Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Sinh học 11

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức gồm 3 trang giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi Sinh học 11 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn thi cuối học kì 1 môn Toán 11 Kết nối tri thức.

Đề cương cuối kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THPT………

BỘ MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN: SINH HỌC 11

A. TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu vai trò và các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Mô tả tóm tắt các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới?

Câu 2. Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể?

Câu 3. Nêu khái niệm, cho ví dụ về các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới .

Câu 4. Nêu vai trò của nước và chất khoáng đối với cây? Trình bày cơ chế và con đường hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ?

Câu 5. Vai trò của sự thoát hơi nước ở lá? Trình bày sự vận chuyển chất ở thân và sự thoát hơi nước ở lá?

Câu 6. Nêu vai trò của Nitơ và các nguồn cung cấp nitrgen cho cây? Trình bày quá trình hấp thu và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật?

Câu 7. Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đến trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật? Giải thích được sự cân bằng nước, tưới tiêu và bón phân hợp lý đối với năng suất cây trồng?

Câu 8. Nêu cách tiến hành, kết quả, giải thích hiện tượng thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá?

Câu 9. Nêu khái niệm, vai trò của quang hợp và hệ sắc tố quang hợp? So sánh pha sáng và pha tối quang hợp? So sánh quang hợp ở các nhóm thực vật C, C4, CAM? Chứng minh sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

Câu 10. Tại sao nói quang hợp quết định chủ yếu năng suất cây trồng? Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến quang hợp? Giải thích một số biện pháp kỹ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng?

Câu 11. Nêu khái niệm và vai trò của hô hấp ở thực vật? Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.

Câu 12. Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật? Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

Câu 13. Vận dụng những hiểu biết về sự hấp thụ nước, sự vận chuyển nước, sự thoát hơi nước, quang hợp, hô hấp để giải thích các vấn đề thực tiễn.

Câu 14. Trình bày các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở động vật. Vì sao tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa là tiến hóa nhất? Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học như thế nào? Nêu các biện pháp phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa?

Câu 15. Nêu vai trò của quá trình hô hấp ở động vật. Trình bày đặc điểm của các hình thức hô hấp ở động vật? Tại sao cá là động vật hô hấp hiệu quả nhất ở nước, còn chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất ở cạn? Nêu các biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh .

Câu 16. Nêu các bộ phận của hệ tuần hoàn. Phân biệt hệ tuần hoàn kín với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.

Câu 17. Trình bày cấu tạo và hoạt động của tim và hệ mạch. Nêu các biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vai trò của nito trong cơ thể thực vật:

A. Là thành phần của protein và axit nucleic.
B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.
C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

Câu 2: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là

A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.

Câu 3: Cây hấp thụ nitơ ở dạng nào?

A. N2+ và NO3-
B. N2+ và NH3+
C. NH4+ và NO3-
D. NO2 và NO3-

Câu 4: Nước được vận chuyển trong thân chủ yếu qua

A. mạch gỗ.
B. mạch rây
C. từ mạch rây sang mạch gỗ
D. ở gốc là mạch gỗ, ở ngọn là mạch rây

Câu 5: Nguồn nito cung cấp chủ yếu cho cây là:

A. từ xác động vật và quá trình cố định đạm
B. từ phân bón hóa học
C. từ vi khuẩn phản nitrat hóa
D. từ khí quyển

Câu 6: Nhóm vi sinh vật có khả năng cố định N2 là:

A. Vi sinh vật cộng sinh ở rễ cây họ Đậu và vi khuẩn lam
B. Vi khuẩn lam
C. Vi khuẩn cổ
D. Tất cả các nhóm vi sinh vật sống tự do

Câu 7: Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là

A. Lục lạp
B. Ti thể
C. Màng sinh chất
D. Nhân tế bào

Câu 8: Vai trò nào không phải là của thoát hơi nước:

A. Cân bằng khoáng cho cây
B. Giúp vận chuyển chất từ rễ lên lá
C. giúp khí khổng mở lấy CO2 cung cấp cho quang hợp
D. giúp điều hòa nhiệt độ ở lá

Câu 9: Hô hấp ở thực vật là quá trình

A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. Phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra năng lượng ATP và nhiệt năng
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

Câu 10: Vai trò của sắc tố diệp lục là

A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành hoá năng trong ATP, NADPH
B. tham gia cố định khí CO2
C. tham gia tạo chất hữu cơ trong pha tối
D. Tạo màu sắc đỏ, da cam, vàng cho các loại lá, củ, quả

Câu 11: Ở thực vật CAM, để hạn chế việc thoát hơi nước mà vẫn lấy được khí cacbonic, khí khổng:

A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. chỉ đóng vào giữa trưa.
D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.

Câu 12: Quá trình dinh dưỡng gồm có các giai đoạn là

A. lấy nước, lấy thức ăn, hấp thụ nước và đồng hóa các chất.
B. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.
C. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải.
D. tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.

Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về các kiểu lấy thức ăn của động vật?

A. Động vật lấy thức ăn từ môi trường sống theo 2 kiểu chính: ăn lọc và ăn hút.
B. Ăn hút là kiểu lọc nước qua bộ phận chuyên hóa để lấy thức ăn.
C. Động vật lấy thức ăn theo kiểu ăn hút có cấu tạo miệng phù hợp với đục lỗ và hút dịch.
D. Hổ là động vật lấy thức ăn từ môi trường theo kiểu ăn hút.

Câu 14: Phát biểu nào sai khi nói về giai đoạn tiêu hóa thức ăn?

A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
C. Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa có ở hầu hết động vật không xương sống và có xương sống.
D. Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn diễn ra bên trong tế bào.

Câu 15: Trong tiêu hóa nội bào, các mảnh thức ăn nhỏ được tế bào thực bào, sau đó

A. thức ăn được các tế bào của cơ thể hấp thụ ngay.
B. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào giúp cơ thể hấp thụ.
C. các enzyme của ống tiêu hóa phân giải thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được.
D. các enzyme của lysosome phân giải thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được.

Câu 16: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở :

A. Miệng, dạ dày, ruột non.
B. Chỉ diễn ra ở dạ dày.
C. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
D. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non.

Câu 17: Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ (enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và tiêu hóa nội bào.
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 1 Sinh học 11

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm