Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử 11
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 11 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức cần nắm, cấu trúc ôn thi kèm theo các dạng bài tập trọng tâm.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử 11 Kết nối tri thức gồm 10 trang giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi Lịch sử 11 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử 11 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử 11 Kết nối tri thức
I. Nội dung ôn tập học kì 1 Lịch sử 11
1. Sự hình thành Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết:
- Quá trình hình thành của Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết .
- Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang CHXH chủ nghĩa Xô Viết.
2. Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay:
- Sự phát triển của CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
- Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô.
- Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay.
3. Quá trình cai trị và xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:
- Quá trình xâm lược.
- Chính sách cai trị.
- Công cuộc cải cách ở Xiêm.
II. Một số câu hỏi ôn tập Lịch sử 11 cuối kì 1
Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1917
B. Năm 1918.
C. Năm 1919.
D. Năm 1922.
Câu 2: Bốn nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm
A. Nga, Ucraina, Lítva và Ngoại Cáccadơ
B. Nga, Ucraina, Ácmênia và Ngoại Cáccadơ
C. Nga, Ucraina, Tátgikixtan và Ngoại Cáccadơ
D. Nga, Ucrana, Bôlêrútxia và Ngoại Cáccadơ
Câu 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?
A. 25/10/1917
B. 30/11/1917
C. 05/03/1918
D. 19/11/1918
Câu 4: Đến năm 1940, Liên Xô gồm có bao nhiêu nước Cộng hòa Xô viết?
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
Câu 5: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế
Câu 6: Lê-nin qua đời vào năm nào?
A. 1924
B. 1925
C. 1926
D. 1927
Câu 7: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời với quan hệ hợp tác giữa:
A. Mỹ và các nước Đông Âu
B. Liên Xô và các nước Đông Âu
C. Mỹ và Liên Xô
D. Liên Xô và Trung Quốc
Câu 8: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vào thời gian nào?
A. 1949
B. 1955
C. 1958
D. 1957
Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:
A. Tiến hành cải cách ruộng đất
B. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
C. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949 đã có sự kiện gì?
A. Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa được thành lập từ hơn 15 nước xã hội chủ nghĩa.
B. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh được khôi phục
Câu 11: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm nào?
A. Sau khi thắng Pháp năm 1954
B. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975
C. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước năm 1976
D. Sau Đổi mới năm 1986
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã:
A. Trở thành một hệ thống trên thế giới
B. Trở thành hệ tư tưởng mà mọi đất nước trên thế giới tuân theo
C. Bị xoá bỏ hoàn toàn
D. Cả A và B.
Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?
A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
D. Cả A và B.
Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:
A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:
A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp
Câu 16: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc
A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất
nước
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh - Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình
đằng với các đế quốc Anh, Pháp
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để
phát triển
Câu 17: Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh:
A. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang ở thời gian phát triển hùng mạnh, nhờ đó thực dân phương Tây có thể thu được nhiều nguồn lợi nhất có thể.
B. Chiến tranh thế giới bùng phát, các nước tư bản muốn làm bá chủ thế giới nên cần tăng cường sức mạnh quân đội.
C. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.
D. Cả B và C.
Câu 18: Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm
B. Đưa Xiêm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng
C. Cho thấy sự đúng đắn của con đường cải cách đối với các nước châu Á
D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị
Câu 19: Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi như thế nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa tổng thống
Câu 20: Sau cuộc chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha, Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của?
A. Anh
B. Đức
C. Mỹ
D. Tây Ban Nha
Câu 21. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây được nổ ra bằng một hội thề và kết thúc cũng bằng một hội thề?
A. Khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Khởi nghĩa Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 22. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây vừa thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc?
A. Khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Khởi nghĩa Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 23. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 24. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. đánh tan quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 25. Một trong những đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh ở Việt Nam.
B. thống nhất đất nước hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. bước đầu thực hiện một số cải cách để xây dựng đất nước.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là bài học lịch sử được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam?
A. Bài học về xây dựng và tập hợp lực lượng.
B. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Nghệ thuật quân sự sáng tạo, phong phú.
D. Chủ động khơi mào đấu tranh quân sự.
Câu 27. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)?
A. Từ quy mô địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh trên phạm vi cả nước.
B. Mang tính chất chính nghĩa, giải phóng dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.
C. Mang tính dân chủ, dùng sức mạnh quân sự đè bẹp ý chí xâm lược kẻ thù.
D. Thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, kết thúc chiến tranh độc đáo bằng nghị hòa.
Câu 28. Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)?
A. Dựa vào sức mạnh của nhân dân để tiến hành chiến tranh lâu dài.
B. Tránh thế mạnh của giặc, tập trung đánh vào chỗ yếu của kẻ thù.
C. Vận dụng thành công lối đánh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.
D. Kết thúc chiến tranh độc đáo bằng nghị hòa trong thế thắng trước kẻ thù.
Câu 29. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào Tây Sơn (1771-1802) đối với tiến trình lịch sử Việt Nam?
A. Là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất giành được thắng lợi cuối cùng trong lịch sử.
B. Đây là phong trào đấu tranh đã mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do vĩnh viễn cho dân tộc.
C. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân đã vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dân tộc.
D. Đây là phong trào nông dân đảm nhiệm sứ mệnh đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 30. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
C. mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
D. lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, lập nước Vạn Xuân.
Câu 31. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
C. mở đầu thời kì phong kiến độc lập, tự chủ.
D. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường.
Câu 32. Một trong những công lao to lớn của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc.
B. lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa.
C. chấm dứt thời kì ngàn năm Bắc thuộc.
D. lật đổ ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán.
Câu 33. Một trong những đóng góp to lớn của Hai Bà Trưng trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc là
A. mở đầu thời kì đấu tranh chống đô hộ.
B. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài.
C. đập tan âm mưu xâm của nhà Đường.
D. xây dựng nhà nước Vạn Xuân lớn mạnh.
Câu 34. Một trong những đóng góp to lớn của Hai Bà Trưng trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc là
A. góp phần hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.
B. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ kéo dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
C. đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược Đại Việt của chính quyền phương Bắc.
D. giành lại độc lập dân tộc, giữ gìn văn hóa, xây dựng nhà nước Vạn Xuân.
Câu 35. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Câu 36. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Từ sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trong thế kỉ XX, em hãy cho biết ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa đến quan hệ quốc tế như thế nào?
Câu 2. Phân tích sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3. Phân tích những tác động của chủ nghĩa thực dân đối với quá trình tái thiết và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á (giữa thế kỉ XX)
Câu 4. Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
Câu 5. Từ thắng lợi và thất bại của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, em hãy chỉ ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 6. Vì sao nói phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII và bảo vệ nền độc lập dân tộc?
Câu 7. Rút ra 1 số bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?