Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 11 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10 sách KNTT, CD, CTST

Bộ đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 - 2024 bao gồm 11 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

TOP 11 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 10 gồm sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 11 đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 10.

TOP 11 Đề thi cuối kì 2 GDKT&PL 10 năm 2024 (Có đáp án)

1. Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo

1.1 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023 -2024

Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7,0 điểm)

Câu 1. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành là

A. cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
B. cơ quan lập pháp, lập hiến, tư pháp.
C. cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan ngang bộ.
D. Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân.

Câu 2. Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nào sau đây là cơ quan đại biểu của nhân dân?

A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
B. Quốc hội và Ủy ban nhân dân.
C. Quốc hội và Chính phủ.
D. Quốc hội và Mặt trận tổ quốc.

Câu 3. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước được bầu ra từ đâu?

A. Trong số đại biểu Quốc hội.
B. Trong số đại biểu Hội đồng nhân dân.
C. Trong các Bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Trong các tổ chức Đảng.

Câu 4. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, bằng các hoạt động của mình, cơ quan nào sau đây đã đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội?

A. Viện kiểm sát nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Tòa án nhân dân.

Câu 5. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí

A. toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
B. cán bộ và công nhân viên chức nhà nước.
C. hoạt động của các thành phần kinh tế.
D. việc khai thác và bảo vệ tài nguyên.

Câu 6. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của

A. các đoàn viên và hội viên.
B. đội ngũ cán bộ công chức.
C. những người dân tộc thiểu số.
D. những gia đình chính sách.

Câu 7. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Nội dung này thuộc về nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 8. Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tính nhất nguyên chính trị.
B. Tính đa nguyên chính trị.
C. Tính độc tôn về chính trị.
D. Tính thống nhất về chính trị.

Câu 9. Nguyên tắc nào khẳng định nhân dân Việt Nam là người lập ra Nhà nước?

A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. Tập trung dân chủ.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 10. Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí xã hội bằng

A. Hiến pháp và pháp luật.
B. quyền lực của nhà nước.
C. cơ cấu tổ chức bộ máy.
D. lực lượng quân đội, công an.

Câu 11. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. tính quyền lực.
B. tính giai cấp.
C. tính toàn dân.
D. tính dân chủ.

Câu 12. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. tính nhân dân.
B. tính công bằng.
C. tính toàn dân.
D. tính dân chủ.

Câu 13. Chính phủ là cơ quan được giao nhiệm vụ giữ quyền hành pháp của nước ta, trong quá trình hoạt động, Chính phủ sẽ sử dụng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề hành chính của đất nước. Tuy nhiên Chính phủ phải báo cáo công việc trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính quyền lực.
B. Tính nhân dân.
C. Tính pháp quyền.
D. Tính thống nhất.

Câu 14. Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử, nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nội dụng này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính nhân dân.
B. Tính quyền lực.
C. Tính pháp quyền.
D. Tính thống nhất.

Câu 15. Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình là thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính pháp quyền.
B. Tính quyền lực.
C. Tính nhân dân.
D. Tính thống nhất.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của Quốc hội?

A. Công bố luật.
B. Lập hiến, lập pháp.
C. Sửa đổi Hiến pháp.
D. Bổ sung Hiến pháp.

Câu 17. Theo quy định của pháp luật, Quốc hội làm việc theo chế độ

A. hội nghị và quyết định theo đa số.
B. hội nghị và Chủ tịch Quốc hội quyết định.
C. hội nghị và Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
D. hội nghị và quyết định theo người đứng đầu.

Câu 18. Cơ quan nào ở nước ta thực hiện quyền hành pháp?

A. Chính Phủ.
B. Quốc hội.
C. Chủ tịch nước.
D. Tòa án nhân dân.

Câu 19. Xét về cơ cấu tổ chức, Uỷ ban thường vụ Quốc hội không có

A. đoàn đại biểu Quốc hội.
B. chủ tịch Quốc hội.
C. các phó chủ tịch Quốc hội.
D. các ủy viên.

Câu 20. Theo quy định của pháp luật, việc thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của

A. Chủ tịch nước.
B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Câu 21. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của đất nước. Nội dung này thể hiện chức năng nào sau đây của Quốc hội?

A. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
B. Sử đổi, bổ sung Hiến pháp và luật.
C. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
D. Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô.

Câu 22. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về chức năng của Chính phủ?

A. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
B. Ban hành các chính sách cụ thể theo thẩm quyền.
C. Tổ chức thực hiện pháp luật.
D. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

Câu 23. Cơ quan nào ở nước ta thực hành quyền công tố?

