Toán 8 Luyện tập chung trang 56 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 56

Giải Toán lớp 8 Luyện tập chung bao gồm đáp án chi tiết, cùng hướng dẫn giải cho từng bài tập trong SGK Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 56.

Lời giải Toán 8 Kết nối tri thức trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 8, từ đó học tốt môn Toán lớp 8 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài Luyện tập chung trang 56 Chương III: Tứ giác. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 8 Kết nối tri thức Tập 1 trang 56

Bài 3.9

Tứ giác ABCD trong Hình 3.25 có phải là hình thang không? Vì sao?

Bài 3.9

Hướng dẫn:

Vận dụng các tính chất của hình thang.

Bài giải:

Hai góc trong cùng phía A và D bù nhau nên AB // CD suy ra ABCD là hình thang

Bài 3.10

Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có AB = AD. Biết \widehat{ABD}=30^{\circ}, tính số đo các góc của hình thang đó.

Hướng dẫn:

Vận dụng Tổng các góc trong một tứ giác bằng 360 độ.

Vận dụng các tính chất của hình thang cân.

Bài giải:

Bài 3.10

Ta có: AB = AD suy ra tam giác ABD cân tại A \Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{ADB}=30^{\circ}

\Rightarrow \widehat{A}=180^{\circ}-30^{\circ}-30^{\circ}=120^{\circ}

Xét hình thang cân ABCD ta có: \widehat{A}=\widehat{B}=120^{\circ}

\widehat{D}=\widehat{C}=180^{\circ}-120^{\circ}=60^{\circ}

Bài 3.11

Tính số đo các góc của tứ giác ABCD trong Hình 3.26

Bài 3.11

Hướng dẫn:

Vận dụng các tính chất của tam giác cân

Vận dụng định lí Tổng các góc trong một tam giác.

Bài giải:

AB = AD suy ra tam giác ABD cân tại A

\Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{ADB}=40^{\circ}

\Rightarrow \widehat{A}=180^{\circ}-40^{\circ}-40^{\circ}=100^{\circ}

CB = CD suy ra tam giác CBD cân tại C \widehat{CBD}=\widehat{CDB}=120^{\circ}-40^{\circ}=80

\Rightarrow \widehat{C}=180^{\circ}-80^{\circ}-80^{\circ}=20^{\circ}

\widehat{B}=360^{\circ}-120^{\circ}-100^{\circ}-20^{\circ}=120^{\circ}

Bài 3.12

Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với BC, CA, AB lần lượt cắt AB, BC, CA tại các điểm P, Q, R

a) Chứng minh tứ giác APMR là hình thang cân

b) Chứng minh rằng chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC

c) Hỏi với vị trí nào của M thì tam giác PQR là tam giác đều?

Hướng dẫn:

Vận dụng các tính chất của tam giác đều, tính chất của hình thang cân

Bài giải:

Bài 3.12

a) Ta có MR // AP suy ra APMR là hình thang

PM // BQ suy ra \widehat{P1}=\widehat{B} (hai góc đồng vị)

Lại có: \widehat{A}=\widehat{B} (do tam giác ABC đều) \Rightarrow \widehat{A}=\widehat{P1}

Suy ra APMR là hình thang cân

b) Tương tự câu a) ta chứng minh được tứ giác QMRC và PMQB là hình thang cân

suy ra PR = MA, RQ = MC, PQ = MB (cặp đường chéo của hình thang cân)

\Rightarrow PR+RQ+PQ=MA+MB+MC

c) Tam giác PRQ đều khi PR = RQ = PQ hay MA = MB = MC suy ra M cách đều 3 đỉnh tam giác ABC hay chính là tâm đương tròn ngoại tiếp tam giác ABC

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 17
  • Lượt xem: 8.351
  • Dung lượng: 130,7 KB
Liên kết tải về
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Mai Ngọc Nhi
    Nguyễn Mai Ngọc Nhi

    cau b giai chi tiet di

    Thích Phản hồi 10:16 22/06