-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Giải Toán 8 Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng Giải SGK Toán 8 Hình học Tập 2 (trang 87)
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 87 giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng Hình học 8 Chương 3. Qua đó các em sẽ nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ bài tập của bài 9 Chương III Hình học 8 tập 2.
Giải bài tập Toán Hình 8 tập 2 Bài 9 Chương III: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
Lý thuyết bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
1. Đo gián tiếp chiều cao của vật
Giả sử cần phải xác định chiều cao của một tòa nhà, của một ngọn tháp hay của một cây nào đó, ta có thể làm như sau:
Tiến hành đo đạc
- Đặt cọc AC đứng thẳng trên đó có gắn thước ngắm quay được quanh một cái chốt của cọc.
- Điều chỉnh thước ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C' của cây (hoặc tháp), sau đó xác định giao điểm B của đường thẳng CC' và AA'.
- Đo khoảng cách BA và BA'.
Tính chiều cao cây (hoặc tháp)
- Ứng dụng tam giác đồng dạng, ta có:
với tỉ số đồng dạng
=>
2. Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được
Giả sử phải đo khoảng cách AB trong đó địa điểm A có ao hồ bao bọc không thể tới được.
Tiến hành đo đạc
- Chọn một khoảng đất bằng phẳng rồi vạch một đoạn BC và đo độ dài của nó (BC = a).
- Dùng thước đo góc (giác kế) đo các góc:
.
Tính khoảng cách AB
- Vẽ trên giấy tam giác A'B'C' sao cho:
. - Khi đó,
theo tỉ số đồng dạng . - Thay số vào ta tính được AB.
Giải bài tập toán 8 trang 87 tập 2
Bài 53 (trang 87 SGK Toán 8 Tập 2)
Một người đo chiều cao của một cây nhờ một cọc chôn xuống đất, cọc cao 2m và đặt xa cây 15m. Sau khi người ấy lùi ra xa cách cọc 0,8m thì nhìn thấy đầu cọc và đỉnh cây cùng nằm trên một đường thẳng. Hỏi cây cao bao nhiêu, biết rằng khoảng cách từ chân đến mắt người ấy là 1,6m?
Giả sử AB là cây cần đo, CD là cọc EF là khoảng cách từ mắt tới chân.
Ta có: AC=15m, CE=0,8m, EF=1,6m, CD=2m và HACK, CEFK là các hình chữ nhật.
Ta có: KD // HB (giả thiết)
mà HF = HK + KF =AC + CE= 15 + 0,8 = 15,8m
KD = CD - CK = CD - EF = 2 - 1,6 = 0,4 m
Do đó: HB = 15,8 . 0,4 : 0,8 = 7,9 m
Vậy chiều cao của cây là AB = HB + AH = 7,9 + 1,6 = 9,5 m.
Bài 54 (trang 87 SGK Toán 8 Tập 2)
Để đo khoảng cách giữa hai điểm A và B, trong đó B không tới được, người ta tiến hành đo và tính khoảng cách AB như hình 57; AB // DF; AD = m;DC = n; DF = a.
a) Em hãy nói rõ cách đo như thế nào.
b) Tính độ dài x của khoảng cách AB.
+ Tạo một tia Ay trên mặt đất vuông góc với tia AB.
+ Trên tia Ay lấy điểm C bất kì.
+ Chọn điểm F sao cho F nằm giữa B và C.
+ Từ F hạ FD vuông góc với AC (D nằm trên AC).
+ Đo các cạnh AD, DC, DF ta tính được khoảng cách AB.
b) Có DF // AB (cùng vuông góc với AC theo cách dựng) nên ∆CDF ∽ ∆CABVậy
Bài 55 (trang 87 SGK Toán 8 Tập 2)
Hình 58 dưới đây mô tả dụng cụ đo bề dày của một số loại sản phẩm. Dụng cụ này gồm thước AC được chia đến 1mm và gắn với một bản kim loại hình tam giác ABD, khoảng cách BC = 10mm.
Muốn đo bề dày của vật, ta kẹp vật vào giữa bản kim loại và thước (đáy của vật áp vào bề mặt của thước AC). Khi đó, trên thước AC ta đọc được "bề dày" d của vật (trên hình vẽ ta có có d = 5,5mm).
Hãy chỉ rõ định lí nào của hình học là cơ sở để ghi các vạch trên thước AC (d ≤ 10mm)
Theo hình vẽ thì B'C'//BC nên ∆ABC ∽ ∆AB'C' (theo định lí)
B'C' là bề dày của vật cần đo
Vì d ≤ 10 mm nên BC=10mm=1cm
Vậy khi AC' = 5,5cm thì đọc
Dụng cụ trên đã dùng tính chất hai tam giác đồng dạng thì cạnh tương ứng tỉ lệ.

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Bài tập Tết môn Toán lớp 8 năm 2024 - 2025 (Có đáp án)
-
Toán 8 Bài tập cuối chương III
-
Toán 8 Bài 8: Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác
-
Toán 8 Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác
-
Toán 8 Hoạt động 3: Thiết lập kế hoạch cho một mục tiêu tiết kiệm
-
Giải Toán 8 Bài 8: Trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
Lớp 8 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
100.000+ -
Công thức tính đường cao trong tam giác
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp mở bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (42 mẫu)
100.000+ -
Các công thức mở bài Ngữ Văn 9 (30 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
100.000+ -
Thuyết minh về Cố đô Huế (Dàn ý + 11 Mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm (6 Mẫu)
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 12 -
Những bài văn nghị luận xã hội ôn thi THPT Quốc gia hay nhất
1M+ 2
Mới nhất trong tuần
-
Chương I. Đa thức
-
Chương II. Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng
-
Chương III. Tứ giác
-
Chương IV. Định lí Thalès
-
Chương V. Dữ liệu và biểu đồ
-
Hoạt động thực hành trải nghiệm
-
Chương VI. Phân thức đại số
-
Chương VII. Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất
-
Chương VIII. Mở đầu về tính xác suất của biến cố
-
Chương IX. Tam giác đồng dạng
-
Chương X. Một số hình khối trong thực tiễn tam giác đều
-
Bài tập ôn tập cuối năm
- Không tìm thấy