Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác (6 mẫu) Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác gồm 6 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, thấy được nỗi xúc động, nghẹn ngào của nhà thơ Viễn Phương khi lần đầu được ra thăm lăng Bác.
Với nhịp thơ chậm, trang nghiêm, thành kính, lắng đọng bộc lộ rõ tâm trạng đau xót và tình cảm thành kính của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác Hồ kính yêu. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 8-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác.
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác
- Viết đoạn văn ngắn từ 8-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 1
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 2
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 3
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 4
- Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 5
Viết đoạn văn ngắn từ 8-12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác
Năm 1976, khi công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, đồng bào miền Nam và các chiến sĩ từ miền Nam trong đó có tác giả Viễn Phương đã ra viếng Bác. Tại đây Viễn Phương đã viết bài thơ "Viếng lăng Bác". Bài thơ gói gọn trong 4 khổ thơ đã tái hiện sống động trình tự vào lăng viếng Bác. Những nét ngoại cảnh được tác giả chấm phá đôi nét nhưng lại hiện lên vô cùng ấn tượng, đặc biệt là cảnh bên ngoài lăng. Hình ảnh hàng tre xanh bát ngát tượng trưng cho làng quê, dân tộc Việt Nam, cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Hình ảnh mặt trời vừa thực lại vừa ẩn dụ, mặt trời đi qua trên lăng là mặt trời của tự nhiên, còn mặt trời trong lăng chính là Bác, là sự vĩ đại của Bác được nhân dân tôn kính. Bên cạnh đó là hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác, dòng người đi trong thương nhớ xót xa, họ cùng nhau kết thành tràng hoa dâng lên Người. Bước vào trong lăng, Viễn Phương không giấu nổi sự xúc động, nghẹn ngào. Bác yên bình trong giấc ngủ, giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Nỗi đau và sự xót xa lên đến tột cùng khi tác giả nghĩ về sự ra đi của Bác. Dẫu biết Bác vẫn còn mãi với non sông, đất nước nhưng vẫn không kiềm được lòng mình. Cuối cùng đến lúc phải trở lại miền Nam, tác giả vô cùng lưu luyến, muốn hóa thân thành cảnh vật quanh lăng Bác. Muốn làm con chim cất tiếng hót, làm bông hoa tỏa hương thơm và cả cây tre trung hiếu. Như vậy, qua những khổ thơ cô đọng cùng giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết lại đau xót, tự hào, tác giả Viễn Phương đã thành công thể hiện tâm trạng của mình khi vào lăng viếng Bác.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 1
Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại. Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa" nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 2
Một con người dành trọn cuộc đời của mình bôn ba nước ngoài, gắn bó với sự nghiệp giải phóng đất nước, giúp dân tộc thoát khỏi ách lầm than nô lệ thật đáng kính. Có thể nói, sự ra đi của Bác là sự mất mát to lớn của cả dân tộc. Đến những thế hệ sau này, khi bất cứ ai đứng trước lăng của Người, trong lòng cũng đều trào dâng những cảm xúc, xúc động. Tác giả Viễn Phương đã thay mặt những người lần đầu ở nơi xa xôi ra thăm Bác để viết lên cảm nhận của mình. Bài thơ khiến ta hiểu thêm, tự hào thêm và yêu thêm đất nước này, thế hệ trước thế hệ sau; người miền Nam kẻ ở Bắc, tất cả đều chung một tình cảm, một sự tôn kính dành cho Bác Hồ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc đồng thời góp phần làm phong phú kho tàng văn học của nước nhà.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 3
Càng đến gần lăng bác, cảm xúc của nhà thơ lại dâng lên khi nhìn thấy hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Nhà thơ rất tài tình khi xây dựng 4 câu thơ thành 2 cặp câu có cấu trúc tương ứng. Câu trên tả thực, câu dưới ẩn dụ. Ở cặp câu trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Ở cặp câu trên, tác giả sử dụng một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp là mặt trời trong lăng rất đỏ để ca ngợi tôn vinh công lao vị lãnh tụ HCM. Nếu mặt trời của thiên nhiên mạng đến sự sống cho muôn loài thì Bác là vị cứu tinh của nhân dân VN, đưa nhân dân thoát khỏi nô lệ, để được độc lập tự do, hạnh phúc, cặp câu dưới ông lặp lại từ ngày ngày theo phép điệp ngữ để nhấn mạnh dòng người vào lăng viếng Bác cứ lặp đi lặp lại hết ngày này đến ngày khác. Dòng người nối nhau dài tưởng như không bao giờ dứt. Cùng với đó tác giả tạo nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp "kết tràng hoa", "bảy mươi chín mùa xuân". Dòng người vào lăng viếng Bác và ra liên tục khiến cho nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa mà cả dân tộc đang kính dâng lên Bác. Cuộc đời của bác đã dành trọn vẹn 79 tuổi đời cho dân cho nước nên cuộc đời ấy, 79 tuổi đời ấy đẹp như mùa xuân. Khổ thơ này Viễn Phương đã thể hiện sâu sắc tấm lòng thành kính của dân tộc ta đối với công lao của bác.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 4
Bài thơ "Viếng lăng Bác" được Viễn Phương viết tháng 4 năm 1976 khi nhà thơ có dịp ra thăm lăng Bác. Theo bước chân của nhà thơ, người đọc cũng có dịp đến thăm lăng Bác, cũng được trải qua những cảm xúc phức tạp mà thiêng liêng nhất. Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả không gian, quang cảnh xung quanh khuôn viên lăng Bác. Nổi bật là hình ảnh hàng tre xanh bát ngát, trong lăng Bác có tre bởi tre là biểu tượng của cả dân tộc Việt Nam, tre xanh tượng trưng cho ý chí kiên cường, ngay thẳng và trung hiếu. Bên ngoài lăng có mặt trời của tự nhiên, còn bên trong lăng là mặt trời của Bác, một mặt trời "rất đỏ" của riêng dân tộc Việt Nam. Dòng người viếng Bác cứ nối tiếp nhau, bước chân tiếp bước chân đi trong thương nhớ xót xa như một "tràng hoa" thành kính nhất dâng lên Bác. Bác nằm trong lăng, người cha già vĩ đại của dân tộc đã nghỉ ngơi, ngủ một giấc thật dài và yên tĩnh sau cả cuộc đời lo toan vất vả cho dân cho nước. Tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác như vầng trăng tỏa ánh sáng dịu hiền, dù Người đã ra đi nhưng sự sống của Người mãi bất tử trong trái tim của con người, dân tộc Việt Nam. Biết rằng Bác như trời xanh sẽ còn mãi mãi nhưng Viễn Phương vẫn thấy rất đau xót, mất mát. Miền Nam và miền Bắc xa nhau, đến lúc phải trở lại quê hương, tác giả đã rất lưu luyến, muốn gửi gắm tấm lòng của mình bằng cách hóa thân vào con chim, vào bông hoa và làm cây tre để nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác. Đọc bài thơ, ta cảm nhận rõ những hình ảnh thơ sáng tạo vừa thực vừa ẩn dụ và biểu tượng, cùng với nhịp thơ chậm, trang nghiêm thành kính lắng đọng bộc lộ rõ tâm trạng đau xót và tình cảm thành kính sâu sắc của Viễn Phương đối với Bác Hồ.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác - Mẫu 5
Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ hay và xúc động động nhất viết về Bác. Từng câu, từng chữ, từng hình ảnh trong bài thơ đều được bắt nguồn từ những quan sát và những cảm xúc chân thật của nhà thơ khi có dịp ra thăm lăng Bác. Bài thơ được bắt đầu từ lời giới thiệu đơn giản mà xúc động: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Hình ảnh hàng tre bên lăng đã "thắp" lên trong tâm hồn nhà thơ sự xúc động mạnh mẽ, hàng tre "xanh xanh" là đại diện cho con người và tinh thần Việt Nam: bền bỉ, kiên cường, dù có phong ba bão táp vẫn vững vàng đứng thẳng hàng. Tác giả gợi hình ảnh ẩn dụ mặt trời "rất đỏ" bên trong lăng để nói lên sự vĩ đại của Bác, thể hiện sự tôn kính của con người Việt Nam đối với Bác. Tấm lòng thành kính ấy còn thể hiện qua hình ảnh dòng người ngày ngày vào lăng thăm Bác. Tình cảm yêu mến, kính trọng của con người Việt Nam dành cho Bác được thể hiện qua hình ảnh "tràng hoa". Không gian bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị: "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền". Câu thơ đã diễn tả tinh tế và chính xác không khí yên tĩnh yên tĩnh, trang nghiêm bên trong lăng Bác. "Vầng trăng dịu hiền" cũng gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác. Nhìn thấy Bác trong lăng tác giả Viễn Phương đã không giấu được sự xúc động. Bác yên bình trong giấc ngủ bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Dẫu biết Bác vẫn còn mãi như trời xanh bao la, như non sông đất nước, sống mãi trong tim mỗi con người dân tộc Việt Nam, thế nhưng nhà thơ vẫn không giấu được sự xót xa, đau đớn khi Bác ra đi. Trong giây phút chia li, tác giả đã bộc lộ ước nguyện đầy chân thành, tha thiết. Nhà thơ muốn trở thành con chim, bông hoa và cây tre trung hiếu để mãi mãi ở bên Bác. Các yếu tố thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ và hình ảnh đã tạo nên thành công của bài thơ, sự thành công ấy chính là giúp cho người đọc cảm nhận được lòng tha thiết thành kính, vừa đau xót vừa tự hào của Viễn Phương khi ra viếng lăng Bác.