Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 4 Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh 11 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2023 - 2024 bao gồm 4 đề kiểm tra khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 năm 2023 bao gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 4 Đề thi học kì 1 Sinh học 11 năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 11.

1. Đề thi học kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức

1.1 Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11

TRƯỜNG THPT ……
BỘ MÔN: SINH HỌC

ĐỀ THI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: SINH HỌC - KHỐI 11

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Quá trình khử nitrate diễn ra theo sơ đồ nào dưới đây?

A. NO2-→ NO3-→ NH4+.
B. NO3-→ NO2- → NH3.
C. NO3-→ NO2- → NH4+.
D. NO3-→ NO2- → NH2.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mạch rây?

A. Mạch rây được cấu tạo từ ống rây và tế bào kèm.
B. Các chất được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá.
C. Các chất được vận chuyển theo hai chiều, từ lá xuống rễ hoặc ngược lại.
D. Dịch mạch rây có thành phần chính là đường sucrose.

Câu 3: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng được sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền đến trung tâm phản ứng theo thứ tự nào sau đây?

A. Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
B. Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
C. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
D. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

Câu 4: Phát biểu nào sai khi nói về hai pha của quá trình quang hợp?

A. Trong chu trình Calvin, chất nhận CO2 đầu tiên là PGA.
B. Pha tối là quá trình đồng hoá CO2 diễn ra ở chất nền lục lạp.
C. Trong chu trình C4, sản phẩm ổn định đầu tiên là OAA (4C).
D. Phân tử G3P được tạo thành trong chu trình Calvin là chất khởi đầu để tổng hợp glucose.

Câu 5: Hô hấp hiếu khí và lên men đều có chung giai đoạn nào sau đây?

A. Đường phân.
B. Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs.
C. Chuỗi truyền electron.
D. Tổng hợp acetyl – CoA.

Câu 6: Trong trồng trọt, cần áp dụng một số biện pháp canh tác như làm đất, làm cỏ, vun gốc nhằm mục đích gì?

A. Nhằm tạo môi trường thoáng khí, cung cấp O2 cho cây hô hấp kị khí.
B. Nhằm tạo môi trường thoáng khí, cung cấp CO2 cho cây hô hấp kị khí.
C. Nhằm tạo môi trường thoáng khí, cung cấp O2 cho cây hô hấp hiếu khí.
D. Nhằm tạo môi trường thoáng khí, cung cấp CO2 cho cây hô hấp hiếu khí.

Câu 7: Cơ quan nào sau đây có chức năng tiêu hoá một phần protein thành các peptide?

A. Dạ dày.
B. Ruột non.
C. Khoang miệng.
D. Mật.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của ruột non?

A. Ruột non là cơ quan chủ yếu hấp thụ chất dinh dưỡng.
B. Ở ruột non diễn ra quá trình tiêu hoá hoá học, thuỷ phân các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.
C. Ở ruột non không có quá trình tiêu hoá cơ học.
D. Các enzyme tiêu hoá thức ăn ở ruột non có trong dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột.

Câu 9: Hoạt động của những loại cơ nào dưới đây gây ra cử động hít vào thở ra bình thường của người?

A. Cơ liên sườn và cơ hoành.
B. Cơ bụng và cơ vai.
C. Cơ vai và cơ hoành.
D. Cơ liên sườn và cơ lưng.

Câu 10: Phát biểu nào sai khi nói về trao đổi khí qua mang?

A. Cá xương là động vật trao đổi khí qua mang.
B. Mang cá được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang.
C. Mỗi mang gồm có 2 cung mang, mỗi cung mang có 4 sợi mang, mỗi sợi mang có nhiều phiến mang.
D. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.

Câu 11: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 s, trong đó

A. tâm nhĩ co 0,3 s; tâm thất co 0,1 s; thời gian dãn chung là 0,4 s.
B. tâm nhĩ co 0,1 s; tâm thất co 0,3 s; thời gian dãn chung là 0,4 s.
C. tâm nhĩ co 0,1 s; tâm thất co 0,4 s; thời gian dãn chung là 0,3 s.
D. tâm nhĩ co 0,4 s; tâm thất co 0,1 s; thời gian dãn chung là 0,1 s.

Câu 12: Hệ tuần hoàn kép có ở những động vật nào dưới đây?

A. Chim sẻ, ong, châu chấu.
B. Con trai, ốc sên, ếch.
C. Cá chép, cá mập, ếch.
D. Chim bồ câu, con mèo, con thỏ.

Câu 13: Ý nào sau đây không phải là lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn?

A. Cơ tim bền, khoẻ hơn.
B. Tăng thể tích tâm thu.
C. Lưu lượng tim giảm.
D. Nhịp tim giảm.

Câu 14: Phát biểu nào không đúng khi nói về tính tự động và hệ dẫn truyền tim?

A. Tính tự động của tim là nhờ hệ dẫn truyền tim.
B. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
C. Khả năng thay đổi mức độ co dãn của tim gọi là tính tự động của tim.
D. Xung điện khởi phát và truyền qua các bộ phận của hệ dẫn truyền tim theo trình tự: Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng Purkinje.

Câu 15: Dụng cụ nào sau đây được sử dụng để đo huyết áp?

A. Nhiệt kế.
B. Ống nghe tim phổi.
C. Huyết áp kế điện tử.
D. Máy kích thích điện.

Câu 16: Yếu tố nào sau đây đặc trưng cho miễn dịch dịch thể?

A. Tế bào trình diện kháng nguyên.
B. Tế bào T hỗ trợ.
C. Tế bào T độc.
D. Kháng thể.

Câu 17: Loại tế bào nào sau đây có vai trò tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát?

A. Lympho T độc.
B. Lympho T nhớ.
C. Lympho B.
D. Lympho T hỗ trợ.

Câu 18: Phát biểu nào sai khi nói về tác dụng sốt bảo vệ cơ thể?

A. Giúp các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra chất độc tiêu diệt mầm bệnh.
B. Làm gan tăng nhận sắt từ máu, đây là chất cần cho sinh sản của vi khuẩn.
C. Làm tăng hoạt động thực bào của bạch cầu.
D. Ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh.

Câu 19: Đối với những người mắc hội chứng AIDS, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết là do

A. HIV phá huỷ các tế bào bạch cầu lympho T.
B. HIV tấn công bạch cầu dẫn đến người bệnh bị ung thư máu.
C. hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể mắc các bệnh cơ hội do các sinh vật cơ hội gây ra.
D. tế bào lympho T trở nên bất thường và tiêu diệt các tế bào của cơ thể.

Câu 20: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang?

A. Niệu quản.
B. Niệu đạo.
C. Ống góp.
D. Quản cầu.

Câu 21: Chức năng của thận là

A. lọc máu, tái hấp thụ các chất dinh dưỡng.
B. điều tiết lượng nước và muối hấp thụ.
C. loại bỏ các chất độc hại và chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
D. Tất cả các chức năng trên.

Câu 22: Phát biểu nào không đúng khi nói về nephron?

A. Cầu thận gồm búi mao mạch và nang Bowman bên ngoài.
B. Chức năng chính của ống thận là dẫn nước tiểu vào ống góp, rồi vào bể thận.
C. Ở người khoẻ mạnh, dịch trong nang Bowman không chứa các tế bào máu.
D. Thành phần trực tiếp tham gia lọc máu ở cầu thận là thành các mao mạch trong búi mao mạch.

Câu 23: Sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với kích thích từ môi trường nhờ

A. sự sinh trưởng.
B. sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
C. sự sinh sản.
D. sự cảm ứng.

Câu 24: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là

A. cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
C. cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm và khó nhận thấy hơn.
D. hình thức cảm ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.

Câu 25: Hướng tiếp xúc là

A. phản ứng sinh trưởng của cây đối với tác động cơ học (tiếp xúc) đến từ một phía.
B. sự sinh trưởng của rễ để tăng diện tích tiếp xúc với đất.
C. sự sinh trưởng của thân để tránh tiếp xúc với đất.
D. sự vận động của thân (cành) để lá tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

Câu 26: Thân và rễ có kiểu hướng động nào dưới đây?

A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

Câu 27: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về cảm ứng ở thực vật?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, trọng lực,... là các tác nhân kích thích gây ra cảm ứng ở thực vật.
B. Cảm ứng được biểu hiện bằng các vận động ở thực vật.
C. Mọi phản ứng của thực vật trả lời lại các kích thích từ môi trường đều liên quan đến sinh trưởng.
D. Vận động của thực vật thường diễn ra chậm và khó nhận biết bằng mắt thường.

Câu 28: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
B. Rễ cây mọc ngược hướng bờ ao.
C. Thân cây uốn cong theo hướng ngược lại với bờ ao.
D. Thân cây uốn cong theo hướng bờ ao.

II. Tự luận

Câu 1: (VD) Ô nhiễm không khí và khói thuốc ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức khỏe con người?

Câu 2: (VD) Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.

Câu 3: (VDC) Dựa vào bảng dưới, hãy:

a, Cho biết cách nhận biết các chỉ số xét nghiệm bình thường và không bình thường.

b, Dự đoán người A và B đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Giải thích.

c, Đề xuất một số biện pháp giúp họ khắc phục hoặc phòng tránh vấn đề đó.

Tên xét nghiệm

Chỉ số bình thường

Kết quả xét nghiệm

Người A

Người B

Triglyceride

0,46- 1,88 mmol/L

1,5

3,55

Cholesterol toàn phần

3,9-5,2 mmol/L

4,7

7,2

Glucose

3,9-6,4 mmol/L

5,4

7,3

Calcium

2,2-2,5 mmol/L

2,3

2,4

Urea

2,5-7,5 mmol/L

8,2

6,5

CreaSinhine

Nam: 62-1120 mmol/L

Nữ: 53- 100 mmol/L

130

70

Protein toàn phần

65-80 g/L

75

72

albumin

35-50 g/L

44

47

Bilirubin

3,4 - 17 μmol/L

10

12,2

Uric acid

Nam: 180-420 mmol/L

Nữ: 180-360 mmol/L

250

300

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 11

I. Phần trắc nghiệm

1. C

2. B

3. D

4. A

5. A

6. C

7. A

8. C

9. A

10. C

11. B

12. D

13. C

14. C

15. C

16. D

17. B

18. A

19. C

20. A

21. D

22. B

23. D

24. C

25. A

26. B

27. C

28. A

II. Tự luận

Xem thêm đáp án trong file tải về

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 Sinh học 11

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.

5

3

8

2

2. Quang hợp và hô hấp ở thực vật

5

5

10

2,5

3. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật.

2

2

4

1

4. Hô hấp ở động vật

1

0

1

1

5. Tuần hoàn ở động vật

2

1

2

1

1,5

6. Miễn dịch ở động vật

2

2

4

1

7. Bài tiết và cân bằng nội môi.

1

0

1

1

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

0

8

1. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Nhận biết

- Trình bày được vai trò của nước đối với thực vật và mô tả được bao giai đoạn của quá trình trao đổi nước trong cây gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.

- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo 2 dòng mạch gỗ và mạch rây.

- Nêu được vai trò của sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.

- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thự vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng đối với thực vật. Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.

- Nêu nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thụ cà biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.

5

C1,2,3,4,5

Thông hiểu

- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoán ở tế bào lông hút của rễ.

- Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước và nêu được cơ chế đóng mở khí khổng.

- Nêu được các hiện tượng chứng minh cây hút nước chủ động.

- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật.

3

C6,7,8

Vận dụng

- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật.

- Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.

Quang hợp và hô hấp ở thực vật

0

10

2. Quang hợp ở thực vật

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp.

- Nêu được nguyên liệu của quá trình quang hợp.

- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.

- Nêu các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (ATP và NADPH)

- Nêu được các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp.

- Nêu được ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp.

3

C9, 10,11

Thông hiểu

- Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ ánh sáng.

- Trình bày được các diễn biến trong pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp.

- Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

- Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ đối với cây và đối với sinh giới.

2

C14,15

Vận dụng

- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.

- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.

3. Hô hấp ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm hô hấp và các bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật.

- Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật.

- Nêu được nơi diễn ra quá trình đường phân.

- Nêu được quá trình hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C3.

2

C12,13

Thông hiểu

- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.

- Giải thích được tác hại của hô hấp trong bảo quản nông sản.

- Trình bày được mối quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi khoáng trong cây

3

C16,17, 18

Vận dụng

- Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện về môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật. Vận dụng được những hiểu biết về hô hấp để giải thích các vấn đề thực tiễn.

- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

0

4

4. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Nhận biết

- Nêu được quá trình dinh dưỡng gồm: lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng.

- Trình bày được các hình thức tiêu hóa ở động vật.

- Nêu được các cơ quan trong ống tiêu hóa của cơ thể người.

2

C19,20

Thông hiểu

- Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống con người.

- Đặc điểm của các cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng của nó.

- Giải thích được câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu”.

2

C21,22

Vận dụng

- Xây dựng được chế độ ăn uống và các biện pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể.

- Tìm hiểu được các bệnh tiêu hóa ở người và các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh,

- Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hóa để phòng các bệnh về tiêu hóa.

Hô hấp ở động vật

1

0

5. Hô hấp ở động vật

Nhận biết

- Trình bày được các hình thức trao đổi khí

- Nêu được vai trò của hô hấp ở động vật

Thông hiểu

- Giải thích được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và ô nhiễm không khí đối với hô hấp.

- Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao đối với hô hấp.

Vận dụng

- Giải thích được một số hiện tượng hô hấp ở động vật trong thực tiễn.

- Tìm hiều được các bệnh về đường hô hấp và vận dụng hiểu biết về hô hấp để phòng các bệnh về đường hô hấp.

1

CÂU 1

Tuần hoàn ở động vật

1

2

5. Tuần hoàn ở động vật

Nhận biết

- Trình bày được khái quát hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

- Nêu được hoạt động của tim mạch đều được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

- Trình bày được vai trò của thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.

2

C23,24

Thông hiểu

- Phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch và quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch.

- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim.

Vận dụng

- Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.

-Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim mạch.

- Kể được các bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn. Trình bày được các biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

1

CÂU 2

Miễn dịch ở động vật

0

4

6. Miễn dịch ở động vật

Nhận biết

- Nêu được các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây ra các bệnh ở động vật và người

- Nêu được khái niệm miễn dịch và mô tả được khái quát hệ miễn dịch ở người

- Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật.

2

C25,26

Thông hiểu

- Giải thích được vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh rất nhỏ.

- Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

- Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm vaccine.

2

C27,28

Vận dụng

- Giải thích được cơ sở của hiện tượng dị ứng với chất kích thích, thức ăn; cơ sở khoa học của thử phản ứng khi tiêm kháng sinh.

- Trình bày được quá trình phá vỡ chức năng của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh ( bệnh tự miễn, ung thư và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

Vận dụng cao

- Điều tra được tiêm phòng bệnh, dịch bệnh trong trường học hoặc tại địa phương.

Bài tiết và cân bằng nội môi

1

0

7. Bài tiết và cân bằng nội môi

Nhận biết

- Nêu được khái niệm bài tiết và trình bày được vai trò của bài tiết.

- Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.

- Nêu được khái niệm: nội môi, cân bằng nội môi.

- Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi và một số hằng số nội môi cơ thể.

Thông hiểu

- Giải thích được cơ chế chung điều hòa nội môi.

Vận dụng

- Trình bày được các biện pháp bảo vệ phận và các biện pháp phòng tránh một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết như suy thận, sỏi thận.

Vận dụng cao

- Trình bày được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm.

1

CÂU 3

2. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 Cánh diều

2.1. Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 11

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm

A. hai giai đoạn là tổng hợp và phân giải.
B. ba giai đoạn là tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
C. ba giai đoạn là chuyển hóa, biến đổi và tổng hợp năng lượng.
D. bốn giai đoạn là sản xuất, phân giải, tỏa nhiệt và huy động năng lượng.

Câu 2: Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào

A. sự cung cấp năng lượng của tế bào.
B. các chất mang được hoạt hóa năng lượng.
C. hình dạng của phân tử khoáng.
D. sự chênh lệch nồng độ chất khoáng.

Câu 3: Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?

A. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là sucrose và một số chất như amino acid, hormone thực vật.
B. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.
C. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.
D. Nước có thể được vận chuyển theo chiều ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.

Câu 4: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là

A. nhiệt độ và ánh sáng.
B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.
C. hệ vi sinh vật vùng rễ.
D. Tất cả các nhân tố trên.

Câu 5: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?

A. Bước sóng 400 - 700 nm.
B. Bước sóng 280 – 760 nm.
C. Bước sóng 200 – 500 nm.
D. Bước sóng 700 - 900 nm.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở chất nền của lục lạp.
B. Sản phẩm của pha sáng gồm ATP, NADPH và C6H12O6.
C. Oxygen được tạo ra trong quá trình phân li nước của pha sáng.
D. Nguyên liệu của pha sáng gồm ánh sáng, ATP và NADPH.

Câu 7: Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucose

A. đến carbon dioxide và nước diễn ra ở tế bào chất.
B. đến acid pyruvic diễn ra ở tế bào chất.
C. đến acid pyruvic diễn ra ở ti thể.
D. để tạo ra acid lactic.

Câu 8: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào?

A. Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa bằng ống tiêu hóa.

Câu 9: Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra khi

A. trong môi trường đều có khí oxygen và khí carbon dioxide.
B. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
C. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hệ thống ống khí và bề mặt cơ thể.
D. trong môi trường có hàm lượng khí carbon dioxide cao hơn nhiều so với hàm lượng khí oxygen trong cơ thể.

Câu 10: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với khi hít vào phổi?

A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C. Vì một lượng O2 đã oxi hoá các chất trong cơ thể.
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.

Câu 11: Nhóm động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn?

A. Ngành Ruột khoang.
B. Ngành Giun dẹp.
C. Lớp Lưỡng cư.
D. Ngành Thân lỗ.

Câu 12: Hệ dẫn truyền tim gồm

A. tim, nút xoang nhĩ và các sợi Purkinje.
B. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.
C. tâm nhĩ, tĩnh mạch phổi, bó His và các sợi Purkinje.
D. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.

Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về cấu tạo của tim?

A. Tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) gồm có 4 ngăn.
B. Tim của cá có 3 ngăn gồm 3 tâm nhĩ và 1 tam thất.
C. Tim của thú có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
D. Tim của chim và thú có 6 van tim.

Câu 14: Mao mạch có đặc điểm nào giúp chúng phù hợp với chức năng trao đổi chất?

A. Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ.
B. Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi chất giữa máu và tế bào lớn.
C. Vận tốc máu chảy trong mạch chậm.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 15: Bệnh truyền nhiễm ở người chủ yếu do những tác nhân nào gây ra?

A. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật.
B. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hoá chất độc hại.
C. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và rối loạn di truyền.
D. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.

Câu 16: Các thành phần chính của miễn dịch không đặc hiệu là

A. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên,
kháng thể.
B. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào T độc.
C. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên.
D. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên,
tế bào plasma.

Câu 17: Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi

A. tập thể dục thường xuyên.
B. uống nhiều nước.
C. uống nhiều rượu bia.
D. ăn nhiều rau xanh.

Câu 18: Phát biểu nào đúng khi nói về miễn dịch dịch thể?

A. Miễn dịch dịch thể mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
B. Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các kháng nguyên.
C. Miễn dịch dịch thể có sự tham gia của các tế bào đại thực bào.
D. Miễn dịch dịch thể không có sự tham gia của kháng thể.

Câu 19: Quá trình lọc ở cầu thận là

A. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu.
B. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu chính thức.
C. quá trình nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại ống thận,
D. quá trình nước tiểu chính thức được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận.

Câu 20: Các chất dinh dưỡng, chất khoáng, nước ở nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại

A. bể thận.
B. ống thận.
C. bàng quang.
D. niệu đạo.

Câu 21: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình hình thành nước tiểu?

A. Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron.
B. Trung bình mỗi ngày có khoảng 17 – 18 L nước tiểu đầu được tạo ra nhưng chỉ có 1 – 2L nước tiểu chính thức được hình thành.
C. Thành phần của nước tiểu đầu tượng tự thành phần của máu, chứa các tế bào màu và protein huyết tương.
D. Nước tiểu chính thức được chứa trong bóng đái và thải ra ngoài qua ống thận.

Câu 22: Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận các kích thích từ môi trường.
B. khả năng cơ thể sinh vật thay đổi hình dạng, cấu tạo trước các tác nhân từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
C. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
D. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ sinh vật khác, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 23: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ chế cảm ứng ở thực vật?

A. Thực vật thu nhận kích thích từ môi trường thông qua các thụ thể trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất.
B. Các tín hiệu kích thích từ môi trường được chuyển đổi thành xung thần kinh và được dẫn truyền trong tế bào.
C. Thực vật thường phản ứng với các kích thích của môi trường bằng cách điều chỉnh hình thái, phản ứng sinh lí hoặc sự vận động của các cơ quan.
D. Các phản ứng của thực vật được điều khiển bởi các hormone thực vật.

Câu 24: Ở thực vật, trong điều kiện chiếu sáng từ một phía, thân cây non sẽ

A. không thể sinh trưởng do không được chiếu sáng toàn phần.
B. sinh trưởng bình thường, mọc thẳng.
C. dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có ánh sáng.
D. dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có bóng tối.

Câu 25: Phản ứng của thực vật đối với các tín hiệu môi trường diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Thu nhận kích thích → Dẫn truyền tín hiệu → Trả lời kích thích.
B. Dẫn truyền tín hiệu → Thu nhận kích thích → Trả lời kích thích.
C. Thu nhận kích thích → Phân tích và tổng hợp thông Sinh → Trả lời kích thích.
D. Dẫn truyền tín hiệu → Phân tích và tổng hợp thông Sinh→ Trả lời kích thích.

Câu 26: Hướng động dương là

A. sự vận động sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn kích thích.
B. sự vận động sinh trưởng của thực vật tránh xa nguồn kích thích.
C. phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng.
D. sự vận động sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn kích thích và tránh xa nguồn kích thích.

Câu 27: Ở thực vật, trong điều kiện chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng là do

A. auxin tập trung về phía có nguồn sáng.
B. auxin tập trung về phía đối diện với nguồn sáng.
C. lượng auxin cao ức chế sự sinh trưởng và dãn dài của tế bào.
D. lượng auxin cao kích thích sự sinh trưởng của tế bào ở phía được chiếu sáng.

Câu 28: Ngọn cây đậu xanh tồn tại dạng hướng động nào dưới đây?

A. Hướng sáng dương.
B. Hướng trọng lực âm.
C. Hướng nước dương.
D. Tất cả các đáp án trên.

B. Phần tự luận

Câu 1: (1 điểm) Giải thích vì sao có một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời.

Câu 2: (1 điểm) Dựa vào hiểu biết về cảm ứng, hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp bón phân ở gốc.

Câu 3: (1 điểm) Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hoạt động của tim mạch ở động vật đã được điều hoà như thế nào để đảm bảo cho cơ xương hoạt động tốt nhằm thoát khỏi mối nguy hiểm?

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học 11

I. Phần trắc nghiệm

1. B

2. D

3. B

4. D

5. A

6. C

7. B

8. A

9. B

10. D

11. C

12. D

13. C

14. D

15. A

16. C

17. C

18. B

19. A

20. B

21. A

22. C

23. B

24. C

25. A

26. A

27. B

28. D

II. Phần tự luận

Câu 1:

Một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời vì: Trong khi mắc những bệnh này lần đầu tiên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể, những kháng thể này sẽ được sản sinh và duy trì lâu dài trong cơ thể (trí nhớ miễn dịch). Bên cạnh đó, các chủng virus – tác nhân gây ra những bệnh này không có sự biến chủng (thay đổi tính kháng nguyên) liên tục. Do đó, hệ thống miễn dịch của những người đã từng mắc những bệnh này có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau, mang đến khả năng miễn dịch suốt đời.

Câu 2:

Biện pháp bón phân ở gốc dựa vào tính hướng hóa của cây: Việc bón phân ở gốc sẽ giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó, cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. Khi bón phân ở gốc cần phối hợp các đặc điểm của cây: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc.

Câu 3:

Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hormone adrenaline (hormone tuyến thượng thận) ở động vật được tiết ra nhiều hơn. Hormone adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim, gây co mạch máu tới hệ tiêu hoá, hệ bài tiết và làm dãn mạch máu tới cơ xương (cơ vân). Điều đó giúp tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng và O2 đến các tế bào cơ xương để thực hiện hô hấp tế bào tạo năng lượng cho cơ xương tăng cường hoạt động. Nhờ đó, động vật có thể chạy nhanh hơn để thoát khỏi sự rượt đuổi của kẻ thù.

2.3. Ma trận đề thi học kì 1 Sinh học 11

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

2

2

4

0

1

2. Hô hấp ở động vật

3

1

2

6

0

1,5

3. Hệ tuần hoàn ở động vật

4

1

1

1

6

1

2,5

4. Miễn dịch ở người và động vật

4

1

1

1

6

1

3,5

5. Bài tiết và cân bằng nội môi

3

1

2

6

1,5

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

8

0

0

1

28

2

10

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

2

28

1. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Nhận biết

- Chỉ ra được quá trình dinh dưỡng ở động vật

- Chỉ ra được các hình thức tiêu hóa ở động vật.

2

C1

C6

Vận dụng

Ứng dụng về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

2

C21

C26

2. Hô hấp ở động vật

Nhận biết

- Chỉ ra vai trò của hô hấp và mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào.

- Chỉ ra hình thức hô hấp ở động vật.

3

C2

C7

C11

Thông hiểu

Xác định nhận định đúng về các hình thức hô hấp ở động vật.

1

C17

Vận dụng

Liên hệ về bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp.

2

C22

C27

3. Hệ tuần hoàn ở động vật

Nhận biết

- Chỉ ra đặc điểm cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch.

- Chỉ ra những đại diện động vật ở các dạng hệ tuần hoàn.

4

C3

C8

C12

C15

Thông hiểu

Chỉ ra đặc điểm không đúng trong chu kì của tim người trưởng thành.

1

C18

Vận dụng

- Liên hệ về bệnh hệ tuần hoàn.

- Giải thích vì sao hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín là một xu hướng tiến hóa.

1

1

C2

C23

4. Miễn dịch ở người và động vật

Nhận biết

- Chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật.

- Chỉ ra các tuyến phòng vệ giúp cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của các tác nhân gây bệnh.

4

C4

C9

C13

C16

Thông hiểu

- Xác định virus HIV không tấn công vào tế bào mast.

- Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Nêu một số biện pháp tăng cường bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu.

1

1

C1

C19

Vận dụng

Liên hệ các dấu hiệu đặc trưng khi bị dị ứng.

1

C24

5. Bài tiết và cân bằng nội môi

Nhận biết

- Chỉ ra các cơ quan tham gia bài tiết.

- Chỉ ra vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng mồ hôi.

- Chỉ ra khái niệm và cơ chế cân bằng nội môi.

3

C5

C10

C14

Thông hiểu

Xác định thành phần không có trong nước tiểu đầu ở người khỏe mạnh bình thường.

1

C20

Vận dụng

Liên hệ bệnh liên quan đến bài tiết.

2

C25

C28

3. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

3.1 Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh học

TRƯỜNG THPT ……
BỘ MÔN: SINH HỌC

ĐỀ THI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: SINH HỌC - KHỐI 11

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Các chất vận chuyển trong dòng mạch rây có thể di chuyển theo

A. một hướng, từ lá xuống thân và rễ.
B. một hướng, từ rễ lên thân và lá.
C. hai hướng, từ lá xuống thân, rễ hoặc theo chiều ngược lại.
D. ba hướng, từ rễ lên thân, từ thân xuống rễ và từ lá thoát ra ngoài.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch gỗ?

A. Mạch gỗ được tạo thành do các tế bào hình ống không có thành tế bào nối liền với nhau.
B. Mạch gỗ vận chuyển nước, các chất khoáng hoà tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ lên thân và lá.
C. Động lực làm cho các chất di chuyển trong dòng mạch gỗ là do sự chênh lệch gradient nồng độ của các chất vận chuyển.
D. Trong mạch gỗ, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn có tác dụng kéo nước từ rễ lên lá.

Câu 3: Phân tử O2 giải phóng từ quang hợp có nguồn gốc từ

A. CO2.
B. RuBP.
C. H2O.
D. PGA.

Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?

A. Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C3.
B. Nồng độ CO2 thích hợp cho cây quang hợp là 0,03 %.
C. Các loài thực vật có điểm bão hòa ánh sáng giống nhau.
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp thông qua sự ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme xúc tác các phản ứng trong pha sáng và pha tối.

Câu 5: Hình thức hô hấp chủ yếu ở thực vật là

A. hô hấp kị khí.
B. hô hấp hiếu khí.
C. lên men.
D. hô hấp kị khí và lên men.

Câu 6: Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là

A. tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp.

Câu 7: Các động vật thuộc ngành Thân lỗ có hình thức tiêu hoá

A. ngoại bào.
B. nội bào.
C. ngoài cơ thể.
D. trong cơ thể.

Câu 8: Cho các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá?

(1) Viêm loét dạ dày.

(2) Ung thư trực tràng.

(3) Nhồi máu cơ tim.

(4) Sâu răng.

(5) Viêm gan A.

(6) Suy thận mãn tính.

A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 9: Trong hoạt động hô hấp ở người, sự thay đổi của thể tích lồng ngực là nhờ

A. quá trình thông khí ở phổi.
B. sự co dãn của các cơ hô hấp.
C. sự thay đổi của áp suất trong lồng ngực.
D. sự chênh lệch phân áp O2 và CO2.

Câu 10: Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người hít vào là:

A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.

Câu 11: Trong điều kiện sinh lí bình thường, ở người trưởng thành, thời gian pha nhĩ co khoảng

A. 0,1 s.
B. 0,8 s.
C. 0,3 s.
D. 0,4 s.

Câu 12: Bộ phận nào sau đây giữ chức năng điều khiển hoạt động điều hoà tim mạch?

A. Tim.
B. Mạch máu.
C. Hành não.
D. Tuyến trên thận.

Câu 13: Phát biểu nào không đúng khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch?

A. Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
B. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
C. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.
D. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co.

Câu 14: Dụng cụ nào sau đây được sử dụng để đo huyết áp?

A. Nhiệt kế.
B. Ống nghe tim phổi.
C. Huyết áp kế điện tử.
D. Máy kích thích điện.

Câu 15: Adrenalin tác động đến sự hoạt động của tim làm cho

A. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
B. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu dãn và huyết áp giảm.
C. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.
D. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

Câu 16: Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi nào?

A. Khi cơ thể bị các tác nhân gây hại xâm nhiễm.
B. Khi cơ thể không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
C. Khi cơ thể bị các vết thương ở da hay niêm mạc.
D. Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn.

Câu 17: Tiêm hoặc uống vaccine là

A. đưa kháng nguyên vào cơ thể.
B. đưa chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.
C. đưa kháng nguyên hoặc chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.
D. đưa kháng nguyên và kháng thể vào cơ thể.

Câu 18: Trường hợp hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng chống lại các tế bào, cơ quan của cơ thể được gọi là

A. hiện tượng dị ứng.
B. hiện tượng tự miễn.
C. hiện tượng di căn.
D. ung thư.

Câu 19: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể do các tế bào lympho B tiết ra.
C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào lympho T độc và T nhớ.
D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, có thể di truyền và không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên.

Câu 20: Đâu là cơ quan chính thực hiện chức năng bài tiết của cơ thể?

A. Gan.
B. Ruột.
C. Thận.
D. Phổi.

Câu 21: Sự duy trì ổn định của môi trường bên trong cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào gọi là

A. cân bằng áp suất thẩm thấu.
B. cân bằng nội môi.
C. cân bằng độ pH.
D. cân bằng huyết áp.

Câu 22: Phát biểu nào không đúng khi nói về cân bằng nội môi?

A. Cân bằng nội môi có tính chất cân bằng động.
B. Điều hoà cân bằng nội môi chính là cân bằng áp suất thẩm thấu của tế bào.
C. Cân bằng nội môi đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào trong cơ thể.
D. Cân bằng nội môi gồm cân bằng hàm lượng nước; nồng độ các chất như glucose, các ion, amino acid, muối khoáng,...

Câu 23: Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng chịu đựng những tác động từ môi trường xung quanh của cơ thể sinh vật.
B. sự thu nhận các kích thích từ môi trường của cơ thể sinh vật.
C. sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
D. khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 24: Các phản ứng của thực vật trả lời các kích thích của môi trường được điều khiển bởi

A. dịch mạch gỗ.
B. hormone thực vật.
C. màng tế bào.
D. hệ thần kinh.

Câu 25: Hướng tiếp xúc là

A. phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.
B. sự sinh trưởng của rễ để tăng diện tích tiếp xúc với đất.
C. sự sinh trưởng của thân để tránh tiếp xúc với đất.
D. sự vận động của thân (cành) để lá tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

Câu 26: Trong quá trình cảm ứng ở thực vật, thông Sinh được truyền từ bộ phận tiếp nhận đến bộ phận xử lí dưới dạng

A. xung thần kinh.
B. các dòng electron hoặc các chất hoá học.
C. các phản ứng hoá học.
D. các ion khuếch tán qua màng sinh chất.

Câu 27: Ví dụ nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?

A. Cây đóng khí khổng khi nhiệt độ tăng quá cao.
B. Hiện tượng “thức và ngủ” của lá cây họ Đậu theo đồng hồ sinh học.
C. Các loài cây như trầu bà, bầu, bí,... có thân quấn quanh giá thể.
D. Ngọn cây uốn cong về phía có ánh sáng.

Câu 28: Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, ta có thể thường sử dụng bao nhiêu mẫu vật sau đây?

(1) Cây trinh nữ.

(2) Cây đậu.

(3) Hoa hồng.

(4) Cây bắt ruồi.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.

Câu 2 (1 điểm): Hiện tượng “nở hoa của cây mười giờ” thuộc kiểu cảm ứng nào. Giải thích.

Câu 3 (1 điểm): Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hoạt động của tim mạch ở động vật đã được điều hoà như thế nào để đảm bảo cho cơ xương hoạt động tốt nhằm thoát khỏi mối nguy hiểm?

Đáp án đề thi học kì 1 Sinh 11

I. Phần trắc nghiệm

1. C

2. B

3. C

4. C

5. B

6. A

7. B

8. C

9. B

10. A

11. A

12. C

13. D

14. C

15. D

16. A

17. C

18. B

19. D

20. C

21. B

22. B

23. C

24. B

25. A

26. B

27. A

28. C

II. Phần tự luận

Câu 1:

Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì: Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

Câu 2:

Hiện tượng “nở của cây mười giờ” thuộc kiểu ứng động sinh trưởng. Vì hiện tượng này xảy ra do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở mặt trên và mặt dưới của hoa làm cho hoa nở hoặc khép dưới tác dụng của các tác nhân kích thích không định hướng mang tính chu kì như nhiệt độ, ánh sáng,…

Câu 3:

Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hormone adrenaline (hormone tuyến thượng thận) ở động vật được tiết ra nhiều hơn. Hormone adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim, gây co mạch máu tới hệ tiêu hoá, hệ bài tiết và làm dãn mạch máu tới cơ xương (cơ vân). Điều đó giúp tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng và O2 đến các tế bào cơ xương để thực hiện hô hấp tế bào tạo năng lượng cho cơ xương tăng cường hoạt động. Nhờ đó, động vật có thể chạy nhanh hơn để thoát khỏi sự rượt đuổi của kẻ thù.

...........

Mời các bạn tải file về để xem thêm đề thi học kì 1 Sinh học 11

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.828
  • Lượt xem: 34.447
  • Dung lượng: 63,7 KB
Tìm thêm: Sinh học 11
Sắp xếp theo