Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 11
Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức cần nắm ma trận đề kiểm tra kèm theo đề thi minh họa.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bao gồm 16 trang giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi Ngữ văn 11 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT……… BỘ MÔN: NGỮ VĂN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: VĂN; KHỐI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO |
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1, Văn bản:
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn học, triết lí nhân sinh.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học; phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
- Nhận biết và phân tích được: nội dung và mối quan hệ của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; xác định mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, nội dung và ý nghĩa của văn bản.
- Thể hiện quan điểm về nội dung chính của văn bản; liên hệ được nội dung văn bản với tư tưởng, quan niệm, xu thế của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn.
- Nhận biết và phân tích được yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,...
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.
- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.
- Phân tích mỗi liên hệ của các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản; phân tích và đánh giá đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện thái độ về nội dung văn bản.
- Nhận biết và phân tích yếu tố của bi kịch: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.
- Phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản kịch.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp tác giả muốn gửi đến thông qua hình thức nghệ thuật; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong văn bản có nhiều chủ đề.
2. Tùy bút, tản văn
Nội dung | Tùy bút | Tản văn |
1. Khái niệm | Tùy bút là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác gủa, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. | Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật. |
2. Đặc điểm | Chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống. | Chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả. |
3. Ngôn ngữ | Giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, sức gợi…) | |
4. Sức hấp dẫn | Tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả | Khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm. |
5. Yếu tố tự sự | Là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm. | |
6. Yếu tố trữ tình | Là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn. | |
7. Cái tôi của tác giả | Là tổng thể những nét riêng biệt, nổi bật làm nên phẩm chất tinh thần độc đáo của tác giả thể hiện trong tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là trong các tác phẩm giàu yếu tố trữ tình như thơ trữ tình hay tùy bút, tản văn. | |
8. Ngôn ngữ văn học | Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật; manh đặc điểm: - Giàu sức truyền cảm, biểu cảm. - Tính đa nghĩa. - Tình hình tượng. - Tính thẩm mĩ. |
2, Văn bản nghị luận
Nội dung | Kiến thức |
1. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng | - Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. - Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc. |
2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự | - Được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. + Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận. + Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt… + Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. - Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết. |
3. Nhan đề | - Thường khái quát nội dung chính của văn bản. - Để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. |
B. ĐỀ THI MINH HỌA CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 11
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa
…
Đảo tái cát
Khóc oan hồn trôi dạt
Tao loạn thời bình
Gió thắt ngang cây.
…
Đất hãy nhận những đứa con về cội
Trong bao dung bóng mát của người
Cay hãy gọi bàn tay về hái quả
Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi…
À ơi tình cũ nghẹn lời
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.
(Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2: Cuộc sống của người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Câu 3: Theo anh/chị, ý nghĩa của hai câu thơ
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững – Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa là gì?
Câu 4: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ
Đảo tái cát – Khóc oan hồn trôi dạt – Tao loạn thời bình – Gió thắt ngang cây.
Hình ảnh người lính đảo hiện lên hào hùng và cả bi tráng trong thơ Hữu Thỉnh
Câu nghị luận xã hội tích hợp (2,0 điểm): Hình ảnh người lính đảo và thông điệp “kiếp người mong manh” mà nhà thơ gửi gắm ở câu thơ cuối gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của cuộc sống. Hãy thể hiện suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).
II. LÀM VĂN
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (0,5 điểm): Thể thơ tự do.
Câu 2 (0,5 điểm):
Cuộc sống của những người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh (Học sinh kể được tối thiểu ba chi tiết, hình ảnh): bãi cát, nỗi nhớ nhà, đảo tái cát, oan hồn trôi dạt, tao loạn thời bình…
Câu 3
Ý nghĩa của hai câu thơ:
– Gợi hình ảnh những người lính đảo: ngồi quây quần bên nhau trong sự tĩnh lặng, sự sẻ chia, trong nỗi nhớ quê hương vời vợi, sự gian khổ, vất vả.
– Thể hiện tâm hồn nhạy cảm, giàu yêu thương, tinh thần kiên cường, bền bỉ của họ.
Câu 4 (1,0 điểm):
Hiệu quả:
– Tăng tính hàm súc và gợi tả cho câu thơ.
– Gợi nỗi đau, những mất mát lớn lao trước sự hi sinh của người lính, nỗi đau lan tỏa cả đất trời và gợi lên những nghịch lí oan trái mà người lính thời bình phải chịu. Đó là sự hi sinh thầm lặng để mang lại cuộc sống hòa bình cho Tổ quốc.
Câu nghị luận xã hội tích hợp
– Người lính đảo có cuộc sống rất khó khăn nhưng đó là cuộc sống đầy ý nghĩa. “Kiếp người mong manh” nói về thời gian sống của mỗi cá nhân rất ngắn ngủi, hữu hạn. Bởi vậy, mỗi người đều cần biết tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi đó để tạo nên giá trị cuộc sống.
– Giá trị cuộc sống gồm cả những giá trị vật chất như sức khỏe, tiền bạc… cũng gồm cả những giá trị tinh thần như tri thức, phẩm chất, tâm hồn, sự cống hiến, hi sinh, quan hệ xã hội… Con người cần tạo ra và tích lũy những giá trị đó, đồng thời biết cân bằng và hài hòa giữa các giá trị. Có như vậy mới có được cuộc sống có ý nghĩa và góp phần phát triển xã hội.
– Phê phán những con người chọn lối sống ích kỷ, thực dụng, sống hoài, sống phí.
– Liên hệ bản thân: bản thân là người trẻ tuổi đã sử dụng thời gian như thế nào để sống có ích nhất, đóng góp được nhiều nhất cho xã hội.
II. LÀM VĂN
Xem thêm các bài văn mẫu tại đây