Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp những kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính (66 mẫu) Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật bao gồm 66 mẫu kết bài cô đọng, súc tích nhất, giúp các em học sinh có thể lựa chọn cho mình một giọng điệu văn thích hợp để viết đoạn kết bài thật hay.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Với 66 kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính nâng cao, kết bài học sinh giỏi với văn phong rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp các em viết bài văn phân tích bài thơ, cảm nhận 2 khổ đầu... thật sâu sắc, ấn tượng hơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Tổng hợp kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay

Kết bài 1

Thông qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật không chỉ đưa vào thơ văn cách mạng một hình tượng vô cùng mới mẻ, chưa từng xuất hiện trong thơ ca trước đó - những chiếc xe không kính. Đặc biệt hơn, thông qua hình ảnh những chiếc xe có dáng vẻ lạ lùng, có phần tàn tạ, khác biệt đó nhà thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa, đó là những con người đi giữa mưa bom bão đạn nhưng luôn lạc quan, yêu đời mà mang một tình yêu, lí tưởng đấu tranh bất diệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam ruột thịt, thống nhất đất nước.

Kết bài 2

Viết về hình tượng người lính - một chủ đề vốn đã rất quen thuộc trong thơ ca cách mạng xưa, thế nhưng bằng những trải nghiệm của cuộc sống người lính, sự tinh tế trong cảm nhận và biểu đạt, nhà thơ chiến sĩ Phạm Tiến Duật đã mang đến cho thơ ca một hình tượng người lính hoàn toàn mới mẻ- đó là những người lính lái xe yêu đời, lạc quan trong mọi hoàn cảnh, chủ động tiếp nhận những cái khắc nghiệt, thử thách của cuộc sống chiến đấu để hướng đến con đường giải phóng miền Nam, đúng như câu thơ kết thúc mà Phạm Tiến Duật đã viết “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Kết bài 3

Hình tượng người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mang những nét đẹp của thời đại, đó là vẻ đẹp về sức mạnh, lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước xưa. Qua bài thơ, người đọc không chỉ thấy được bức tranh chiến đấu gian khổ, nhiều thiếu thốn, hiểm nguy mà còn thấy được nét kiên cường, chủ động, lạc quan của những người lính trong cuộc chiến gian khổ, nhiều hi sinh ấy. Hình ảnh những chiếc xe không kính và những người lính lái xe đã trở thành biểu tượng sáng ngời, bất diệt trong thơ ca cách mạng xưa, gợi nhắc cho chúng ta về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Kết bài 4

Từ một nhan đề độc đáo, ấn tượng ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khéo léo đưa người đọc hòa mình vào không khí chiến đấu của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa. Trong không khí ấy, độc giả thấy được cái gian khó, hiểm nguy, thiếu thốn về mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu, thế nhưng ấn tượng sâu sắc, sáng ngời nhất trong bài thơ không phải ở cái thiếu thốn về vật chất, hiểm nguy về tính mạng mà chính là vẻ đẹp kiên cường, lạc quan của người lính lái xe. Cùng với phương tiện là những chiếc xe không kính, người lính lái xe không chỉ mang theo quân lương, chi viện cho miền Nam mà còn chuyên chở tình yêu, lí tưởng và niềm tin của cả nước cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Như vậy có thể thấy bom đạn chiến tranh chỉ có thể làm cho những chiếc xe trở nên tàn tạ, có thể hủy diệt sự sống thể xác của con người mà không thể nào ngăn nổi tinh thần chiến đấu, niềm tin chiến thắng của con người Việt Nam.

Kết bài 5

Thông qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính, người đọc một lần nữa được khám phá thêm những nét đẹp của người lính trên chặng đường hành quân khắc nghiệt. Họ tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời và sự tinh nghịch, trẻ trung. Họ mang trái tim và sức trẻ của mình để băng qua mọi nẻo đường đạn bom ác liệt.

Kết bài 6

Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, đọc lại “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, trong ta bỗng dấy lên niềm xúc động lẫn tự hào. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, Người lính Cụ Hồ lúc này xuất hiện không còn với vẻ đẹp chân chất, đôi khi còn lấm láp đất bùn, mà đã trở nên kỳ vĩ, thậm chí lộng lẫy, và càng tiến sâu vào trung tâm của lịch sử. Đây cũng chính là cuộc thử lửa vĩ đại với chất vàng ròng của tình yêu đất nước. Cùng một lúc, nhiều thế hệ người Việt Nam lại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”:

Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành

(Tiếng hát sang xuân – Tố Hữu)

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

Hôm nay đất nước đã hoà bình sau hơn 30 năm giải phóng Miền Nam. Con đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử, đọc lại bài thơ này, chúng ta càng tự hào và khâm phục biết bao các chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn ngày trước cùng bộ đội Trường Sơn đã góp phần vào chiến thắng huy hoàng của dân tộc.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Với hình ảnh người chiến sĩ vận tải kiên cường, hùng dũng và đầy lạc quan, hóm hỉnh, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Và cái kết tinh đẹp nhất trong bài thơ ấy chính là tình đồng chí gắn bó và tình yêu Tổ quốc thiêng liêng.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

Phạm Tiến Duật với lời thơ, chất thơ trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm, có phần tếu táo đã làm cho bài thơ trở nên thật đặc biệt, rất có hồn. Ngôn từ giản dị, thơ mà có nhạc, trong nhạc có thơ, hình ảnh sáng tạo mà vẫn đầy chân thực... Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên dấu ấn đặc trưng cho tác phẩm - in sâu trong tâm trí người đọc một thế hệ trẻ anh hùng. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 4

Con đường chiến lược Trường Sơn là một chiến tích mang màu sắc huyền thoại của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt bài thơ. Bài thơ cũng là một chứng tích tuyệt đẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 5

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là bài thơ hay và độc đáo. Phát hiện được đề tài, nhà thơ đã khai thác mọi khía cạnh bất ngờ và thú vị. Giọng điệu thay đổi thích hợp, nhịp điệu luôn luôn biến hóa. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe "Vì miền Nam phía trước" được khắc họa đậm nét, sinh động, nổi bật được cốt cách của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 6

Thực vậy bằng thể thơ tự do ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, giọng điệu pha chút ngang tàng, tinh nghịch, hình ảnh thơ chân thực, độc đáo " bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật" đã khắc họa thành công bức chân dung độc đáo về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn với những nét đẹp về tâm hồn tình cảm, tinh thần của họ chính là tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người lính anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng.

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"

Chúng ta mãi yêu mến, tự hào về họ - những con người đẹp nhất trong thời đại Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 7

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm tự sự nhưng đậm chất trữ tình cách mạng. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe bằng tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc. Họ là những con người tự nguyện dấn thân, vui trong gian khổ, chấp nhận hi sinh. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên nhưng giàu sức gợi cảm, hình ảnh sáng tạo, độc đáo, nhịp thơ tự do, phóng khoáng… Tất cả những yếu tố đó làm nên cái hay, cái đẹp của bài thơ. Song điều quý giá nhất vẫn là cái tình, là sự hoá thân của tác giả vào nhân vật để tìm tòi, phát hiện ra những hạt ngọc long lanh trong tâm hồn thế hệ trẻ anh hùng của một dân tộc anh hùng.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 8

Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Do đó không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho tác phẩm là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bài thơ, chất thơ toả ra từ thực tế cuộc chiến đấu, từ niềm vui cuộc sống của con người thời đại. Chất thơ ấy đi từ sự giản dị của ngôn từ, sự linh hoạt của nhạc điệu, sự sáng tạo bất ngờ của hình ảnh, chi tiết..., đã khắc hoạ đậm nét những vẻ đẹp phẩm giá con người, và cuối cùng cất bổng lên, hoà nhập với âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn của cả giai đoạn văn học Việt Nam trong ba thập kỉ chiến tranh chống xâm lược - từ năm 1945 đến năm 1975.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 9

Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước vừa kiên cường, vừa hiên ngang. Đó là một hình ảnh đẹp xuyên suốt cả bài thơ.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 10

Thật vậy, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu viết về vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe. Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình người, tình đồng chí gắn bó trong chiến tranh, cũng như lòng yêu nước nồng nàn của những người lính trong thời kỳ kháng chiến.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 11

Với ngôn từ giản dị, đậm chất khẩu ngữ cùng giọng thơ ngang tàng, hóm hỉnh, Phạm Tiến Duật đã đem đến cho người đọc chân dung đẹp đẽ của người lính. Họ vừa có cái hóm hỉnh của tuổi trẻ vừa có sự kiên cường, anh dũng, quả cảm. Vẻ đẹp của những người lính cũng như một bài học nhắc nhở cho chúng ta về ý thức trách nhiệm đối với đất nước.

Kết bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 12

Tóm lại, với một giọng thơ trẻ trung, tinh nghịch, ngạo nghễ, ngang tàng; kết hợp với ngôn ngữ thơ giản dị, sống động, giàu hình ảnh, giàu tính nhạc điệu...Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công những chiếc xe không kính và làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ: dũng cảm hiên ngang, lạc quan yêu đời và giàu ý chí chiến đấu, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sắt son. Dù chiến tranh đã lùi về quá khứ, lịch sử dân tộc đã bước sang trang mới: tự do – độc lập nhưng hình ảnh những chiếc xe bị bom đạn tàn phá cùng những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn chống Mĩ vẫn mãi sống với thời gian và trong lòng dân tộc.

Kết bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kết bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

Hình ảnh những người lính hiện lên mới thật sinh động, đáng quý làm sao. Thông qua hình ảnh đầy đặc sắc của những chiếc xe không kính, Phạm tiến Duật đã đi xây dựng thành công bức tượng đài về tinh thần dũng cảm cùng sự kiên cường của những người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Kết bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa hình tượng người lính mang nét đẹp trẻ trung, yêu đời, đó là nét đẹp rất riêng của người lính trong thơ Phạm Tiến Duật.

Kết bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

Với những phẩm chất cao đẹp đó, họ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, những thiện cảm đến tuyệt vời! Họ mãi là những pho tượng đồng bất khuất làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thời đại: Dám đánh Mỹ, không sợ Mỹ, quyết thắng Mỹ. Họ chính là những con người ưu tú của dân tộc đã chiến đấu và sẵn sàng hi sinh để Tổ Quốc mãi mãi “bay lên ngát xanh mùa xuân”.

Kết bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 4

Với chất liệu thơ mang hiện thực sinh động của cuộc sống nơi chiến trường cùng những từ ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, tinh nghịch và khỏe khoắn, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa hình ảnh độc đáo về những chiếc xe không kính, làm nổi bật lên hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ vừa hiên ngang, lạc quan và dũng cảm, ý chí quyết tâm luôn hừng hực.

Kết bài cảm nhận Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 5

Bài thơ về tiểu đội xe không kính thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật thơ của Phạm Tiến Duật. Đó là một giọng thơ hồn nhiên, tinh nghịch dí dỏm, thông minh. Bài thơ là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, nhịp thơ sôi nổi trẻ trung, tràn đầy sức sống. Từ đó làm hiện rõ vẻ đẹp của người lính Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, lạc quan bất chấp mọi khó khăn, gian khổ chiến đấu vì Miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Khó khăn gian khổ các anh coi thường. Xe hư hỏng không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Tất cả vì tiền tuyến, vì mặt trận, đó là khẩu hiệu của họ. Và những chiếc xe mang đầy thương tích vẫn lăn bánh ra mặt trận. Có thể nói những người lái xe, người làm chủ phương tiện là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trên mặt trận vận tải và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc, giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn.

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

Từ hiện thực chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy, từng giờ từng phút đối mặt với cái chết nhưng qua con mắt nhìn của Phạm Tiến Duật trở nên thật thi vị, lãng mạn. Với hai khổ thơ này, người đọc vừa hình dung được hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vừa cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính.

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 4

Cách ngắt nhịp hai, hai, hai khắc họa thái độ, tư tưởng người lính. Họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất, nhìn trời” nghĩa là rất ung dung, hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường đi, nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe, nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu. Như thế, bom cứ giật, cứ rung, con đường đi tới, ta cứ đi!

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 5

Về nghệ thuật trong bài thơ, tác giả đã lấy chất liệu là hiện thực như xe không kính, không đèn... để thuyết phục người đọc. Ngoài ra tác giả còn chú trọng miêu tả hình ảnh đặc biệt của chiếc xe không kính, từ đó khắc hoạ hình ảnh người lính sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng và dũng cảm. Ngôn ngữ bài thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, ngang tàng, rắn rỏi, nhưng vẫn lãng mạn. Giọng điệu theo lối thơ tự do, lại gần với văn xuôi.

Kết bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 6

Cách ngắt nhịp hai, hai, hai khắc họa thái độ, tư tưởng người lính.Họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất, nhìn trời” nghĩa là rất ung dung, hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường đi, nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe, nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu. Như thế, bom cứ giật, cứ rung, con đường đi tới, ta cứ đi.

Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với mỗi người chúng ta ngày nay. Cảm ơn nhà thơ đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về những người chiến sĩ của một thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình để chiến đấu, hi sinh cho dân tộc, đất nước. Phải sống sao cho xứng đáng để không hổ thẹn với cha anh, không phụ lòng của thế hệ cha anh, đó là tâm niệm của chúng ta khi thưởng thức bài thơ độc đáo này.

Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Với chất liệu hiện thực độc đáo, chỉ qua hai khổ thơ ba và bốn, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quý của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Trong tâm hồn họ chứa chan hi vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ.

Kết bài cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 4

Với hình ảnh người chiến sĩ vận tải kiên cường, hùng dũng và đầy lạc quan, hóm hỉnh, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Và cái kết tinh đẹp nhất trong bài thơ ấy chính là tình đồng chí gắn bó và tình yêu Tổ quốc thiêng liêng.

Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

Trái tim ấy tạo ra niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Trái tim yêu thương, trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hình ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta ko quên được 1 thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.

Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Nhà thơ đã kể ra những mất mát,những thứ bị tàn phá, không chỉ mất đi những tấm kính mà đèn xe cũng mất, xe không mu rồi thùng xe cũng xước. Những công dụng cơ bản của chiếc xe đều bị bom đạn tàn phá cho mất hết tất cả làm chúng ta liên tưởng đến việc chiếc xe không thể hoạt động vì đã quá tàn tạ. Nhưng không, chiếc xe mang trong mình nhiều vết thương ấy vẫn chạy về phía trước, vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Sức sống, cuộc hành trình không mệt mỏi, bất chấp gian nguy ấy được tạo nên bởi tinh thần mãnh liệt, kiên cường của trái tim những người lính.

Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

Thơ là thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước trong những năm tháng đánh Mỹ hy sinh gian khổ mà vĩ đại của dân tộc ta.

Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 4

Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, sự khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh mẽ.

Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 5

Đường ra trận gian nan nhưng tâm hồn người lính không vì thế mà không rực sáng. Hình ảnh những chiếc xe không kính với trái tim nồng nàn tình yêu quê hương đất nước bon bon làm nhiệm vụ sẽ luôn là một hình ảnh đẹp trong lòng độc giả nhiều thế hệ.

Kết bài phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 6

Nếu như trong thơ của Chính Hữu, người lính trong kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những miền quê nghèo khó nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ từ giã quê hương bước vào mặt trận, họ bước vào kháng chiến với muôn vàn khó khăn:

"Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

hay:

"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá"

thì khi đến với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ta lại bắt gặp một thế hệ trẻ bước vào kháng chiến với niềm vui và tinh thần lạc quan, họ được giác ngộ về lí tưởng Cách mạng, họ là những người lính có học thức cao hơn, ý thức hơn về trách nhiệm của mình với vận mệnh của dân tộc.

