Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 9 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 tổng hợp 9 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 9 Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát chương trình học trong SGK. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, bộ đề thi học kì 1 môn Toán 7 Kết nối tri thức.

TOP 9 Đề thi học kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức 2024 - 2025

1. Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 - Đề 1

1.1 Đề thi cuối kì 1 KHTN 7

A. TRẮC NGIỆM: 5,0 điểm

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Kĩ năng trong việc tiến hành thí nghiệm là

A.quan sát, đo.
B. quan sát, phân loại , liên hệ.
C. quan sát, đo, dự đoán, phân loại, liên hệ.
D. đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.

Câu 2: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
B. Các hạt neutron và hạt proton.
C. Các hạt neutron không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.

Câu 3: Tốc độ của vật là

A. Quãng đường vật đi được trong 1s.
B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
C. Quãng đường vật đi được.
D. Thời gian vật đi hết quãng đường.

Câu 4: Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động?

A. Quãng đường.
B. Thời gian chuyển động.
C. Vận tốc.
D. Cả 3 đại lượng trên.

Câu 5: Đơn vị của tốc độ là

A. m/s.
B. m/h.
C. km/s.
D. dm/h.

Câu 6: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là

A. dB.
B. Hz.
C. Niu tơn.
D. kg.

Câu 7. Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị tần số dao động?

A. m/s.
B. Hz.
C. mm.
D. kg.

Câu 8: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành

A. điện năng.
B. nhiệt năng.
C. hoá năng.
D. cơ năng.

Câu 9: Ký hiệu hóa học của nguyên tố Sodium là

A.Na
B.NA
C.na
D.S.

Câu 10: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?

A. Đường thẳng.
B. Đường cong.
C. Đường tròn.
D. Đường gấp khúc.

Câu 11: Để tạo ra âm thanh tiếng đàn guiar ta cần:

A. Gãy 1 dây trên đàn guiar.
B. Dùng tay vỗ vào hộp đàn.
C. Dùng tay vỗ vào toàn bộ dây đàn
D. Dùng tay gõ vào cần đàn.

Câu 12. Sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí:

A. Khi sóng âm phát ra từ một cái trống, mặt trống dao động.
B. Dao động của mặt trống làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn.
C. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén.
D. Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau.

Câu 13 Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?

A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.

Câu 14: Hiện tượng phản xạ khuếch tán khác hiện tượng phản xạ gương như thế nào?

A. Hiện tượng phản xạ khuếch tán quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì không.
B. Hiện tượng phản xạ khuếch tán không quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì có.
C. Khi chiếu chùm tia sáng song song đến bề mặt nhẵn thì bị phản xạ theo một hướng đối với hiện tượng phản xạ khuếch tán và theo mọi hướng đối với hiện tượng phản xạ gương.
D. Cả A và C đều đúng.

Câu 15: Copper (II) sulfate có thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố Cu, S, O lần lượt là 40%, 20%, 40%. Khối lượng phân tử là 160amu. Công thức hóa học của copper (II) sulfate là:

A. CuSO4
B. CuO
C. CuS
D. Cu2(SO4)2

Câu 16: Một chiếc xe đi được quãng đường 600m trong 30s. Tốc độ của xe là:

A. 20 m/s
B. 2 m/s
C. 30 m/s
D. 3 m/s

Câu 17. Hãy làm thí nghiệm đơn giản về sóng âm: Rót nước vào phích và lắng nghe âm phát ra, giải thích hiện tượng

A. Khi rót nước, nước rơi va chạm vào nước trong phích tạo ra sóng âm
B. Khi rót nước, nước rơi va chạm vào nước trong phích tạo ra dao động, dao động truyền qua khối không khí trong phích tạo thành sóng âm
C. Khi rót nước, nước rơi va chạm vào nước trong phích truyền qua khối không khí trong phích tạo thành sóng âm
D. Khi rót nước, nước rơi truyền qua khối không khí trong phích tạo thành sóng âm

Câu 18. Những biện pháp nào sau đây để chống ô nhiễm tiếng ồn?

A. Giảm độ to của tiếng ồn phát ra
B. Ngăn chặn đường truyền âm
C. Làm cho âm truyền theo hướng khác
D. Cả ba biện pháp trên.

Câu 19: Trong hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

Câu 20. Phải đặt vật AB như thế nào để ảnh A’B’ cùng phương, cùng chiều với vật?

A. Đặt vật trước gương và song song với mặt gương.
B. Đặt vật sau gương và song song với mặt phẳng gương.
C. Đặt vật trước gương và vuông góc với mặt phẳng gương.
D. Đặt vật sau gương và vuông góc với mặt phẳng gương.

B. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày khái niệm về nguyên tố hóa học? Nêu cách biểu diễn nguyên tố hóa học.

Câu 2: (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của tốc độ? Nêu một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

Câu 3: (0,5 điểm) Liệt kê 5 phân tử mà em biết.

Câu 4: (1,0 điểm)

a. Giải thích âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta như thế nào?

b. Với dụng cụ thí nghiệm gồm: một ít hạt gạo một cái bát sứ một thìa inox một cái chảo bằng kim loại; một màng nylon bọc thức ăn; vài dây cao su. Hãy thiết kế phương án thí nghiệm chứng tỏ rằng khi dùng thìa inox gõ vào đáy chảo phát ra âm thanh dưới dạng sóng âm có thể truyền qua không khí tới màng nylon căng trên miệng bát sứ.

Câu 5: (0,5 điểm) Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.

Câu 6: (1,0 điểm) Trên hình 13.1 vẽ một tia sáng SI chiếu tới một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 450 .

a. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ

b.Tính độ lớn của góc phản xạ.

1.2 Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐÁP ÁN

C

B

A

C

A

B

B

A

A

A

CÂU

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐÁP ÁN

A

B

D

B

A

A

C

D

B

A

PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

1

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số P trong hạt nhân.

0,5đ

- NTHH được biểu diễn bằng KHHH (gồm một hoặc hai chữ cái, trong đó chữ đầu được viết ở dạng chữ in hoa và chữ cái sau viết thường

0,5đ

2

- Ý nghĩa của tốc độ: Xác dịnh sự nhanh, chậm của chuyển động

0,5đ

- Một số đơn vị đo tốc độ: m/s; km/h

0,5đ

3

5 phân tử đơn chất: Phân tử nitrogen, phân tử oxygen, phân tử nước, phân tử methane, phân tử carbon dioxide

0,5đ

4

a. Âm từ một dây đàn ghi – ta được gảy truyền đến tai ta bằng cách: Khi dây đàn dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động theo.

Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp nó dao động. Cứ thế, các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động khiến ta cảm nhận được âm phát ra từ nguồn âm.

0,5đ

b. Bịt màng nylon căng trên miệng bát sứ, rắc vài hạt gạo lên trên. Dùng thìa inox gõ mạnh vào đáy chảo cho phát ra âm thanh ở gần miệng bát. Quan sát những hạt gạo trên màng nylon có bị nảy lên không.

Nếu những hạt gạo bị nảy lên, điều đó chứng tỏ đáy chảo phát ra âm thanh dưới dạng sóng âm có thể truyền qua không khí tới màng nylon căng trên miệng bát sứ

0,5đ

5

- Xác định quãng đường chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B: s = 30 m. Xác định thời gian chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B:

t = t B – t A = 10 – 0 = 10 s.

- Xác định quãng đường người đi xe đạp đi được trong 1s:

s : t = 30 : 10 = 3 m.

6

a. 

0,5đ

b. Theo định luật phản xạ ánh sáng:

Góc tới = góc phản xạ

Mà i = 900 – 450 = 450

Vậy góc phản xạ r = 450.

0,5đ

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câuTN/ Ý TL

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mở đầu: Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN (5 tiết)

1

1

0,25

Chủ đề 1: Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( 15 tiết)

2 ý

1

1

2 ý

2

1,5

Chủ đề 2: Phân tử ( 13 tiết)

1 ý

1

1 ý

1

0,75đ

Chủ đề 3: Tốc độ (11t)

2 ý

3

1

1 ý

1

3 ý

5

2,75

Chủ đề 4: Âm thanh (10t)

2

2 ý

2

2

2 ý

6

2,5

Chủ dề 5: Ánh sáng (9t)

1

2

2

2 ý

2 ý

5

2,25

Số ý TL /Số câu TN

4 ý

8

3 ý

6

1 ý

6

2 ý

0

10

20

Điểm số/ ý

2,0

2,0

1,5

1,5

0,5

1,5

1,0

0

5

5

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

b. Bản đặc tả ma trận đề kiểm tra

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý tự luận/ số câu hỏi TN

câu hỏi

tl

tn

tl

tn

Mở đầu (5 tiết)

Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN

Nhận biết

- Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

1

C1

Thông hiểu

- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

Vận dụng

- Làm được báo cáo, thuyết trình.

Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( 15 tiết)

1. Nguyên tử-nguyên tố hóa học-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nhận biết

– Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử)

1

C2

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

– Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

2 ý

C1

Thông hiểu

- Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

1

C9

2.Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Nhận biết

– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

Thông hiểu

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

Phân tử - liên kết hóa học ( 13 tiết)

1.Phân tử; đơn chất; hợp chất

Nhận biết

- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

Thông hiểu

- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

1 ý

C3

– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

2.Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)

Thông hiểu

– Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….).

– Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…).

– Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.

3. Hoá trị; công thức hoá học

Nhận biết

- Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách viết công thức hoá học.

– Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học.

Thông hiểu

Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.

– Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.

Vận dụng

- Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

1

C15

Tốc độ ( 11 tiết)

1. Tốc độ chuyển động

Nhận biết

- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ.

1 ý

2

C2

C3, C4

- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

1 ý

1

C2

C5

Thông hiểu

- Tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó

Vận dụng

Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

1

C16

Vận dụng cao

Xác định được tốc độ trung bình qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

2. Đo tốc độ

Thông hiểu

- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

Vận dụng

Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

1 ý

C5

3. Đồ thị quãng đường – thời gian

Thông hiểu

- Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.

1

C10

Vận dụng

- Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).

Âm thanh ( 10 tiết)

1. Sóng âm

Nhận biết

- Nêu được đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz)

2

C6, 7

Thông hiểu

- Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...).

1 ý

1

C4

C11

- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

1 ý

1

C4

C12

Vận dụng

- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

1

C17

- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

2. Độ to và độ cao của âm

Nhận biết

- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

Vận dụng

- Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.

3. Phản xạ âm

Nhận biết

- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

Thông hiểu

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm.

Vận dụng

- Đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

1

C18

Ánh sáng ( 11 tiết)

1. Năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối.

Nhận biết

- Nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng

1

C8

Thông hiểu

- Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng.

- Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

Vận dụng

- Thực hiện được thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng.

- Thực hiện được thí nghiệm tạo ra được mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

- Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.

2. Sự phản xạ ánh sáng

Nhận biết

- Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.

- Phát biểu được nội dung định luật phản xạ ánh sáng

Thông hiểu

- Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán

2

C13, 14

Vận dụng

- Vẽ được hình biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng.

1

C19

- Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng.

3. Ảnh của vật qua gương phẳng

Nhận biết

- Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.

Vận dụng

- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

1

C20

Vận dụng cao

– Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

2 ý

C6

2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 - Đề 2

2.1 Đề kiểm tra cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên 7

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.

Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. electron và neutron.
B. proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. electron, proton và neutron.

Câu 3: Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là

A. Sodium.
B. Nitrogen.
C. Natrium.
D. Natri.

Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:

Nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?

A. A, B, D.
B. A, B.
C. A, D.
D. B, D.

Câu 5: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

A. Nhóm IA.
B. Nhóm IVA.
C. Nhóm IIA.
D. Nhóm VIIA.

Câu 6: Âm thanh không thể truyền trong

A. chất lỏng.
B. chất rắn.
C. chất khí.
D. chân không.

Câu 7: Đơn vị nào là của tốc độ?

A. km/h.
B. m.s.
C. km.h.
D. s/m.

Câu 8: Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì

A. gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.
B. gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.
C. gõ mạnh là thành trống dao động mạnh hơn.
D. gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.

Câu 9: Quan sát đồ thị quãng đường- thời gian ở hình dưới đây và mô tả chuyển động của vật?

A. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.
B. Vật đứng yên.
C. Vật đang đứng yên, sau đó chuyển động rồi lại đứng yên.
D. Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi tiếp tục chuyển động.

Câu 10: Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu?

A. Nước được lá lấy từ đất lên.
B. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá.
C. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp.
D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí.

Câu 11: Động vật nào hô hấp bằng phổi?

A. Cá chép.
B. Thằn lằn.
C. Ếch.
D. Chim bồ câu.

Câu 12: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. qua mạch gỗ.
B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

Câu 13: Khi tế bào khí khổng no nước thì

A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Câu 14: Hình bên dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

A. Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.
B. Tính hướng tiếp xúc.
C. Tính hướng hóa.
D. Tính hướng nước.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước?

A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
D. Nước giúp duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.

Câu 16: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
C. Cây gọng vó bắt mồi.
D. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm

Câu 1: (0,5 điểm):

Nêu khái niệm chu kì?

Câu 2: (1,0 điểm):

Nguyên tố T có Z = 12. Hãy vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử T và cho biết T có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết vị trí của T (số thứ tự, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn?

Câu 3: (0,5 điểm):

Nêu mối quan hệ giữa biên độ sóng âm và độ to của âm?

Câu 4: (1,0 điểm):

Hãy dùng quy tắc “3 giây” để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ 72km/h?

Câu 5: (2,0 điểm):

a. Thế nào là quang hợp? Em hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.

b. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây và môi trường?

Câu 6: (1,0 điểm):

Bạn Tấn cao 1m 40, nặng 50kg, theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2012. Trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40ml nước/ 1kg thể trọng. Em hãy tính toán và đưa ra lời khuyên cho bạn Tấn về nhu cầu cung cấp nước và chế độ ăn uống hàng ngày cho bản thân bạn Tấn để bạn có một cơ thể khỏe mạnh

2.2 Đáp án đề thi học kì 1 KHTN 7

I. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐA

D

B

A

C

C

D

A

B

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐA

D

B

D

A

D

A

C

B

II. TỰ LUẬN: 6,0điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1.

(0,5 điểm)

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái sang phải.

0,5

Câu 2.

(1,0 điểm)

T có Z = 12 T ở ô số 12.

T có 3 lớp electron T thuộc chu kì 3.

T có 2 electron lớp ngoài cùng T thuộc nhóm IIA.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3.

(0,5 điểm)

Mối quan hệ giữa biên độ sóng âm và độ to của âm:

Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng to (và ngược lại).

0,5

Câu 4.

(1,0 điểm)

v = 72km/h = 20m/s.

Khoảng cách an toàn đối với tốc độ tính theo nguyên tắc “3 giây” là:

s = 20.3 = 60(m).

0,5

0,5

Câu 5.

(2,0 điểm)

a.- Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.

- Phương trình hô hấp:

Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen

0,5

0,5

b. * Đối với đời sống của cây:

- Thoát hơi nước ở lá góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.

- Giúp lá không bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời.

- Giúp khí khổng mở, khí CO2 đi vào bên trong cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

* Đối với môi trường:

- Làm mát không khí xung quanh.

- Hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường → điều hòa khí hậu.

0,5

0,5

Câu 6.

(1,0 điểm)

- Nhu cầu cung cấp nước hàng ngày cho bạn Tấn là: 50 x 40 = 2000 ml = 2 lít nước.

- Lời khuyên cho bạn Tấn: Cần uống đủ 2 lít nước trong 1 ngày, ăn uống hợp lí, ăn đa dạng các loại thức ăn, hạn chế ăn nhiều chất chứa đường để tránh tình trạng béo phì, luyện tập thể thao thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh.

0,5

0,5

2.3 Ma trận đề thi học kì 1 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Mở đầu (4 tiết)

1

1

0.25

2. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (14 tiết)

1

2

2

1

2

4

2.5

3. Tốc độ (10 tiết)

1

1

1

1

2

1.5

4. Âm thanh (4 tiết)

1

1

1

1

2

1.0

5. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (26 tiết )

1/2

3

1/2

2

1

2

5

4.25

6. Cảm ứng ở sinh vật (2 tiết)

2

2

0.5

Số câu

2.5

8

0.5

8

2

1

6

16

10

Điểm số

2.0

2.0

1.0

2.0

2.0

1.0

6

4.0

Tổng số điểm

4.0

3.0

2.0

1.0

10.0

b) Bảng đặc tả


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu (ý) TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

Số câu

( ý)

TN

(Số câu)

TL

TN

1. Phương pháp và kĩ thuật học tập môn KHTN (4 tiết)

Nhận biết

- Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

1

C1

Thông hiểu

- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

Vận dụng

- Làm được báo cáo, thuyết trình.

2. Nguyên tử - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (14 tiết)

- Nguyên tử

- Nguyên tố hóa học

- Sơ lược bảng tuần hoàn các NTHH

Nhận biết

-Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

– Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

-Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

2

C2, C3

Thông hiểu

- Xác định được các nguyên tử thuộc cùng NTHH

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

2

C4, C5

Vận dụng

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

2

C1,

C2

3. Tốc độ (10 tiết)

-Tốc độ chuyển động.

- Đo tốc độ.

- Đồ thị quãng đường- thời gian.

- Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Nhận biết

-Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ.

- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

1

C7

Thông hiểu

-Tốc độ = quãng đường vật đi / thời gian đi quãng đường đó.

- Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

- Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.

- Từ đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của vật.

1

C9

Vận dụng

-Xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng.

- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

- Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).

- Sử dụng quy tắc “3 giây” để tính khoảng cách an toàn của các phương tiện giao thông.

1

C4

4. . Âm thanh (4 tiết)

-Sóng âm.

- Biên độ dao động của nguồn âm và sóng âm.

- Độ to của âm và biên độ của sóng âm.

Nhận biết

-Nêu được khái niệm nguồn âm, sóng âm.

- Nêu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

- Biết sóng âm có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.

1

1

C3

C6

Thông hiểu

-Mô tả được các bước tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...).

- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.

1

C8

Vận dụng

-Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,...) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.

- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ sóng âm.

5. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (28 tiết)

- Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Quang hợp ở thực vật

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

- Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

- Hô hấp tế bào

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Thực hành hô hấp ở thực vật

- Trao đổi khí ở thực vật

- Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật

- Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

- Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật.

- Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.

Nhận biết

– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

– Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

+ Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước;

+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật;

– Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.

1/2

3

C5a

C10, C11, C12

Thông hiểu

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

– Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải.

– Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.

– Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)

– Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.

– Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước.

– Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể:

+ Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây;

+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).

+ Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người);

+ Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người);

+ Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người.

1/2

2

C5b

C13,15

Vận dụng

– Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

– Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...).

– Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể:

+ Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây;

+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).

+ Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người);

– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá

– Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).

Vận dụng cao

– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

– Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...).

1

C6

6. Cảm ứng ở sinh vật (2 tiết)

- Khái niệm cảm ứng

- Cảm ứng ở thực vật

- Cảm ứng ở động vật

- Tập tính ở động vật: khái niệm, ví dụ minh hoạ

- Vai trò cảm ứng đối với sinh vật

Nhận biết

– Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

– Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.

– Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật;

– Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

Thông hiểu

– Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).

2

C14, C16

Vận dụng

– Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).

– Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính ở động vật.

– Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).

Vận dụng cao

Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

Tổng số

6

16

....................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 KHTN 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

4 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • vanh dz doan
    vanh dz doan

    ẩu ồi đó ba câu 4 phải là d 6 chứ bro

    Thích Phản hồi 21/12/22
    • Huỳnh Phong
      Huỳnh Phong

      thi có chương 1 đến chương 4.



      Thích Phản hồi 27/12/22
      • Ankdzwaadii
        Ankdzwaadii

        ôn mà không chùng một tí gì về thi👿

        Thích Phản hồi 01/11/22
        • Phượng Lê Thị
          Phượng Lê Thị

          Ứng đúng 

          Thích Phản hồi 05/01/23
      • khoa ddinh
        khoa ddinh

        câu 4 d ms đúng


        Thích Phản hồi 06/01/23
        Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm