Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Địa lý 11
Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lý 11 Cánh diều là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 11 Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Địa lý 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Địa lý 11 Cánh diều
TRƯỜNG THPT……… BỘ MÔN: ĐỊA LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: ĐỊA LÝ KHỐI 11 CÁNH DIỀU |
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Bài 9. EU – một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hóa và trình bày theo chủ đề.
Bài 10. Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức
Viết được báo cáo tìm hiểu về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức).
Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
Bài 12. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN; cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hóa; phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN.
- Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
- Khai thác, chọn lọc, hệ thống hóa được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực ASEAN.
Bài 13. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động du lịch và kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á
Vẽ được biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu và truyền đạt được thông tin địa lí về hoạt động du lịch; xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
B. LUYỆN TẬP
Phần I. TNKQ
Câu 1. Thời điểm được coi là năm ra đời của Liên minh Châu Âu là
A. 1957
B. 1967
C. 1994
D. 1989
Câu 2. Trụ sở hiện nay của liên minh châu Âu được đặt ở
A. Brucxen (Bỉ).
B. Béc- lin (Đức)
C. Pari (Pháp).
D. Matxcova (Nga).
Câu 3. Trong các nước sau, nước nào không phải là thành viên của EU
A. Thụy Sĩ.
B. Đức.
C. Ba Lan.
D. Bỉ.
Câu 4. Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?
A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Thụy Điển.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU?
A.Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới.
B.Là liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.
C.Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
D.Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.
Câu 6. Tính từ năm 2004 đến nay, liên minh châu Âu được mở rộng sang hướng nào là chính?
A. Xuống phía Nam.
B. Sang phía Đông.
C. Sang phía Tây.
D. Lên phía Bắc.
Câu 7. Bốn mặt tự do lưu thông trong liên minh châu Âu là
A.tự do di chuyển, lưu thông dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn.
B.tự do trao đổi thông tin, đi lại, hàng hóa, tiền vốn.
C.tự do trao đổi người, hàng, vốn, tri thức.
D.tự do di chuyển, giao thông vận tải, thông tin, buôn bán.
Câu 8. Euro với tư cách là đồng tiền của EU đã được đưa và giao dịch thanh toán từ khi nào?
A. Năm 1999.
B. Năm 2001.
C. Năm 2002.
D. Năm 2004.
Câu 9. Những quốc gia nào sau đây đã sáng lập tổ hợp công nghiệp hàng không E- bớt ở châu Âu?
A. Phần Lan và Áo.
B. Đức, Pháp, Anh.
C. Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp.
D. Bỉ, Bồ Đào Nha và I –ta-li-a.
Câu 10. Theo hiệp ước, một chiếc máy bay do Pháp sản xuất khi xuất khẩu sang Hà Lan
A.cần giấy phép của chính phủ Hà Lan.
B.phải nộp thuế cho chính phủ Hà Lan.
C.không phải nộp thuế cho chính phủ Hà Lan.
D. thực hiện chính sách thương mại riêng ở Hà Lan.
...........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 1 Địa lý 11 Cánh diều