Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 4 Đề kiểm tra cuối kì 1 Sử 11 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2023 - 2024 bao gồm 4 đề kiểm tra khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

Đề thi cuối kì 1 Sử 11 năm 2023 bao gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả tự luận kết hợp trắc nghiệm. Thông qua đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 4 đề thi học kì 1 Lịch sử 11 năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 11.

1. Đề thi học kì 1 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

1.1 Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Từ năm 1895, Mã Lai (Ma-lai-xi-a) trở thành thuộc địa của:

A. Mỹ.
B. Anh.
C. Hà Lan.
D. Bồ Đào Nha.

Câu 2. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285) là:

A. Thoát Hoan phải chui ống đồng chạy về nước.
B. Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.
C. Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ thủy binh giặc bị giết.
D. 300 thuyền chiến và 2 vạn thủy binh của quân giặc bị tiêu diệt.

Câu 3. Ý nào không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc?

A. Bài hoc về nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng.
B. Bài học về nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước.
C. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
D. Bài học về xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm.

Câu 4. Năm 1402, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã cải cách thuế đinh như thế nào?

A. Thuế đinh thu cao hơn đối với quý tộc nhà Trần.
B. Người ít ruộng không phải nộp thuế.
C. Thuế đinh chỉ thu với người có ruộng.
D. Người không có ruộng phải nộp thuế ngang bằng quý tộc nhà Trần.

Câu 5. Hình ảnh dưới đây là biểu trưng chính thức của tổ chức nào?

A. Hội đồng Nghị viện châu Á (APA)
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam -ASEAN (VASEAN).
D. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Câu 6. Ý nào sau đây không phải lí do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền

A. Đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội.
B. Làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc Trần.
C. Đảm bảo nguồn thu tô thuế cho đất nước.
D. Đảm bảo lực lượng lao động sản xuất.

Câu 7. Lãnh đạo phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a là:

A. Giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiếp thu tưởng dân chủ tư sản châu Âu.
B. Tộc trưởng các dân tộc ít người.
C. Giai cấp vô sản.
D. Hoàng tử và các hoàng thân.

Câu 8. Thành lũy nào sau đây được xây dựng dưới Triều Hồ?

A. Thành Tây Đô (Thanh Hóa).
B. Thành Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Thành Đại La (Hà Nội).
D. Thành Đồng Hới (Quảng Bình Quan).

Câu 9. Việc đặt tên đường, phố, trường học,… gắn liền với tên nhân vật lịch sử trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thể hiện điều gì?

A. Sự ghi nhận, biết ơn của hậu thế đối với công lao của các nhân vật lịch sử.
B. Là một hình thức học tập lịch sử của những người nghiên cứu Sử học.
C. Là bài học về tinh thần yêu nước của các anh hùng hào kiệt cần được truyền bá.
D. Sự truyền bá tri thức lịch sử đối với thế hệ học sinh hiện nay.

Câu 10. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

A. Khu vực giàu tài nguyên.
B. Có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch.
D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ.

Câu 11. Câu nói của Trần Quốc Tuấn: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt…” nói về điều gì?

A. Phát huy truyền thống yêu nước trong đánh giặc, giữ nước.
B. Kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống lao động sản xuất.
C. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước.
D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân giặc có thể vận dụng về sau.

Câu 12. Bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ là:

A. Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.
B. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
C. Dũng cảm và mưu trí là yếu tố tất yếu để thực hiện mọi cuộc cải cách.
D. Vận động, tập hợp lực lượng cần được thực hiện qua khẩu hiệu cụ thể.

Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năn 1858?

A.Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.
C .Đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập của dân tộc.
D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ thù xâm lược bại trận.

Câu 14. Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống chính quyền đô hộ:

A. Nhà Đông Hán.
B. Nhà Ngô.
C. Nhà Lương.
D. Nhà Đường.

Câu 15. “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt, nằm da, nuốt gan uống máu quân thù; dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm” là câu nói nổi tiếng của vị chủ soái nào?

A. Quang Trung – Nguyễn Huệ.
B.Lý Thường Kiệt.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Thủ Độ.

Câu 16. Tại sao vua Mông-kút và vua Chu-la-long-con tiến hành công cuộc cải cách ở Xiêm?

A. Xiêm đứng trước sự đe dọa của thực dân phương Tây về thuộc địa.
B. Vương quốc Xiêm muốn xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
C. Nhà vua có Hội đồng Nhà nước là cơ quan tư vấn và các hoàng thân du học ở phương Tây.
D. Chuẩn bị kĩ lưỡng về kinh tế, quân sự cho phòng trào đấu tranh chống thực dân phương Tây.

Câu 17. Đâu không phải là một trong các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia?

A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
B. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
C. Khởi nghĩa của Hô-xê Ri-đan.
D. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

Câu 18. Chiến thắng nào đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm?

A. Chi Lăng – Xương Giang.
B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Tốt Động – Chúc Động.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 19. Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?

A.Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
B. Tranh chấp biên giới.
C. Tranh chấp lãnh thổ.
D. Gắn kết khu vực thế giới.

Câu 20. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược:

A. Miến Điện (Mi-an-ma).
B. Xiêm (Thái Lan)
C. Xin-ga-po.
D. Ba nước Đông Dương.

Câu 21. Truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm được Hai Bà Trưng, Bà Triệu thể hiện qua câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây?

A. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng.
B. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
C. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
D. Dân ta nhớ một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

Câu 22. Ngay sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc?

A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
B. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Lào.
C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào.
D. Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Lào.

Câu 23. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

Công cuộc cải cách ở Xiêm mang tính chất…..(1)….., đáp ứng phần nào yêu cầu của lịch sử, đưa đất nước phát triển theo con đường…..(2)….., giữ được…..(3)…..mặc dù vẫn còn lệ thuộc về nhiều mặt.

A đổi mới; (2). xã hội chủ nghĩa; (3). đất nước.
B. chính trị; (2). vô sản; (3). dân tộc.
C. triệt để; (2). quân chủ chuyên chế; (3). chủ quyền đất nước.
D. tiến bộ; (2). tư bản chủ nghĩa; (3). nền độc lập dân tộc.

Câu 24. Vì sao nhà Hồ đã nhanh chóng sụp đổ khi nhà Minh tiến hành xâm lược vào giữa năm 1407?

A. Không thực hiện được mục tiêu cải cách về quân sự.
B. Xây dựng thành lũy không có tính phòng thủ cao.
C. Dùng pháp luật để cưỡng chế thực hiện mục tiêu cải cách gây mất lòng dân.
D. Không tuyển chọn được người tài từ trung ương đến địa phương.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

Theo em, nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy?

Câu 2 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?

1.2 Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

2

2

1

5

1,25

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

2

2

1

5

1,25

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

2

1

2

5

1,25

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

1

1 ý

1

1 ý

2

4

1

4,0

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

1

2

2

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

8

1 ý

8

1 ý

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP

CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

10

0

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Nêu được tên thuộc địa xâm chiếm Mã Lai (Ma-lai-xi-a) từ năm 1895.

- Nêu được tên đất nước trở thành thuộc địa của Pháp cuối thế kỉ XIX.

2

C1 C20

Thông hiểu

- Tìm được ý không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây.

- Lí giải được tại sao vua Mông-kút và vua Chu-la-long-con tiến hành công cuộc cải cách ở Xiêm.

2

C10

C16

Vận dụng

Điền được vào dấu ba chấm trong đoạn tư liệu về ý nghĩa cuộc cải cách ở Xiêm.

1

C23

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Nêu được lãnh đạo phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a.

- Nêu được những quốc gia ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc ngay sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945.

2

C7 C22

Thông hiểu

- Tìm được phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp không diễn ra ở Cam-pu-chia.

- Tìm được ý không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á.

2

C17

C19

Vận dụng

Nêu tên được tổ chức ở Đông Nam Á theo biểu trưng minh họa.

1

C5

II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

9

1

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Nhận biết

- Nêu được kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285).

- Nêu được chiến thắng o đã đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

2

C2 C18

Thông hiểu

Nêu được ý không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năn 1858.

1

C13

Vận dụng

- Nêu được nội dung câu nói của Trần Quốc Tuấn.

- Nêu được đoạn tư liệu là câu nói nổi tiếng của vị chủ soái nào.

2

C11

C15

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Nhận biết

- Nêu được tên chính quyền đô hộ Lý Bí đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy năm 542.

- Trình bày được diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

1

1

C14

C1.a

Thông hiểu

- Tìm được ý không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Nêu được bài học kinh nghiệm nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy.

1

1

C3

C1.b

Vận dụng

- Nêu được ý nghĩa của việc đặt tên đường, phố, trường học,… gắn liền với tên nhân vật lịch sử trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

- Nêu được truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm được Hai Bà Trưng, Bà Triệu.

2

C9

C21

III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

5

1

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

Nhận biết

Nêu được cải cách về thuế đinh của Hồ Quý Ly và nhà Hồ vào năm 1402.

1

C4

Thông hiểu

- Tìm được ý không phải lí do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền.

- Lí giải được vì sao nhà Hồ đã nhanh chóng sụp đổ khi nhà Minh tiến hành xâm lược vào giữa năm 1407.

2

C6

C24

Vận dụng

- Kể được tên thành lũy sau được xây dựng dưới Triều Hồ.

- Nêu được bài học có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ.

2

C8 C12

Vận dụng cao

Nêu được lí do đồng ý/không đồng ý với nhận định về Hồ Quý Ly.

1

C2

2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức

2.1 Đề thi học kì 1 Lịch sử 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đứng trước mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, Xiêm đã:

A. Tiến hành kháng chiến bảo vệ nền độc lập.
B.Tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng về kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao.
C. Thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.
D. Thực hiện chính sách đóng cửa, bế quan tỏa cảng.

Câu 2. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với:

A. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
B. Chiều hướng phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Tính chất của bộ máy nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại.
D. Sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

Câu 3. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia chống lại thực dân Pháp xâm lược là:

A. Khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha và Pu-côm-bô.
B. Khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha và Nô-rô-đôm.
C. Khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha và Hô-xê Ri-đan.
D. Khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha và Đi-pô-nê-gô-rô.

Câu 4. Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách về sở hữu ruộng đất nào sau đây trong cải cách về kinh tế, xã hội?

A. Hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất trong điền trang, thái ấp của tầng lớp quý tộc.
B. Giảm thiểu sỡ hữu ruộng đất trên quy mô lớn của quý tộc.
C. Tăng cường sở hữu ruộng đất trên quy mô lớn của quan lại.
D. Khuyến khích sở hữu ruộng đất của địa chủ, tư nhân.

Câu 5. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh nào sau đây ở Đàng Trong?

A. Nhiều cuộc khởi nghĩa lớn bùng nổ liên tục.
B. Nạn đói diễn ra liên tục trên quy mô lớn.
C. Nguyễn Phúc Thuần làm Quốc phó, thao túng mọi việc.
D. Kinh tế rơi vào khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

Câu 6. Đặc điểm chung của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn 1920 – 1945 là:

A. Các nước Đông Nam Á lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B. Là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc.
C. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến dần được thay thế bằng phong trào theo xu hướng tư sản.
D. Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.

Câu 7. Đâu không phải là điểm chung của chính sách thống trrị thực dân ở Đông Nam Á?

A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khóa đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa.
B. Cướp ruộng đất, lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên.
C. Khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp.
D. Xây dựng hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, đô thị.

Câu 8. Thành lũy nào sau đây được xây dựng dưới Triều Hồ?

A. Thành Tây Đô (Thanh Hóa).
B. Thành Hoa Lư (Ninh Bình).
C. Thành Đại La (Hà Nội).
D. Thành Đồng Hới (Quảng Bình Quan).

Câu 9. Chọn các cụm từ cho sẵn đặt vào vị trí đánh số trong đoạn tư liệu để thể hiện sự phát triển của Xin-ga-po: a. trật tự, kỉ cương; b. mẫu mực; c. chính trị, xã hội; d. Xin-ga-po.

“………. (1) trở thành quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á, một quốc gia……….(2) về nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là ……….(3), luật pháp nghiêm minh. Tất cả mọi quy định ngặt nghèo về luật pháp, kỉ cương đều nhằm đảm bảo sự ổn định về ……….(4)”.

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.354)

(1) – d, (2) – b, (3) – a, (4) – c.
(1) – d, (2) – c, (3) – b, (4) – a.
(1) – c, (2) – a, (3) – b, (4) – d.
(1) – a, (2) – c, (3) – d, (4) – b.

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945?

A. Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh – xu hướng vô sản.
B. Giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị.
C. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến phát triển mạnh.
D. Phong trào theo xu hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.

Câu 11. Từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia bắt đầu:

A. Đưa đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
C. Thực hiện chính sách nông – công nghiệp hướng ngoại.
D. Thay thế chiến lược phát triển hướng nội sang chiến lược phát triển hướng ngoại.

Câu 12. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258) do Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ chỉ huy là:

A. Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên).
B. Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).
C. Ngọc Hồi – Đống Đa (Hà Nội).
D. Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

Câu 13. Điền vào dấu “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

Với tư tưởng “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để nuôi cường bạo”,………… không chỉ thu hút được sự ủng hộ nhiệt tình, đoàn kết của nhân dân mà còn tranh thủ được lực lượng của kẻ thù.

A. Phong trào Tây Sơn.
B. Khởi nghĩa Lý Bí.
C. Kháng chiến chống quân Triệu.
D. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 14. Ý nào sau đây không phải lí do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền?

A. Đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội.
B. Đảm bảo nguồn tô thuế của nhà nước.
C. Làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc Trần.
D. Đảm bảo lực lượng cho lao động sản xuất.

Câu 15. Việc những người phụ nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành độc lập, tự chủ cho thấy:

A. Vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội đương thời.
B. Vai trò nổi bật của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.
C. Vai trò quyết định của phụ nữ trong đời sống đối nội, đối ngoại đương thời.
D. Sự áp đảo và thắng lợi của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền.

Câu 16. Câu nói của Trần Quốc Tuấn: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt…” nói về điều gì?

A. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân giặc có thể vận dụng về sau.
B. Phát huy truyền thống yêu nước trong đánh giặc, giữ nước.
C. Kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống lao động, sản xuất.
D. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước.

Câu 17. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin chính thức trở thành thuộc địa của:

A. Mỹ.
B. Bồ Đào Nha.
C. Hà Lan.
D. Tây Ban Nha.

Câu 18. Chính sách của thực dân phương Tây có một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc:

A. Du nhập nền sản xuất công nghiệp.
B. Gắn kết khu vực với thế giới.
C. Xây dựng một số cơ sở hạ tầng.
D. Đưa các nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 19. Ý nào sau đây không thể hiện vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam?

A. Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Kiểm soát tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
C. Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
D. Nằm ở cầu nối giữa lục địa Á – Âu và châu Đại Dương.

Câu 20. Câu thơ dưới đây nói về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa nào?

“…Xã tắc do đó vững bền,
Non sông từ đây đổi mới.

Để mở nền thái bình muôn thuở.
Để rửa mối sỉ nhục ngàn thu”.

