi theo chúng ta dù ta có đi làm xa, qua tận châu lục khác để học tập và làm việc. Nhiều người thường tự hỏi, tại sao đi xa mà mỗi khi nghĩ về quê nhà vẫn cảm thấy ấm áp, rõ ràng, bởi ở nhà, vẫn luôn có 1 người luôn ngóng trông ngày ta trở về.
Trong xã hội vẫn luôn tồn tại những người cha bất lực trong cuộc sống, lại lôi chính con của mình để giải thoát những bế tắc của cá nhân. Ngoài ra, còn có những người cha chỉ biết đến những tệ nạn, máu lạnh và tàn nhẫn với chính những đứa con của mình. Những đối tượng này cần được lên án, những đứa trẻ ở các gia đình này cần được bảo vệ, giáo dục để tránh đi lại vào vết xe đổ của chính người cha của mình.
Cha luôn là hình ảnh đẹp nhất, là người quan tâm đến chúng ta chẳng thua kém gì mẹ, nhưng lại biểu hiện ra một cách thầm lặng nhất. Là một người con, cần trân trọng những phút giây quý báu khi còn được sống bên cha. Bởi ai rồi cũng sẽ già, cha cũng vậy.
Hãy yêu thương gia đình, trân trọng những giá trị tốt đẹp của gia đình mang lại. Tình phụ tử là một thứ tình cảm thiêng liêng, sâu sắc, sẽ theo ta đến suốt cuộc đời. Thậm chí, cho tới khi trưởng thành, trở thành cha, thành mẹ, ta mới thấu hiểu được phần nào những nỗi vất vả của cha.
Dẫn chứng về tình phụ tử
1. Cuốn tiểu thuyết "Vợ chồng A-Xô-tê-ni-tơ" của nhà văn Nguyễn Tuân, tường thuật câu chuyện về tình yêu thương và hy sinh của người cha A-Xô-tê-ni-tơ dành cho con trai. Dù trong cuộc sống bị thiếu thốn, nhưng người cha vẫn luôn vun đắp, dạy dỗ và hy sinh để con trở thành người có tương lai tốt. Đây là một ví dụ điển hình về tình phụ tử trong văn học Việt Nam.
2. Trong tiểu thuyết "Harry Potter" của J.K. Rowling, người cha James Potter đã tự hy sinh để bảo vệ con trai Harry khỏi sự truy đuổi của kẻ thù. Hành động này không chỉ thể hiện tình yêu của người cha dành cho con mình mà còn là một hành động mạnh mẽ và tuyệt vời của tình phụ tử.
3. Vua Louis XIV của Pháp và Vua Louis XV: Vua Louis XIV đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để giáo dục và đào tạo cho con trai của mình, Vua Louis XV. Ông đã đảm bảo rằng con trai có một môi trường học tập tốt và được nhận nuôi bởi các giáo sư tài ba. Ông cũng thường xuyên đồng hành và hướng dẫn con trai trong các công việc hành chính của người vua. Tình cảm và sự dành dụm của Louis XIV đã giúp Louis XV trở thành một nhà vua tài năng và được người dân yêu mến.
4. Thành Cát Tư Hãn và Thành Tưởng: Trong lịch sử Trung Quốc, Thành Cát Tư Hãn (209-234 trước công nguyên) là một nhà chính trị và tướng lĩnh vĩ đại. Ông đã dành nhiều tình yêu thương và sự quan tâm cho con trai của mình, Thành Tưởng. Khi Thành Tưởng còn nhỏ, ông đã dạy dỗ và đào tạo cho con trai của mình về tri thức và võ thuật. Thành Cát Tư Hãn đã thành công trong việc truyền đạt những giá trị và phẩm chất đạo đức cho con trai, và Thành Tưởng đã trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc và tài năng.
- Lượt tải: 238
- Lượt xem: 277.086
- Dung lượng: 435,8 KB
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Kien TrinhThích · Phản hồi · 0 · 20:42 14/05