Kết bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính

Kết bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

Tóm lại, những khổ thơ trên đã phác họa những hình tượng đẹp về người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm cứu nước. những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập ở từng khổ thơ, tác giả đã để lại những ấn tượng đẹp về tiểu đội xe không kính. Cảm ơn nhà thơ đã cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu thêm về cha anh trước đây trong thời đất nước có chiến tranh. Hiểu được điều đó, có lẽ ,chúng ta, những học sinh sẽ sống tốt hơn.

Kết bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Đoạn thơ trên đây thể hiện rất thực, rất hay cách sống, cách nghĩ, cách cảm của những người chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ. Tình đồng đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của người lính tỏa sáng vần thơ. Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ... đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên đây là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Kết bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

Với chất liệu hiện thực cùng một giọng thơ tươi vui, tự nhiên, khoẻ khoắn, bài thơ đã khắc hoạ vô cùng thành công hình ảnh của những người lính lái xe ngàng tàng mà trẻ trung, lạc quan, yêu đời. Nhịp thơ biến hoá linh hoạt, lúc nhanh, dồn dập, khi lại chậm rãi, yên bình, phù hợp với nhịp tiến hành quân của đoàn xe "không kính". Những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ cũng góp phần khắc hoạ thành công hình tượng của những người lái xe Trường Sơn năm xưa.

Kết bài phân tích 3 khổ cuối trong Bài thơ Tiểu đội xe không kính - Mẫu 4

Như vậy, qua ba khổ thơ cuối bài thơ đã cho ta thấy tinh thần đấu tranh kiên cường, dũng cảm của những người lính. Họ chiến đấu bằng tất cả lòng nhiệt huyết và niềm tin của mình vào tương lai tươi sáng, họ luôn hướng tới miền Nam phía trước. Đây là tấm gương sáng cho giới trẻ mọi thế hệ noi theo.

Kết bài phân tích khổ 5, 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kết bài phân tích khổ 5, 6 - Mẫu 1

Với một chất liệu hiện thực độc đáo, giọng thơ ngang tàng, khẩu khí trẻ trung, nhịp điệu biến hóa linh hoạt: khi thì như lời hội thoại, khi thì như khúc văn xuôi phù hợp với nhịp hành quân của đoàn xe trên đường ra tuyến lửa. Qua đây, có thể khẳng định rằng, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những thi phẩm tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên của dân tộc. Các anh đã dệt nên những bản tình ca bất hủ cho đất nước.

Kết bài phân tích khổ 5, 6 - Mẫu 2

Bài thơ đã khép nhưng đâu đây bên tai ta vẫn tiếng xe chạy, vẫn hiển hiện những tiếng cười “ha ha” của những người lính lái xe can trường. Đơn sơ thế thôi nhưng là những trang hào hùng, là hình ảnh lí tưởng có sức vẫy gọi. Thế hệ nào cũng có những trách nhiệm, những sứ mệnh, những vinh quang và thách thức của mình. Bước chân sang thế kỉ XXI, trận đánh của mỗi người trẻ tuổi chúng ta hoàn toàn khác. Nhưng những gì hào hùng, thật hấp dẫn ở người lính lái xe, ở thế hệ cha ông vẫn luôn là sự khích lệ, là sự nêu gương để chúng ta gắng sức.

Kết bài phân tích khổ 5, 6 - Mẫu 3

Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối người chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn nhà thơ đã giúp tất cả chúng ta cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe một thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình vì quê hương, đất nước. Chúng ta là thế hệ mai sau sẽ sống tiếp nối với truyền thống hào hùng của ông cha xưa kia và để hoàn thành nhiệm vụ hôm nay. Chúng ta hãy tự hào về họ, những người chiến sĩ Trường Sơn.

Kết bài phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kết bài phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

Bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi cùng giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh, nhà thơ Phạm Tiến Duật không chỉ mở ra không gian hiện thực còn nhiều gian khó, thiếu thốn, hiểm nguy mà còn mang đến những cảm nhận thật đặc biệt về tình đồng đội, đồng chí. Những người lính gắn bó với nhau như những người thân trong gia đình, họ lên đường mang theo hành trang là sự lạc quan, quyết tâm chiến đấu và một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc.

Kết bài phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Vậy đó, đời sống sinh hoạt của người lính mặc dù thiếu thốn, đối mặt với cái đói, cái rét và cả tính mạng của mình mọi lúc mọi nơi, nhưng có tình đồng chí như tình cảm gia đình ruột thịt vậy, họ sẽ không bao giờ cô đơn.

Kết bài phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

Điệp ngữ “lại đi" diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh "trời xanh thêm" là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang đón chờ. Đây là một đoạn thơ thể hiện sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Kết bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính

Kết bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính - Mẫu 1

Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã xây dựng vô cùng xuất sắc chân dung những người lính với biết bao phẩm chất tốt đẹp, đáng tự hào, ngợi ca. Trái tim nồng cháy của họ còn tỏa rạng đến muôn thế hệ sau. Họ chính là tấm gương để chúng ta, thế hệ trẻ học tập và noi theo để xây dựng đất nước.

Kết bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính - Mẫu 2

Tác giả Phạm Tiến Duật đã đưa những chiếc xe không kính vào trong thơ, trở thành biểu tượng độc đáo cho thời kỳ chống Mỹ của nước ta. Những chiếc xe vừa phơi bày hiện thực chiến tranh khốc liệt và dữ dội, vừa tô đậm vẻ đẹp của những người lính lái xe hiên ngang, bất khuất và lạc quan.

Kết bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính - Mẫu 3

Những chiếc xe không kính không phải hình ảnh hiếm gặp trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm, có nét ngang tàng, tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thơ trở thành biểu tượng độc đáo của thơ thời chiến tranh chống Mỹ. Qua hình ảnh này, nhà thơ vừa tạo nên cái độc đáo, vừa tạo nên cái ác liệt, dữ dội của chiến tranh, lại vừa bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu khốc liệt chống đế quốc Mỹ.

Kết bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính - Mẫu 4

Như vậy, thông qua hình tượng những chiếc xe không kính, chúng ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt nơi chiến trường cũng như sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh cùng vẻ đẹp của những người lính lái xe thời kì kháng chiến chống Mỹ. Tất cả đã được làm nổi bật thông qua thể thơ tự do, sự kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ và ngôn ngữ, giọng điệu thơ mang tính khẩu ngữ pha chút ngang tàn và dí dỏm.

Kết bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính - Mẫu 5

Trái tim của người lĩnh vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết cách mạng và niềm tin giải phóng dân tộc. Chính vì vậy, chiếc xe không kính ấy vẫn không dừng lại, đến khi nào đi đến cuối con đường của thắng lợi. Hình ảnh chiếc xe không kính trong bài thơ trên quả thật đã đem đến cho người đọc những niềm xúc động và ấn tượng sâu sắc.

Kết bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính - Mẫu 6

Bài thơ về tiểu đội xe không kính có một chất giọng riêng đáng quý. Chất giọng tự nhiên pha chút ngang tàng rất phù hợp với các chiến sĩ lái xe thời chiến. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu được đời sống chiến đấu hết sức gian khổ thiếu thốn của họ, hiểu được tư thế hiên ngang, tâm hồn trẻ trung lãng mạn và ý chí cao đẹp của họ. Phạm Tiến Duật đã có những đóng góp đáng quý cho nền thơ ca chống Mỹ cứu nước.