A. Viện kiểm sát nhân dân.
B. Tòa án nhân dân.
C. Uỷ ban nhân dân.
D. Công an nhân dân.

Câu 24. Một trong những nội dung thể hiện chức năng của Viện kiểm sát là

A. kiểm sát hoạt động tư pháp.
B. kiểm sát hoạt động hành pháp.
C. kiểm sát hoạt động lập pháp.
D. kiểm sát hoạt động của nhân dân.

Câu 25. Một trong những nội dung thể hiện chức năng của Viện kiểm sát là

A. thực hành quyền công tố.
B. kiểm sát hoạt động mọi cơ quan.
C. kiểm sát các hoạt động kinh doanh.
D. kiểm sát các công việc của Tòa án.

Câu 26. Theo quy định pháp luật, tất cả các Viện kiểm sát đều do ai lãnh đạo?

A. Viện trưởng
B. Chánh án.
C. Quốc hội.
D. Thủ tướng.

Câu 27. Ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.
B. Tòa án chỉ xét xử các vụ án hình sự.
C. Viện kiểm sát có quyền xét xử một số vụ án.
D. Tòa án nhân dân là cơ quan hành pháp.

Câu 28. Nội dung nào sau đây không thể hiện chức năng của Viện kiểm sát?

A. Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình.
B. Khởi tố bị can, truy tố bị can ra trước tòa án.
C. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa.
D. Kiểm sát việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

II. PHẦN TỰ LUẬN (02 câu – 3,0 điểm)

Câu 1: (02 điểm) N là học sinh lớp 10. N luôn tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết
có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.

a) Em đồng tình với hành vi của N hay không? Vì sao?

b) Em hãy nêu những việc học sinh nên làm để góp phần bảo vệ và xây dựng bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam vững mạnh.

Câu 2 ( 01 điểm): Có quan điểm cho rằng: Nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Em có đồng tình với quan điểm trên hay không? Vì sao?

……

1.2 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu12345678910
Đáp ánAAAAAAAAAA
Câu11121314151617181920
Đáp ánAAAAAAAAAA
Câu2122232425262728
Đáp ánAAAAAAAA

II. PHẦN TỰ LUẬN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

- Đồng tình vì hành vi của N là đúng. Chia sẻ, bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước là việc làm giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước

- Những việc học sinh nên làm:

+ Tham gia tuyên truyền pháp luật tại địa phương;

+ Tuân thủ những quy định pháp luật về mọi mặt đời sống;

+ Tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề ở địa phương;

+ Tham gia các hoạt động công tác xã hội do địa phương phát động;

+ Khuyên người thân tuân thủ những quyết định của nhà nước;

+ Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội;

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

- Đồng tình.

- Vì: nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội và được các đại biểu Quốc hội khác bầu nên. Do đó, nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

0,5 điểm 0,5 điểm

2. Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10 Cánh diều

1.1 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023 -2024

Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm)

Câu 1: Đâu không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Quản lý xã hội bằng vận động, tuyên truyền.
B. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
D. Quyền lực nhà nước là thống nhất.

Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm văn bản dưới luật và

A. chế tài xử lý.
B. văn bản luật.
C. hướng dẫn nội dung
D. hướng dẫn thi hành.

Câu 3: Theo yêu cầu của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và

A. yêu dân.
B. xa dân.
C. lợi dân.
D. vì dân.

Câu 4: Cơ quan thường trực của Quốc hội là

A. Uỷ ban nhân dân các cấp.
B. Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Chính phủ.
D. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Câu 5: Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Đoàn thanh niên.
B. Chính phủ.
C. Chủ tịch nước.
D. Quốc hội.

Câu 6: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là một nguyên tắc

A. tự do.
B. bất biến
C. tự quyết.
D. hiến định.

Câu 7: Nguyên tắc nào là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Đoàn thanh niên lãnh đạo xã hội.
B. Đảm bảo sự lãnh đạo của nhà nước.
C. Mặt trận tổ quốc lãnh đạo toàn thể xã hội.
D. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 8: Hiến pháp 2013 không đề cập nội dung nào khi quy định nhiệm vụ của giáo dục?

A. Phát triển nguồn nhân lực.
B. Bồi dưỡng nhân tài.
C. Nâng cao dân trí.
D. Phê phán mọi hình thức học tập.

Câu 9: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức

A. thực hiện chức năng hành pháp.
B. thực hiện chức năng tư pháp.
C. lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.
D. quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 10: Nội dung nào không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp 2013?

A. Can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.
B. Đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
C. Chủ động và tích cực hội nhập.
D. Độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị

Câu 11: Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội đối với chủ thể nào dưới đây?