(Trích Bình Ngô đại cáo trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr.287 – 288)

A. Khởi nghĩa Lý Bí.
B. Phong trào Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lam Sơn.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 21. Theo Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, thuật ngữ “cải cách” trong “Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ” là:

A. Sự thay đổi về mặt tư tưởng, có tính chất dân chủ, khoa học, quần chúng hơn.
B. Sự đổi mới cho tiến bộ hơn, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng tới nền tàng của chế độ hiện hành.
C. Sự đổi mới về hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp trong xã hội.
D. Sự chuyển biến tích cực về mặt chính trị, kinh tế, xã hội của chế độ hiện hành.

Câu 22. Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ?

A. Bước đầu ổn định tình hình xã hội.
B. Củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước.
D. Thể hiện tư tưởng tiến bộ của Hồ Quý Ly nhằm xây dựng một nền Sử hóa, giáo dục mang bản sắc dân tộc.

Câu 23. Thực dân phương Tây đã sử dụng phương thức phổ biến nào để làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc ở các nước Đông Nam Á?

A. Chính sách “đồng hóa, Sử hóa”.
B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo.
C. Chính sách “chia để trị”.
D. Chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Câu 24. Giang Sử Minh có câu: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Bạch Đằng xưa máu vẫn còn loang đỏ). Câu thơ gợi cho nhớ đến sự kiện lịch sử nào?

A. Kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288) thắng lợi.
B. Ba lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.
C. Cánh quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng.
D. Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258) thắng lợi.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Hãy tóm tắt diễn biến chính và kết quả của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

b. Nêu nhận xét, đánh giá của em về các cuộc khởi nghĩa trong thời kì này.

Câu 2 (1,0 điểm). Từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ, em có thể rút ra những bài học lịch sử gì?

2.2 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 11

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

2

2

1

5

1,25

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

2

2

1

5

1,25

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

2

1

2

5

1,25

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

1

1 ý

1

1 ý

2

4

1

4,0

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

1

2

2

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

8

1 ý

8

1 ý

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

10

0

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Nêu được chính sách Xiêm thực hiện khi đứng trước mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân.

- Nêu được nước thực dân phương Tây xâm chiếm sau Phi-lip-pin sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898.

2

C1, C17

Thông hiểu

- Xác định được ý không phải là điểm chung của chính sách thống trrị thực dân ở Đông Nam Á.

- Nêu được phương thức phổ biến thực dân phương Tây đã sử dụng để làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc ở các nước Đông Nam Á.

2

C7, C23

Vận dụng

Lí giải được tại sao thực dânh Anh và Pháp đều chọn hải cảng làm nơi nổ súng xâm lược qua các hình 1, 2.

1

C6

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Nhận biết

- Kể được tên những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia chống lại thực dân Pháp xâm lược.

- Nêu được chính sách Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia bắt đầu thực hiện từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX.

2

C3, C11

Thông hiểu

- Xác định được nội dung không phản ánh đúng nét mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945.

- Nêu được chính sách của thực dân phương Tây không có tác động tích cực đến khu vực Đông Nam Á.

2

C10 C18

Vận dụng

Chọn được các cụm từ cho sẵn đặt vào vị trí đánh số thích hợp trong đoạn tư liệu để thể hiện sự phát triển của Xin-ga-po.

1

C9

II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

9

1

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Nhận biết

- Nêu được vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

- Nêu được trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258) do Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ.

2

C2, C12

Thông hiểu

Xác định được ý không thể hiện vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam.

1

C19

Vận dụng

- Nêu được sự kiện lịch sử được nhắc đến trong câu thơ của Giang Sử Minh.

- Nêu được ý nghĩa câu nói của Trần Quốc Tuấn.

2

C16C24

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Nhận biết

- Nêu được bối cảnh bùng nổ (ở Đàng Trong) của khởi nghĩa Tây Sơn.

- Tóm tắt được diễn biến chính và kết quả của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

1

1 ý

C5

C1.a

Thông hiểu

- Nêu được ý nghĩa việc những người phụ nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn nhằm giành độc lập, tự chủ.

- Nêu được nhận xét, đánh giá về các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc.

1

1 ý

C15

C1.b

Vận dụng

- Điền được tên cuộc khởi nghĩa vào dấu “…” trong đoạn tư liệu.

- Nêu được tên cuộc khởi nghĩa qua câu thơ trích dẫn trong Bình Ngô đại cáo.

2

C13 C20

III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

5

1

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

Nhận biết

Xác định được chính sách về sở hữu ruộng đất của Hồ Quý Ly đã thực hiện trong cải cách về kinh tế, xã hội.

1

C4

Thông hiểu

- Xác định được ý không phải lí do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền.

- Tìm được ý không phải là ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

2

C14 C22

Vận dụng

- Nêu được tên thành lũy được xây dựng dưới Triều Hồ.

- Nêu được ý nghĩa của thuật ngữ “cải cách” theo Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông.

2

C8

C21

Vận dụng cao

Nêu được một số bài học lịch sử có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

1

C2

3. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 Cánh diều

3.1 Đề thi học kì 1 Lịch sử 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Từ thế kỉ XVII, Hà Lan trực tiếp xâm lược, cai trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở:

A. In-đô-nê-xi-a
B. Ma-lai-xi-a.
C. Xin-ga-po.
D. Phi-líp-pin.

Câu 2. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) là:

A. Tốt Động – Chúc Động.
B. Chi Lăng – Xương Giang.
C. Ngọc Hồi – Đống Đa.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 3. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
B. Khởi nghĩa Lam Sơn.
C. Phong trào Tây Sơn.
D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng “Nướng dân đen trên ngọn lưởng hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.

Câu 4. Trong phương thức tuyển chọn quan lại, Hồ Quý Ly và Triều Hồ tăng cường:

A. Mở các khoa thi.
B. Thanh lọc đội ngũ, bổ sung bằng tầng lớp quý tộc.
C. Thải hổi những người già yếu.
D. Bổ sung những người khỏe mạnh.

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

A. Hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
B. Góp phần khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.
C. Hình thành và phát triển ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
D. Góp phần hình thành tính chất của bộ máy nhà nước và chính sách đối nội, đối ngoại.

Câu 6. Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), ba nước ở Đông Nam Á lần lượt tuyên bố độc lập là:

A. Ma-lai-xia, Lào, Miến Điện.
B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Phi-líp-pin, Lào.
D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.

Câu 7. Có ý kiến cho rằng: “Công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

A. Đồng ý, vì sau cuộc cải cách, Xiêm có thực lực để đấu tranh chống lại cuộc xâm lược thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
B. Không đồng ý, vì cuộc cải cách chưa triệt để, có nhiều hạn chế trên thực tế, mắc phải nhiều sai lầm trong biện pháp xây dựng quân đội và phòng thủ đất nước.
C. . Đồng ý, vì công cuộc cải cách khá toàn diện đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hóa xuất khẩu, đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.
D. Không đồng ý, vì cuộc cải cách dùng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách, gây mất lòng dân.

Câu 8. Đâu không phải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

A. Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt, không cam chịu làm nô lệ.
B. Sức mạnh đoàn kết trong nội bộ vươn triều, giữa tướng lĩnh và binh sĩ, giữa triều đình và nhân dân, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc.
C. Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, nghệ thuật quân sự sáng tạo và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh.
D. Tinh thần sáng tạo trong lao động, sản xuất của người Việt.

Câu 9. Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trên sơ đồ để thể hiện diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288).

1. Hơn 30 vạn quân Nguyên chia làm 3 cánh, tràn vào Đại Việt theo hai đường thủy, bộ.
2. Thoát Hoan dẫn quân lui về Vạn Kiếp rồi tháo chạy về nước.
3. Quân Nguyên bị quân Đại Việt tập kích ở nhiều nơi.
4. Quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy chiếm đóng Vạn Kiếp rồi tiến đánh Thăng Long nhưng rơi vào tính trạng thiếu lương thực.
5. Trận Bạch Đằng, cánh quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy bị tiêu diệt.

A. (1) – a, (2) – d, (3) – c, (4) – b, (5) – e.
B. (1) – d, (2) – a, (3) – e, (4) – c, (5) – a.
C. (1) – e, (2) – c, (3) – b, (4) – d, (5) – a.
D. (1) – b, (2) – e, (3) – c, (4) – a, (5) - d

Câu 10. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí là:

A. Là cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên, mở đầu quá trình đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.
B. Đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của các thế lực ngoại bang.
C. Cho thấy khả năng thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập tự chủ, để lại cho hậu thế bài học về chính trị, quân sự trong quá trình đấu tranh giành tự chủ về sau.
D. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia.

Câu 11. Những trận đánh lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên là:

A. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng.
B. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng – Xương Giang.
C. Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút, Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 12. Nội dung nào không phải là kết quả cuộc cải cách cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ là:

A. Đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặt chẽ.
B. Nho giáo từng bước trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt.
C. Bước đầu giải quyết được những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khóa.
D. Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện.

Câu 13. Tiền giấy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mang tên:

A. Thông bảo hội sao.
B. Thiên Phúc trấn bảo.
C. Thánh Nguyên thông bảo.
D. Tiền Cảnh Hưng.

Câu 14. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

A. Khu vực giàu tài nguyên.
B. Có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch.
D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ.

Câu 15. Điền vào dấu ba chấm (…): ……………. là kinh đô nước Đại Ngu. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

A. Thành Đa Bang.
B. Thành Tây Đô.
C. Thành Hoa Lư.
D. Thành Cổ Loa.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

A. Là đỉnh cao trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống áp bức, bóc lột Đại Việt thế kỉ XVIII.
B. Lần lượt đánh đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê.
C. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia.
D. Góp phần công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa của dân tộc.

Câu 17. Năm 248, Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) nổi dậy khởi nghĩa ở:

A. Mê Linh (Hà Nội).
B. Cửu Chân (Thanh Hóa).
C. Đường Lâm (Hà Nội).
D. Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh).

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1426 – 1427?

A. Nguyễn Chích đề nghị tạm rời vào Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An, quay ra đánh lấy Đông Đô.
B. Nghĩa quân Lam Sơn đánh tan 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động.
C. 15 vạn binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào Đại Việt bị đánh tan trong trận Chi Lăng – Xương Giang.
D. Vương Thông ở thành Đông Quan chấp nhận nghị hòa, rút quân về nước.

Câu 19. Hiện nay, quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á?

A. Ma-lai-xi-a.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin.
D. Xin-ga-po.

Câu 20. Trong lĩnh vực kinh tế, Hồ Quý Ly và Triều Hồ thực hiện chính sách:

A. Hạn chế giải quyết nhu cầu ruộng đất của dân nghèo.
B. Cấm và thu hết tiền đồng, đổi sang tiền giấy.
C. Điều chỉnh thuế khóa, tăng thuế ruộng và thuế bãi dâu.
D. Tăng cường sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.

Câu 21. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết đoạn tư liệu nhắc đến bài học lịch sử nào?
Chiếu “Khuyến dụ hào kiệt” của Bình Định vương Lê Lợi ban hành năm 1427 có đoạn viết” “…Ta nhún mình thành thực khuyên các hào kiệt cùng nhau dốc sức, cứu giúp muôn dân, chớ có mai danh ẩn tích, để thiên hạ phải lầm than mãi mãi. Nếu có ai khí tiết thanh cao như Tứ Hạo, lánh đời ẩn tích như Tử Phòng cũng hay ra cứu nạn cho dân đã, đợi khi thành công, muốn thỏa chí xưa thì lại trở về rừng núi, không hề cấm giữ”.

A. Bài học về nghệ thuật quân sự.
B. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Bài học về vận động, tập hợp lực lượng.
D. Bài học về nang cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng.

Câu 22. Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1945?

A. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
B. Nhiều đảng phái tiến bộ ra đời.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra dưới phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.
D. Phong trào đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

Câu 23. Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
B. Hạn chế thế lực của quý tộc nhà Trần.
C. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo.
D. Thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 24. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết nội dung đoạn tư liệu đề cập đến tác động của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lĩnh vực nào?

“Trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhất là đối với một kẻ thù hung bạo và có tiềm lực mạnh, tổ tiên chúng ta còn phải chú ý đặc biệt đến việc củng cố nội bộ lãnh thổ. Phải xây dựng đường sá, cầu cống, vét sông, khơi nguồn thường xuyên để có thể nhanh chóng chuyển quân rút lui chiến lược hay tổng phản công nhanh chóng,…”.

(Trương Hữu Quýnh, Tác dụng của kháng chiến chống ngoại xâm đối với sự hình thành
của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 1981, tr. 23)

A. Quá trình hình thành quốc gia, dân tộc.
B. Quản lí, xây dựng đất nước.
C. Tiến trình lịch sử dân tộc.
D. Cuộc cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

II. . PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

b. Theo em, nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy?

Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn giới thiệu hiểu biết của em về Thành nhà Hồ.

3.2 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 11

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

1

1

1

3

0,75

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

1

1

1

3

0,75

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

2

2

2

6

1,5

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

2

1 ý

2

1 ý

2

6

1

4,5

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

2

2

2

1

6

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

8

1 ý

8

1 ý

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

10

0

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Nhận biết

Nêu được tên thuộc địa của thực dân Hà Lan từ thế kỉ XVII.

1

C1

Thông hiểu

Nêu được ý không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây.

1

C14

Vận dụng

Nêu được quan điểm và lí giải cho nhận định “Công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”.

1

C7

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Nhận biết

Trình bày được ba nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945).

1

C6

Thông hiểu

Nêu được ý không phản ánh đúng nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1945.

1

C22

Vận dụng

Nêu được tên quốc gia ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á.

1

C19

II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

9

1

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Nhận biết

- Nêu được tên trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789).

- Nêu được tên những trận đánh lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

2

C2 C11

Thông hiểu

- Tìm được ý không đúng khi nói về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

- Tìm được ý không phải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam.

2

C5 C8

Vận dụng

- Điền được các cụm từ cho sẵn vào vị trí đánh số trên sơ đồ thể hiện diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288).

- Trình bày được lĩnh vực tác động của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc qua đoạn tư liệu.

2

C9 C24

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Nhận biết

- Trình bày được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

- Nêu được địa điểm diễn ra cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) năm 248.
- Trình bày được diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

2

1 ý

C10 C17

C1.a

Thông hiểu

- Nêu được ý không phải là diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1426 – 1427.

- Nêu được ý không phải là ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

- Trình bày được bài học kinh nghiệm quân sự nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng.

2

1 ý

C18

C16

C1.b

Vận dụng

- Nêu được tên cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong bài Bình Ngô đại cáo.

- Nêu được bài học lịch sử được nhắc đến qua đoạn tư liệu.

2

C3 C21

III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

5

1

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Nhận biết

- Nêu được cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ trong phương thức tuyển chọn quan lại.

- Nêu được cải cách của Hồ Quý Lý và Triều Hồ trong lĩnh vực kinh tế.

2

C4

C20

Thông hiểu

- Lí giải được mục đích Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô.

- Nêu được ý không phải là kết quả cuộc cải cách cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

2

C23

C12

Vận dụng

- Nêu được tên tiền giấy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

- Điền được vào dấu “…” trong đoạn tư liệu.

2

C13 C15

Vận dụng cao

Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về Thành nhà Hồ.

1

C2

,..............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Lịch sử 11 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 3.153
  • Lượt xem: 57.981
  • Dung lượng: 67,9 KB
Tìm thêm: Lịch sử 11
Sắp xếp theo