Kết bài phân tích hình tượng những chiếc xe không kính - Mẫu 7

Đến với bài thơ ta thú vị nhận ra cái giọng rất trẻ, rất lính. Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính tác giả đã từng sống, từng trải nghiệm. Ngôn ngữ thơ giản dị đậm chất văn xuôi, hình ảnh thơ sáng tạo bất ngờ, đặc biệt là sự linh hoạt của nhạc điệu trong thơ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc của bài thơ trong lòng độc giả.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 1

Với ngôn ngữ và giọng điệu độc đáo tác giả đã khắc họa lên tượng đài người lính lái xe vừa hiên ngang, dũng cảm vừa hóm hỉnh, lạc quan yêu đời. Họ là những hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Đó là thế hệ anh hùng, hiên ngang, dũng cảm, quyết đem cả tính mạng, tuổi trẻ của mình để cứu nước.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 2

Bài thơ đã khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe thật đẹp, thật dí dỏm, thật lính. Đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 3

Thì ra cội nguồn sức mạnh để họ vượt qua khó khăn gian khổ, đọng kết lại ở "trái tim" gan góc, kiên cường mà chan chứa yêu thương này. Đó là trái tim nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước "Chỉ cần trong xe có một trái tim" – câu thơ nhẹ nhàng mà kiên quyết, làm tỏa sáng và chói ngời cả bài thơ "trái tim ấy" – "trái tim" nhiệt huyết của người lính – "trái tim" vĩnh hằng bất biến của tổ quốc. Vậy sức mạnh quyết định chiến thắng đâu phải là vũ khí, công cụ! Đó là niềm tin và hy vọng về một ngày mai độc lập, tự do. Qua đây, vẻ đẹp của người lính đã được hoàn thiện qua nét vẽ của nhà thơ.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 4

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có một chất giọng riêng đáng quý. Chất giọng tự nhiên pha chút ngang tàng rất phù hợp với các chiến sĩ lái xe thời chiến. Qua đó giúp người đọc hiểu được đời sống chiến đấu hết sức gian khổ thiếu thốn của họ, hiểu được tư thế hiên ngang, tâm hồn trẻ trung lãng mạn và ý chí cao đẹp của họ. Với bài thơ này, Phạm Tiến Duật đã góp phần khắc họa thật chân thực hình ảnh người những chiến sĩ lái xe trong những năm chống Mỹ thật khốc liệt.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 5

Như vậy, qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã khắc họa được hình ảnh người lính lái xe với những nét đẹp tiêu biểu cho người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 6

Đến với bài thơ ta thú vị nhận ra cái giọng rất trẻ, rất lính. Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính tác giả đã từng sống, từng trải nghiệm. Ngôn ngữ thơ giản dị đậm chất văn xuôi, hình ảnh thơ sáng tạo bất ngờ, đặc biệt là sự linh hoạt của nhạc điệu trong thơ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc của bài thơ trong lòng độc giả.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 7

Bài thơ là bức tượng đài nghệ thuật về người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Hình ảnh người chiến sĩ đã được thể hiện rất rõ ràng và chân thật. Qua các hình ảnh ấy, ta thấy rõ được sự khó khăn và gian khổ của những người lính oai hùng và thêm yêu mến, thêm biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc đã ra đi để đất nước được vẹn tròn.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 8

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã góp một tiếng nói mới mẻ về người lính, về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thi phẩm đã đem đến cho nhiều thế hệ bạn đọc những hiểu biết về những đóng góp hi sinh của thế hệ cha anh, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 9

Với chất liệu hiện thực độc đáo, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quý của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc, giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh chiến sĩ dũng cảm. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn.

Kết bài hình tượng người chiến sĩ lái xe - Mẫu 10

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hình ảnh ấy tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Chiến trường ác liệt, hiểm nguy mà tâm hồn các anh, các chị vẫn ngời ngời sự lạc quan, trẻ trung, yêu đời. Nhưng trên hết vẫn là tấm lòng yêu mến, thiết tha với đồng đội, với đất nước, vẻ đẹp tâm hồn cao quý gieo vào lòng người đọc niềm tin yêu, sự trân trọng, cảm phục và lời nguyện cầu tiếp bước. Khi xưa các anh các chị “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thì hôm nay thế hệ trẻ sẽ “chuẩn bị hành trang” đầy đủ để đưa đất nước tiến “vào thế kỉ mới” phát triển, sôi động và đầy thách thức.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm