Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 môn Lý 11 sách Cánh diều, KNTT, CTST

Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 1.

Đề cương Vật lí 11 học kì 1 gồm 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 11 giúp các bạn lớp 11 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Vật lí 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Toán 11, đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Anh 11.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………

TRƯỜNG THPT ……………..

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: Vật lí- Lớp: 11

Năm học: 2023-2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Chương 2. SÓNG.

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

I. YÊU CẦU VỀ LÝ THUYẾT

- Nêu được ví dụ chứng tỏ sóng truyền năng lượng.

- Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.

- Phân biệt được sóng dọc và sóng ngang.

- Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách, mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.

- Vận dụng được biểu thức v = lf.

- Nêu được mối liên hệ các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.

- Hiểu được trong chân không tất cả các sóng điện từ đều truyền với cùng tốc độ.

- Liệt kê được bậc độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện từ.

- Nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được hệ vân giao thoa.

- Vận dụng được biểu thức i = lD/a cho giao thoa ánh sáng qua hai khe hẹp.

- Vận dụng được công thức xác định vị trí nút và bụng của sóng dừng để giải bài tập.

- Vận dụng được công thức về điều kiện để có sóng dừng để giải bài tập.

II. BÀI TẬP

Tham khảo các bài tập trong SGK và SBT thuộc phạm vi kiến thức chương 2.

C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN MINH HỌA

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình u = Acosp(0,02x - 2t)cm ([x]:cm). Bước sóng là

A. 50 cm.
B. 100 cm.
C. 200 cm.
D. 5 cm.

Câu 2: Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà cùng phương thẳng đứng với tần số 50 Hz. Tại hai điểm M, N cách nhau 15 cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động cùng pha với nhau. Biết rằng, tốc độ truyền sóng thay đổi trong khoảng từ 70 cm/s đến 80 cm/s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

A, 72 cm/s.
B. 75 cm/s.
C.80 cm/s.
D. 70 cm/s.

Câu 3: Một sóng cơ dao động với phương trình u = 30cos(4.103t – 50x) cm, truyền dọc theo trục Ox, trong đó tọa độ x đo bằng mét (m), thời gian t đo bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng là

A. 50 m/s.
B. 125 m/s.
C.80 m/s.
D. 100 m/s.

Câu 4: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là

A. năng lượng sóng.
B. tần số sóng.
C. bước sóng.
D. tốc độ truyền sóng.

Câu 5: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 36 s và đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng lân cận là 10 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là

A. 2,5 m/s.
B. 2,8 m/s.
C.40 m/s.
D. 36 m/s.

Câu 6: Một sóng cơ học có tần số dao động là 400 Hz, lan truyền trong không khí với tốc độ là 200 m/s. Hai điểm M, N cách nguồn âm lần lượt là d1 = 45 cm và d2. Biết pha của sóng tại điểm M sớm pha hơn tại điểm N là p rad. Giá trị của d2 bằng

A. 20 cm.
B. 65 cm.
C.70 cm.
D. 145 cm.

Câu 7: Sóng điện từ

A. là sóng dọc giống như sóng âm.
B. là sóng dọc nhưng có thể lan truyền trong chân không.
C. là sóng ngang, có thể lan truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.
D. chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại.

Câu 8: Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm dao động theo phương trình u = Acos100 p t (mm) trên mặt thoáng của chất lỏng, coi biên độ không đổi. Xét về một phía đường trung trực của AB ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MA - MB = 1 cm và vân bậc (k + 5) cùng tính chất dao động với vân bậc k đi qua điểm N có NA – NB = 30 mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt thuỷ ngân là

A. 20 cm/s.
B. 10 cm/s.
C. 30 cm/s.
D. 40 cm/s.

Câu 9: Hiện tượng khi ánh sáng truyền qua một mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt, tia sáng bị đổi hướng đột ngột ở mặt phân cách gọi là

A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
C. Hiện tượng tán xạ ánh sáng.
D. Hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 10: Hai nguồn sóng giống nhau tại A và B cách nhau 47 cm trên mặt nước, chỉ xét riêng một nguồn thì nó lan truyền trên mặt nước mà khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 3cm, khi hai sóng trên giao thoa nhau thì trên đoạn AB có số điểm không dao động là

A. 30.
B. 16.
C. 32.
D. 15.

............

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lý 11 Cánh diều

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………

TRƯỜNG THPT ……………..

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: Vật lí- Lớp: 11

Năm học: 2023-2024

I. LÝ THUYẾT

Ôn tập phạm vi kiến thức thuộc chủ đề 2.

II. BÀI TẬP

Tham khảo các bài tập trong SGK và SBT thuộc phạm vi kiến thức chủ đề 2.

Câu 1: Sóng cơ

A. là dao động lan truyền Trong một môi trường.
B. là dao động của mọi điểm Trong môi trường.
C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
D. là sự truyền chuyển động của các phần tử Trong môi trường.

Câu 2: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
B. phương truyền sóng và tần số sóng.
C. phương dao động và phương truyền sóng.
D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 3: Sóng dọc là sóng có phương dao động

A. nằm ngang.
B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.

Câu 4: Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi. Bước sóng λ không phụ thuộc vào

A. tốc độ truyền của sóng.
B. chu kì dao động của sóng.
C. thời gian truyền đi của sóng.
D. tần số dao động của sóng.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?

A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được Trong một chu kỳ.

Câu 6: Chu kì sóng là

A. chu kỳ của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.
B. đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng
C. tốc độ truyền năng lượng Trong 1 (s).
D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng.

Câu 7: Bước sóng là

A. quãng đường sóng truyền Trong 1 (s).
B. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không.
C. khoảng cách giữa hai bụng sóng.
D. quãng đường sóng truyền đi Trong một chu kỳ.

Câu 8: Sóng ngang là sóng có phương dao động

A. nằm ngang.
B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.

Câu 9: Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

A. Tốc độ truyền sóng.
B. Tần số dao động sóng.
C. Bước sóng.
D. Năng lượng sóng.

Câu 10: Tốc độ truyền sóng là tốc độ

A. dao động của các phần tử vật chất.
B. dao động của nguồn sóng.
C. truyền năng lượng sóng.
D. truyền pha của dao động.

Câu 11: Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số ƒ = 100 Hz. Trên cùng phương truyền sóng ta thấy 2 điểm cách nhau 15 cm dao động cùng pha nhau. Tính tốc độ truyền sóng, biết tốc độ sóng này nằm Trong khoảng từ 2,8 m/s đến 3,4 m/s.

A. v = 2,8 m/s.
B. v = 3 m/s.
C. v = 3,1 m/s.
D. v = 3,2 m/s.

Câu 12: Một sóng ngang truyền trên trục Ox được mô tả bởi phương trình u = 0,5cos(50x – 1000t) cm, Trong đó x có đơn vị là cm. Tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường lớn gấp bao nhiêu lần tốc độ truyền sóng?

A. 20 lần.
B. 25 lần.
C. 50 lần.
D. 100 lần.

Câu 13 Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ sóng v = 0,2 m/s, chu kỳ dao động của sóng là T = 10 s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là

A. 1,5 m.
B. 1 m.
C. 0,5 m.
D. 2 m.

Câu 14: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ v = 0,5 m/s, chu kỳ dao động là T = 10 (s). Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất dao động vuông pha là

A. 2,5 m.
B. 20 m.
C. 1,25 m.
D. 0,05 m.

Câu 15: Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số ƒ = 100 Hz. Trên cùng phương truyền sóng ta thấy 2 điểm cách nhau 15 cm dao động cùng pha nhau. Tính tốc độ truyền sóng, biết tốc độ sóng này nằm Trong khoảng từ 2,8 m/s đến 3,4 m/s.

A. v = 2,8 m/s.
B. v = 3 m/s.
C. v = 3,1 m/s.
D. v = 3,2 m/s.

Câu 16 Một sóng dọc truyền đi theo phương trục Ox với vận tốc 2 m/s. Phương trìnhh dao động tại O là u = sin(20πt - ) mm. Sau thời gian t = 0,725s thì một điểm M trên đường Ox, cách O một khoảng 1,3 m có trạng thái chuyển động là

A. từ vị trí cân bằng đi sang phải.
B. từ vị trí cân bằng đi sang trái.
C. từ vị trí cân bằng đi lên
D. từ li độ cực đại đi sang trái.

Câu 17: Sóng dọc truyền trên 1 sợi dây dài lí tưởng với tần số 50 Hz, vận tốc sóng là 200 cm/s, biên độ sóng là 5 cm. Tìm khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm A, B. Biết A, B nằm trên sợi dây, khi chưa có sóng lần lượt cách nguồn một khoảng là 20 cm và 42 cm.

A. 22 cm
B. 32 cm
C. 12 cm
D. 24 cm

Câu 18: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Câu 19: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Câu 20: Sóng siêu âm không sử dụng được và các việc nào sau đây?

A. Dùng để soi các bộ phận cơ thể
B. Dùng để nội soi dạ dày
C. Phát hiện khuyết tật trong khối kim loại
D. Thăm dò: Đàn cá, đáy biển

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học:

A. Sóng âm truyền được trong chân không.
B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Câu 22: Sóng ngang (cơ học) truyền được trong các môi trường:

A. chất rắn và bề mặt chất lỏng.
B. chất khí và trong lòng chất rắn.
C. chất rắn và trong lòng chất lỏng.
D. chất khí và bề mặt chất rắn.

Câu 23: Một sóng ngang tần số 50 Hz truyền theo phương Ox, với tốc độ truyền sóng là 4 m/s. Bước sóng của sóng trên là:

A. 4 cm.
B. 12,5 cm.
C. 8 cm.
D. 200 cm

Câu 24: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
B. phương truyền sóng và tần số sóng.
C. phương dao động và phương truyền sóng.
D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 25: Sóng dọc là sóng có phương dao động

A. nằm ngang
B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.

Câu 26: Sóng dọc là sóng cơ

A. chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.
B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
D. không truyền được trong chất rắn.

..............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối kì 1 Vật lí 11 Cánh diều 

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lý 11 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 7.718
  • Lượt xem: 51.621
  • Dung lượng: 1,6 MB
Sắp xếp theo