Phân tích bài thơ Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân (Dàn ý + 3 mẫu) Văn mẫu lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân, là tài liệu được Download.vn giới thiệu.

Phân tích Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân
Phân tích Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân

Bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết gồm dàn ý và bài văn mẫu lớp 11 được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân.

Dàn ý phân tích Bài học đọc cho con

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Đỗ Trung Quân, tác phẩm Bài học đầu cho con.

2. Thân bài

a. Nội dung

- Câu hỏi ngây ngô của đứa trẻ đặt ra suy nghĩ về quê hương: “Quê hương là gì hả mẹ/Mà cô giáo dạy phải yêu/Quê hương là gì hở mẹ/Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”

- Câu trả lời quê hương lần lượt được so sánh với các sự vật gần gũi, quen thuộc của quê hương: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, hương hoa đồng cỏ nội, vòng tay ấm, đêm trăng tỏ, vàng hoa bí, hồng tím giậu mồng tơi, đỏ đôi bờ dâm bụt

- Lời khẳng định quê hương là duy nhất, giống như chỉ có một người mẹ từ đó nhắc nhở phải biết trân trọng, yêu mến quê hương.

b. Nghệ thuật

- Thể thơ sáu chữ

- Hình ảnh gần gũi, giản dị

- Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ

- Giọng thơ tha thiết, tình cảm

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài học đầu cho con.

Phân tích Bài học đầu cho con - Mẫu 1

Mỗi người đều có quê hương, nơi vô cùng gắn bó và thân thương. Viết về quê hương, Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân là một bài thơ rất tiêu biểu.

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ sáu chữ, ngôn ngữ giản dị với hình ảnh quen thuộc:

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Quê hương là gì, mà khiến cho cô giáo dạy rằng phải biết yêu thương, khiến cho ai đi xa cũng thấy nhớ. Hai chữ “quê hương” vốn trừu tượng, nhưng lại được nhà thơ lí giải dễ hiểu.

Cụm từ “Quê hương là” được lặp lại nhiều lần tạo giọng thơ nhịp nhàng khiến bài thơ đọc lên như một bài hát. Tiếp đến, quê hương được so sánh với hàng loạt sự vật quen thuộc, có thể bắt gặp ở mỗi làng quê Việt Nam:

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”

Chùm khế là quả ngọt mà quê hương ban tặng. Đường đi học hằng ngày con vẫn đi qua, có bướm vàng bay.

"Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”

Quê hương là nơi tuổi thơ được vui chơi, mỗi buổi chiều thả diều trên cánh đồng. Quê hương còn là con đò nhỏ khua nước bên dòng sông thơ mộng.

“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè”

Hình ảnh “cầu tre nhỏ” gắn liền với nhịp bước chân của người mẹ đi làm đồng về, đội chiếc nón lá che nắng, che mưa. Quê hương cũng là cả “hương hoa đồng cỏ nội” giản dị, nhẹ nhàng.

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ..
Sẽ không lớn nổi thành người.”

Cuối cùng, nhà thơ khẳng định rằng mỗi người sinh ra chỉ có một quê hương, giống như việc chỉ có một người mẹ. Quê hương với con người là duy nhất, không thể thay thế, cần biết yêu thương, trân trọng.

Tóm lại, “Bài học đầu cho con” của Đỗ Trung Quân là một bài thơ hay viết về đề tài quê hương.

Phân tích Bài học đầu cho con - Mẫu 2

Quê hương là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Bởi vậy mà nhà thơ Đỗ Trung Quân đã sáng tác bài thơ Bài học đầu cho con để gửi gắm thông điệp giá trị.

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ khiến lời thơ trở nên mềm mại. Nhà thơ có cách lí giải về quê hương rất mới mẻ, gần gũi.

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”

Hình ảnh “chùm khế ngọt” tượng trưng cho những gì quê hương đem đến cho con người đầy ngọt ngào và yêu thương. Và mỗi sáng tinh mơ trên con đường thân thuộc để đến trường, từng ngày trôi qua đều ý nghĩa biết bao.