A. Ban tổ chức Trung ương
B. Ủy ban thường vụ quốc hội.
C. Ban chấp hành Đoàn.
D. Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Câu 12: Hiến pháp 2013 khẳng định chính thể Nhà nước Việt Nam là

A. dân chủ và tập trung.
B. cộng hòa và phong kiến.
C. dân chủ cộng hòa.
D. cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Câu 13: Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức

A. chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
B. không làm những điều mà pháp luật cấm.
C. chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
D. không làm những điều mà pháp luật cho phép làm.

Câu 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là luật cơ bản của nước ta.
B. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng.
C. Quy định chi tiết nội dung của Hợp đồng lao động.
D. Có hiệu lực pháp lí cao nhất.

Câu 15: Về mặt kinh tế, Hiến pháp 2013 khẳng định mô hình kinh tế của nước ta hiện nay là mô hình

A. kinh tế tự cung, tự cấp.
B. kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. kinh tế lệ thuộc.
D. kinh tế tự nhiên.

Câu 16: Bản Hiến pháp hiện hành của nước ta là hiến pháp năm

A. 1980.
B. 2001.
C. 2013.
D. 1992.

Câu 17: Quyền nào dưới đây không phải quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực dân sự?

A. Quyền nghiên cứu khoa học.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bí mật thư tín, điện tín.
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 18: Chủ tịch Quốc hội là người được bầu ra từ các

A. đại hội Đảng.
B. ủy ban của Quốc hội.
C. địa phương giới thiệu.
D. đại biểu quốc hội.

Câu 19: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. quyền và nghĩa vụ của mình.
C. lợi ích kinh tế của mình.
D. các quyền của mình.

Câu 20: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Tôn trọng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 21: Nguyên tắc nào dưới đây thiết lập nền tảng hình thành bộ máy nhà nước Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 22: Chính phủ không hoạt động theo hình thức nào dưới đây?

A. Thông qua hoạt động vận động và tuyên truyền.
B. Thông qua các phiên họp.
C. Thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
D. Thông qua hoạt động của thủ tướng.

Câu 23: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. Tập trung dân chủ.
C. Đảm bảo tính pháp quyền.
D. Phân chia tam quyền phân lập.

Câu 24: Mọi người đều có quyền sống là nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về

A. trách nhiệm pháp lý.
B. quyền con người.
C. chế độ chính trị.
D. nghĩa vụ công dân.

Câu 25: Cơ quan nào thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp?

A. Viện kiểm sát.
B. Quốc Hội.
C. Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.

Câu 26: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành được xác lập theo cơ chế nào dưới đây?

A. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát.
B. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra.
C. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Câu 27: Một trong những nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc đảm bảo

A. đa nguyên đa đảng.
B. quyền lực phân chia cho các tầng lớp.
C. đa đảng đối lập.
D. quyền lực thuộc về nhân dân.

Câu 28: Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm

A. Bí thư Đoàn thanh niên.
B. Tổng bí thư Đảng.
C. Thủ tướng chính phủ.
D. Chủ tịch Quốc hội.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm)

Câu 29: (1.0 điểm)

Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Cơ quan hành pháp cao nhất trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào? Nêu một số hiểu biết của em về cơ quan đó (chức năng, cơ cấu tổ chức, hoạt động).

Câu 30: (2.0 điểm)

Thôn của Q nằm cạnh một con sông lớn. Trong thôn có địa điểm thu gom rác thải để xử lí nhưng nhiều người vẫn có thói quen vứt rác, xác vật nuôi, túi ni lông ...xuống lòng sông. Q cho rằng làm như vậy là vi phạm pháp luật nhưng không biết nên làm gì để mọi người chấm dứt hành vi đó.

a. Hành vi của người dân trong thôn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nào?

b. Nếu là Q, em sẽ làm gì?

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

I. TRẮC NGHIỆM

1234567891011121314
ABDDBDDDCABDAC
1516171819202122232425262728
BCADABBADBBCDC

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (1 điểm)

- Cơ quan hành pháp cao nhất là Chính phủ. (0,5đ)

- Chức năng, cơ cấu, hoạt động của chính phủ: 0,5 đ

+ Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc Hội.

+ Cơ cấu: Gồm thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ và các cơ quan ngang bộ.

+ Hoạt động: phiên họp, hoạt động của thủ tướng, hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Câu 2: (2 điểm)

Hành vi của người dân trong thôn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 1đ

Nếu là Q, em sẽ:

- Giải thích cho mọi người hiểu quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, khuyên mội người không nên vứt rác xuống sông vì đó là hành vi không tốt, vi phạm pháp luật và khiến dòng sông bị ô nhiễm. 0,5đ

- Phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hướng dẫn người dân vứt rác đúng nơi quy định, hoặc báo với chính quyền địa phương để có phương án xử lí…..0,5đ

3. Đề thi học kì 2 GDKT&PL 10 Kết nối tri thức

3.1 Đề thi cuối kì 2 GDKT&PL 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-202 4

Môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật 10

I. TRẮC NGHỆM (5 điểm)

Câu 1: Về khoa học và công nghệ, Hiến pháp năm 2013 khẳng định phát triển khoa học và công nghệ giữ vai trò

A. then chốt.
B. quan trọng.
C. động lực.
D. nền tảng.

Câu 2: Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nào sau đây là cơ quan đại biểu của nhân dân?

A. Quốc hội và Ủy ban nhân dân.
B. Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc.
C. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
D. Quốc hội và Chính phủ.

Câu 3: Một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc

A. tập trung quan liêu.
B. tập trung dân chủ.
C. dân chủ và thói quen.
D. dân chủ và tự do.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam

A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.
C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.

Câu 5: Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Đoàn thanh niên
D. Chủ tịch nước.

Câu 6: Quyền lực nhà nước được phân chia thành các quyền nào sao đây?

A. quyền lập pháp, hành pháp, công tố
B. quyền lập pháp, tư pháp
C. quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
D. quyền lập pháp, luật pháp, tư pháp

Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp 2013, nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ?

A. Ưu tiên đầu tư chuyển giao thành tựu khoa học và công nghệ.
B. Mua bán các dây chuyền khoa học đã qua sử dụng.
C. Bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ.
D. Khuyến khích cá nhân đầu tư nghiên cứu.

Câu 8: Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân là thể hiện đặc điểm nào dưới đây trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước?

A. Tính pháp chế.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính nhất nguyên chính trị.

Câu 9: Một đoàn học sinh đi tham quan, cắm trại tại rừng khu sinh thái nghỉ dưỡng. Sau khi cắm trại xong, các bạn tự giác thu dọn các rác thải, phế liệu của đoàn. Việc làm của các bạn học sinh trên thể hiện ý thức

A. chống ô nhiễm đất, nước, không khí.
B. giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
D. sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Câu 10: Một trong những nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc đảm bảo

A. đa nguyên đa đảng.
B. đa đảng đối lập.
C. quyền lực thuộc về nhân dân
D. quyền lực phân chia các tầng lớp

Câu 11: Ở Việt Nam, cơ quan nào thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp

A. Quốc Hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Chính phủ.
D. Tòa án nhân dân.

Câu 12: Xét về mặt cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bao gồm cơ quan, tổ chức nào dưới đây ?

A. Chính phủ.
B. Bí thư đoàn thanh niên.
C. Quốc hội.
D. Chủ tịch nước.

Câu 13: Mặc dù trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam, quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp song tất cả các cơ quan thực hiện đều đảm bảo mục tiêu chung là

A. phục vụ nhân dân.
B. tự do chính trị
C. tự do nhân quyền.
D. đàn áp nhân dân.

Câu 14: Về mặt kinh tế, Hiến pháp 2013 khẳng định thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần?

A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế nhà nước.

Câu 15: Trên lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp 2013 khẳng định phát triển giáo dục là

A. nhiệm vụ quan trọng.
B. nhiệm vụ thứ yếu.
C. chính sách ưu tiên.
D. quốc sách hàng đầu.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Em hãy nêu nội dung của Hiến pháp năm 2013 về môi trường?

Theo em là học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

Câu 2: (2 điểm) Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H hỏi: “ Anh ơi!

Tại sao chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?”.

a. Nếu em là H, em sẽ trả lời câu hỏi của em gái như thế nào? (1 điểm)

b. Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. (1 điểm)

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 10

I. TRẮC NGHỆM

12345678
ACBAACBB
9101112131415
CCABADD

II. TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1.

Hiến pháp năm 2013 quy định về môi trường như sau:

- Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lí, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

- Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục , bồi thường thiệt hại.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường:

+ Vứt rác đúng nơi quy định.

+ Tắt điện, quạt, tivi khi không sử dụng.

+ Hạn chế sử dụng túi ni lông.

+ Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5-6

Lưu ý: GV linh hoạt khi chấm.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2.

Học sinh cần nêu được các ý sau:

a. Nếu là H, em trả lời em gái rằng: Vì Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, là người có cương vị cao nhất, có tất cả mọi quyền hạn.

0,5 điểm

b. Học sinh nên làm: + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nhà nước đưa ra

+ Không tham gia tệ nạn xã hội

Học sinh không nên làm: + Tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật

Lưu ý: GV linh hoạt khi chấm.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 2 GDKT&PL 10 năm 2024 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 4.277
  • Lượt xem: 76.959
  • Dung lượng: 160,7 KB
Sắp xếp theo