Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối học kì 1 GDKT&PL 11
Đề cương ôn tập học kì 1 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức gồm 10 trang giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi GDKT&PL 11 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn thi cuối học kì 1 môn Toán 11 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức
A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Những nội dung kiến thức đã học:
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa sau học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau Bài 5: Thị trường lao động và việc làm
- Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
- Bài 7: Đạo đức kinh doanh
- Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
B. VẬN DỤNG KIẾN THỨC:
I. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1:
Em hãy tìm hiểu và chia sẻ về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động việt Nam trong 5 năm tới? Từ đó xác định em sẽ lựa chọn nghề nào cho mình trong tương lai?
Câu 2:
Em hãy sưu tầm và kể về một tấm gương doanh nhân thành đạt nhờ có năng lực kinh doanh và ý tưởng kinh doanh hay?
Câu 3:
Viết bài giới thiệu về một tấm gương đạo đức kinh doanh, qua đó rút ra giá trị nhân văn và bài học gì từ tấm gương đạo đức ấy?
Câu 4:
Bình luận về một số câu như: ”Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kịnh doanh
Câu 5:
Em hãy viết ( vẽ, sáng tác Nghệ thuật) về nét đẹp của người Việt Nam trong văn hóa tiêu dùng, qua đó gửi tới thông điệp ” Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Câu 6:
Hiện nay, chương trình quảng bá sản phẩm OCOP rất phổ biến, em hãy viết một bài để quảng bá hình ảnh sản phẩm của từng địa ph\ưng và văn hóa tiêu dùng thông qua sản phẩm đó
II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của lao động là gì?
A. Là những hoạt động làm tạo ra việc làm cho người lao động
B. Là hoạt động có mục đích, ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu đời sống của xã hội
C. Là các hoạt động tác động vào giới tự nhiên để tìm ra được những điều mà mình mong muốn
D. Là những hoạt động nhằm đáp ứng được các nhu cầu việc là cho người lao động
Câu 2: Các yếu tố cấu thành lên thị trường lao động là gì?
A. Thị yếu của người lao động, cung và cầu B. Cung, cầu và giá cả sức lao động
C. Mục đích lao động, người lao động và giá cả sức lao động
D. Các công việc yêu thích của người lao động, giá cả sức lao động và cung
Câu 3: Thị trường lao động đang nổi lên với bao nhiêu xu thế?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Các xu thể đang nổi lên ở thị trường lao động Việt Nam là gì?
A. Cắt giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm, lao động đơn giản sẽ trở nên yếu thế, lao động “phí chính thức” gia tăng
B. Cắt giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm, lao động đơn giản sẽ trở thành thế mạnh, lao động “phi chính thức” giảm
C. Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ, chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm, lao động đơn giản sẽ trở nên yếu thế, lao động “phi chính thức” gia tăng
D. Cắt giảm lao động trên các nền tảng công nghệ, không áp dụng các nghề nghiệp cùng với các kĩ năng mềm, lao động đơn giản sẽ trở thành thế mạnh, lao động “phi chính thức” gia tăng
Câu 5: Em hãy cho biết khái niệm của việc làm?
A. Việc làm là khoảng thời gian chúng ta làm việc
B. Việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp duy trì và cải thiện cuộc sống
C. Việc làm là việc mà mỗi người bắt buộc phải làm nếu không muốn bị phạt bởi luật pháp hiện hành
D. Việc làm là một hành động thường xuyên thực hiện để đổi lấy thời gian nhàn rỗi trong cuộc sống
Câu 6: Em hãy nêu ý hiểu của mình về định nghĩa “thị trường việc làm”?
A. Thị trường việc làm là nơi người lao động có thể tìm cho mình những công việc với số lương cao mơ ước
B. Thị trường việc làm là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như việc xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định
C. Thị trường việc làm là nơi người lao động và người sử dụng lao động trao đổi các lợi nhuận liên quan đến các công việc
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: CV là viết tắt của từ gì?
A. Công việc
B. Công văn
C. Curriculum Vitak
D. Curriculum Vital
Câu 8: Người làm chủ có tên gọi khác là?
A. Người sử hữu lao động
B. Người sử dụng lao động
C. Người lao động
D. Sếp
Câu 9: NLD và NSDLD sẽ ký kết 1 văn bản thỏa thuận chi tiết về công việc. Văn bản đó tên là?
A. Hợp đồng thử thách
B. Hợp đồng mua bán
C. Hợp đồng thương mại
D. Hợp đồng lao động
Câu 10: Thị trường lao động và thị trường việc làm có quan hệ như thế nào?
A. Không có quan hệ gì
B. Có quan hệ rất đặc biệt
C. Có mối quan hệ chặt chẽ
D. Có mối quan hệ cộng sinh
Câu 11: Để tìm được việc làm phù hợp với bản thân, học sinh cần trang bị cho mình những gì?
A. Kiến thức chuyên ngành về kinh tế
B. Chỉ ưu tiên học các chuyên ngành của mình
C. Không quan tâm đến xu thế của thị trường việc làm
D. Kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, trau rồi kĩ năng, nắm được xu thế của thị trường việc làm
Câu 12: Vì sao lao động được coi là yếu tố đầu vào trong hoạt động lao động sản xuất?
A. Lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế
B. Vì người lao động luôn giữ một vai trò quan trọng trên thị trường lao động
C. Vì người lao động được được coi như là một tác nhân quan trọng giúp thị trường lao động vận hành ổn định
D. Vì việc làm chỉ có thể hoàn thành nếu như có người lao động giải quyết
Câu 13 : Nếu muốn đăng ký vào ngành/trường đại học liên quan đến công an quân đội, ta cần gửi cái gì?
A. CV
B. Thư ứng tuyển
C. Sơ yếu lý lịch
D. Bằng đại học
Câu 14 : Nếu được gọi đi phỏng vấn, người đến phỏng vấn được gọi là?
Câu 15: Email nào sau đây không nên sử dụng để làm việc ?
A. caube_nhutnhat@gmail. com
B. dinhvandong1995@gmail. com
C. nguyenthuha1@gmail. com
D. congtyphuongdong@gmail. com
Câu 16 : Theo em, việc chuyển dịch liên tục cơ cấu của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc làm của người dân?
A. Người dân sẽ có thêm nhiều cơ hội làm các việc làm mới
B. Người dân phải học cách liên tục thích ứng với những yếu tố lạ trong thị trường lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động
C. Thị trường lao động đón nhận thêm các yếu tố nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường
D. Thị trường lao động phát triển vượt bậc
Câu 17: Theo em nguyên nhân dẫn đến việc tuyển dụng nhân lực đang trở nên khó khăn đối với một số ngành nghề là gì?
A. Các yêu cầu của ngành nghề quá cao
B. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được với yêu cầu đề ra của việc làm
C. Mức lương thưởng, phúc lợi đối với nghề là chưa thỏa đáng
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
..........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 11 Kết nối tri thức