“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”

Quê hương là nơi mỗi đứa trẻ tinh nghịch chơi đùa, thả diều trên cánh đồng mênh mông. Hình ảnh cánh diều đã rất quen thuộc ở mỗi làng quê. Quê hương còn là con đò nhỏ vẫn đậu ven sông, chứng kiến biết bao thay đổi.

“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè”

Quê hương gắn liền với “cầu tre nhỏ”, với nhịp bước chân của người mẹ với “nón lá nghiêng che” - hình ảnh khắc sâu trong kí ức mỗi đứa con thơ. Quê hương còn gắn liền với cả “hương hoa đồng cỏ nội”, thứ mùi đặc trưng riêng của làng quê mà nơi thị thành chắc chắn không có được.

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

Cuối cùng, nhà thơ khẳng định rằng mỗi người chỉ có duy nhất một quê hương, cũng giống như chỉ có một mẹ. Và chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng quê hương của mình.

Bài học đầu cho con là một bài thơ giản dị mà xúc động viết về quê hương của Đỗ Trung Quân. Tác phẩm gửi gắm thông điệp ý nghĩa.

Phân tích Bài học đầu cho con - Mẫu 3

Quê hương vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Đóng góp vào mảng đề tài này, nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng có một bài thơ vô cùng nổi tiếng - Bài học đầu cho con.

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã sử dụng câu hỏi tu từ khiến lời thơ thêm phần sâu lắng. Quê hương là gì, mà khiến cho cô giáo dạy rằng phải biết yêu thương, khiến cho ai đi xa cũng thấy nhớ. Và lí giải về quê hương sau đó thật mới mẻ, thú vị. Hai chữ “quê hương” vốn trừu tượng, nhưng lại được Đỗ Trung Quân lí giải rất dễ hiểu.

Điệp cấu trúc “Quê hương là” tạo giọng thơ nhịp nhàng, như một khúc ca. Quê hương được so sánh với hàng loạt sự vật quen thuộc, gần gũi. Ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ làng quê nào trên đất nước Việt Nam:

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”

Những sự vật “chùm khế, đường đi học, bướm vàng bay” gợi về tuổi thơ gắn bó với quê hương. Chùm khế là quả ngọt mà quê hương ban tặng. Đường đi học hằng ngày con vẫn đi qua, có bướm vàng bay.

“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”

Quê hương cũng là nơi mỗi đứa trẻ được vui chơi, đem con diều biếc thả trên cánh đồng. Hình ảnh cánh diều chắc hẳn đã quá quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Bởi đó là món đồ chơi của trẻ em nông thôn thời xưa.

“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè”

Quê hương còn là “cầu tre nhỏ”, gắn liền với những nhịp bước chân của người mẹ với hình ảnh “nón lá nghiêng che”. Quê hương cũng là cả “hương hoa đồng cỏ nội” - mùi hương riêng biệt, không thể nhầm lẫn. Có thể thấy rằng, cuộc sống thôn quê được tái hiện lại vô cùng chân thực, sinh động.

Đỗ Trung Quân gửi gắm tâm tình vào bài thơ, khéo léo thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng quê hương.

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ..
Sẽ không lớn nổi thành người.”

Mỗi người sinh ra chỉ có một quê hương, giống như việc chỉ có một người mẹ. Quê hương với con người là duy nhất. Và tác giả đã nhắc nhở người đọc cần biết trân trọng, nhớ đến quê hương.

Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ sáu chữ ngắn gọn, sử dụng hình ảnh gần gũi, giàu tính biểu tượng. Nhà thơ kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê nhằm thể hiện vẻ đẹp của quê hương cũng như sự gắn bó của con người với quê hương.

“Bài học đầu cho con” của Đỗ Trung Quân là một bài thơ hay viết về đề tài quê hương. Tác phẩm gửi gắm thông điệp ý nghĩa, giàu giá trị nhân văn.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm