Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 2 Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 (Có đáp án)

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 Cánh diều năm 2024 - 2025 gồm 2 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 11 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.

TOP 2 Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều gồm 1 đề trắc nghiệm kết hợp tự luận và 1 đề trắc nghiệm 100%. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều.

Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 Cánh diều năm 2024 - 2025

1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 Cánh diều - Đề 1

Đề thi học kì 1 Lịch sử 11

SỞ GD-ĐT ……….

TRƯỜNG THPT ……………

*************

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I KHỐI 11

NĂM HỌC 2024 – 2025

Môn: LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1: Động lực của các cuộc cách mạng tư sản bao gồm

A. giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa.
B. lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
C. quý tộc phong kiến và tăng lữ Giáo hội.
D. quần chúng nhân dân và quý tộc phong kiến.

Câu 2: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Anh được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”, do

A. hệ thống thuộc địa của Anh bị thu hẹp về vùng xích đạo.
B. phần lớn thuộc địa của Anh tập trung ở vùng xích đạo.
C. hệ thống thuộc địa của Anh trải rộng ở khắp các châu lục.
D. nhà nước Anh tập trung vào phát triển năng lượng Mặt Trời.

Câu 3: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?

A. Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị.
B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.

Câu 4: Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là

A. thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. có sức sản xuất cao trên nền tảng khoa học - công nghệ.
D. hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.

Câu 5: Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) có tác động như thế nào đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?

A. Dẫn tới sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia Anh, Pháp, Đức,…
B. Đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ra ngoài phạm vi châu Âu.
C. Góp phần khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ.
D. Dẫn đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…
B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.
D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tư liệu: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314).

Câu hỏi: Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc cách mạng tư sản?

A. Tiền đề của cách mạng.
B. Mục tiêu của cách mạng.
C. Động lực của cách mạng.
D. Hạn chế của cách mạng.

Câu 8: Sự kiện nào dưới đây phản ánh về thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

A. Rô-bốt Xô-phi-a được cấp quyền công dân (2017).
B. Phong trào “99 chống lại 1” bùng nổ ở Mỹ (2011).
C. Khủng hoảng thừa (1929 - 1933).
D. Khủng hoảng hoa Tulip (1637).

Câu 9: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là

A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.
B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.
D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.

Câu 10: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).
B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).
C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).
D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).

Câu 11: Trong những năm 1944 -1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?

A. Phát xít Đức chuyển hướng tấn công sang đánh chiếm các nước ở Bắc Âu và Tây Âu.
B. Sự viện trợ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc,…
C. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.
D. Phe Đồng minh suy yếu, liên tục thất bại và buộc phải rút khỏi mặt trận Đông Âu.

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã

A. đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội.
B. đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
C. xác lập hoàn chỉnh cục diện hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á.

Câu 13: Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?

A. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
B. Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.
C. Đại Hàn Dân Quốc.
D. Nhật Bản.

Câu 14: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của

A. chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
B. mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học.
C. học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
D. ước mơ và niềm tin của nhân loại về chủ nghĩa cộng sản.

Câu 15: Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á

A. mới được hình thành.
B. đang là thuộc địa của Trung Hoa.
C. đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
D. bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng.

Câu 16: Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, thực dân Tây Ban Nha đã xâm lược và thiết lập ách cai trị ở quốc gia Đông Nam Á nào sau đây?

A. Mi-an-ma.
B. Phi-líp-pin.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Cam-pu-chia.

Câu 17: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Cam-pu-chia không tiến hành cuộc khởi nghĩa nào sau đây?

A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863 - 1866).
B. Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).
C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892).
D. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).

Câu 18: Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế nào sau đây?

A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài.

Câu 19: Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực

A. có đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt.
B. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
C. không có sự quản lí của các nhà nước phong kiến.
D. là điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.

............

Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử 11

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-A

4-C

5-C

6-A

7-D

8-B

9-B

10-D

11-C

12-A

13-A

14-B

15-D

16-B

17-D

18-A

19-B

20-A

21-B

22-C

23-B

24-B

25-B

26-A

27-A

28-B

29-A

30-B

31-A

32-C

33-B

34-A

35-A

36-D

37-C

38-C

39-B

40-A

2. Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều - Đề 2

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Từ thế kỉ XVII, Hà Lan trực tiếp xâm lược, cai trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở:

A. In-đô-nê-xi-a
B. Ma-lai-xi-a.
C. Xin-ga-po.
D. Phi-líp-pin.

Câu 2. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) là:

A. Tốt Động – Chúc Động.
B. Chi Lăng – Xương Giang.
C. Ngọc Hồi – Đống Đa.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 3. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
B. Khởi nghĩa Lam Sơn.
C. Phong trào Tây Sơn.
D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng “Nướng dân đen trên ngọn lưởng hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.

Câu 4. Trong phương thức tuyển chọn quan lại, Hồ Quý Ly và Triều Hồ tăng cường:

A. Mở các khoa thi.
B. Thanh lọc đội ngũ, bổ sung bằng tầng lớp quý tộc.
C. Thải hổi những người già yếu.
D. Bổ sung những người khỏe mạnh.

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

A. Hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
B. Góp phần khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.
C. Hình thành và phát triển ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
D. Góp phần hình thành tính chất của bộ máy nhà nước và chính sách đối nội, đối ngoại.

Câu 6. Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), ba nước ở Đông Nam Á lần lượt tuyên bố độc lập là:

A. Ma-lai-xia, Lào, Miến Điện.
B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Phi-líp-pin, Lào.
D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.

Câu 7. Có ý kiến cho rằng: “Công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

A. Đồng ý, vì sau cuộc cải cách, Xiêm có thực lực để đấu tranh chống lại cuộc xâm lược thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
B. Không đồng ý, vì cuộc cải cách chưa triệt để, có nhiều hạn chế trên thực tế, mắc phải nhiều sai lầm trong biện pháp xây dựng quân đội và phòng thủ đất nước.
C. . Đồng ý, vì công cuộc cải cách khá toàn diện đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hóa xuất khẩu, đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.
D. Không đồng ý, vì cuộc cải cách dùng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách, gây mất lòng dân.

Câu 8. Đâu không phải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

A. Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt, không cam chịu làm nô lệ.
B. Sức mạnh đoàn kết trong nội bộ vươn triều, giữa tướng lĩnh và binh sĩ, giữa triều đình và nhân dân, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc.
C. Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, nghệ thuật quân sự sáng tạo và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh.
D. Tinh thần sáng tạo trong lao động, sản xuất của người Việt.

Câu 9. Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trên sơ đồ để thể hiện diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288).

1. Hơn 30 vạn quân Nguyên chia làm 3 cánh, tràn vào Đại Việt theo hai đường thủy, bộ.
2. Thoát Hoan dẫn quân lui về Vạn Kiếp rồi tháo chạy về nước.
3. Quân Nguyên bị quân Đại Việt tập kích ở nhiều nơi.
4. Quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy chiếm đóng Vạn Kiếp rồi tiến đánh Thăng Long nhưng rơi vào tính trạng thiếu lương thực.
5. Trận Bạch Đằng, cánh quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy bị tiêu diệt.

A. (1) – a, (2) – d, (3) – c, (4) – b, (5) – e.
B. (1) – d, (2) – a, (3) – e, (4) – c, (5) – a.
C. (1) – e, (2) – c, (3) – b, (4) – d, (5) – a.
D. (1) – b, (2) – e, (3) – c, (4) – a, (5) - d

Câu 10. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí là:

A. Là cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên, mở đầu quá trình đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.
B. Đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của các thế lực ngoại bang.
C. Cho thấy khả năng thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập tự chủ, để lại cho hậu thế bài học về chính trị, quân sự trong quá trình đấu tranh giành tự chủ về sau.
D. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia.

Câu 11. Những trận đánh lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên là:

A. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng.
B. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng – Xương Giang.
C. Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút, Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 12. Nội dung nào không phải là kết quả cuộc cải cách cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ là:

A. Đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặt chẽ.
B. Nho giáo từng bước trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt.
C. Bước đầu giải quyết được những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khóa.
D. Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện.

Câu 13. Tiền giấy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mang tên:

A. Thông bảo hội sao.
B. Thiên Phúc trấn bảo.
C. Thánh Nguyên thông bảo.
D. Tiền Cảnh Hưng.

Câu 14. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

A. Khu vực giàu tài nguyên.
B. Có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch.
D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ.

Câu 15. Điền vào dấu ba chấm (…): ……………. là kinh đô nước Đại Ngu. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

A. Thành Đa Bang.
B. Thành Tây Đô.
C. Thành Hoa Lư.
D. Thành Cổ Loa.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

A. Là đỉnh cao trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống áp bức, bóc lột Đại Việt thế kỉ XVIII.
B. Lần lượt đánh đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê.
C. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất quốc gia.
D. Góp phần công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa của dân tộc.

Câu 17. Năm 248, Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) nổi dậy khởi nghĩa ở:

A. Mê Linh (Hà Nội).
B. Cửu Chân (Thanh Hóa).
C. Đường Lâm (Hà Nội).
D. Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh).

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1426 – 1427?

A. Nguyễn Chích đề nghị tạm rời vào Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An, quay ra đánh lấy Đông Đô.
B. Nghĩa quân Lam Sơn đánh tan 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động.
C. 15 vạn binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào Đại Việt bị đánh tan trong trận Chi Lăng – Xương Giang.
D. Vương Thông ở thành Đông Quan chấp nhận nghị hòa, rút quân về nước.

Câu 19. Hiện nay, quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á?

A. Ma-lai-xi-a.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin.
D. Xin-ga-po.

Câu 20. Trong lĩnh vực kinh tế, Hồ Quý Ly và Triều Hồ thực hiện chính sách:

A. Hạn chế giải quyết nhu cầu ruộng đất của dân nghèo.
B. Cấm và thu hết tiền đồng, đổi sang tiền giấy.
C. Điều chỉnh thuế khóa, tăng thuế ruộng và thuế bãi dâu.
D. Tăng cường sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.

Câu 21. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết đoạn tư liệu nhắc đến bài học lịch sử nào?
Chiếu “Khuyến dụ hào kiệt” của Bình Định vương Lê Lợi ban hành năm 1427 có đoạn viết” “…Ta nhún mình thành thực khuyên các hào kiệt cùng nhau dốc sức, cứu giúp muôn dân, chớ có mai danh ẩn tích, để thiên hạ phải lầm than mãi mãi. Nếu có ai khí tiết thanh cao như Tứ Hạo, lánh đời ẩn tích như Tử Phòng cũng hay ra cứu nạn cho dân đã, đợi khi thành công, muốn thỏa chí xưa thì lại trở về rừng núi, không hề cấm giữ”.

A. Bài học về nghệ thuật quân sự.
B. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Bài học về vận động, tập hợp lực lượng.
D. Bài học về nang cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng.

Câu 22. Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1945?

A. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
B. Nhiều đảng phái tiến bộ ra đời.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra dưới phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.
D. Phong trào đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

Câu 23. Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
B. Hạn chế thế lực của quý tộc nhà Trần.
C. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo.
D. Thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 24. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết nội dung đoạn tư liệu đề cập đến tác động của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lĩnh vực nào?

“Trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhất là đối với một kẻ thù hung bạo và có tiềm lực mạnh, tổ tiên chúng ta còn phải chú ý đặc biệt đến việc củng cố nội bộ lãnh thổ. Phải xây dựng đường sá, cầu cống, vét sông, khơi nguồn thường xuyên để có thể nhanh chóng chuyển quân rút lui chiến lược hay tổng phản công nhanh chóng,…”.

(Trương Hữu Quýnh, Tác dụng của kháng chiến chống ngoại xâm đối với sự hình thành
của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 1981, tr. 23)

A. Quá trình hình thành quốc gia, dân tộc.
B. Quản lí, xây dựng đất nước.
C. Tiến trình lịch sử dân tộc.
D. Cuộc cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

II. . PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

b. Theo em, nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy?

Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn giới thiệu hiểu biết của em về Thành nhà Hồ.

Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 11

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

1

1

1

3

0,75

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

1

1

1

3

0,75

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

2

2

2

6

1,5

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

2

1 ý

2

1 ý

2

6

1

4,5

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

2

2

2

1

6

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

8

1 ý

8

1 ý

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

I. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

10

0

Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Nhận biết

Nêu được tên thuộc địa của thực dân Hà Lan từ thế kỉ XVII.

1

C1

Thông hiểu

Nêu được ý không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây.

1

C14

Vận dụng

Nêu được quan điểm và lí giải cho nhận định “Công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”.

1

C7

Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Nhận biết

Trình bày được ba nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945).

1

C6

Thông hiểu

Nêu được ý không phản ánh đúng nét mới của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1945.

1

C22

Vận dụng

Nêu được tên quốc gia ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á.

1

C19

II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

9

1

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Nhận biết

- Nêu được tên trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789).

- Nêu được tên những trận đánh lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

2

C2 C11

Thông hiểu

- Tìm được ý không đúng khi nói về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

- Tìm được ý không phải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam.

2

C5 C8

Vận dụng

- Điền được các cụm từ cho sẵn vào vị trí đánh số trên sơ đồ thể hiện diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288).

- Trình bày được lĩnh vực tác động của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc qua đoạn tư liệu.

2

C9 C24

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Nhận biết

- Trình bày được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

- Nêu được địa điểm diễn ra cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) năm 248.
- Trình bày được diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

2

1 ý

C10 C17

C1.a

Thông hiểu

- Nêu được ý không phải là diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1426 – 1427.

- Nêu được ý không phải là ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

- Trình bày được bài học kinh nghiệm quân sự nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng.

2

1 ý

C18

C16

C1.b

Vận dụng

- Nêu được tên cuộc khởi nghĩa được nhắc đến trong bài Bình Ngô đại cáo.

- Nêu được bài học lịch sử được nhắc đến qua đoạn tư liệu.

2

C3 C21

III. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

5

1

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Nhận biết

- Nêu được cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ trong phương thức tuyển chọn quan lại.

- Nêu được cải cách của Hồ Quý Lý và Triều Hồ trong lĩnh vực kinh tế.

2

C4

C20

Thông hiểu

- Lí giải được mục đích Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô.

- Nêu được ý không phải là kết quả cuộc cải cách cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ.

2

C23

C12

Vận dụng

- Nêu được tên tiền giấy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

- Điền được vào dấu “…” trong đoạn tư liệu.

2

C13 C15

Vận dụng cao

Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về Thành nhà Hồ.

1

C2

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm