Các công thức mở bài Ngữ Văn 9 (30 mẫu) Cách viết mở bài
Một bài văn có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài có vai trò gợi mở vấn đề, giúp người đọc nắm được nội dung chính mà người viết đề cập đến trong bài. Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu hữu ích để ôn tập cho kì thi vào lớp 10, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Các công thức mở bài Ngữ Văn 9.
Nội dung bao gồm 30 mẫu công thức mở bài, các bạn học sinh lớp 9 có thể tham khảo để biết các mở bài cho bài văn của mình. Chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây.
Các công thức mở bài Ngữ Văn 9
Công thức 1
Tố Hữu từng khẳng định: “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”. Mỗi tác phẩm văn học đều chú trọng phản ánh hiện thực cuộc sống. Qua tác phẩm của nhà văn/nhà thơ A… ta thấy được (nội dung vấn đề). Cùng với (nghệ thuật tiêu biểu), tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.
Công thức 2
Thời gian có thể qua đi, và bốn mùa có thể tuần hoàn. Nhưng những gì là văn, thơ thì vẫn luôn còn nguyên vẹn giá trị với thời gian. Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó.
Công thức 3
Thơ ca Việt Nam những năm tháng chiến tranh là một dàn hợp xướng những khúc ca, giai điệu ngọt ngào về đất nước. Nhắc đến đề tài đất nước, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A.
Công thức 4
Balzac trong tác phẩm Tấn trò đời đã từng khẳng định: “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. Qua tác phẩm B, nhà văn/nhà thơ A đã phản ánh hiện thực cuộc sống (giai đoạn) một cách chân thực, sinh động. Từ đó tác phẩm cũng góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp.
Công thức 5
Nhà văn Thạch Lam trong lời tựa của tập truyện “Gió đầu mùa” có viết: “Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Và chắc hẳn tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã làm làm được điều đó.
Công thức 6
Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Trăng sáng” có thể hiện quan điểm của mình: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Đến với tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A, hiện thực cuộc sống xã hội đương thời đã được khắc họa một cách chân thực.
Công thức 7
Văn học có sứ mệnh bảo vệ con người. Và nhà văn/nhà thơ A đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của mình qua tác phẩm B. Đến với tác phẩm này, tác giả đã khắc họa… (vấn đề cần nghị luận).
Công thức 8
“Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút - Puskin. Và chính nhà thơ/ nhà văn A đã để tiếng lòng của mình được cất lên qua tác phẩm B. Khi đọc tác phẩm này, chúng ta đã cảm thấy ấn tượng với… (vấn đề cần nghị luận).
Công thức 9
M. Goóc-ki từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Các tác phẩm văn học gửi gắm một tư tưởng nhân văn sâu sắc. Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó. Khi đọc tác phẩm này, người đọc sẽ cảm nhận được (vấn đề cần nghị luận).
Công thức 10
Có những tác phẩm khi đọc sách, gấp trang sách, ta lại quên ngay. Nhưng có những tác phẩm để lại trong tâm trí ta những ấn tượng sâu sắc. Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó. Tác phẩm đã khắc họa… (vấn đề cần nghị luận).
.........Xem thêm tại file tải.........