Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập Hóa 11 học kì 1 sách KNTT, CD, CTST

Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa học 11 năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức cần nắm, cấu trúc ôn thi kèm theo các dạng bài tập trọng tâm.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Hóa học 11 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi Hóa học 11 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 11, đề cương ôn tập học kì 1 Văn 11.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………

TRƯỜNG THPT ……………..

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: Hóa học - Lớp: 11

Năm học: 2024-2025

A. LÝ THUYẾT:

Chương 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

- Khái niệm: phản ứng thuận nghịch, cân bằng hóa học, sự điện li, chất điện li, chất không điện li, thuyết bronsted – Lowry về acid – base, khái niệm và ý nghĩa của pH.

- Viết hằng số cân bằng KC cho phản ứng thuận nghịch.

- Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, áp suất đến cân bằng hóa học.

- Xác định nồng độ acid – base bằng phương pháp chuẩn độ.

- Viết biểu thức và xác định pH bằng các chất chỉ thị phổ biến.

- Làm các dạng bài tập tính nồng độ các ion và pH của dung dịch.

Chương 2. NITROGEN-SULFUR

- Trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen; nguyên tố sulfur.

- Sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen.

- Cấu tạo phân tử: ammonia, HNO3, sulfur, H2SO4.

- Giải thích được tính tan, tính base, tính khử của ammonia từ cấu tạo phân tử. Viết được phương trình hóa học minh họa.

- Vận dụng kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber.

- Tính chất cơ bản của muối amonium và nhận biết ion amonium trong dung dịch; tính acid, tính oxi hóa mạnh của HNO3; tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của sulfur; tính oxi hóa, tính khử của sulfur dioxide; tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của dung dịch sulfuric acid loãng, đặc.

- Nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa axit.

- Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng.

- Sự hình thành sulfur dioxide, tác hại của sulfur dioxide và biện pháp giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí.

- Vận dụng kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc.

- Ứng dụng của: đơn chất nitrogen; ammonia; amonium nitrate và một số muối amonium tan; nitric acid; sulfur đơn chất; sulfur dioxide; dung dịch sulfuric acid loãng, đặc và lưu ý khi sử dụng; một số muối sulfate.

Chương III: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

- Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ:

- Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocacbon và dẫn xuất).

- Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản.

- Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản.

- Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột.

- Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết.

- Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống.

- Nêu được khái niệm về công thức phân tử (CTPT) hợp chất hữu cơ (HCHC)

- Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của HCHC

- Lập được CTPT HCHC từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối.

- Trinh bày được nôị dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa hoc hữu cơ.

- Giải thích được hiên tượng đồng phân trong hóa hoc hữu cơ.

- Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng trong hóa học hữu cơ.

- Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu goṇ ).

B. BÀI TẬP

I. TRẮC NGHIỆM

Chương 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

Câu 1. Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau ở cùng điều kiện.

(2) Chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch.

(3) Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.

(4) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.

(5) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.

(6) Sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch 2NO2 N2O4 không phụ thuộc sự thay đổi áp suất.

Số phát biểu đúng là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Phản ứng chỉ có thể diễn ra theo 1 chiều.
B. Tại 1 thời điểm chỉ có thể diễn ra 1 chiều của phản ứng.
C. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch diễn ra lần lượt.
D. Phản ứng có thể diễn ra đồng thời theo cả 2 chiều: thuận và nghịch.

...........

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Hóa học 11 Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: CÂN BẰNG HÓA HỌC

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch.

2. Viết được biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng thuận nghịch.

3. Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hóa học.

4. Khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li; Nội dung thuyết Bronsted – Lowry về acid – base;

5. Khái niệm pH và ý nghĩa của pH trong thực tiễn; Nguyên tắc xác định nồng độ acid – base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1: Có cân bằng sau: 2NO2 (g) N2O4 (g) ΔrH2980 = -58kJ

Cân bằng trên sẽ chuyển dịch sang chiều nào khi thay đổi 1 trong các điều kiện sau:

a) Tăng nhiệt độ.

b) Giảm áp suất chung của hệ.

c) Thêm NO2 vào hệ.

Câu 2: Cho 0,14 mol H2 và 0,26 mol I2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau: H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)

Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng HI trong bình là 0,08 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp HI ở nhiệt độ trên.

Câu 3: Cho các chất sau: HNO3, C12H22O11, BaCl2, KOH, Na2SO4, NaHSO3, NH4NO3, H2SO4, Zn, ZnSO4, O2, C2H5OH.

a. Trong các chất trên, chất nào là chất điện li, chất nào là chất không điện li?

b. Viết phương trình điện li của các chất điện

Câu 4: Nabica là một loại thuốc có thành phần chính là HCl dư trong dạ dày. NaHCO3, được dùng để trung hoà bớt lượng acid

a. Viết phương trình hoá học của phản ứng trung hoà trên.

b. Giả thiết nồng độ dung dịch HCl trong dạ dày là 0, 035M , tính thể tích dung dịch HCl được trung hoà khi bệnh nhân uống 0, 588 g bột NaHCO3 .

Câu 5: Để xác định nồng độ của một dung dịch NaOH người ta tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1M. Cho 10 mL dung dịch HCl 0,1M vào bình tam giác 100 mL, thêm 2 giọt chất chỉ thị phenolphtalein. Dung dịch NaOH được cho vào buret loại 25 mL. Sau đó người ta tiến hành chuẩn độ.

a. Cho biết dấu hiệu để nhận biết thời điểm tương đương của phản ứng.

b. Kết quả thí nghiệm cho thấy thể tích dung dịch HCl 0,1 M cần là 20 Hãy tính nồng độ của dung dịch NaOH.

III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch của một cân bằng hóa học đang ở trạng thái cân bằng được biểu diễn bằng đẳng thức nào sau đây?

A. vt = vn=
B. vt = 2vn.
C. vt = vn.
D. vt = 0,5vn.

Câu 2: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. Aceticacid(CH3COOH).
B. Vôi tôi (Ca(OH)2).
C. Muối ăn(NaCl).
D. Đường saccharose (C12H22O11).

..............

CHỦ ĐỀ 2: NITROGEN VÀ SULFUR

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen.

2. Giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết.

3. Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen.

4. Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.

5. Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitrogen khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu.

6. Mô tả được công thức Lewis và dạng hình học của phân tử ammonia.

7. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lý (tính tan), tính chất hóa học (tính base, tính khử). Viết được phương trình hóa học minh họa.

8. Vận dụng được kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, biến thiên enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber.

9. Trình bày được các tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hóa thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân ) và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch.

10. Trình bày được ứng dụng của ammonia ( chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản xuất axit nitric acid; làm dung môi, ...) của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan trong phân đạm, phân ammophos,...

11. Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết ion amonium trong phân đạm chứa ion ammonium.

12. Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa acid.

13. Nêu được cấu tạo của phân tử HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid.

14. Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng.

15. Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sunfur (lưu huỳnh).

16. Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học cơ bản và ứng dụng của sunfur đơn chất.

17. Trình bày được tính oxi hóa (tác dụng với hydrogensunfide) và tính khử (tác dụng với nitrogen dioxide, xúc tác nitrogen oxide) và ứng dụng của sunfurdioxide (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc…..) .

18. Trình bày được sự hình thành sunfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sunfur dioxide và một số biện pháp giảm thiểu lượng sunfur dioxide thải vào không khí.

19. Tính chất vật lí của H2SO4, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lý sơ bộ khi bỏng acid.

20. Cấu tạo phân tử H2SO4, tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng của dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng acid.

21. Giải thích được tính chất hoá học của acid H2SO4 loãng và đặc (tính acid và tính oxi hóa mạnh).

22. Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate, ammonium sulfate, calcium sulfate dihydrate, magnesium sulfate...

23. Nhận biết được ion sulfate

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1: Phòng thí nghiệm có một lọ đựng dung dịch sulfuric acid đặc không còn nguyên chất, không sử dụng được nữa. Hãy đề xuất cách loại bỏ acid này một cách an toàn mà ít gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Câu 2: Tại một số nhà máy, người ta dùng calcium oxide (vôi sống) hoặc calcium hydroxide (vôi tôi) để hấp thụ sulfur dioxide trong khí thải. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Câu 3: Hai chất phụ gia thực phẩm đều màu trắng là bột thạch cao nung và bột “baking soda” NaHCO3. Bằng phương pháp hóa học làm thế nào để phân biệt hai chất phụ gia này? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Câu 4: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) Phản ứng chứng minh N2 có tính khử.

b) Phản ứng chứng minh NH3 là một base.

c) Phản ứng chứng minh H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh thể hiện ở nguyên tố S.

d) Phản ứng chứng minh H2SO4 có tính acid.

Câu 5:

a) Viết sơ đồ quá trình sản xuất nitric acid (HNO3) trong công nghiệp từ nitrogen.

b) Để điều chế được 5000 tấn nitric acid nồng độ 60% cần dùng bao nhiêu tấn ammonia? Biết rằng sự hao hụt ammonia trong quá trình sản xuất nitric acid theo sơ đồ trên là 3,8%

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức

..............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 1 Hóa học 11 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm