Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Sinh 11 sách KNTT, CTST, Cánh diều
Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 11 năm 2024 - 2025 hệ thống các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trọng tâm.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh học 11 bao gồm 2 sách Cánh diều và Kết nối tri thức. Qua đó giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi Sinh học 11 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Sinh học 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Toán 11, đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Anh 11.
Đề cương ôn thi học kì 1 Sinh học lớp 11 năm 2024 - 2025
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh học 11 Cánh diều
TRƯỜNG THPT………… BỘ MÔN: SINH HỌC | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: SINH KHỐI 11 |
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
Ôn tập kiểm tra học kì I: Bài 6 đến bài 10.
MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU Sinh Ở ĐỘNG VẬT
Giai đoạn | Đặc điểm |
Lấy thức ăn | - Là quá trình động vật lấy thức ăn từ môi trường sống. |
Tiêu Sinh thức ăn | - Là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng phức tạp trong thức ăn thành những phân tử nhỏ, đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Gồm 2 kiểu: + Tiêu Sinh nội bào: trong tế bào, nhờ enzyme tiêu Sinh trong lysosome. + Tiêu Sinh ngoại bào: ngoài tế bào, tiêu Sinh Sinh học (enzyme) & tiêu Sinh cơ học. - Cấu tạo hệ tiêu Sinh: Động vật chưa có cơ quan tiêu Sinh, ống tiêu Sinh, túi tiêu Sinh. |
Hấp thụ dinh dưỡng | - Là quá trình các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu Sinh di chuyển vào cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Chủ yếu qua ruột non (ĐV bậc cao). |
Đồng Sinh | - Là quá trình tổng hợp các chất sống của cơ thể từ các chất dinh dưỡng được hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào. - Mục đích: cấu tạo nên cơ thể, cung cấp & dự trữ năng lượng. |
Thải chất cặn bã | - Các chất không thể tiêu Sinh & hấp thu được được thải ra ngoài. |
Động vật chưa có cơ quan tiêu Sinh | Động vật có túi tiêu Sinh | Động vật có ống tiêu Sinh | |
Đối tượng | Động vật đơn bào | Ruột khoang, giun dẹp | - Hầu hết ĐVCXS và ĐVKXS |
Hình thức | - Tiêu hoá nội bào | - Tiêu Sinh nội bào - Tiêu Sinh ngoại bào | - Tiêu Sinh ngoại bào |
Cấu tạo | - Cơ thể chỉ có 1 tế bào, không có cơ quan tiêu Sinh. | - Túi tiêu Sinh gồm nhiều tế bào, có 1 lỗ thông | - Hệ tiêu Sinh gồm nhiều cơ quan, có 2 lỗ thông |
Diễn biến |
- Thực bào " TH nội bào " xuất bào | - TH ngoại bào (enzyme) " hấp thụ " TH nội bào | - TH Sinh học: ruột non, dạ dày, miệng,... tiết enzyme. - TH cơ học: miệng (nhai), dạ dày (co bóp),... |
II. HÔ HẤP Ở ĐỘNGVẬT
Quá trình hô hấp gồm 5 giai đoạn: Thông khí " trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí " vận chuyển khí O2 và CO2 " trao đổi khí ở tế bào " hô hấp tế bào.
Hô hấp qua bề mặt cơ thể | - Đối tượng: ĐV đơn bào, đa bào bậc thấp (ruột khoang, giun đốt, giun dẹp,...) - Đặc điểm: + Khí O2, CO2 khuếch tán trực tiếp qua bề mặt cơ thể (màng tế bào hoặc da) + Riêng giun đất: O2 từ ngoài " da " máu " tế bào " CO2 " máu " da " ngoài. |
Hô hấp qua hệ thống ống khí | - Đối tượng: côn trùng, chân khớp sống trên cạn (châu chấu, gián, ruồi, ong,...) - Đặc điểm: + O2 " lỗ thở " ống khí " tế bào " CO2 " ống khí " lỗ thở " ngoài. + Sự thông khí: hoạt động co dãn của cơ phần bụng. + Không cần hệ tuần hoàn (máu) để vận chuyển khí. |
Hô hấp qua mang | - Đối tượng: cá, thân mềm, chân khớp sống dưới nước (cá, trai, cua, tôm, nòng nọc,...) - Đặc điểm: + O2 trong nước " phiến mang " máu " tế bào " CO2 "máu " phiến mang " ngoài. + Nơi trao đổi khí với dòng nước: mao mạch trên phiến mang. + Sự thông khí: hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng. + Ở cá xương, mao mạch mang xếp song song và ngược chiều với dòng nước bên ngoài. |
Hô hấp bằng phổi | - Đối tượng: lưỡng cư, bò sát, chim & thú (ếch, cá sấu, chim, cá voi, hổ,...) | |||||
Lưỡng cư | Thú | Chim | ||||
Cơ quan hô hấp | Phổi + da (chủ yếu) | Phổi | Phổi | |||
Cấu tạo phổi | Ít phế nang | Nhiều phế nang | Túi khí | |||
Sự thông khí | Nhờ hoạt động của cơ thềm miệng | Nhờ các cơ hô hấp tạo áp suất âm | Nhờ các cơ hô hấp tạo áp suất âm | |||
Hiệu quá | Thấp nhất (có khí cặn trong phổi, máu pha) | Trung bình (có khí cặn trong phổi) | Rất cao (không có khí cặn, luôn có khí giàu O2 đi qua phổi) |
III. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
Hệ tuần hoàn hở | - Đối tượng: chân khớp, một số thân mềm - Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chậm. - Khả năng phân phối máu đến các cơ quan chậm - Máu tiếp xúc, trao đổi chất trực tiếp với tế bào - Dòng máu: máu từ tim " động mạch " xoang cơ thể " tĩnh mạch " về tim (không có mao mạch). | |||
Hệ tuần hoàn kín | - Đối tượng: ĐVCXS, giun đốt, bạch tuộc, mực ống,... - Áp lực máu cao, tốc độ máu chảy nhanh. - Khả năng phân phối máu đến các cơ quan nhanh - Máu trao đổi chất với tế bào quá mao mạch. - Dòng máu: máu từ tim " động mạch " mao mạch " tĩnh mạch " về tim (máu chảy trong mạch kín). | |||
Hệ tuần hoàn đơn | Hệ tuần hoàn kép | |||
- Đối tượng: cá
- Tim: 2 ngăn
- Máu nuôi cơ thể: Đỏ tươi (giàu O2)
- Máu từ tim " động mạch mang " mao mạch mang " động mạch lưng " mao mạch cơ thể " tĩnh mạch " tim. | - Đối tượng: giun đất, bạch tuộc*, mực ống, lưỡng cư, bò sát, chim, thú,... - Tim: 4 ngăn (chim, thú, cá sấu), 3 ngăn (lưỡng cư), 4 ngăn hụt (bò sát) - Máu đi nuôi nuôi cơ thể: đỏ tươi (chim, thú, cá sấu), pha (lưỡng cư, bò sát). - Máu từ tim " động mạch chủ " mao mạch cơ thể " tĩnh mạch chủ " tim " động mạch phổi " mao mạch phổi " tĩnh mạch phổi " về tim. |
Cấu tạo và hoạt động của tim và hệ mạch
IV. MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
- Các khái niệm: Kháng nguyên, kháng thể, vacxin, bệnh tự miễn
Miễn dịch không đặc hiệu | Miễn dịch đặc hiệu | ||
Miễn dịch thể dịch | Miễn dịch tế bào | ||
Tính đặc hiệu | Sẵn có, không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên | Cần tiếp xúc trước và có tính đặc hiệu với từng kháng nguyên cụ thể | |
Nhân tố tham gia | - Da, niêm mạc. - Dịch tiết cơ thể. - Các tế bào thực bào,... | - Tế bào trình diện - Tế bào T hỗ trợ - Tế bào B, tế bào B nhớ. - Tương bào (TB plasma) | - Tế bào trình diện - Tế bào T hỗ trợ - Tế bào T độc, T độc nhớ |
Cơ chế bảo vệ | - Ngăn chặn, hạn chế - Thực bào vi khuẩn, virus. | Kháng thể khớp với kháng nguyên tiêu diệt mầm bệnh | Tế bào T độc tiết chất độc là tan tế bào nhiễm |
Các đáp ứng miễn dịch | - Viêm, sốt, thực bào - Tạo protein kháng khuẩn | - Đáp ứng nguyên phát (7 – 10 ngày): tiếp xúc lần đầu - Đáp ứng thứ phát (2 – 3 ngày): tiếp xúc lần sau. | |
Phạm vi bảo vệ | Khắp cơ thể | Thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết) | Tế bào nhiễm |
Khả năng nhớ | Không | Có | Có |
Tốc độ | Nhanh | Chậm | Chậm |
Hiệu quả | Không cao | Cao | Cao |
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Hoàn thành bảng sau về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trên cạn? Giải thích tại sao trong trồng trọt, phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…) thường được sử dụng để bón lót (bón vào đất trước khi gieo trồng), trong khi các loại phân vô cơ (đạm, kali) được dùng để bón thúc.
Giai đoạn | Cơ quan thực hiện | Con đường | Vai trò |
Hấp thụ nước và khoáng | |||
Vận chuyển nước và khoáng | |||
Thoát hơi nước |
Câu 2. Khái niệm quang hợp ở thực vật? Sau khi học xong về quang hợp ở thực vật, bạn Tuấn đã vẽ lại sơ đồ sau đây. Theo em, sơ đồ của bạn Tuấn đã chính xác hay chưa? Giải thích. Nếu chưa chính xác em sẽ sửa lại như thế nào cho đúng?
Câu 3. Đặc điểm của hệ sắc tố quang hợp? Có ý kiến cho rằng: "Tất cả thực vật đều có chlorophyll a". Dựa vào vai trò của chlorophyll a, em hãy cho biết ý kiến này đúng hay sai. Giải thích.
Câu 4. Phân biệt 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Ở những vùng có khí hậu nóng và khô nên trồng nhóm thực vật nào? Giải thích?
Câu 5. Trình bày các giai đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật? Nêu một số biện pháp bảo quản rau xanh và hoa quả dựa trên nguyên tắc ức chế quá trình hô hấp?
Câu 6.
Mô tả đặc điểm từng giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở mỗi loài theo bảng sau:
Giai đoạn | Bọt biển | Thuỷ tức | Người |
Lấy thức ăn | |||
Tiêu hoá thức ăn | |||
Hấp thụ chất dinh dưỡng | |||
Tổng hợp (đồng hoá) các chất | |||
Thải chất cặn bã |
So sánh ưu điểm của ống tiêu Sinh so với túi tiêu Sinh
Động vật có ống tiêu Sinh | Động vật có túi tiêu Sinh | |
Cơ quan tiêu Sinh | ||
Thức ăn và chất cặn bã | ||
Dịch tiêu Sinh |
Câu 7. Khi nói về hô hấp bằng phổi, cho biết những nhận định sau đúng hay sai. Giải thích.
STT | Nội dung | Đúng | Sai |
1 | Phổi của chim, lưỡng cư, bò sát và thú được cấu tạo từ các phế nang | ||
2 | Ở động vật có phổi, lúc hít vào và thở ra luôn có không khí giàu O2 đi qua phổi | ||
3 | Ở thú, oxygen từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang ở hoạt động hít vào. | ||
4 | Các loài chim, thú, bò sát chỉ hô hấp bằng phổi. | ||
5 | Thủy tức là động vật sống dưới nước nên hô hấp bằng mang. | ||
6 | Sự hít và và thở ra tạo điều kiện cho sự trao đổi khí liên tục ở phổi và tế bào. | ||
7 | Côn trùng thực hiện sự trao đổi khí nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn. | ||
8 | Tim ngoài nhiệm vụ và máy bơm và hút máu thì còn là nơi dự trữ máu lâu dài. | ||
9 | Máu chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển và trao đổi khí O2 và CO2 | ||
10 | Dịch tuần hoàn ở một số loại động vật là hỗn hợp máu – dịch mô |
Câu 8. Nêu mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào?
Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?
Câu 9.
a.Thế nào là tính tự động của tim? Nêu cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim?
b. Giả sử, nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút.
- Tính thời gian của một chu kì tim của loài động vật trên.
- Biết thời gian nghỉ của tâm nhĩ bằng 7/8 chu kì tim, thời gian nghỉ của tâm thất là 1,5 giây. Tìm thời gian của các pha trong chu kì hoạt động của tim ở loài động vật này?
Câu 10.
a. Trong giờ học thực hành giải phẫu người, bạn Tuấn nhận thấy tâm thất trái có thành rất dày và tâm thất phải lại có thành tương đối mỏng. Em hãy giúp bạn giải thích đặc điểm thích nghi này ở tim người.
b. Tại sao các vận động viên điền kinh sau khi thi đấu về tới đích vẫn phải tiếp tục hoạt động nhẹ nhàng cho tới khi nhịp tim đạt mức bình thường?
Câu 11. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu? Phân tích ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng vaccine?
Câu 12. Nêu cơ chế điều hoà cân bằng nội môi? Tại sao những người có thói quen ít uống nước hoặc ăn uống không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận? Nếu uống lượng nước vượt mức yêu cầu sẽ dẫn tới hậu quả gì. Giải thích?
........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh học 11 Cánh diều
Đề cương cuối kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT……… BỘ MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: SINH HỌC 11 |
A. TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu vai trò và các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Mô tả tóm tắt các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới?
Câu 2. Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể?
Câu 3. Nêu khái niệm, cho ví dụ về các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới .
Câu 4. Nêu vai trò của nước và chất khoáng đối với cây? Trình bày cơ chế và con đường hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ?
Câu 5. Vai trò của sự thoát hơi nước ở lá? Trình bày sự vận chuyển chất ở thân và sự thoát hơi nước ở lá?
Câu 6. Nêu vai trò của Nitơ và các nguồn cung cấp nitrgen cho cây? Trình bày quá trình hấp thu và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật?
Câu 7. Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đến trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật? Giải thích được sự cân bằng nước, tưới tiêu và bón phân hợp lý đối với năng suất cây trồng?
Câu 8. Nêu cách tiến hành, kết quả, giải thích hiện tượng thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá?
Câu 9. Nêu khái niệm, vai trò của quang hợp và hệ sắc tố quang hợp? So sánh pha sáng và pha tối quang hợp? So sánh quang hợp ở các nhóm thực vật C, C4, CAM? Chứng minh sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.
Câu 10. Tại sao nói quang hợp quết định chủ yếu năng suất cây trồng? Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến quang hợp? Giải thích một số biện pháp kỹ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng?
Câu 11. Nêu khái niệm và vai trò của hô hấp ở thực vật? Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.
Câu 12. Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật? Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
Câu 13. Vận dụng những hiểu biết về sự hấp thụ nước, sự vận chuyển nước, sự thoát hơi nước, quang hợp, hô hấp để giải thích các vấn đề thực tiễn.
Câu 14. Trình bày các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở động vật. Vì sao tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa là tiến hóa nhất? Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học như thế nào? Nêu các biện pháp phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa?
Câu 15. Nêu vai trò của quá trình hô hấp ở động vật. Trình bày đặc điểm của các hình thức hô hấp ở động vật? Tại sao cá là động vật hô hấp hiệu quả nhất ở nước, còn chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất ở cạn? Nêu các biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh .
Câu 16. Nêu các bộ phận của hệ tuần hoàn. Phân biệt hệ tuần hoàn kín với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.
Câu 17. Trình bày cấu tạo và hoạt động của tim và hệ mạch. Nêu các biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh.
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vai trò của nito trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của protein và axit nucleic.
B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.
C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
Câu 2: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là
A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.
Câu 3: Cây hấp thụ nitơ ở dạng nào?
A. N2+ và NO3-
B. N2+ và NH3+
C. NH4+ và NO3-
D. NO2 và NO3-
Câu 4: Nước được vận chuyển trong thân chủ yếu qua
A. mạch gỗ.
B. mạch rây
C. từ mạch rây sang mạch gỗ
D. ở gốc là mạch gỗ, ở ngọn là mạch rây
Câu 5: Nguồn nito cung cấp chủ yếu cho cây là:
A. từ xác động vật và quá trình cố định đạm
B. từ phân bón hóa học
C. từ vi khuẩn phản nitrat hóa
D. từ khí quyển
Câu 6: Nhóm vi sinh vật có khả năng cố định N2 là:
A. Vi sinh vật cộng sinh ở rễ cây họ Đậu và vi khuẩn lam
B. Vi khuẩn lam
C. Vi khuẩn cổ
D. Tất cả các nhóm vi sinh vật sống tự do
Câu 7: Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là
A. Lục lạp
B. Ti thể
C. Màng sinh chất
D. Nhân tế bào
Câu 8: Vai trò nào không phải là của thoát hơi nước:
A. Cân bằng khoáng cho cây
B. Giúp vận chuyển chất từ rễ lên lá
C. giúp khí khổng mở lấy CO2 cung cấp cho quang hợp
D. giúp điều hòa nhiệt độ ở lá
Câu 9: Hô hấp ở thực vật là quá trình
A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. Phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra năng lượng ATP và nhiệt năng
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
Câu 10: Vai trò của sắc tố diệp lục là
A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành hoá năng trong ATP, NADPH
B. tham gia cố định khí CO2
C. tham gia tạo chất hữu cơ trong pha tối
D. Tạo màu sắc đỏ, da cam, vàng cho các loại lá, củ, quả
Câu 11: Ở thực vật CAM, để hạn chế việc thoát hơi nước mà vẫn lấy được khí cacbonic, khí khổng:
A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. chỉ đóng vào giữa trưa.
D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
Câu 12: Quá trình dinh dưỡng gồm có các giai đoạn là
A. lấy nước, lấy thức ăn, hấp thụ nước và đồng hóa các chất.
B. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.
C. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải.
D. tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.
Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về các kiểu lấy thức ăn của động vật?
A. Động vật lấy thức ăn từ môi trường sống theo 2 kiểu chính: ăn lọc và ăn hút.
B. Ăn hút là kiểu lọc nước qua bộ phận chuyên hóa để lấy thức ăn.
C. Động vật lấy thức ăn theo kiểu ăn hút có cấu tạo miệng phù hợp với đục lỗ và hút dịch.
D. Hổ là động vật lấy thức ăn từ môi trường theo kiểu ăn hút.
Câu 14: Phát biểu nào sai khi nói về giai đoạn tiêu hóa thức ăn?
A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
C. Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa có ở hầu hết động vật không xương sống và có xương sống.
D. Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn diễn ra bên trong tế bào.
Câu 15: Trong tiêu hóa nội bào, các mảnh thức ăn nhỏ được tế bào thực bào, sau đó
A. thức ăn được các tế bào của cơ thể hấp thụ ngay.
B. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào giúp cơ thể hấp thụ.
C. các enzyme của ống tiêu hóa phân giải thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được.
D. các enzyme của lysosome phân giải thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được.
Câu 16: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở :
A. Miệng, dạ dày, ruột non.
B. Chỉ diễn ra ở dạ dày.
C. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
D. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non.
Câu 17: Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ (enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và tiêu hóa nội bào.
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
...........
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 1 Sinh học 11
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT ………… BỘ MÔN: KHTN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: SINH HỌC, LỚP 11 |
A. TỰ LUẬN
I. Hô hấp ở động vật (Bài 9)
1. Trình bày các hình thức hô hấp ở động vật. Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?
2. Tại sao nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi?
3. Vận dụng những hiểu biết về hô hấp, hãy để xuất một số biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
4. Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức khoẻ con người?
5. Tham khảo Bảng 9.1 và cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,..) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá,
II. Tuần hoàn ở động vật (Bài 10)
1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín.
2. Trình bày cấu tạo tim và hệ mạch. Nêu đặc điểm hoạt động của tim và hệ mạch
3. Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đấy, điều này được giải thích như thế nào?
4. Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy để xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, họạt động hiệu quả.
5. Dựa vào tác động của rượu đối với hoạt động thần kinh, hãy phân tích tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
III. Miễn dịch ở người và động vật (Bài 12)
1. Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?
2. Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
3. Tế bào B, tế bào T và kháng thể nhận diện kháng nguyên tương ứng như thế nào?
4. Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát?
5. Tại sao trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da căng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí tiêm?
IV. Bài tiết và cân bằng nội môi ở động vật và người (Bài 13)
1. Kế tên một số chất bài tiết. Các chất đó được cơ quan nào bài tiết? Trình bày cấu tạo, chức năng của thận phù hợp với bài tiết của cơ thể.
2. Quá trình hình thành nước tiểu gồm những giai đọạn nào? Điều gì xảy ra nếu một trong những giai đọan này bị rối lọan?
3. Nêu khái niệm cân bằng nội môi. Hệ thống cân bằng nội môi đảm bảo duy trì cân bằng nội môi cho cơ thể như thế nào? Lấy ví dụ.
4. Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống lượng nước vượt quá nhu cầu của cơ thể và có người uống lượng nước ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai trường hợp này, hoat động của thận sẽ thay đồi như thể nào? Giải thích.
V. Khái quát vê cảm ứng ở sinh vật (Bài 14)
1. Nêu khái niệm cảm ứng. Cho ví dụ về cảm ứng ở động vật, thực vật và phân tích vai trò của các cảm ứng đó.
2. Cơ chế cảm ứng ở thực vật giống với động vật như thế nào?
3. Những bộ phận nào của cơ thể thực vật và động vật tham gia vào quá trình cảm ứng?
4. Hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau có phải là cảm ứng không? Giải thích.
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sốc phản vệ xảy ra khi nào?
A. Khi các đại thực bào đang tiêu diệt các kháng nguyên
B. Khi kháng nguyên bắt đầu đi vào cơ thể
C. Khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng
D. Khi các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập
Câu 2: Có bao nhiêu lít nước tiểu chính thức được tạo ra?
A. 1,5L – 2L
B. 12L
C. 10,5L
D. 5L
Câu 3: Trao đổi khí ở phổi thực chất là?
A. Sự hô hấp ngoài
B. Sự hô hấp trong
C. Quá trình hô hấp nội bào
D. Quá trình thải khí độc
Câu 4: Khi nói về miễn dịch dịch thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Miễn dịch dịch thể mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể
B. Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các kháng nguyên
C. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào limpho T độc
D. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể nhưng không phải do tế bào limpho B tiết ra
Câu 5: Chức năng của van tim?
A. Cho máu đi qua theo một chiều
B. Đóng mở theo nhịp đẩy của tim
C. Ngăn không có máu đi qua
D. Cho máu đi qua theo hai chiều
Câu 6: Động vật thủy sinh như cá,… thực hiện trao đổi khí qua?
A. Ống khí
B. Mang
C. Phổi
D. Da
Câu 7: Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng ?
A. Một tỉ
B. Một nghìn
C. Một triệu
D. Một trăm
Câu 8: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì
A. diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được
B. độ ẩm trên cạn thấp
C. không hấp thu được O2 của không khí
D. nhiệt độ trên cạn cao
Câu 9: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng
B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm
C. Do độ pH của máu giảm
D. Do nồng độ glucozo trong máu giảm
Câu 10: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 11: Nội môi là?
A. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, huyết thanh và hồng cầu
B. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô
C. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra mao mạch, bạch huyết và dịch mô
D. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch cầu và hồng cầu
Câu 12: Đặc điểm nào không phát triển ở các loài động vật ăn thịt?
A. Dạ dày đơn.
B. Ruột ngắn.
C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
D. Manh tràng phát triển.
Câu 13: Cơ tim trong cấu tạo của tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là?
A. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
B. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
C. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.
D. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.
Câu 14: Trong giai đoạn nào của con đường hô hấp hiếu khí sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucose tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp
B. Đường phân
C. Chu trình Crep
D. Phân giải kị khí
Câu 15: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp
A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
Câu 16: Bệnh là gì?
A. Là sự sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng của bất kỳ bộ phận, cơ quan, hệ thống nào của cơ thể.
B. Là một sự mất đi tế bào của cơ thể
C. Là một nhân tố khiến cơ thể trở nên yếu dần về già
D. Là tác nhân làm cho cơ thể mất đi sự cân bằng vốn có ngay từ đầu
Câu 17: Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa
A. NO3-thành NO2-.
B. NO3-thành NH4+.
C. NH4+thành NO2-.
D. NO2-thành NO3-.
Câu 18: So với trạng thái đang nghỉ ngơi, tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trạng thái đang thi đấu của một vận động viên sẽ
A. cao hơn.
B. thấp hơn.
C. gần ngang bằng.
D. không thay đổi.
Câu 19: Pha co của tim được gọi là?
A. Tâm trương
B. Giãn chung
C. Pha trung gian
D. Tâm thu
Câu 20: Hệ tiêu hóa của ốc sên là một ống nối liền từ miệng đến hậu môn. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất hệ thống tiêu hóa của ốc sên?
A. Hệ tiêu hóa của ốc sên còn thiếu men thủy phân.
B. Quá trình tiêu hóa ở ốc là tiêu hóa nội bào.
C. Hệ thống tiêu hóa của ốc rất nguyên thủy.
D. Ốc có đường tiêu hóa.
........
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 11