Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Vật lý 11

Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối kì 1 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lí 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Vật lí 11 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………

TRƯỜNG THPT ……………..

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: Vật lí- Lớp: 11

Năm học: 2023-2024

A. NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Chương 2. SÓNG.

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

I. YÊU CẦU VỀ LÝ THUYẾT

- Nêu được ví dụ chứng tỏ sóng truyền năng lượng.

- Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.

- Phân biệt được sóng dọc và sóng ngang.

- Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách, mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.

- Vận dụng được biểu thức v = lf.

- Nêu được mối liên hệ các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.

- Hiểu được trong chân không tất cả các sóng điện từ đều truyền với cùng tốc độ.

- Liệt kê được bậc độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu trong thang sóng điện từ.

- Nêu được các điều kiện cần thiết để quan sát được hệ vân giao thoa.

- Vận dụng được biểu thức i = lD/a cho giao thoa ánh sáng qua hai khe hẹp.

- Vận dụng được công thức xác định vị trí nút và bụng của sóng dừng để giải bài tập.

- Vận dụng được công thức về điều kiện để có sóng dừng để giải bài tập.

II. BÀI TẬP

Tham khảo các bài tập trong SGK và SBT thuộc phạm vi kiến thức chương 2.

C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN MINH HỌA

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình u = Acosp(0,02x - 2t)cm ([x]:cm). Bước sóng là

A. 50 cm.
B. 100 cm.
C. 200 cm.
D. 5 cm.

Câu 2: Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà cùng phương thẳng đứng với tần số 50 Hz. Tại hai điểm M, N cách nhau 15 cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động cùng pha với nhau. Biết rằng, tốc độ truyền sóng thay đổi trong khoảng từ 70 cm/s đến 80 cm/s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

A, 72 cm/s.
B. 75 cm/s.
C.80 cm/s.
D. 70 cm/s.

Câu 3: Một sóng cơ dao động với phương trình u = 30cos(4.103t – 50x) cm, truyền dọc theo trục Ox, trong đó tọa độ x đo bằng mét (m), thời gian t đo bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng là

A. 50 m/s.
B. 125 m/s.
C.80 m/s.
D. 100 m/s.

Câu 4: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là

A. năng lượng sóng.
B. tần số sóng.
C. bước sóng.
D. tốc độ truyền sóng.

Câu 5: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 36 s và đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng lân cận là 10 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là

A. 2,5 m/s.
B. 2,8 m/s.
C.40 m/s.
D. 36 m/s.

Câu 6: Một sóng cơ học có tần số dao động là 400 Hz, lan truyền trong không khí với tốc độ là 200 m/s. Hai điểm M, N cách nguồn âm lần lượt là d1 = 45 cm và d2. Biết pha của sóng tại điểm M sớm pha hơn tại điểm N là p rad. Giá trị của d2 bằng

A. 20 cm.
B. 65 cm.
C.70 cm.
D. 145 cm.

Câu 7: Sóng điện từ

A. là sóng dọc giống như sóng âm.
B. là sóng dọc nhưng có thể lan truyền trong chân không.
C. là sóng ngang, có thể lan truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.
D. chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại.

Câu 8: Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm dao động theo phương trình u = Acos100 p t (mm) trên mặt thoáng của chất lỏng, coi biên độ không đổi. Xét về một phía đường trung trực của AB ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MA - MB = 1 cm và vân bậc (k + 5) cùng tính chất dao động với vân bậc k đi qua điểm N có NA – NB = 30 mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt thuỷ ngân là

A. 20 cm/s.
B. 10 cm/s.
C. 30 cm/s.
D. 40 cm/s.

Câu 9: Hiện tượng khi ánh sáng truyền qua một mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt, tia sáng bị đổi hướng đột ngột ở mặt phân cách gọi là

A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
C. Hiện tượng tán xạ ánh sáng.
D. Hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 10: Hai nguồn sóng giống nhau tại A và B cách nhau 47 cm trên mặt nước, chỉ xét riêng một nguồn thì nó lan truyền trên mặt nước mà khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 3cm, khi hai sóng trên giao thoa nhau thì trên đoạn AB có số điểm không dao động là

A. 30.
B. 16.
C. 32.
D. 15.

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm